Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam - Đơn vị năng lực TOS5.1: Quản lý và hoàn thiện hoạt động tiếp thị sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.35 KB, 3 trang )

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

TOS5.1. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: QUẢN LÝ VÀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
TIẾP THỊ SẢN PHẨM

MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này mô tả các năng lực cần thiết để quản lý và hoàn thiện hoạt động tiếp thị sản phẩm
du lịch.
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
E1. Phát triển sáng kiến đối với hoạt động tiếp thị sản phẩm du lịch
P1.

Xác định bối cảnh phát triển hoạt động tiếp thị sản phẩm du lịch

P2.

Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội và thị trường mục tiêu

P3.

Xác định vấn đề chu kỳ của sản phẩm được áp dụng để xác định những cơ hội và sản phẩm

P4.

Xác định những vấn đề tài chính liên quan đến việc phát triển sáng kiến tiếp thị sản phẩm du lịch

P5.

Xác định và lựa chọn đối tác cho hoạt động tiếp thị sản phẩm du lịch nếu thấy cần thiết

P6.



Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch phản ánh thông tin nghiên cứu và mục tiêu kinh doanh

P7.

Đưa ra những sáng kiến tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đã xác định

E2. Thực hiện sáng kiến tiếp thị sản phẩm du lịch
P8.

Thử nghiệm kế hoạch tiếp thị sản phẩm đã xây dựng

P9.

Điều chỉnh kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch theo yêu cầu trên cơ sở những vấn đề trong điều hành và
phản hồi của khách hàng

P10.

Giám sát việc giới thiệu và thực hiện sáng kiến

P11.

Quảng bá sáng kiến tới khách hàng

E3. Đánh giá sáng kiến tiếp thị sản phẩm du lịch
P12.

Xây dựng chỉ số thực hiện công việc chính


P13.

Trưng cầu ý kiến và ghi chép các nhận xét phản hồi của các đối tác

P14.

Đối chiếu kết quả theo kế hoạch với kết quả thực tế

P15.

Xác định và thực hiện những thay đổi, nếu có, để duy trì hoặc điều chỉnh sáng kiến tiếp thị sản
phẩm

YÊU CẦU KIẾN THỨC
K1.

Liệt kê và mô tả chính sách, quy trình của công ty liên quan đến việc xây dựng kế hoạch tiếp thị sản
phẩm du lịch, xúc tiến, tiêu chuẩn đạo đức và vị trí của đơn vị trong môi trường kinh doanh cạnh tranh

K2.

Xác định nguyên tắc nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu

K3.

Giải thích cách sử dụng kỹ năng giao tiếp miệng và viết, kỹ năng lãnh đạo, đàm phán và kỹ thuật tư duy
sáng tạo

K4.


Liệt kê và mô tả những vấn đề pháp lý và những vấn đề liên quan áp dụng cho việc phát triển và giới
thiệu sáng kiến tiếp thị đã được xác định

K5.

Giải thích nguyên tắc tiếp thị liên quan đến những sản phẩm và dịch vụ du lịch được chào bán và các
hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
1. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường cần bao gồm:


Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam


Xác định kỹ thuật nghiên cứu thị trường cần áp dụng



Lựa chọn mục tiêu nghiên cứu thị trường căn bản




Phát triển và thử nghiệm công cụ nghiên cứu thị trường căn bản



Áp dụng công cụ nghiên cứu thị trường đã được chuẩn bị để có được những dữ liệu thông tin căn bản
phù hợp với quy trình được thiết lập từ trước



Kiểm tra và phân tích xu thế và thông tin thứ cấp phù hợp, bao gồm những dữ liệu về lượng và chất



Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu thị trường



Nhận biết và mô tả cơ hội tiềm tàng được xác định qua việc nghiên cứu thị trường

2. Việc nghiên cứu cơ hội phát triển hoạt động marketing sản phẩm du lịch có thể bao gồm:


Đến thăm các đơn vị quan tâm như: các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, đối thủ cạnh tranh, các công
ty lữ hành trong, ngoài nước và tại địa phương



Tìm kiếm đầu vào từ phía các đối tác liên quan, bao gồm các đồng nghiệp, cộng đồng cư dân địa
phương và các nhóm có sở thích đặc biệt




Tìm kiếm đầu vào từ phía các cơ quan chức năng và những cơ quan cấp cao của ngành du lịch



Cung cấp nguồn lực đảm bảo hoạt động nghiên cứu được thực hiện một cách hiệu quả, bao gồm
nguồn tài chính, nhân lực, vật lực và thời gian



Tiến hành việc thăm dò thị trường ở phạm vi hẹp



Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khả năng tiếp nhận và sức hấp dẫn của các sáng kiến về
dịch vụ và sản phẩm du lịch được lựa chọn



Sáng tạo, phân tích và đánh giá ý tưởng của sáng kiến

3. Phát triển kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch có thể bao gồm:


Đánh giá mô hình phát triển thị trường hiện có




Lựa chọn mô hình tiếp thị phù hợp với sáng kiến được lựa chọn và áp dụng đối với vị trí kinh doanh và
cạnh tranh của đơn vị



Tích hợp các kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch vào kế hoạch chiến lược và kinh doanh hiện có, bao
gồm việc điều chỉnh kế hoạch hiện có để phù hợp với những thay đổi về phương hướng và/ hoặc mục
tiêu



Xây dựng chính sách, quy trình để hướng dẫn và quản lý việc thực hiện sáng kiến tiếp thị



Ấn định nhiệm vụ, nguồn lực và trách nhiệm đảm bảo sáng kiến tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch
được thực hiện



Xác định tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng cho sáng kiến tiếp thị



Xây dựng chỉ số thực hiện công việc chính, nếu thấy phù hợp

4. Các chỉ số hiệu suất chính có thể bao gồm:


Số lượng khách hàng




Sản lượng bán hàng



ự hài lòng của khách hàng



Thị phần



Độ phủ của thông tin đại chúng/ Quan hệ công chúng



Lợi nhuận

5. Việc thử nghiệm sáng kiến thị trường có thể bao gồm:

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam



Áp dụng việc triển khai dần dần và theo thời gian biểu sáng kiến tiếp thị hoặc những khía cạnh cụ thể
của sáng kiến vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có



Tiến hành việc giới thiệu ở phạm vị hẹp sáng kiến tiếp thị cho các nhóm khách hàng mục tiêu

6. Giám sát việc giới thiệu và thực hiện có thể bao gồm:


Tìm kiếm và phân tích phản hồi về việc chạy thử kế hoạch tiếp thị từ phía khách hàng và đối tác



Quan sát trực tiếp



Giám sát và ghi chép những vấn đề điều hành phát sinh không lường trước trong quá trình giới thiệu
kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch



Xác định việc sẽ hay không tiếp tục kế hoạch tiếp thị sản phẩm, bao gồm cả quyết định liên quan đến
nhu cầu xử lý và/ hoặc nhu cầu điều chỉnh sáng kiến

7. Xúc tiến kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch



Thông báo miệng cho khách hàng, khách hàng tiềm năng về kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch, bao
gồm cả việc giải thích lợi ích mà kế hoạch sẽ mang lại



Đưa sáng kiến vào các tập gấp và các tài liệu tiếp thị liên quan khác, bao gồm cả tài liệu tiếp thị bên
trong và ngoài công ty



Tiến hành những sự kiện bên trong nội bộ và bên ngoài công ty để bắt đầu kế hoạch tiếp thị sản phẩm
du lịch

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Đánh giá thực hiện công việc phải bao gồm:
1.

Đánh giá ít nhất một kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch đã thực hiện

2.

Đánh giá ít nhất hai sáng kiến tiếp thị sản phẩm du lịch đã đề xuất

3.

Đánh giá ít nhất một bài giới thiệu kế hoạch tiếp thị sản phẩm du lịch

4.


Đánh giá ít nhất hai bản phân tích dựa trên những chỉ số thực hiện đã xây dựng

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm:


Nghiên cứu điển hình



Quan sát ứng viên thực hiện công việc



Kiểm tra vấn đáp và/ hoặc kiểm tra viết



Bộ tài liệu bằng chứng



Xử lý tình huống



Đóng vai




Dự án và công việc được giao

CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN
Nhân viên đại lý lữ hành, Nhân viên điều hành du lịch, Nhân viên tư vấn du lịch
SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN
D2.TCS.CL5.06

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3



×