Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vận động bầu cử trong pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.76 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


I.

MỞ BÀI

Điều 27 - Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có
quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Ngoài được quy định
trong Hiến pháp thì vấn đề này còn được quy định rõ tại Điều 2 Luật Bầu cử
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là một trong những
quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo
đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu
của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên việc lựa chọn người đại
diện cho nhân dân có thể thay mình nói lên tiếng nói, nguyện vọng, thể hiện ý
chí và quyền làm chủ của nhân dân cũng như việc một cá nhân muốn chứng
minh sự tận tụy và khả năng của bản thân để được chọn trở thành đại diện cho
số đông bảo vệ quyền lợi của tập thể là một điều không phải dễ dàng. Vận
động bầu cử ra đời để giải quyết thực trạng đó. Nhân dân chọn ra người tài để
đại diện cho mình và người tài thể hiện năng lực của bản thân để đổi lấy sự tín
nhiệm của nhân dân. Trong phạm vi bài tiểu luận này , em xin bình luận về
các quy định về vận động bầu cử trong pháp luật bầu cử Việt Nam.

II. NỘI DUNG
1. Vận động bầu cử theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
1.1

Khái niệm vận động bầu cử


Vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng

nhân dân là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri thông qua hội nghị hoặc thông
qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động
của mình trong việc thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được cử tri bầu làm
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và trao đổi những vấn đề mà
cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn
2


người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu
chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân1
Các quy định về vận động bầu cử trong pháp luật bầu cử Việt Nam hiện hành
được quy định rõ ràng trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân số :85/2015/QH13, chương VI: Tuyên truyền, vận động bầu
cử.
1.2 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên

truyền, vận động bầu cử
Điều này được quy định trong điều 62 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân số :85/2015/QH13, chương VI: Tuyên truyền, vận
động bầu cử, có thể được tóm tắt như sau:
- Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp có thẩm quyền về điều
hành tổ chức vận động bầu cử.
- Có sự hợp tác với các cơ quan báo chí , các cơ quan thông tin đại chúng
trong quá trình diễn ra vận động bầu cử.
- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ủy ban nhân
dân các cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc
hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính
quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện
1 Trà Đình (2016), Tìm hiểu quy định vận động bầu cử trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân
/>
3


cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp
xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
- Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà
nước.

Nguyên tắc vận động bầu cử

I.3

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, chương
VI: Tuyên truyền, vận động bầu cử , điều 63. Nguyên tắc vận động bầu cử
quy định 3 khoản:
-

Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng,

-

đúng pháp luật, bảo đảm trật tự , an toàn xã hội.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở


-

đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không
được vận động cho người ứng cử.

Thời gian vận động bầu cử được quy định trong điều 64:
-

Thời gian tiến hành vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố
danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.

I.4 Cách thức và quy trình vận động bầu cử

Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng hai hình thức:
I.4.1

Vận động bầu cử qua việc tiếp xúc trực tiếp

Vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp
xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật

4


Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được tóm gọn
như sau:
- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân ở
cấp tỉnh chủ trì tổ chức và điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người

ứng cử Đại biểu Quốc hội.
- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã
,Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri cho những
người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
- Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
+ Tuyên bố lý do;
+ Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ
chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu
sử tóm tắt của người ứng cử;
+ Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của
mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử.
Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề
cùng quan tâm;
+ Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
- Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp tỉnh báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp báo cáo Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
1.4.2 Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng
Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại
Điều 67 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân, gồm:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương
trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời
phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình

5



ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội
đồng bầu cử quốc gia.
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan
quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động
của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên
các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

1.5 Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật
hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của tổ chức, cá nhân khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
trong vận động bầu cử.
- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và
nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi
kéo, mua chuộc cử tri.

2. Bình luận về vận động bầu cử của pháp luật Việt Nam hiện hành
2.1 Vận động bầu cử để tìm ra người có cái tâm, cái tầm
2.1.1 Ưu điểm
Trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết: “Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm,
6


chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là

người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Từ những
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thấy, để trở thành người cán
bộ nhân dân, mỗi cán bộ phải học và hành được các đức cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư và thực sự, người cán bộ chỉ có thể trở thành người cán
bộ nhân dân khi hội tụ được những đức ấy. Các phẩm chất đạo đức ấy có liên
quan quy định lẫn nhau, tạo thành nhân cách, bản lĩnh người cán bộ, có như
vậy cán bộ mới được dân tin, dân quý, dân ủng hộ, xứng đáng là “người lãnh
đạo” và “đầy tớ” của “nhân dân”. 2 Những điều trên trong tư tưởng của chủ
tịch Hồ Chí Minh đương nhiên được áp dụng với những người đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân – những người đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, thể hiện qua sự vận dụng tư tưởng của Người trong Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số :85/2015/QH13,
chương VI: Tuyên truyền, vận động bầu cử. Thực tế tồn tại ở bầu cử các
nhiệm kỳ vẫn còn xảy ra hiện tượng lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng
phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử, sử dụng hoặc hứa
tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử
tri. Những hành vi nói trên đã bị nghiêm cấm, quy định rõ trong Luật bầu cử
ĐBQH và đại biểu HĐND.3 Thông qua việc quy định chặt chẽ cách thức tiến
hành tiếp xúc cử tri và những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử, luật pháp
tạo cơ hội người đại biểu có thể giao lưu trực tiếp với những người dân sẽ bầu
cho mình để tạo một môi trường dân chủ nhất khi mà nhân dân có thể tự mình
2Phạm Xuân Hoàng (2009) ,Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người cán bộ nhân dân , Tạp chí Tổ chức
Nhà nước Số 10/2009

3Vận động bầu cử bình đẳng và đúng luật
/>
7


đánh giá, lựa chọn người đại diện có thể truyền đạt ý chí nguyện vọng của họ

để phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
Trong cuộc vận động bầu cử, người đại biểu tiếp xúc với cử tri để thể hiện cái
tâm và chứng minh cái tầm của bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân4”. Cái tâm chính là cái đức, để thể hiện
được cái tâm thì quan trọng nhất là họ thể hiện được sự thiện chí qua việc
lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, thấu hiểu được những tâm tư, suy nghĩ
của người dân, hiểu được tình hình về địa phương. Điều này nên được vận
dụng triệt để bởi những ứng cử thuộc khối các cơ quan trung ương được phân
bổ về địa phương. Phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha
phân tích: Để gần được với dân, để nhận được sự ủng hộ của cử tri thì chương
trình hành động của người ứng cử phải thật rõ ràng, dễ hiểu và tập trung chủ
yếu vào những mối quan tâm của cử tri. Những Đại biểu thuộc khối cơ quan
trung ương đang phải gánh trên vai những trọng trách của quốc gia. Việc họ
thực hiện những trọng trách đó thế nào cũng là một trong những cách thể hiện
chương trình hành động. Tuy nhiên, người ứng cử tại địa phương nào thì cần
phải tìm hiểu rất kỹ về kinh tế-xã hội, đặc điểm địa lý, dân cư, cả về dân tộc,
tôn giáo nơi mình ứng cử để xây dựng chương trình hành động sát với thực
tế.5

4 Hồ Chí Minh (1947) , S ửa đổ i lối làm vi ệc

5 Đại Thanh, Vận động bầu cử thế nào cho đúng luật?
/>
8


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói “Có tài mà không có đức ví như một anh

là kinh tế tài chính giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm
được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì
cho loài người”. Cái tài của một người làm chính trị chính là cái tầm. Người
ứng cử trở thành đại biểu cho dân nếu chỉ đơn thuần thấu hiểu nhân dân
không thì chưa đủ, họ phải có khả năng quyết định, khả năng lãnh đạo, khả
năng thực hiện hóa nguyện vọng cho nhân dân.
2.1.2 Hạn chế
Việc lựa chọn ra người vừa có tài vừa có đức thông qua hình thức vận động
bầu cử là vô cùng lý tưởng. Tuy nhiên, tầm nhìn khi đặt ra luật nhiều khi vẫn
quá xa vời hiện thực, chỉ dừng lại ở mức lý tưởng chứ chưa đặt vào hoàn cảnh
thực tiễn cụ thể. Trình tự thủ tục tiến hành vận động bầu cử còn quá dập
khuôn, máy móc, người ứng cử chủ yếu là thuyết trình, báo cáo từ những gì
đã chuẩn bị, chưa có được sự linh động cần thiết cho người ứng cử tương tác
qua lại được với cử tri sẽ bầu cho mình cũng như sự tranh luận giữa các ứng
viên để cử tri có thể dễ dàng so sánh. Cử tri thì chỉ biết đến ứng cử viên qua
những lần tiếp xúc ngắn ít tương tác nên cũng chưa thể hiểu về người mình sẽ
bầu cho thành ra khi bỏ phiếu sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác chứ không thực
sự là đã tìm được người phù hợp với ý chí nguyện vọng của bản thân.
So sánh với hình thức vận động bầu cử của Mỹ khi các ứng viên dành nhiều
thời gian đi đến các trường học, bệnh viện, quảng trường địa bàn mình tranh
cử để có những bài diễn thuyết, thì vận động bầu cử ở Việt Nam hiện hành có
hạn chế là chưa có sự tiếp cận linh hoạt rộng rãi tới đại bộ phận người dân. Ví
dụ điển hình là sự đối lập giữa vận động tranh cử và vận động bầu cử của Việt
Nam về những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử có : Cấm sử dụng hoặc
hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc
9


cử tri. Điều cấm này bao gồm cả việc tổ chức các chương trình từ thiện, tặng

quà cho những gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn
trong thời gian vận động bầu cử .Điều này trên lý thuyết là không sai trong
việc ngăn chặn việc dùng tiền và quyền để mua phiếu vì luật bầu cử dựa trên
nguyên tắc bình đẳng giữa các ứng viên, tuy nhiên, quy định điều này vô hình
trung khiến cho người ứng cử không có cách nào để cụ thể hóa hành động của
mình để cử tri thấy được sự quyết tâm và khả năng của mình ngoài việc có
những lời phát biểu, hứa hẹn suông.
2.2 Về cách thức vận động bầu cử
Vận động bầu cử trực tiếp thông qua tiếp xúc cử tri và vận động bầu cử thông
qua phương tiện thông tin đại chúng là hai hình thức cơ bản đã tồn tại rất lâu
của vận động bầu cử. Bên cạnh hai hình thức vận động bầu cử đó thì còn
nhiều hình thức vận động bầu cử khác vẫn đảm bảo được sự bình đẳng, công
khai mà lại chưa được cụ thể hóa trong luật ví dụ như tổ chức các buổi diễn
thuyết, sử dụng tờ rơi, poster, vận động bầu cử qua mạng xã hội trên Internet.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là người rất tích cực tương tác trên mạng xã
hội. Ông thường tận dụng sức lan tỏa của các trang mạng như Twitter hay
Facebook, đăng tải những thông điệp nhằm thể hiện quan điểm chính
sách. 6Vận động tranh cử qua mạng xã hội đã được Tổng thống Donald
Trump, người đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua sử dụng
như một thứ vũ khí hiệu quả giúp ông thắng cuộc. Dự báo đến năm 2020, tỷ lệ
người dân tiếp cận mạng internet lên đến 60%, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông
minh chiếm trên 80% ở thành phố lớn và 60% ở nông thôn 7. Vận động bầu cử
6
Vũ Hoàng (2017), Dấu ấn Việt Nam trên các trang mạng xã hội của ông Trump
/>7
/>
10


qua mạng xã hội là một hình thức tiến bộ mới đem lại hiệu quả lớn, có thể trở

thành một kênh tương tác mới giữa ứng cử viên và cử tri, đặc biệt là với cử tri
của các đơn vị bầu cử thuộc các địa bàn thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh.
III.KẾT LUẬN
Vận động bầu cử từ lâu đã thể hiện cho sự dân chủ. Ngày một hoàn thiện hệ
thống luật pháp quy định vận động bầu cử tuyên truyền là một bước đi đúng
đắn để tiến tới nền dân chủ mà Việt Nam ta hướng tới – xây dựng một nhà
nước của dân, do dân và vì dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Xuân Hoàng (2009) ,Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người cán
bộ nhân dân , Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 10/2009
2. Hồ Chí Minh (1947) , Sửa đổi lối làm việc
/>3.Vận động bầu cử bình đẳng và đúng luật
/>
687332.vov

11


4. Trà Đình (2016), Tìm hiểu quy định vận động bầu cử trong Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
5. Vũ Hoàng (2017), Dấu ấn Việt Nam trên các trang mạng xã hội của ông
Trump
/>6.
Đại Thanh ,Vận động bầu cử thế nào cho đúng luật?
/>7.Khoảng 60 dân Việt dùng Internet cơ hội lớn cho doanh nghiệp
/>
PHỤ LỤC


Tổng thống Barrack Obama vận động bầu cử ở Mỹ

12


Hội nghị chuẩn bị tiếp xúc cử tri của ứng cử viên Đại biểu Quốc hội

13



×