Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả ghép tế bào gốc tự thân điều trị đa u tủy xương tại bệnh viện Bạch Mai từ 2012–2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.38 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ ĐA U TỦY XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 2012 – 2019
Đỗ Quang Linh*, Phan Thị Phượng**, Nguyễn Tuấn Tùng**, Phạm Quang Vinh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài của cấy ghép tự thân từ tế bào gốc máu ngoại vi trên bệnh nhân đa u tủy
xương tại bệnh viện Bạch Mai từ 2012-2019.
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu có theo dõi sau ghép trên các bệnh
nhân đa u tủy xương trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 6 năm 2019. 31 bệnh nhân đã
được điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu liều cao sau đó ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và được theo dõi đến
thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Kết quả: Nghiên cứu 31 bệnh nhân đa u tủy xương đã ghép tự thân từ tế bào gốc máu ngoại vi cho thấy độ
tuổi trung bình là 54,6, thể bệnh IgG chiếm cao nhất (51,6%), giai đoạn bệnh ISS III chiếm đa số với 67,7%. Thời
gian mọc mảnh ghép với bạch cầu trung tính là 12,9 ngày, tiểu cầu là 12,2 ngày. Các tác dụng phụ liên quan hóa
trị liệu liều cao và giảm bạch cầu, bao gồm: nôn mửa, loét niêm mạc miệng, tiêu chảy, tăng men gan và nhiễm
trùng. Tỷ lệ LBHT sau ghép tăng gần gấp đôi so với trước ghép (83,9% so với 48,4%). Tại thời điểm kết thúc
nghiên cứu, đã có 43,3% số bệnh nhân tái phát. Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) sau ghép trung bình là 61,3
tháng (khoảng tin cậy 95%: 52,2 tháng – 70,4 tháng). Sau 5 năm, OS đạt 74,2%.
Kết luận: Ghép TBG tự thân sau hóa trị liệu liều cao trong điều trị ĐUTX giúp cải thiện đáp ứng lui bệnh,
cho kết quả tốt về thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Từ khóa: đa u tủy xương, ghép tế bào gốc tự thân

ABSTRACT
RESULTS OF AUTOLOGOUS HEMATOPOETIC STEM CELL TRANSPLANTATION
FOR TREATMENT OF MULTIPLE MYELOMA AT BACH MAI HOSPITAL FROM 2012-2019
Do Quang Linh, Phan Thi Phuong, Nguyen Tuan Tung, Pham Quang Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 497 – 501


Objective: To evaluate the results of autologous transplantation from peripheral blood stem cells (PBSC) on
multiple myeloma patients at Bach Mai Hospital from 2012-2019.
Methods: A retrospective analysis was made on in multiple myeloma patients in our center from 2012-2019.
The 31 patients received autologous hematopoietic stem cell transplantation and review the autologous
transplantation of long-term follow-up results.
Results: To study 31 multiple myeloma patients with auto-transplantation from PBSC showed that the
median age was 54.6 years, the proportion of patients with IgG subtype is the highest (51.6%), rate of patients
with stage III-international staging system (ISS) was 67.7%. Average time of neutrophils recovery was 12.9 days,
platelets was 12.2 days. Common complications during the transplant-related side effects of high-dose
chemotherapy and period WBC reducing, included: vomiting, buccal mucosa ulceration, diarrhea, elevated liver
enzymes and infection. The rate of CR after transplantation increased compared to post-transplantation (83.9% to
48.4%). At the end of the study, 43.3% of patients had relapses. Median overall survival (OS) was 61.3 months
(95%CI: 52.2-70.4). OS at 5 years of patients was 74.2%.
*Trường Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Quang Linh

**Bệnh viện Bạch Mai
ĐT: 0368014504
Email:

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

497


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Conclusions: Autologous transplantation from PBSC after high-dose chemotherapy for multiple myeloma

patients improves patient’s response, gives good results on survival.
Keywords: multiple myeloma, autologous stem cell transplantation

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Đa u tủy xương (ĐUTX) là một bệnh lý ác
tính của hệ tạo máu, chiếm khoảng 10% các bệnh
máu ác tính nói chung. Bệnh biểu hiện bởi sự
tăng sinh của một loại tế bào ác tính trong tủy
xương là tế bào plasmo. Hậu quả là dẫn đến sự
xuất hiện Ig đơn dòng trong máu và/ hoặc trong
nước tiểu, gây tổn thương đa cơ quan với các
biểu hiện thường gặp là thiếu máu, đau xương,
suy thận, tăng canxi máu. Cho đến nay hóa trị
liệu toàn thân vẫn là phương pháp điều trị cơ
bản bước đầu để đạt được lui bệnh(7). Ngày càng
có nhiều loại hóa chất mới được đưa vào sử
dụng song sự diễn biến dai dẳng của bệnh, các
biến chứng do hóa chất kéo dài và tình trạng tái
phát sớm vẫn luôn là thách thức trong việc điều
trị đa u tủy xương. Việc ứng dụng kỹ thuật ghép
tế bào gốc tự thân đã cải thiện đáng kể tỷ lệ lui
bệnh hoàn toàn, giúp kéo dài thời gian sống
không bệnh và thời gian sống còn toàn bộ cũng
như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân(2).

Đối tượng nghiên cứu


Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc tạo máu tự
thân để điều trị ĐUTX đã được thực hiện ở một
số trung tâm. Trong đó, trung tâm Huyết học –
Truyền máu bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện
ghép tế bào gốc tạo máu tự thân từ máu ngoại vi
điều trị cho bệnh nhân bị ĐUTX từ năm 2012.
Đến tháng 6 năm 2019, đã có 31 bệnh nhân
ĐUTX được ghép. Sau khi ghép tế bào gốc tạo
máu tự thân các bệnh nhân này được điều trị
củng cố, điều trị duy trì và theo dõi diễn tiến của
bệnh cũng như các biến chứng sớm và muộn
trên bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với hai mục tiêu:
Mô tả đặc điểm bệnh nhân ĐUTX sau ghép
TBG tự thân tại bệnh viện Bạch Mai.
Bước đầu đánh giá thời gian sống thêm sau
ghép ở bệnh nhân ĐUTX được ghép tế bào gốc
(TBG) tự thân.

498

31 bệnh nhân ĐUTX được ghép TBG tự thân
từ tháng 12 năm 2012 tới tháng 6 năm 2019 tại
trung tâm Huyết học – Truyền máu bệnh viện
Bạch Mai.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Những bệnh nhân ĐUTX được ghép TBG
tự thân.
Được theo dõi sau ghép.

Lấy được các thông tin trước và sau ghép.
Gia đình và bệnh nhân được giải thích và
đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu có theo dõi sau
ghép.
Các tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn mọc mảnh ghép theo trung tâm
nghiên cứu Fed Hutch ở Seattle, Mỹ:
Bạch cầu trung tính trên 0,5 G/L trong 3 ngày
liên tiếp.
Tiểu cầu trên 20 G/L trong 3 ngày liên tiếp
không truyền khối tiểu cầu.
Đánh giá kết quả điều trị và tái phát bệnh
theo IMWG năm 2006.
Thời gian sống thêm toàn bộ được tính từ
thời điểm ghép tế bào gốc tạo máu đến khi tử
vong vì bất kì nguyên nhân gì.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
20,0. Sử dụng test thống kê:
Tính giá trị trung bình X, SD.
Tính tỷ lệ %.
Phương pháp Kaplan-meier tính toán thời
gian sống thêm.

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019
KẾT QUẢ

VD
Mức độ lui bệnh:
Trước ghép:
Hoàn toàn
Một phẩn rất tốt
Một phần
Bệnh ổn định
Sau ghép:
Hoàn toàn
Một phẩn rất tốt
Một phần
Bệnh ổn định
Điều trị duy trì sau ghép:
Bortezomib
Thalidomide
Không duy trì

Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Tuổi trung bình
<60 tuổi
≥60 tuổi
Giới
Nam
Nữ


n
54,6 ± 7,0
22
9

70,9
29,1

15
16

48,4
51,6

16
10
2
3

51,6
32,3
6,5
9,6

2
8
21

6,5

25,8
67,7

10
21

32,3
67,7

Thể bệnh:
IgG
IgA
Chuỗi nhẹ Kappa
Chuỗi nhẹ Lambda
Giai đoạn ISS:
I
II
III
Suy thận

Không

%

Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 54,6 tuổi, giới nam chiếm 48,4%.
Về thể bệnh, thể bệnh IgG chiếm đa số với
51,6%, giai đoạn bệnh nặng ISS III chiếm 67,7%.
Có 32,3% bệnh nhân có biểu hiện suy thận tại
thời điểm chẩn đoán (Bảng 1).

Các phác đồ tấn công sử dụng trước ghép
gồm TD, VTD, VCD, VD được sử dụng với tỷ lệ
22,6%. Một số ít bệnh nhân được sử dụng phác
đồ VAD (3,2%) và VRD (6,4%). Tất cả các bệnh
nhân đều đạt đáp ứng chung trước ghép, bao
gồm 15 bệnh nhân đạt LBHT (48,4%), 12 bệnh
nhân đạt LBMPRT (38,7%) và 4 bệnh nhân đạt
LBMP (12,9%). Sau ghép TBG, tỷ lệ bệnh nhân
đạt LBHT tăng lên 83,9%, tỷ lệ LBMP giảm
xuống còn 3,2%. Có 26 bệnh nhân điều trị duy
trì sau ghép, phần lớn trong số đó dùng
Bortezomib (80,6%) (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm điều trị của bệnh nhân
Phác đồ tấn công trước ghép:
TD
VTD
VAD
VCD
VRD

n

%

7
7
1
7
2


22,6
22,6
3,2
22,6
6,4

Nghiên cứu Y học
n
7

%
22,6

15
12
4

48,4
38,7
12,9

26
4
1

83,9
12,9
3,2

25

1
5

80,6
3,3
16,1

Kết quả điều trị sau ghép TBG
Bảng 3. Liều TBG sử dụng và thời gian mọc ghép
(n=31)
Đặc điểm
6
Liều tế bào gốc trung bình (x 10 /kg)
Thời gian mọc ghép (ngày)
Bạch cầu trung tính
Tiểu cầu

Số bệnh nhân
4,4 ± 1,9
12,9 ± 1,2
12,2 ± 2,6

Liều tế bào gốc trung bình được sử dụng cho
bệnh nhân là 4,4 x 106 tế bào/kg cân nặng. Thời
gian trung bình hồi phục bạch cầu đoạn trung
tính là 12,9 ngày, đối với tiểu cầu là 12,2 ngày
(Bảng 3).
Bảng 4. Tác dụng phụ của hóa trị liệu liều cao
Đặc điểm
Tiêu chảy

Loét niêm mạc miệng
Buồn nôn, nôn
Tăng men gan
Sốt không nhiễm trùng
Nhiễm trùng

n, %
12, 38,7%
20, 64,5%
21, 67,7%
4, 12,9%
15, 48,4%
4, 12,9%

Tác dụng phụ có thể gặp gồm tiêu chảy, loét
niêm mạc miệng, buồn nôn và nôn, sốt không
nhiễm trùng và tăng men gan. Phần lớn các bệnh
nhân có biểu hiện nôn và buồn nôn (67,7%), loét
miệng (64,5%), tiêu chảy (38,7%), tiếp theo sốt
không nhiễm trùng (48,4%). Tỷ lệ bệnh nhân bị
nhiễm trùng trong thời gian sau ghép TBG
chiếm 12,9% (Bảng 4).
Đã có 13 bệnh nhân tái phát bệnh tại thời
điểm kết thúc nghiên cứu, chiếm 43,3%. 6 bệnh
nhân đã tử vong do tái phát, chiếm tỷ lệ 20%.

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

499



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

Có 1 bệnh nhân tử vong sau thời điểm ghép 1
tháng do biến chứng suy hô hấp do viêm phổi
(Bảng 5).
Bảng 5. Biến chứng muộn sau ghép TBG
Biến chứng
Tái phát
Tử vong do tái phát
Tử vong không do tái phát

OS

2yr
86,7%

n
13
6
1

%
43,3%
20%
3,2%

Kết quả điều trị ghép TBG

Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều
có kết quả mọc ghép tốt, tủy xương hồi phục tốt
sau ghép. Liều TBG được sử dụng trung bình là
4,4 x 106 tế bào/kg cân nặng (Bảng 3), cao hơn
liều tối thiểu cần đạt là 2 x 106 tế bào/kg. Thời
gian trung bình mọc mảnh ghép đối với bạch
cầu đoạn trung tính là 12,9 ngày và với tiểu cầu
là 12,2 ngày. Kết quả này không có sự khác biệt
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước(1,6).

5yr
74,2%

Hình 1. Thời gian sống thêm sau ghép TBG
Thời gian sống thêm toàn bộ sau ghép trung
bình là 61,3 ± 4,7 tháng (khoảng tin cậy 95%: 52,2
tháng – 70,4 tháng). Tỷ lệ sống thêm sau 2 năm
86,7%, sau 5 năm đạt 74,2% (Hình 1).

BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Theo Bảng 1, không có sự khác biệt về giới
trong số các bệnh nhân được ghép trong nghiên
cứu, giới nam chiếm 48,4%. Các bệnh nhân có
tuổi trung bình là 54,6 tuổi. Kết quả này cũng
giống với kết quả nghiên cứu của Bạch Quốc
Khánh tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ương với tuổi trung bình là 49,7 tuổi và một số
nghiên cứu khác trên thế giới(1,3).. Trong 31 bệnh
nhân ĐUTX được ghép tế bào gốc thì thể bệnh

gặp nhiều nhất là thể tăng tiết IgG chiếm 51,6%
và giai đoạn nặng ISS3 chiếm tới 67,7%. Có
32,3% số bệnh nhân có suy thận tại thời điểm
chẩn đoán. Tỷ lệ đạt lui bệnh hoàn toàn trước
ghép là 56,7%. Những đặc điểm này không khác
biệt nhiều so với các nghiên cứu trong và ngoài
nước như nghiên cứu của Vương Sơn Thành
năm 2017 có 67,7% bệnh nhân là thể IgG(12).
Nghiên cứu của Usmani cho thấy bệnh nhân thể
IgG là 61,1%(11). Các nghiên cứu trên thế giới đã

500

chứng minh mối quan hệ giữa kết quả trước
ghép với thời gian sống thêm sau ghép(4,5). Vì
vậy, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân đạt
được đáp ứng LBMP trở lên để tiến hành ghép
TBG.

Các biến chứng sớm trong ghép gặp chủ yếu
trong giai đoạn giảm bạch cầu và liên quan
nhiều đến tác dụng phụ của hóa chất diệt tủy
dùng trong phác đồ điều kiện hóa. Đa số các tác
dụng phụ này đều ở mức nhẹ đến trung bình, có
thể kiểm soát được như buồn nôn, nôn, loét
miệng, tiêu chảy, tăng men gan. Riêng nhiễm
trùng với biểu hiện sốt và tăng rõ rệt các chất chỉ
điểm nhiễm trùng (CRP.hs, pro-calcitonin) chỉ
gặp với tỷ lệ 12,9%, thấp hơn so nghiên cứu
trong nước, nhưng tương đương với một số

nghiên cứu của nước ngoài(1,9). Có được kết quả
như vậy có thể do các bệnh nhân trước ghép đã
được sàng lọc kỹ các ổ nhiễm trùng tiềm tàng,
được điều trị với quy trình chuẩn, trong môi
trường đảm bảo vô trùng tốt nhất với hệ thống
áp lực dương liên tục; sử dụng nước hoàn toàn
bằng hệ thống lọc RO; xuất ăn vô trùng và chăm
sóc dinh dưỡng được cung cấp từ trung tâm
dinh dưỡng.
Sau giai đoạn ghép TBG, tỷ lệ bệnh nhân đạt
được LBHT chiếm 83,9%, tăng gần gấp đôi so
với trước ghép (trước ghép đạt 48,4%), chỉ có 1
bệnh nhân đạt LBMP và 4 bệnh nhân đạt
LBMPRT. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, đã
có 13 bệnh nhân tái phát, chiếm 43,3%, 6 bệnh
nhân đã tử vong do tái phát, chiếm tỷ lệ 20%.
Trong đó có 1 bệnh nhân tử vong sau ghép tại
thời điểm một tháng sau ghép do biến chứng

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019
suy hô hấp do viêm phổi nặng. Theo nghiên cứu
của Huang năm 2014, nguyên nhân tử vong
trong 100 ngày đầu sau ghép chủ yếu là bệnh tái
phát, sau đó tới nhiễm trùng(3). Kết quả của
nghiên cứu tương đương với các tác giả trong
nước và quốc tế(1,10).
Hiệu quả của ghép TBG cho ĐUTX đã được

chứng minh là có hiệu quả tăng dần qua các thời
kỳ, đặc biệt là từ giai đoạn 2014 trở lại đây(8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi kết thúc
quá trình theo dõi sau ghép TBG, thời gian theo
dõi trung bình là 41,9 tháng. Thời gian sống
thêm toàn bộ sau ghép trung bình của bệnh
nhân đạt 61,3 tháng, thời gian sống thêm sau 5
năm ước tính đạt 74,2% (Hình 1). Kết quả của
chúng tôi tương đương với một số tác giả trong
nước, nhưng cao hơn một số tác giả nước
ngoài(1,10,4,3). Giải thích cho sự khác biệt này có thể
là do các nghiên cứu của các tác giả này thực
hiện trên số lượng bệnh nhân lớn, và cùng với
đó là thời gian nghiên cứu kéo dài, trải qua
nhiều thời kỳ, cùng với đó, nghiên cứu của
chúng tôi hầu hết thực hiện với những bệnh
nhân mới chẩn đoán, đa số đạt LBHT trước
ghép, các bệnh nhân đều có đầy đủ thuốc để
điều trị trước ghép, củng cố và duy trì tốt sau
ghép, đặc biệt là việc sử dụng Bortezomib cả
trong phác đồ hóa trị trước và sau ghép. Tuy
nhiên, số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi còn ít cần phải tiếp tục mở rộng
nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu 31 bệnh nhân ĐUTX được ghép
TBG tạo máu tự thân từ máu ngoại vi cho thấy
một số đặc điểm: giai đoạn bệnh nặng ISS III
chiếm đa số với 67,7%, thời gian trung bình phục

hồi bạch cầu đoạn trung tính là 12,9 ngày, với
tiểu cầu là 12,2 ngày. Tỷ lệ LBHT sau ghép tăng
gần gấp đôi so với trước ghép (83,9% so với
48,4%). Các biến chứng thường gặp trong quá
trình ghép liên quan đến tác dụng phụ của hóa
chất điều kiện hóa và tình trạng giảm bạch cầu
bao gồm: nôn, loét niêm mạc miệng, tiêu chảy và

Nghiên cứu Y học

nhiễm trùng. Sau ghép đã có 43,3% bệnh nhân
đã tái phát tại thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Thời gian sống thêm toàn bộ sau 2 năm 86,7%,
sau 5 năm đạt 74,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bạch Quốc Khánh, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thảo và
cộng sự (2015). Nghiên cứu kết quả ghép tế bào gốc tự thân
bệnh đa u tủy xương và u lympho tại viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương giai đoạn 2006 - 2014. Y học Việt Nam, 429:158164.
2. Child JA, Morgan GJ, Davies F, et al (2003). High-dose
chemotherapy with hematopoietic stem-cell rescue for multiple
myeloma. New England Journal of Medicine, 348(19):1875-1883.
3. Huang TC, Huang SY, Yao M, et al (2019). Autologous stem cell
transplantation in multiple myeloma: Post-transplant outcomes
of Taiwan Blood and Marrow Transplantation Registry. Journal
of the Formosan Medical Association, 118(1):471-480.
4. Lehners N, Becker N, Benner A, et al (2018). Analysis of

long-term survival in multiple myeloma after first-line
autologous stem cell transplantation: impact of clinical risk
factors and sustained response. Cancer medicine, 7(2):307-316.
5. Martinez-Lopez J, Blade J, Mateos MV, et al (2011). Long-term
prognostic significance of response in multiple myeloma after
stem cell transplantation. Blood, 118(3):529-534.
6. Nath K, Boles R, McCutchan A, et al (2018). The relationship
between CD34+ stem cell dose and time to neutrophil recovery
in autologous haematopoietic stem cell recipients—A single
centre experience. Transfusion and Apheresis Science, 57(4):532536.
7. Nguyễn Hà Thanh (2019). Đa u tủy xương và những rối loạn
globulin, Bài giảng sau đại học Huyết học - Truyền máu, tập 1.
Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.336-350.
8. Nishimura KK, Walker BA, et al (2018). Sequential
Improvements in the Outcome of Autologous Stem Cell
Transplantation for Multiple Myeloma over Time. Blood,
132(1):3168.
9. Park H, Youk J, Kim HR, et al (2017). Infectious complications in
multiple myeloma receiving autologous stem cell
transplantation in the past 10 years. International Journal of
Hematology, 106(6):801-810.
10. Thoennissen GB, Görlich D, Bacher U, et al (2017). Autologous
stem cell transplantation in multiple myeloma in the era of
novel drug induction: a retrospective single-center analysis. Acta
Haematologica, 137(3):163-172.
11. Usmani S, Hoering A, Cavo M, et al (2018). Clinical predictors of
long-term survival in newly diagnosed transplant eligible
multiple myeloma - an IMWG Research Project. Blood Cancer
Journal, 8(12):123.
12. Vương Sơn Thành (2017). Nghiên cứu đặc điểm tế bào và mô

bệnh học tủy xương ở bệnh nhân đa u tủy xương tại khoa
Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt
nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.

Ngày nhận bài báo:

20/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/07/2019

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

501



×