Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam - Đơn vị năng lực TBS1.3: Sinh tồn trên biển trong trường hợp rời bỏ tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.86 KB, 3 trang )

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam

TBS1.3. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: SINH TỒN TRÊN BIỂN TRONG TRƯỜNG HỢP
RỜI BỎ TÀU

MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để sinh tồn trên biển trong trường hợp rời bỏ
tàu. Đơn vị này bao gồm thực hành các kỹ thuật sinh tồn, vận hành các trang thiết bị sinh tồn và cứu sinh,
và tham gia vào luyện tập tình huống rời bỏ tàu
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
E1. Thực hành các kỹ thuật sinh tồn
P1.

Đảm bảo các hành động của cá nhân trên xuồng cứu sinh không gây nguy hiểm hay làm ai bị thương

P2.

Nhảy từ trên cao xuống nước một cách an toàn tuân theo cách thức sinh tồn đã được thiết lập

P3.

Mặc áo phao khi bơi hoặc cho người nổi khi không có áo phao, tuân theo cách thức sinh tồn đã được
thiết lập

P4.

Vận hành xuồng cứu hộ trong điều kiện thời tiết và môi trường biển bình thường

P5.

Có khả năng thực hiện sơ cấp cứu trên xuồng cứu hộ



E2. Vận hành các trang thiết bị sinh tồn và cứu sinh
P6.

Xác định nơi để và tiếp cận lấy các trang thiết bị sinh tồn và cứu sinh

P7.

Hỗ trợ thả xuồng cứu hộ xuống nước (có thể bao gồm tàu trung chuyển khách hoặc ca nô)

P8.

Lên xuồng cứu hộ và tránh gây nguy hiểm cho những người khác

P9.

Sử dụng các trang thiết bị sinh tồn theo đúng hướng dẫn sử dụng

P10.

Sử dụng đúng áo phao và các loại quần áo cứu sinh khác theo như hướng dẫn sử dụng

E3. Tham gia luyện tập tình huống rời bỏ tàu
P11.

Tham gia tập trung rờ bỏ tàu và luyện tập trên tàu tuân theo các quy trình của đơn vị

P12.

Xác định và xử lý chính xác các hiệu lệnh kêu gọi tập trung


P13.

Sử dụng đúng cách các trang thiết bị cứu hộ và tuân theo các quy trình xử lý tình huống để rời bỏ tàu

YÊU CẦU KIẾN THỨC
K1.

Liệt kê các tình huống tập trung khi khẩn cấp và các tín hiệu rời bỏ tàu

K2.

Giải thích tầm quan trọng của việc luôn sẵn sàng cho bất cứ trường hợp khẩn cấp nào trên tàu

K3.

Nhắc lại các quy trình đối phó với tình huống khẩn cấp trên tàu, bao gồm cả việc rời bỏ tàu

K4.

Liệt kê các hành động sinh tồn khi phải rời bỏ tàu

K5.

Mô tả vị trí của các trang thiết bị cứu sinh trên tàu

K6.

Giải thích cách sử dụng các trang thiết bị tìm thấy trên xuồng cứu hộ, các chức năng của chúng và quy
trình sử dụng


K7.

Nhắc lại các quy trình vận hành và sử dụng đúng cách các trang thiết bị cứu sinh và trang thiết bị an toàn
cho cá nhân trên tàu và trên xuồng cứu hộ, một cách cụ thể

K8.

Tóm tắt các mối đe dọa đến tính mạng khi rời bỏ tàu và các biện pháp phù hợp để đối phó với các mối đe
dọa này

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
1. Các tình huống khẩn cấp có thể dẫn tới việc phải rời bỏ tàu bao gồm:


Sự va chạm gây hư hại cho sự nguyên vẹn của thân tàu

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam


Hỏa hoạn




Đắm tàu



Nước tràn vào các khoang tàu

2. Việc rời bỏ tàu có thể diễn ra vào thời điểm:


Ban ngày hoặc ban đêm



Trong điều kiện thời tiết và môi trường biển bình thường hay có biến động bất lợi



Tàu đang chạy



Tàu dừng lại



Tàu thả neo đậu hoặc bỏ neo



Trong các tình huống mô phỏng phù hợp


3. Tùy theo kích cỡ và phạm vi hoạt động của tàu, xuồng cứu hộ có thể bao gồm:


Các xuồng cứu hộ bơm hơi



Xuồng cứu hộ thân cứng



Phao cứu sinh



Xuồng cứu hộ thả rơi tự do

4. Các trang thiết bị cứu sinh và sinh tồn có thể bao gồm:


Áo phao



Phao cứu sinh



Mũ bảo hộ




Trang thiết bị giữ ấm thân thể



Súng bắn dây và các thiết bị đi kèm



Tín hiệu báo nạn bằng pháo sáng



Thiết bị phát sóng vô tuyến truyền thanh VHF



Tín hiệu báo vị trí khẩn cấp bằng sóng vô tuyến truyền thanh qua vệ tinh (EPIRBs)



Bộ thu tín hiệu tìm kiếm và cứu nạn (SARTs)



Còi báo hiệu

5. Các kỹ thuật sinh tồn dưới nước có thể bao gồm:



Bơi có áo phao



Kéo người có mặc áo phao



Giữ người nổi trên mặt nước khi không có áo phao



Mặc áo phao khi đang dưới nước



Leo lên xuồng cứu hộ

6. Các tài liệu và ghi chép có thể bao gồm:


Các quy định hàng hải liên quan



Các quy trình của công ty khi đối phó với tình huống khẩn cấp, bao gồm cả việc rời bỏ tàu




Các hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng xuồng cứu hộ và các trang thiết bị

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Các chứng cứ quan trọng để thể hiện năng lực của đơn vị này bao gồm:

© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2


Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam


Thực hành các kỹ thuật sinh tồn trong các tình huống mô phỏng phù hợp



Vận hành và sử dụng các loại trang thiết bị sinh tồn khác nhau thường có trên tàu thủy trong các tình
huống mô phỏng phù hợp.



Tham gia vào việc tập trung và diễn tập rời bỏ tàu



Thông tin hiệu quả đến người khác theo yêu cầu khi vận hành xuồng cứu hộ và các trang thiết bị cứu
hộ phụ trợ




Thực hiện đánh giá kiến thức và thực hành theo mô phỏng thích hợp để thể hiện được các kỹ năng và
kiến thức khi rời bỏ tàu và khả năng sinh tồn trên biển

Chú ý: Các tình huống sinh tồn và rời bỏ tàu mô phỏng và đánh giá có thể sẽ yêu cầu phải có các trang thiết bị
sinh tồn, hồ bơi luyện tập có cầu/ bục nhảy hoặc các phương tiện tương tự.
Việc đánh giá phải được thực hiện theo các yêu cầu có liên quan về an toàn. Quần áo bảo hộ phải được
mặc theo đúng quy định hàng hải hiện hành. Ít nhất một trong số các đánh giá viên phải có chứng chỉ cứu sinh
có giá trị phù hợp với các bài thực hành được đào tạo và đánh giá dưới nước
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Đơn vị năng lực này phải được thực hiện với bài tập mô phỏng để đảm bảo học viên đạt được tiêu
chuẩn trong tình huống thực tế khi phải rời bỏ tàu trên biển.
Học viên cần phải thể hiện được kiến thức và khả năng xử lý khi có báo động rời bỏ tàu và tuân theo
các quy trình sinh tồn đã định khi còn một mình hay khi cùng một nhóm người và chịu một phần trách nhiệm
tới sự an toàn của bản thân và người khác. Việc này bao gồm cả cách xử lý khi có hiệu lệnh tập trung để rời bỏ
tàu trong cả các trường hợp khẩn cấp thực tế hay mô phỏng và bao gồm việc áp dụng các quy trình và kỹ thuật
sinh tồn đã biết và theo quy định trong các tình huống sinh tồn hàng hải khác nhau.
Việc đánh giá kiến thức tối thiểu phải được tổ chức thông qua các bài kiểm tra viết/ vấn đáp phù hợp và
các phương pháp thực hành phù hợp phải thực hiện tại cơ sở đào tạo đã đăng ký; và/ hoặc trong hồ bơi luyện
tập phù hợp
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN
Tất cả các Nhân viên phục vụ tàu thủy trên tàu du lịch
SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN
Không có
SỐ THAM CHIẾU CƠ QUAN ĐÀO TẠO HÀNG HẢI ÚC
DEFSU011B – Sinh tồn trên biển
TDMMF1107B – Sinh tồn trên biển trong trường hợp rời bỏ tàu


© 2013 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3



×