Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.63 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ

KINH TẾ VĨ MÔ

1


Chương 5
Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ.

5.1 Tiền và lãi suất
5.2 Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền
5.3 Ngân hàng trung ương và việc cung ứng tiền
cơ sở
5.4 Ngân hàng thương mại và việc tạo ra tiền gửi
5.5 Kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung
ương
5.6 Cầu về tiền
5.7 Mô hình thị trường tiền tệ
5.8 Tác động của chính sách tiền tệ

2


5.1 Tiền tệ và lãi suất
 Nội dung chương này sẽ nghiên cứu về cung, cầu
và xây dựng mô hình cung cầu trên thị trường
tiền tệ.
 Cách thức hình thành lãi suất cân bằng trong
ngắn hạn


 Ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất ra
sao? Chính sách tiền tệ (cung tiền và lãi suất) sẽ
tác động như thế nào đến sản lượng.

3


5.1 Tiền tệ và lãi suất
 Tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận để
thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoàn trả nợ. Tiền
là phương tiện trao đổi
 Các loại tiền
 Trước tiên, hàng đổi hàng
 Tiền hàng hóa: đặc biệt là vàng. Vàng có giá trị như
một phương tiện thanh toán và giá trị tự thân
 Tiền giấy: dù dưới hình thức hiện vật nào quan
trọng phải được thừa nhận như một phương tiện
thanh toán. Giá trị của tiền giấy là phương tiện thanh
toán thường lớn hơn chi phí để sản xuất ra nó.

4


5.1 Tiền tệ và lãi suất
Tiền giấy: Nhà nước độc quyền phát hành.
Chống làm giả. Pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt
mặc dù giá trị tự thân nhỏ.
Tiền ngân hàng (các khoản gửi viết séc). Séc
thanh toán dựa trên khoản gửi ở ngân hàng. Ngày
càng khẳng định vai trò của mình, ở các nước

phát triển đảm nhận tới 90% lượng giao dịch.
Hình thức giao dịch ngày càng phát triển.

5


5.1.2 Chức năng của tiền
 Phương tiện trao đổi. Một phương tiện không
thể thiếu, đặc biệt trong quá trình chuyên môn
hóa và phân công lao động xã hội
 Đơn vị đo lường: đo lường giá trị không thể thay
thế được. Sử dụng để đánh giá các hàng hóa dịch
vụ, cơ sở để hạch toán..
 Dự trữ giá trị. Tuy nhiên khi lạm phát cao, tâm
lý không chấp nhận tiền giấy trong thanh toán,
giao dịch=> các giao dịch lớn được thực hiện
thông qua vàng, ngoại tệ : 1989; 2009..

6


5.1.3 Đo lượng tiền cung ứng
 Phân loại tiền: tiền mặt, các khoản gửi và chứng khoán:
M0, M1, M2, .. Các phân loại thay đổi theo không gian
và thời gian cụ thể.
 Tiền mặt: M0 : không sinh lời. Khả năng sẵn sàng thanh
toán cao nhất
 Tiền M1. Khả năng sẵn sàng thanh toán cao chỉ kém M0.
Nhiều nước coi là tiền giao dịch. Được coi là một trong
những đại lượng chủ yếu phản ánh mức cung tiền của

quốc gia
 Tiền M2. Khả năng sẵn sàng thanh toán khá cao, tuy kém
M1. Một số nước coi là một trong những đại lượng chủ
yếu phản ánh mức cung tiền của quốc gia

7


5.1.3 Đo lượng tiền cung ứng
 Tiền mặt trong lưu hành:
 Tiền thu được trong ngày lưu giữ ở NH và khoản gửi ở ngân hàng Trung
ương
Cơ số tiền M0
 Các khoản gửi không kỳ hạn( không lãi suất)
 Các khoản gửi không kỳ hạn(có lãi suất)
Cung ứng tiền M1
 Tiền gửi kỳ hạn ngắn
 Tiền tiết kiệm
Cung ứng tiền M2
 Tiền gửi kỳ hạn dài
Cung ứng tiền M3
Chứng khoán kho bạc, ngắn hạn, thương phiếu, hối phiếu được
chấp nhận.
_______________________________________________________
Tổng L

8


5.1.4 Lãi suất

Đơn vị %. Thường tính cho một kỳ hạn nhất định
thường là 1 năm
LS = lãi vay/ Tiền vay
Giá của việc sử dụng tiền
Các yếu tố tác động đến lãi suất
 Kỳ hạn thanh toán. Kỳ hạn càng dài lãi suất càng
tăng

9


5.1.4 Lãi suất
 Rủi ro. Rủi ro càng lớn lãi suất càng tăng. So sánh
trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty.
 Tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền
mặt nhanh và ít mất giá trị). Tính thanh khoản càng
tốt thì lãi suất càng thấp
 Chi phí hành chính: chi phí càng cao, chi phí sử
dụng vốn càng lớn tức là lãi suất càng lớn

10


5.1.4 Lãi suất
Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
 Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người vay trả cho
chủ nợ
 Lãi suất thực là sự gia tăng sức mua của chủ nợ do
việc cho vay mà có
 Rt=Rdn- a lf


11


5.2 Các tác nhân trong việc cung ứng tiền
4 tác nhân chủ yếu tham gia quá trình cung ứng tiền
 Ngân hàng trung ương: Chức năng độc quyền phát
hành tiền, theo dõi và quản lý hoạt động của hệ
thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ.
 Ngân hàng thương mại: Trung gian tài chính.
Nhận gửi và cho vay. Luân chuyển tiền tệ
 Người gửi tiền
 Người vay tiền

12


5.3 Ngân hàng Trung ương
và cung ứng tiền cơ sở

6 chức năng chính
 Phát hành tiền: độc quyền phát hành tiền giấy –
một thành phần quan trọng của lượng tiền cung ứng
trong nền kinh tế hiện đại
 Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Giữ
các tài khoản dự trữ cho các ngân hàng thương
mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống
ngân hàng thương mại và hoạt động như cứu cánh
cuối cùng đối với ngân hàng TM gặp nguy hiểm


13


5.3 Ngân hàng Trung ương
và cung ứng tiền cơ sở

 Ngân hàng của chính phủ: Giữ các tài khoản của
chính phủ, nhận gửi và cho vay với kho bạc nhà
nước và hỗ trợ chính sách tài khóa của chính phủ
qua việc mua tín phiếu chính phủ.
 Kiểm soát mức cung tiền: thực hiện chính sách tiền
tệ nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
 Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của các thị
trường tài chính
 Thực thi chính sách tiền tệ: Thông qua điều tiết
cung tiền và lãi suất

14


5.3.2 Cung ứng tiền cơ sơ
Tổng lượng tiền phát hành được gọi là tiền cơ sở
hay cơ số tiền.
 Tiền cơ sở chia làm hai thành phần: tiền trong lưu
hành và tiền dự trữ
 Tiền lưu hành (trong tay dân chúng – bên ngoài
ngân hàng).
 Tiền dự trữ: tiền gửi của các ngân hàng thương mại
ở tại ngân hàng trung ương và tiền mặt được lưu giữ
của các ngân hàng

 M0=TM+dự trữ; M0 tiền cơ sở; TM: tiền trong lưu
thông; Dự trữ tiền trong tay các ngân hàng
15


5.3.2 Cung ứng tiền cơ sở
Cung ứng tiền bằng hai cách
 Cho các ngân hàng thương mại vay tiền
 Mua trái phiếu chính phủ
Bảng cân đối tài sản của Ngân hàng trung ương: vế
nguồn vốn chính là M0.
Tài sản

Nguồn vốn

Giá trị

Trái phiếu chính phủ

900 Dự trữ ngân hàng

200

Cho vay

100 Tiền mặt trong lưu thông

800

Tổng


Giá trị

1000 Tổng

1000
16


5.4 Ngân hàng thương mại
và việc tạo ra tiền gửi

Khái niệm: trung gian tài chính có giấy phép kinh
doanh. Thực hiện việc cho vay và mở các tài khoản
tiền gửi kể các các khoản tiền gửi có thể phát séc.
Các chức năng:
 Trung gian: Giữa người vay và người cho vay.
Giữa nhà đầu tư và người cần vay vốn
 Trung gian thanh toán và quản lý phương tiện
thanh toán: Tạo phương tiện thanh toán (tạo ra tiền),
cung cấp các dịch vụ thanh toán.

17


5.4 Ngân hàng thương mại
và việc tạo ra tiền gửi

Các chức năng:
 Chuyển hóa các phương tiện tiền tệ: (thay đổi

thời hạn sử dụng, tính năng khả dụng, lãi suất của
vốn…
 Thực hiện các dịch vụ tài chính : mua bán chứng
khoán, thanh toán lãi chứng khoán, cung cấp các
dịch vụ ngân quỹ tư vấn, cho thuê két…
 Tham gia thị trường: Kinh doanh trên thị trường
tài chính

18


5.4.2 Ngân hàng thương mại
tạo ra tiền gửi

Ngân hàng thương mại riêng lẻ tạo ra tiền gửi
 Khách hàng gửi 100
 Ngân hàng cần có dự trữ 1 phần nào đó. Ví dụ 10
(tỷ lệ dự trữ là 10%)
 Ngân hàng cho vay 90. Người vay có 90 để thanh
toán. 90 được quay trở lại lưu thông
 Như vậy trong lưu thông tiền mặt giảm 10 nhưng
mặt khác ngân hàng thương mại đã tạo thêm 100.
(người gửi vẫn có 100 làm phương tiện thanh toán).

19


5.4.2 Ngân hàng thương mại
tạo ra tiền gửi


Hệ thống Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi
 Giả định lượng tiền trong lưu thông không đổi
 Bước 2: chủ thể nhận được 90 lại tiếp tục gửi vào
ngân hàng
 Ngân hàng nhận được 90 lại tiếp tục cho vay 81 (tỷ
lệ dự trữ là 10%)
 Số tiền 81 được quay trở lại lưu thông
 Bước 3 tiếp tục gửi 81 vào ngân hàng….
 Sau vô số bước liên tục như vậy từ 100 ban đầu
ngân hàng có thể tạo ra:
20


5.4.2 Ngân hàng thương mại
tạo ra tiền gửi

Hệ thống Ngân hàng thương mại tạo ra tiền gửi
D= 100+0.9*100+0.92*100+0.93*100+…+0.9n*100
tổng D khi n =>  sẽ là 100/(1-0.9)=1000
Tổng quát
D= khoản tiền gửi đầu tiên/d
d là tỷ lệ dự trữ , 1/d là số nhân tiền.
d càng nhỏ số nhân tiền càng lớn
Trong ví dụ d=10%
Cho biết ngân hàng có thể tạo ra lượng tiền bao nhiêu
khi gửi vào 1 đơn vị tiền gửi ban đầu
21


5.4.2 Ngân hàng thương mại

tạo ra tiền gửi

Tỷ lệ dự trữ
Dự trữ chia làm hai loại
Dự trữ bắt buộc (do ngân hàng trung ương quy
định)
Ngân hàng thương mại lưu giữ theo ý muốn – gọi là
dữ trữ quá mức
Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro trong
đó có rủi ro thanh khoản. Do đó ngân hàng trung
ương thực hiện chức năng kiểm soát của mình thông
qua dự trữ bắt buộc
22


5.4.2 Ngân hàng thương mại
tạo ra tiền gửi

Tỷ lệ dự trữ
Do nhu cầu quản lý lượng cung tiền, ngân hàng cần
xác định chính xác tỷ lệ dự trữ thực tế từ đó xác
định số nhân tiền và lượng cung tiền của các ngân
hàng thương mại
Ngân hàng trung ương thường đưa ra mức dự trữ
bắt buộc cao. Nên các NHTM không còn lý do tăng
dự trữ. Do đó tỷ lệ dự trữ thực tế = tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.

23



5.4.2 Ngân hàng thương mại
tạo ra tiền gửi

Ta có bảng cân đối của ngân hàng thương mại
Hệ số dự trữ là 10%

Tài sản
Giá trị Nguồn vốn
Dự trữ
200 Tiền gửi
Cho vay đầu tư 1800
Tổng

Giá trị
2000
2000

24


5.5 Kiểm soát cung tiền
của ngân hàng trung ương

Từ số lượng tiền ban đầu, thông qua hoạt động của
hệ thống ngân hàng, nền kinh tế được cung ứng một
số lượng tiền lớn gấp nhiều lần
Số nhân tiền của toàn bộ nền kinh tế là tỷ số giữa
mức cung ứng tiền (quỹ tiền) và cơ số tiền. Số
nhân tiền chính là thừa số tiền của toàn bộ nền kinh

tế= M1/M0.
Số nhân tiền chỉ rõ mức thay đổi trong lượng cung
tiền từ mỗi đơn vị thay đổi trong số lượng tiền cơ sở

25


×