Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam - Đơn vị năng lực HKS1.6: Cung cấp các dịch vụ về đồ vải tại khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.72 KB, 3 trang )

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

HKS1.6. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ VỀ ĐỒ VẢI TẠI KHÁCH SẠN

MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này mô tả những năng lực cần thiết để cung cấp dịch vụ về đồ vải trong khách sạn
hoặc cơ sở lưu trú. Đơn vị năng lực này bao gồm việc nhận đồ vải, kiểm tra khi tiếp nhận, nhập kho trong điều
kiện chuẩn và áp dụng quy trình luân chuyển đồ vải.
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
E1. Tiếp nhận và kiểm tra đồ vải sạch
P1.

Kiểm tra việc giao nhận đồ vải để đảm bảo chúng phù hợp với các đơn đặt hàng và phiếu giao nhận

P2.

Hoàn thiện giấy tờ giao nhận một cách chính xác

P3.

Báo cáo bất cứ sự sai khác nào trong khi tiếp nhận với nhân viên có chức năng

P4.

Vận chuyển đồ vải sạch một cách an toàn tới nơi cất giữ

P5.

Kiểm tra đồ vải có đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra về nhận dạng và báo cáo bất cứ sự sai khác
nào với nhân viên có chức năng


P6.

Giữ cho các khu vực giao nhận sạch sẽ, gọn gàng,vệ sinh và an toàn

E2. Nhập kho và cấp phát đồ vải sạch
P7.

Nhập kho các đồ vải trong các điều kiện tiêu chuẩn

P8.

Tuân thủ các quy trình luân chuyển đồ trong kho

P9.

Cấp đúng số lượng và chủng loại đồ vải cho nhân viên, bao gồm cả đồng phục

P10.

Lưu giữ các giấy tờ ghi đầy đủ và chính xác về các đồ đã nhận, nhập kho và cấp phát

P11.

Báo cáo các dấu hiệu mất mát đồ vải ngay lập tức

P12.

Giữ khu vực nhà kho sạch sẽ, khô ráo và an toàn

P13.


Báo cáo các dấu hiệu bị côn trùng phá hoại ngay lập tức

E3. Cập nhật việc kiểm kê đồ vải và loại bỏ đồ vải đã cũ
P14. Cập nhật hàng quý việc kiểm kê đồ vải
P15. Loại bỏ đồ vải đã cũ theo các quy trình của khách sạn
YÊU CẦU KIẾN THỨC
K1.

Mô tả việc thực hiện công việc một cách an toàn khi giao nhận và nhập kho đồ vải

K2.

Giải thích tại sao không nên chấp nhận đồ đã hư hỏng

K3.

Xác định các quy trình cần tuân theo trong trường hợp đồ vải được giao không khớp với đơn đặt hàng và
phiếu giao nhận

K4.

Xác định các quy trình cần tuân theo trong trường hợp đồ vài được giao không đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra
về nhận dạng

K5.

Giải thích những việc cần làm nếu như phát hiện ra có bọ hoặc những loài vật gây hại khác trong đồ vải
sạch


K6.

Giải thích tại sao cần phần giữ cho khu vực giao nhận sạch sẽ, gọn gàng và không có rác

K7.

Giải thích tầm quan trọng của cácđiều kiện trong kho bảo quản và ảnh hưởng của chúng đối với việc lưu
giữ đồ vải

K8.

Liệt kê các thủ tục, quy trình nhập kho đồ vải cần tuân theo

K9.

Giải thích tầm quan trọng của quy trình luân chuyển đồ trong kho

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
K10.

Xác định các thủ tục, quy trình cần tuân thủ khi cấp phát đồ vải và/hoặc đồng phục cho nhân viên

K11.


Giải thích tại sao cần duy trì việc ghi chép chính xác chi tiết đồ vải được tiếp nhận, nhập kho và cấp phát

K12.

Giải thích tầm quan trọng của việc ngăn chặn việc ra vào kho đồ vảitrái phép

K13.

Liệt kê các quy trình cần tuân theo để đảm bảo không có sự xâm hại của sinh vật gây hại

K14.

Mô tả những việc cần làm nếu phát hiện ra sự phá hoại của các sinh vật gây hại

K15.

Mô tả các loại vấn đề rắc rối có thể xảy ra khi nhập kho đồ vải và các cách giải quyết

K16.

Mô tả các loại đồ vải và các loại sợi vải

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
1. Tiếp nhận đồ vải có thể từ:


Nguồn cung cấp đồ vải nội bộ




Nguồn cung cấp đồ vải bên ngoài

2. Những yêu cầu nhận dạng bao gồm:


Sạch



Không có vết bẩn



Không có sự hư hại mặt vải



Được gấp đúng

3. Các điều kiện chuẩn


Ánh sáng



Thông gió




Nhiệt độ



Sạch sẽ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Cần cung cấp các chứng cứ sau:
1.

Bốn tình huốngtiếp nhận và kiểm tra đồ vải sạch tuân thủ các quy trình của cơ sở cùng với các bằng
chứng về việc hoàn thiện giấy tờ, kiểm tra và di chuyển đồ vải

2.

Ba tình huốngnhập kho và cấp phát theo đúng quy trình và hoàn thiện giấy tờ

3.

Một báo cáo liên quanđến bất cứ việc chênh lệch, hư hỏng, mất mát hoặc bị sinh vật xâm hại

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Đơn vị năng lực này phải được đánh giá tại nơi làm việc. Việc đánh giá cần bao gồm học viên thực hành
thao tác tại nơi làm việc kết hợp đánh giá kiến thức nền tảng bằng nhiều phương pháp.
Việc đánh giá phải liên quan tới lĩnh vực công việc hay phần việc thuộc trách nhiệm của ứng viên.
Có thể sử dụng các phương pháp sau để đánh giá đơn vị năng lực này:


Quan sát cách ứng viên thực hiện công việc




Kiểm tra phần việc đã hoàn thành



Kiểm tra viết hoặc vấn đáp



Các báo cáo của bên thứ ba do giám sát viên thực hiện



Các công việc và dự án được giao

CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN
Nhân viên dọn buồng, Nhân viên phụ trách đồ vải/ đồng phục
© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN
D1.HHK.CL3.03

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


3



×