Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
GAS2. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TỐI ƢU HÓA HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này tập trung vào các năng lực cần có để đảm bảo những người đang làm việc trong
doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực có trách nhiệm liên quan có thể sử dụng công nghệ như công nghệ thông tin
và truyền thông, thiết bị, máy móc nhằm nâng cao kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh.
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
E1. Xác định những cơ hội sử dụng công nghệ hiệu quả
P1.
Thu hút các đồng nghiệp liên quan tham gia xác định và xây dựng các cách thức sử dụng hiệu quả công
nghệ tại khách sạn hoặc công ty du lịch/lữ hành
P2.
Tìm kiếm và sử dụng kinh nghiệm chuyên môn của các chuyên gia để hỗ trợ việc xây dựng, thực hiện và
xem xét lại chiến lược đã đề xuất về sử dụng công nghệ và giám sát việc thực hiện các hoạt động liên
quan tới sử dụng công nghệ
P3.
Xác định các cách tiếp cận hiện tại đối với việc sử dụng công nghệ tại đơn vị hoặc trong phạm vi trách
nhiệm được phân công và các kế hoạch loại bỏ hoặc giới thiệu công nghệ hoặc sử dụng công nghệ hiện
có cho các mục đích khác nhau
P4.
Xác định những cơ hộiđể giới thiệucông nghệ mới,điều chỉnh công nghệhiện tại hoặcsử dụng công
nghệhiện tại cho các mục đích khác nhau
E2. Đƣa công nghệ mới vào hoạt động của đơn vị
P5.
Phổ biến chiến lược sử dụng công nghệ đến các đồng nghiệp và các bên liên quan
P6.
Kiểm tra xem công nghệ mới có tương thích với công nghệ hiện tại không
P7.
Giám sát một cách thận trọng việc đưa công nghệ mới hoặc điều chỉnh công nghệ hiện tại và hành động
kịp thời có hiệu quả đối với các vấn đề phát sinh
E3. Đảm bảo hỗ trợ sử dụng công nghệ mới
P8.
Đảm bảo cung cấp mọi nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để giúp đồng nghiệp có khả năng sử dụng hiệu
quả công nghệ sẵn có
P9.
Đảm bảo có kế hoạch dự phòng trong trường hợp ứng dụng công nghệ không thành công/ thất bại
P10.
Duy trì các hệ thống nhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện chiến lược và báo cáo về kết quả thực
hiện hoạt động công nghệ tại đơn vị hoặc lĩnh vực chịu trách nhiệm
YÊU CẦU KIẾN THỨC
K1.
Xác định được những loại công nghệ khác nhau phù hợp đối với một khách sạn, đơn vị du lịch
K2.
Liệt kê được những yếu tố cơ bản cần xem xét khi đánh giá việc sử dụng và/hoặc giới thiệu công nghệ
mới, bao gồm đầy đủ các chi phí và lợi ích
K3.
Giải thích được tầm quan trọng của việc tham vấn ý kiến về công nghệ của các đồng nghiệp và các bên
liên quan
K4.
Mô tả được các nội dung cần có của một chiến lược sử dụng công nghệ hiệu quả
K5.
Giải thích được tầm quan trọng của kế hoạch dự phòng trong quá trình sử dụng công nghệ hoặc/ và với
việc giới thiệu công nghệ mới và giải thích cách thức thực hiện có hiệu quả công việc này
K6.
Xác định những phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong việc phổ biến cách tiếp cận và các chiến lược
sử dụng công nghệ của đơn vị
K7.
Giải thích cách thức kiểm tra sự tương thích giữa công nghệ mới và công nghệ hiện có
K8.
Mô tả cách thiết lập các hệ thống để rà soát việc triển khai chiến lược sử dụng công nghệ và xác định các
nội dung lĩnh vực cần cải thiện
© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1
Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
K9.
Xác định các loạinguồn lựcvàhỗ trợcần thiết để giúpcác đồng nghiệp có khả năng sử dụngtốt nhấtcông
nghệ có sẵn
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
1.
2.
3.
4.
Các cơ hội sử dụng công nghệ hiệu quả có thể bao gồm:
•
Phân tích nhu cầu của đơn vị để xác định những lĩnh vực mà công nghệ có thể hỗ trợ làm tăng năng
suất và tiết kiệm chi phí
•
Phân tích các lĩnh vực dịch vụ nhằm xác định được các lĩnh vực mà công nghệ có thể hỗ trợ để tăng
hiệu quả và tiết kiệm thời gian
Tìm kiếm và sử dụng tốt các chuyên gia chuyên ngành trong việc sử dụng công nghệ có thể bao gồm:
Các nhân viên công nghệ thông tin của đơn vị
Những nhà cung cấp bên ngoài
Các chuyên gia tư vấn
Phổ biến chiến lược sử dụng công nghệ cho các đồng nghiệp và những bên liên quan chính có thể bao gồm:
Các buổi trình bày hoặc cuộc họp
Qua thư điện tử hoặc nhắn tin nội bộ
Những cách khác
Giám sát việc giới thiệu công nghệ mới hoặc điều chỉnh công nghệ hiện tại có thể bao gồm:
Liên kết với bộ phận công nghệ thông tin
Liên kết với người sử dụng và bộ phận sử dụng công nghệ
Các hành vi quan trọng đối với giám sát viên/ người quản lý bao gồm:
1.
Biết tìm kiếm các cơ hội để cải thiện việc thực hiện công việc
2.
Tìm kiếm và đề xuất giải pháp thay thế tốt hơn với tinh thần xây dựng
3.
Thử nghiệm cách làm việc mới
4.
Trình bày thông tin một cách rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu
5.
Đúc kết các kinh nghiệm của bản than và sử dụng các bài học thu được để giúp định hướng cho các
quyết định và hành động của bạn
6.
Cân bằng giữa rủi ro và những lợi ích có thể có được từ sự chấp nhận mạo hiểm đó
7.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trong triển khai công việc
8.
Có ý thức vì mục đích chung
9.
Dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong tương lai dựa trên các phân tích mang tính thực tiễn về xu
hướng và sự phát triển
10.
Cụ thể hóa các giả thuyết đã xác lập và các rủi ro liên quan đến việc hiểu biết tình huống
11.
Đưa ra kịp thời các quyết định mang tính thực tiễn trong các tình huống
HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Đánh giá các đơn vị năng lực từ bậc 3-5 thường được dựa trên thực tế kết quả công việc. Nhiều kỹ năng ở
bậc 3-5 không thể đánh giá được chỉ qua quan sát do hạn chế công việc/môi trường làm việc hoặc tính bảo mật.
Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá một cách toàn diện bằng tập hợp các chứng cứ hoặc báo cáo
về việc tối ưu hóa cách sử dụng công nghệ trong môi trường khách sạn hoặc du lịch. Các học viên cần thể hiện
được khả năng có thể áp dụng các nguyên lý, khái niệm phù hợp trong tình huống có thể gặp phải với tư cách là
giám sát viên/ người quản lý. Họ cũng cần phải biết đưa ra các đề xuất, giải thích và đánh giá các hành động có
thể thực hiện để đối phó với các tình huống và vượt qua các thử thách mà họ gặp phải với tư cách là giám
sátviên/ người quản lý trong đơn vị.
© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2
Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
Cần lưu ý rằng các chứng cứ đánh giá không để tên nhân viên để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân và
đơn vị. Chứng cứ cần bao gồm:
1.
Ít nhất một tình huống mà bạn đã thu hút được các đồng nghiệp và chuyên gia đưa ra các ý kiến góp ý
trong việc xác định và phát triển các cách tiếp cận hiệu quả đối với việc sử dụng công nghệ trong khách
sạn hoặc công ty du lịch/lữ hành
2.
Ít nhất một tình huống trong đó bạn xác định được các cách tiếp cận hiện có đối với việc sử dụng công
nghệ trong phạm vi hiện có của đơn vị hoặc trong phạm vi trách nhiệm được phân công và các kế
hoạch đã được thảo luận để loại bỏ hoặc giới thiệu công nghệ mới hoặc sử dụng công nghệ hiện có cho
các mục đích khác nhau
3.
Ít nhất một ghi chép về cách bạn đã thực hiện để đưa công nghệ mới vào đơn vị, cách bạn đã theo dõi
việc giới thiệu công nghệ mới hoặc điều chỉnh công nghệ hiện có và triển khai các hành động để xử lý
các vấn đề phát sinh
4.
Ít nhất một tình huống bạn đã cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ (bao gồm giám sát và bảo trì) để giúp
đồng nghiệp sử dụng hiệu quả các công nghệ sẵn có
5.
Hoàn thành toàn bộ các nội dung đánh giá kiến thức như đã yêu cầu trong đơn vị năng lực này thông
qua kiểm tra vấn đáp được ghi chép lại hoặc kiểm tra viết
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Các phương pháp đánh giá thích hợp bao gồm:
•
Hồ sơ lưu các chứng cứ tại nơi làm việc.(Hồ sơ này có thể là các biên bản hoặc ghi chép từ các cuộc
họp, các báo cáo hoặc đề xuất khác)
•
Nhận xét của cá nhân
•
Nhận xét của các nhân chứng
•
Thảo luận chuyên môn
Các tình huống mô phỏng có thể được sử dụng trong các cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở kinh doanh đối với
một số tiêu chí thực hiện nhưng nên hạn chế.
Hồ sơ chứng cứ hoặc báo cáo bằng văn bản cần được bổ sung bằng câu hỏi vấn đáp nhằm đảm bảo tất
cả các khía cạnh của yêu cầu chứng cứ đều được đáp ứng đầy đủ.
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN
Các vị trí quản lý trong các đơn vị kinh doanh du lịch.
SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN
D1.HGA.CL6.12 & D1.HRM.CL9.13
© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3