Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ MẠNH THẮNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ MẠNH THẮNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ LỆ HOA



THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Hà Mạnh Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân thành nhất, tác giả xin trân trọng cảm ơn các Tập thể
Lãnh đạo, giảng viên và chuyên viên của Trường Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình đào tạo.
Đặc biệt,tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.
TS VŨ LỆ HOA, người đã tận tâm, tận tình chỉ dẫn các phương pháp triển khai
các nhiệm vụ trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thiện luận
văn đúng thời hạn và đảm bảo theo yêu cầu.
Tác giả xin trân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT huyện Văn Bàn tỉnh Lào

Cai, Ban lãnh đạo, giáo viên các Trường PTDT Bán trú THCS, các trường
THCS trong huyện đã nhiệt tình, trách nhiệm trong việc cung cấp những thông
tin xác thực để giúp tác giả thu được những minh chứng quan trọng trong phân
tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập của Phòng
GD&ĐT huyện Văn Bàn phục vụ nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý
trong luận
văn.
Mặc dù đã thực sự nỗ lực cố gắng, xong do năng lực và kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế cho nên luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy,
cô, các nhà khoa học và những người quan tâm để giúp luận văn thêm hoàn
thiện và có giá trị thiết thực, cũng như giúp tác giả có được các bài học quý báu
trong chặng đường tiếp theo.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả
Hà Mạnh Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ .......................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6
1.1.1. Ở nước ngoài .............................................................................................6
1.1.2. Ở trong nước..............................................................................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ..................................................................9
1.2.1. An toàn giao thông ....................................................................................9
1.2.2. Giáo dục an toàn giao thông ....................................................................10
1.2.3. Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh..................................11
1.3. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường THCS ......12
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS tham gia giao thông........12
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở
trường THCS .....................................................................................................15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3.3. Nội dung, hình thức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh ở trường THCS...........................................................................................15
1.3.4. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho

học sinh ở trường THCS....................................................................................18
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho HS ở trường THCS......19
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
ở trường THCS ..................................................................................................19
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
ở trường THCS ..................................................................................................20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở trường THCS...................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI....................................32
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................32
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai...............................................................................................................32
2.1.2. Khái quát về giáo dục THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai..................33
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................34
2.2.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................34
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát.......................................................................35
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các
trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .....................................................36
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
về ý nghĩa, mục tiêu của các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho
học
sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....................................36
2.3.2. Thực trạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.3.3. Thực trạng các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai..............55
2.3.4. Thực trạng kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ..........................................................61
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh ở các trường
THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .................................................................66
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh ở
các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................66
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh
ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai............................................70
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh
ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai............................................74
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh
ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai............................................76
2.4.5. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục
ATGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...........78
2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý các lực lượng trong
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn
Bàn,
tỉnh Lào Cai .......................................................................................................80
2.5. Đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân............................................82
2.5.1. Ưu điểm và nguyên nhân.........................................................................82
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................86
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI ...........................................................87
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................87

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục THCS .......................................87
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ...........................................87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................88
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..........................................................88
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....................................88
3.2.1. Tăng cường, nâng cao nhận thức về giáo dục ATGT cho học sinh ở
trường THCS đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường .......................88
3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động giáo dục ATGT cho học
sinh ở trường THCS..........................................................................................92
3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo dục an toàn giao thông cho đội
ngũ cán bộ CSGT, giáo viên và cán bộ Đoàn Thanh niên trong tổ chức hoạt
động ATGT tại nhà trường ................................................................................94
3.2.4. Tổ chức đa dạng hóa các hình thức giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh ở các trường THCS .............................................................................97
3.2.5. Tăng cường đầu tư kinh phí, phương tiện cho công tác quản lý hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS..............101
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý phối hợp giữa các lực lượng
trong giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường THCS....................103
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp.................................................................108
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.................108
3.4.1. Quy trình khảo nghiệm ..........................................................................108
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................110
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................115
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................116

1. Kết luận........................................................................................................116
2. Khuyến nghị.................................................................................................117
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.....................................................117
2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo...............................................................117
2.3. Đối với phụ huynh học sinh .....................................................................118
2.4. Đối với nhà trường THCS ........................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

ATGT

An toàn giao thông

2.

CB

Cán bộ

3.

CBQL

Cán bộ quản lý


4.

CSVC

Cơ sở vật chất

5.

ĐG

Đánh giá

6.

GD

Giáo dục

7.

GD ATGT

Giáo dục an toàn giao thông

8.

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo


9.

GT

Giao thông

10.

GV

Giáo viên

11.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

12.

GS.TS KH

Giáo sư. Tiến sĩ khoa học

13.

HS

Học sinh


14.

HT

Hiệu trưởng

15.

HĐGDATGT

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông

16.

PHT

Phó hiệu trưởng

17.

TNGT

Tai nạn giao thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................34
Bảng 2.2. Quy ước tiêu chí và đểm đánh giá ....................................................35
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về ý nghĩa của các hoạt động giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS huyện
Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................37
Bảng 2.4. Đánh giá của HS về ý nghĩa của các hoạt động giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai .....................................................................................39
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung tổ chức hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................41
Bảng 2.6. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện nội dung tổ chức hoạt động
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ..........................................................44
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện nội dung tổ chức hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................47
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................50
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường
THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................52
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường
THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...................................54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ tham gia của các lực
lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông
cho học
sinh THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ........................................56
Bảng 2.12. Đánh giá của HS về mức độ tham gia của các lực lượng trong tổ
chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai................................................58
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả tham gia của các lực
lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao t hông
cho học
sinh THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ........................................60
Bảng 2.14. Kiến thức về an toàn giao thông mà học sinh cần có ở các trường
THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...............................................62
Bảng 2.15. Nguyên nhân vi phạm an toàn giao thông của học sinh ở các
trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai...................................63
Bảng 2.16. Đánh giá của HS về nguyên nhân vi phạm an toàn giao thông
của học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....65
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GVvề nội dung lập kế hoạch hoạt động
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THCS huyện
Văn Bàn tỉnh Lào Cai......................................................................67
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện yêu cầu của kế hoạch
hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường
THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai................................................69
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung tổ chức thực hiện hoạt
động giáo dục ATGT cho học sinh trường THCS huyện Văn
Bàn tỉnh Lào Cai..............................................................................71
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL, GV về quá trình tổ chức thực hiện hoạt

động giáo dục ATGT cho học sinh trường THCS huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL, GV về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động
giáo dục ATGT cho học sinh trường THCS huyện Văn Bàn
tỉnh
Lào Cai ............................................................................................75
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL, GV về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động
giáo dục ATGT cho học sinhtrường THCS huyện Văn Bàn tỉnh
Lào Cai ............................................................................................77
Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL, GV về công tác phối hợp các lực lượng
trong hoạt động giáo dục ATGT cho học sinhtrường THCS
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ...........................................................79
Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý các
lực lượng trong giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường
THCS huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai....................................81
Bảng 3.1. Đối tượng khảo nghiệm...................................................................110
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp ..........................111
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp.............................113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Để giải quyết vấn đề ATGT quốc gia thì giáo dục ATGT cho học sinh
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục
coi trọng. Từ đó sẽ sớm hình thành cho các em có ý thức hơn khi tham gia giao
thông, góp phần hình thành văn hóa giao thông. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm
đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội như nhà trường, gia
đình, Công an, Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục khác.
Với mục đích nâng cao hiểu biết về các quy định đảm bảo ATGT, từ năm
học 2014 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã bắt đầu ban hành văn
bản chỉ đạo Sở GD&ĐT các địa phương triển khai lồng ghép, tích hợp việc giáo
dục ATGT trong môn Giáo dục công dân, các giờ ngoại khóa. Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ đề ra với mục đích nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo
dục, cụ thể như sau: (1) Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông
trong học sinh, sinh viên; (2) Phấn đấu giảm các vụ tai nạn giao thông liên
quan tới học sinh, sinh viên; (3) Đồng bộ hóa các phương pháp giảng dạy,
truyền đạt về ATGT sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học, hướng dẫn
xây dựng các tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học; (4) Góp phần
giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong phạm vi cả
nước.
Đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi mới bắt đầu sử dụng
và điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, với nhiều đặc điểm tâm lý
khó kiểm soát, cần phài có ý thức tuân thủ pháp luật an toàn giao thông và hành
vi tham gia giao thông nghiêm túc. Đặc biệt, ở lứa tuổi thích thể hiện mình
vượt quá năng lực bản thân, các em dễ mắc lỗi vi phạm an toàn giao thông, gây
nguy hiểm cho bản thân, những người xung quanh, mất trật tự an ninh xã hội,
và có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Hiện nay, một bộ phận các em học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





sinh THCS nói chung và ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nói riêng đã và
đang có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




những biểu hiện về việc chưa chấp hành tốt quy định pháp luật an toàn giao
thông.
Từ những vấn đề thực tiễn trên cho thấy, quản lý hoạt động giáo dục
ATGT trong nhà trường THCS là một công việc hết sức quan trọng, hết sức
thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ý thức
chấp hành nghiêm túc Luật giao thông ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Bản thân là một cán bộ quản lý nhận thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên
cứu để tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể nhằm góp phần thực hiện quản lý
giáo dục ATGT đạt kết quả tốt. Mong muốn học sinh lứa tuổi trung học cơ sở
được giáo dục triệt để về ATGT, trong tâm trí các em luôn ý thức sâu sắc được
sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông, từ đó bản thân các em
luôn thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, trở thành những người
tham gia giao thông văn
minh.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai” cần được đặt ra và triển khai nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường

THCS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở
các THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các
trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở
các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THCS huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn tồn tại
những hạn chế trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý hoạt động này. Vì
vậy, nếu đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai một cách phù
hợp và hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học
sinh thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường THCS hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Do điều kiện thời gian có hạn, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu số liệu
thực trạng tham gia giao thông và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh ở các trườngTHCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ
năm
2016 đến 2018.
- Trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS của Hiệu trưởng trường

THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh, Phụ huynh học
sinh các trường THCS, Cán bộ quản lý phòng CSGT huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thông hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh ở trường trung học cơ sở
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện
nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, mô hình
hóa, cụ thể hóa... các tài liệu lý luận về phối hợp các lực lượng trong giáo dục đào tạo; văn bản pháp luật, các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà
nước về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS, các
báo cáo về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.. nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài và đề
xuất biện pháp.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát hành vi giao thông của học sinh tại các trường THCS trên địa
bàn huyện tại những địa điểm có phương tiện tham gia giao thông nhiều nhất
và ít nhất.
+ Quan sát trực tiếp các tiết học và hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện nay
- Phương pháp điều tra viết: Nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm xin ý kiến đánh giá của các CBQL, đội
ngũ giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý phòng CSGT huyện Văn Bàn về thực
trạng, những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai lấy đó làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp.
- Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, các nhà
giáo có kinh nghiệm thực tế về các biện pháp đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng công thức toán học thống kê để xử lý số liệu thu được từ điều
tra, khảo sát; báo cáo các kết quà nghiên cứu dưới dạng các sơ đồ, biểu đồ.
8. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở các trường trung học cơ sở.
CHƯƠNG 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
CHƯƠNG 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Vào những năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra khái niệm
“Chiến tranh giao thông”, bởi con số thương vong vì TNGT tương đương với số
thương vong trong chiến tranh của Nhật Bản ở nhiều thập kỷ trước. Một trong
những giải pháp được Nhật Bản chú trọng đó là giáo dục ATGT cho trẻ em để
xây dựng cho các em ý thức ngay từ nhỏ. Nhờ vậy, tình trạng giao thông của

Nhật Bản đã thay đổi theo hướng tích cực và trở thành một trong những quốc
gia có hệ thống ATGT nhất trên thế giới.
Để thực hiện được điều đó, chính quyền Nhật Bản xác định công tác giáo
dục ATGT là nhiệm vụ của toàn xã hội, đòi hỏi người dân phải nghiêm túc tự
giác thực hiện và liên tục duy trì. Hàng năm, Chính phủ Nhật Bản tiến hành tổ
chức 2 chiến dịch tuyên truyền về ATGT trên quy mô cả nước. Các chiến dịch
này kéo dài 10 ngày nhằm nhắc nhở và động viên ý thức tham gia giao thông
của người dân.
Công tác giáo dục ATGT còn được Nhật Bản tập trung ngay từ bậc tiểu
học, việc giáo dục kiến thức về giao thông cho người dân thực hiện từ khi còn
bé cho đến khi già với mọi thành phần tham gia giao thông. Giáo dục trong
trường học, gia đình, các tổ chức xã hội, thông qua đài phát thanh, truyền
hình, báo chí với nội dung phù hợp với từng lứa tuổi.
Công tác giáo dục giao thông tại Nhật Bản cũng được áp dụng song song
với tình hình thực tế. Chẳng hạn, tại thành phố Kyoto, nơi có mật độ sử dụng
xe đạp 7 trong giới học sinh tiểu học tương đối cao, các em học sinh phải tham
gia một khóa huấn luyện về ATGT mới được cấp chứng chỉ sử dụng xe đạp. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hoạt động tuyên truyền về giao thông ở Nhật Bản thu được hiệu quả một
phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





nhờ gắn liền với thực tiễn. Chẳng hạn, để ngăn chặn nạn đỗ xe bừa bãi gây
cản trở giao thông, trước hết, chính quyền chăm lo quy hoạch khu vực có thể
đỗ xe rồi mới tổ chức tuyên truyền.
Một xã hội văn minh cần phải có một nền giáo dục toàn diện, phải tuân
thủ pháp luật nói chung hay luật giao thông đuờng bộ nói riêng. Bài học giáo
dục ATGT cho học sinh ở Nhật Bản và các nuớc phát triển trên thế giới giúp
chúng ta thấy tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT cho học sinh, để các em
có được các hiểu biết cơ bản, phòng tránh tai nạn và có ý thức chấp hành pháp
luật khi tham gia giao thông là rất cần thiết.
1.1.2.
nước



trong

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách
học sinh. Các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường có ý nghĩa và vai trò
lớn lao trong việc định hình tư tưởng, xây dựng lý tưởng, đạo đức, văn hóa, lối
sống, pháp luật cơ bản cho HS. Chính vì vậy, việc giáo dục an toàn giao thông
ngay từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường là việc làm vô cùng cần thiết,
mang lại hiệu quả cao. Thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu, chủ
trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục an toàn giao thông,
nâng cao ý thức giao thông trong nhà trường.
Tìm hiểu liên quan đến giáo dục pháp luật an toàn giao thông, có nhiều
nhà khoa học đã tiếp cận vấn đề này theo nhiều cách, với nhiều cấp độ khác
nhau, có thể kể đến các công trình như sau :
Tác giả Cao Thanh Nga (2010) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông ở các trường THPT nội thành Hà Nội”. Luận văn đã trình bày cơ
sở lý luận, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông

ở các trường THPT nội thành Hà Nội. Kết quả đạt được là quản lý các mục tiêu;
quản lý nội dung; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý các lực lượng
phối hợp của các trường THPT nội thành Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các
trường THPT nội thành Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2010) với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục
pháp luật cho sinh viên tại trường Đại học Tây Bắc”. Qua luận văn, tác giả đã
trình bày cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho sinh
viên tại trường Đại học Tây Bắc. Kết quả đạt được là quản lý các mục têu;
quản lý nội dung; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý các lực lượng
phối hợp các trường Đại học Tây Bắc. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên tại trường Đại học Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2016) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo
dục an toàn giao thông tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố
Hà Nội”. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục an toàn
giao thông tại các trường Tiểu học, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục an toàn giao thông tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố
Hà Nội. Kết quả đạt được là quản lý thông qua các chức năng quản lý: lập kế
hoạch, tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo

dục an toàn giao thông tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố
Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo
dục an toàn giao thông tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố
Hà Nội, các biện pháp đucợ kiểm nghiệm tính cần thiết và khả thi.
Tác giả Đỗ Linh Trang (2016) với đề tài “Quản lý giáo dục an toàn giao
thông ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng”. Luận văn
đã trình bày cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao
thông ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, Kết quả
đạt được là quản lý thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức,
triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông tại trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao
thông ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2018) với đề tài “Biện pháp quản lý giáo
dục an toàn giao thông của Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Đống Đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×