Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng bằng điện châm đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.61 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HOÁ
CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG ĐIỆN CHÂM ĐỐI
VỚI BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lê Thanh Hùng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng bằng điện châm.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca. 40 bệnh nhân ngoại trú tại Khoa Y
học cổ truyền, Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018 đến tháng 04/2018 được chẩn đoán là
đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lung.
Kết quả: Điểm đau trung bình QDSA (Questionaire Douleur Saint Antoine) của nhóm nghiên cứu giảm
từ 2,8 chỉ còn 0,5; sự khác biệt trước sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0.05.
Kết luận: Phương pháp điện châm có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột
sống thắt lưng.
Từ khoá: điện châm, đau thắt lưng, thoái hoá cột sống thắt lưng

ABSTRACT
THE EFFECT OF ELECTRO - ACUPUNCTURE IN TREATMENT LUMBAR PAIN CAUSED BY
SPONDYLOSIS FOR OUTPATIENT AT TRADITIONAL MEDICINE DEPARTMENT
Le Thanh Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4- 2019: 236 – 239
Objectives: Evaluate treatment effect of lumbar pain caused by spondylosis of electro-acupuncture treatment.
Methods: A cross sectional study, serial case observation. 40 outpatients at the Department of Traditional
Medicine, Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City from January 2018 to April 2018 were diagnosed with
lumbar pain due to lumbar spondylosis.
Results: The average QDSA (Questionaire Douleur Saint Antoine) score of the study group was 2.8 and
decrease until was 0.5. The difference between before- after treatment was statistically significant at p<0.05.


Conclusion: The method of electro – acupuncture was shown a potential pain relief for lumbar spondylosis.
Keywords: electro-acupuncture, lumbar pain, lumbar spondylosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc điều trị giảm đau thắt lưng do thoái
hóa
cột sống thắt lưng đang là mối quan tâm
Đau thắt lưng là một trong những bệnh lý
rất lớn đối với người bệnh, vì thực tế đây là
liên quan đến cơ xương khớp rất phổ biến hiện
bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt
nay(1,4). Do nhiều yếu tố tác động khác nhau
hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
mà đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt
sống của người bệnh.
lưng hiện nay ngày càng phổ biến, không giới
Các phương pháp điều trị đau thắt lưng hiện
hạn về giới tính, độ tuổi và có xu hướng ngày
nay, theo Y học hiện đại hầu hết đều cho bệnh
càng trẻ hóa.
nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, dãn cơ(4)
*Khoa Y học cổ truyền BV. Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thanh Hùng

236

ĐT: 0974820951

Email:

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
nếu trong trường hợp đau nhiều không thể chịu
được thì có chỉ định mổ. Tuy nhiên, việc uống
quá nhiều thuốc giảm đau dễ dẫn đến các tác
dụng phụ không mong muốn, cũng như việc
can thiệp phẫu thuật không phải lúc nào cũng
thành công và nguy cơ tái phát là khá cao.
Hiện nay, trong xu thế hướng đến các
phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ và hạn
chế sử dụng thuốc đang được rất nhiều bệnh
nhân quan tâm, tìm hiểu như: Các phương pháp
điều trị châm cứu của Y học cổ truyền, các bài
tập vùng cột sống thắt lưng của Phục hồi chức
năng. Và để làm rõ thêm tính hiệu quả của việc
áp dụng Điện châm trong điều trị đau thắt lưng
do thoái hóa cột sống thắt lưng chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu trên 40 bệnh nhân đau thắt
lưng hiện đang điều trị tại Phòng điều trị ngoại
trú của Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Thống
Nhất, với mong muốn phổ biến hơn nữa tác
dụng tốt của phương pháp Điện châm trên các
đối tượng bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả điều trị đau cột sống thắt
lưng bằng phương pháp điện châm.
Phổ biến tác dụng của phương pháp điều trị
không dùng thuốc trong việc điều trị đau do
thoái hóa cột sống thắt lưng.


ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Có 40 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là
đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng tại
phòng điều trị ngoại trú, Khoa Y học cổ truyền,
Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 01/2018 đến tháng 04/2018.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
(YHHĐ)
Các bệnh nhân không phân biệt độ tuổi, giới
tính, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đau
vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống: có hội

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền

Nghiên cứu Y học

chứng cột sống (đau vùng thắt lưng, không có
hướng lan).
Phim chụp X quang có hình ảnh thoái hoá
cột sống thắt lưng (gai xương, hẹp khe khớp, đặc
xương dưới sụn).

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ
truyền (YHCT)

Bệnh nhân được chẩn đoán yêu thống thể
phong hàn thấp với các triệu chứng: Đau lưng
nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ
đau, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch
trầm trì hoặc trầm tế(3).
Tiêu chuẩn loại trừ
BN đau lưng do các nguyên nhân khác.
BN từ chối tham gia nghiên cứu hoặc không
tuân thủ quy trình điều trị.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Bệnh nhân bỏ điều trị không rõ nguyên
nhân, loại khỏi nghiên cứu.
Bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc giảm
đau, gây ảnh hưởng kết quả nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu
Có 40 BN điều trị bằng điện châm:
Công thức huyệt
Châm bổ: Thận du (P, T), đại trường du (P, T).
Điện châm: Giáp tích L2 – S1, trật biên (P, T),
hoàn khiêu (P, T).
Châm bình: Uỷ trung (P, T).
Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý theo phương
pháp thống kê y sinh học với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm liên quan
Bảng 1: Tuổi, giới tính
Tuổi\Giới

< 45
46 - 55
>56

Nam
5
4
7

Nữ
8
6
10

Độ tuổi dưới 45: 13 chiếm 32,5%. Độ tuổi từ
46 đến 55: 10 chiếm 25%. Độ tuổi trên 56: 17

237


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

chiếm 42,5% (Bảng 1).

So sánh điểm QDSA trung bình trước và sau
điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng đi kèm các bệnh

sau (Bảng 2):
Tăng huyết áp: 10 (25%).
Suy van tĩnh mạch: 9 (22,5%).

Bảng 3. So sánh điểm QDSA trung bình trước và
sau điều trị

Thoái hóa đa khớp: 14 (35%).
Rối loạn tiền đình: 6 (15%).
Loãng xương: 1 (2,5%).
Bảng 2: Các bệnh kèm theo
Bệnh kèm
Tăng huyết áp
Suy van tĩnh mạch
Thoái hóa đa khớp
Rối loạn tiền đình
Loãng xương

Số lượng
10
9
14
6
1

Điểm QDSA trung bình trước điều trị là 2,8.
Điểm QDSA trung bình sau điều trị là 0,5. Hiệu
số trung bình giảm 2,3 ( p<0,05) (Bảng 3).

Tỷ lệ %

25%
22,5%
35%
15%
2,5%

QDSA ≤ 45 tuổi 46 - 55 tuổi ≥ 56 tuổi Tổng cộng
trung bình (n=14)
(n=14)
(n=12)
(n=40)
Trước điều
2,6
2,8
2,9
2,8
trị
Sau điều trị
0,4
0,3
0,7
0,5
Hiệu số
2,2
2,5
2,2
2,3

Xếp loại kết quả điều trị
Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều

trị: Tốt 28 (70%), Khá 7 (17,5%), Trung bình 5
(12,5%) (p<0,05) (Bảng 4).

Bảng 4. Xếp loại kết quả điều trị
Xếp loại
Tốt
Khá
Trung bình

≤ 45 tuổi (n=12)
SL
TL
8
66,7%
2
16,65%
2
16,65%

46 - 55 tuổi (n=16)
SL
TL
11
68,75%
3
18,75%
2
12,5%

BÀN LUẬN

Phân bố về độ tuổi, giới tính
Thoái hóa cột sống thắt lưng gặp nhiều ở
bệnh nhân trung niên trên 56 tuổi, gặp ở nữ
nhiều hơn nam, điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của tác giả Phan Quang Chí Hiếu, có
thể do phụ nữ hầu hết đều trải qua gia đoạn tiền
mãn kinh, nồng độ estrogen giảm thấp làm giảm
khả năng hấp thu calci, bên cạnh đó thói quen ít
tập thể dục, vận động thể chất cũng làm giảm
khả năng hấp thu Vitamin D, Calci(5).
Về các bệnh theo kèm
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Phòng
điều trị ngoại trú Khoa Y học cổ truyền thường
có nhiều bệnh đi kèm, trong đó bệnh lý thoái
hóa đa khớp chiếm tỷ lệ cao. Điều này có thể
hiểu là bệnh lý thoái hóa là một bệnh lý có
biểu hiện toàn thân chứ không đơn thuần biểu
hiện ở tại một vị trí.
Về công thức huyệt điều trị
Tác dụng khi điện châm nhóm huyệt Hoa

238

SL
9
2
1

≥ 56 tuổi (n=12)
TL

75,0%
16,7%
8,3%

Tổng cộng (n=40)
SL
TL
28
70%
7
17,5%
5
12,5%

đà giáp tích được giải thích theo cơ chế thần
kinh sinh học, kích hoạt con đường dẫn truyền
trong lem, từ đó gây ức chế con đường dẫn
truyền ngoài lem, làm ức chế con đường dẫn
truyền đau(2,6).
Các huyệt Thận du, Đại trường du có tác
dụng bổ tạng Thận và Phủ Đại trường thường
dùng trong điều trị chứng Yêu thống.
Về hiệu quả giảm đau
Theo kết quả của nghiên cứu này điểm đau
trung bình QDSA (Questionaire Douleur Saint
Antoine) của nhóm nghiên cứu giảm từ 2,8 chỉ
còn 0,5; sự khác biệt trước sau điều trị có ý
nghĩa thống kê với p <0,05. Khác với các tác giả
khác hiện nay thường nghiên cứu tác dụng
giảm đau của Điện châm kết hợp với các

phương pháp Vật lý trị liệu chúng tôi chỉ
nghiên cứu tác dụng riêng của Điện châm trên
BN, kết quả cho thấy điện châm riêng lẻ vẫn có
tác dụng rất tốt trong điều trị đau lưng do
thoái hóa cột sống thắt lưng.

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
KẾT LUẬN
Điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt
lưng bằng phương pháp điện châm đem lại
nhiều kết quả khả quan, giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống của người bệnh và hạn chế việc
lạm dụng thuốc trong điều trị. Cần phổ biến và
nhân rộng hơn nữa phương pháp điện châm
như một trong những phương pháp điều trị
không dùng thuốc đem lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Hồ Hữu Lương. (2010). “Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm”.
Nhà xuất bản Y học.
Lưu Thị Hiệp (2001). Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa
cột sống thắt lưng bằng một công thức huyệt. Y học thực hành
thành phố Hồ Chí Minh, số 4/2001.

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền


3.

4.
5.

6.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Mạnh Trí (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt
lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng kết hợp thuốc phong tê
thấp Bà Giằng. Luận án Tiến sĩ, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). “Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa”. NXB Giáo dục Việt Nam.
Phan Quang Chí Hiếu, Trương Trung Hiếu (2012). Xác định tỷ
lệ giảm đau trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột
sống được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo
cột sống thắt lưng. Y học TP. HCM, 16(S1).
Trần Văn Kỳ (2000). Từ điển Y học cổ truyền Hán - Việt - Anh.
Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, pp.128, 133, 135.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

15/05/2019
20/05/2019
14/09/2019


239



×