Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác cảng hàng không tế cát bi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.28 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM QUANG HUY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CÁT BI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Tiệp

HẢI PHÒNG – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác
quản lý và khai thác Cảng hàng không quốc tế Cát Bi” là kết quả quá trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý một cách trung thực,
nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này là thành quả lao động của tôi dưới sự giúp


đỡ của giáo viên hướng dẫn là TS.Bùi Thị Minh Tiệp. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn không sao chép lại bất kỳ một
công trình nào đã có từ trước.

Tác giả

Phạm Quang Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS.Bùi Thị Minh Tiệp- người đã hết sức tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu từ việc xây dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu
và cho đến lúc hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, các Quý thầy cô trường Đại
học Hải Phòng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian theo học tại
trường. Với vốn kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu, mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào
công việc một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng cảm ơn Ban Giám đốc, đồng nghiệp, khách hàng và tất cả bạn
bè, người thân trong Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đã nhiệt tình giúp đỡ,
hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian viết luận văn.
Cuối cùng kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị Cảng hàng không
quốc tế Cát Bi luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong

công việc.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Phạm Quang Huy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... vii1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG ....................................................................... 4
1.1. Khái quát về Cảng hàng không ..............................................................................4
1.1.1. Khái niệm Cảng hàng không................................................................... 4
1.1.2. Các hoạt động của Cảng hàng không...................................................... 5
1.1.3. Vai trò của Cảng hàng không đối với nền kinh tế [16]........................... 9
1.2. Công tác quản lý và khai thác Cảng hàng không............................................... 10
1.2.1. Khái quát về công tác quản lý và khai thác cảng hàng không .............. 10
1.2.2. Các nguyên tắc trong quản lý Cảng hàng không [19]........................... 11
1.2.3. Các công cụ quản lý tại cảng hàng không sân bay ............................... 12
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động công tác quản lý và khai thác Cảng hàng
không............................................................................................................................. 13
1.3.1. Chỉ tiêu sản lượng ................................................................................. 14
1.3.2. Chỉ tiêu doanh thu ................................................................................. 14

1.3.3. Chỉ tiêu chi phí ...................................................................................... 14
1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận.................................................................................. 15
1.3.5. Một số chỉ tiêu khác .............................................................................. 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý và khai thác Cảng hàng
không............................................................................................................................. 17
1.4.1. Các nhân tố khách quan [12]................................................................. 17
1.4.2. Các nhân tố chủ quan [12] .................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CÁT BI ................................................. 20
2.1. Khái quát về ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và của Cảng
hàng không quốc tế Cát Bi nói riêng.......................................................................... 20


iv
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt
Nam qua các thời kỳ [23]................................................................................ 20
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam và Cảng hàng không quốc tế Cát Bi [23] ............................................... 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng về lao động của Cảng
hàng không quốc tế Cát Bi .............................................................................. 28
2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.............. 30
2.2. Thực trạng công tác quản lý và khái thác Cảng hàng không quốc tế Cát Bi .. 31
2.2.1. Thực trạng về đối tượng, phạm vi quản lý và khác thác....................... 31
2.2.2. Thực trạng về các dịch vụ quản lý và khác thác ................................... 35
2.2.3. Kết quả quản lý và khai thác................................................................. 37
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác Cảng hàng không
quốc tế Cát Bi ............................................................................................................... 43
2.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 43
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 44
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và khai thác Cảng hàng không quốc tế

Cát Bi............................................................................................................................. 45
2.4.1. Thành tựu .............................................................................................. 45
2.4.2 Hạn chế................................................................................................... 46
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 47
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ............ 49
VÀ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CÁT BI ................... 49
3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp..................................................................................... 49
3.1.1. Chủ trương của Chính phủ đối với hoạt động quản lý và khai thác Cảng
hàng không ...................................................................................................... 49
3.1.2. Chiến lược phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.. 49
3.1.3. Chủ trương phát triển của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi ................ 50
3.1.4. Phương hướng phát triển và khai thác các dịch vụ tại Cảng hàng không
quốc tế Cát Bi.................................................................................................. 50
3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác Cảng hàng không quốc tế
Cát Bi............................................................................................................................. 53
3.2.1. Xây dựng các nội dung về chất lượng dịch vụ...................................... 53


v
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy trình làm việc theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008........................................................................................................ 58
3.2.3. Đảm bảo tính cạnh tranh trong giá dịch vụ tại Cảng ............................ 58
3.2.4. Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 59
3.2.5. Thường xuyên tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng.............................. 61
3.2.6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác các
dịch vụ ............................................................................................................. 62
3.2.7. Nâng cao năng lực quản lý tài chính..................................................... 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 68
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 70



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ
viết tắt

Giải thích

AWOS

Hệ thống khí tượng

BQP

Bộ Quốc Phòng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CHC

Cất hạ cánh

CHK

Cảng hàng không


CHKQT

Cảng hàng không quốc tế

CIP

Commercially Important Person: Hành khách mang lại lợi nhuận
cao về mặt thương mại và làm tăng uy tín cho các hãng

CLDV

Chất lượng dịch vụ

DT/CP/LN Doanh thu/ Chi phí/ Lợi nhuận
GTVT

Giao thông vận tải

HKDDVN Hàng không dân dụng Việt Nam
HKVN

Hàng không Việt Nam

IATA

International Air Transport Association
Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế

ICAO


Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

ILS

Instrument Landing System
Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị

LĐTL

Lao động tiền lương

ODA

Official Development Assistance: hình thức đầu tư nước ngoài

SB

Sân bay

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTCHK

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

TTB

Trang thiết bị


UBND

Ủy ban nhân dân

VIP

Very Important Person: Hành khách quan trọng

VNA

VietNam Airlines: Hãng hàng không Quốc gia

VTHK

Vận tải hàng không


vii

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Các loại hình dịch vụ tại cảng hàng không

13

2.1

Thực trạng về lao động của CHKQT Cát Bi từ 20122016

29

2.2

Các loại doanh thu và chi phí theo quy định tại CHK
Quốc tế Cát Bi

32

2.3

Thực trạng khai thác CHKQT Cát Bi

33

2.4

Sản lượng thực hiện của CHKQT Cát Bi từ 2012-2016

37

2.5


Kết quả quản lý và khai thác của CHKQT Cát Bi từ
2012-2016

39

2.6

Chỉ tiêu lợi nhuận của CHKQT Cát Bi từ năm 20122016

40

3.1

Phương hướng phát triển các lĩnh vực dịch vụ tại
CHKQT Cát Bi

51

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ cấu trúc của môi trường


16

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CHKQT Cát
Bi

27


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang từng bước khẳng
định vai trò kinh tế mũi nhọn của mình trong tiến trình công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện là chiếc cầu nối liền các
vùng kinh tế, xã hội văn hoá của đất nước và cũng là chiếc cầu nối giữa Việt
Nam với các nước khác trên thế giới với tốc độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn
và thuận tiện, từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh
vực khác như du lịch, dịch vụ, đầu tư, thương mại.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam được cấu thành từ 3 bộ phận:
cảng hàng không, quản lý bay và các hãng hàng không, trong đó cảng hàng
không là điểm đầu và điểm cuối của tất cả các hành trình trên không, giúp
các hãng hàng không thực hiện vận chuyển hành khách một cách an toàn,
hiệu quả và liên tục. Để tồn tại và phát triển, cảng hàng không nói chung và
cảng hàng không Việt Nam nói riêng phải liên tục đa dạng hóa và hoàn

thiện các hoạt động của mình dù dưới hình thức thương mại hay phi thương
mại. Chúng vừa cho phép cảng phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng sử
dụng cảng hàng không vừa kích thích được tính hiệu quả trong công tác
quản lý và khai thác cảng nhằm thúc đẩy doanh thu cho cảng hàng không.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi - trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng
không Việt Nam, có lợi thế vị trí địa lý nằm ở trung tâm Châu Á - Thái Bình
Dương có thể coi như là một trạm trung chuyển hàng không quan trọng, thuận
tiện giữa các vùng ở trong nước và từng bước kết nối với một số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Tuy có tầm quan trọng như vậy, nhưng hiện
nay Cảng hàng không quốc tế Cát Bi vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình


2

bởi khả năng phục vụ hành khách, công tác quản lý và khai thác cảng hàng
không đang trong tình trạng chưa thực sự hiệu quả. Điều đó không chỉ ảnh
hưởng uy tín, đến doanh thu của cảng mà còn kìm hãm sự phát triển của các
đơn vị, các tổ chức xung quanh cảng và đặc biệt là kìm hãm sự phát triển của
ngành du lịch một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần gia tăng nguồn thu cho
đất nước.
Trước tình hình thực tế của cảng hàng không quốc tế Cát Bi, vậy vấn
đề đặt ra là hoàn thiện công tác quản lý và khai thác cảng hàng không quốc tế
Cát Bi nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Cảng, của Tổng công ty nói
riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Tôi nhận thấy vấn đề tồn tại ở trên
có thể là hướng nghiên cứu thích hợp cho luận văn tốt nghiệp của mình, vì
vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
và khai thác cảng hàng không quốc tế Cát Bi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý (kinh doanh) và
khai thác cảng hàng không sân bay.

- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý và khai thác Cảng hàng không
quốc tế Cát Bi giai đoạn 2012-2016.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và khai thác
Cảng hàng không nói chung, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nói riêng.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài này tập trung nghiên cứu, phân tích
thực trạng công tác quản lý (kinh doanh) và khai thác Cảng hàng không quốc
tế Cát Bi thời gian qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Cảng hàng
không quốc tế Cát Bi


3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề chung về quản lý
(kinh doanh) và khai thác cảng hàng không, tìm hiểu cụ thể về thực trạng
quản lý và khai thác cảng hàng không quốc tế Cát Bi, từ đó tìm ra các mặt hạn
chế trong công tác quản lý và khai thác cảng, có những biện pháp nhằm khắc
phục tình trạng đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tổng hợp thông tin, dữ
liệu thu thập thông qua các bảng thống kê về các loại hình dịch vụ, các loại
doanh thu, chi phí và sản lượng của Cảng hàng không. Từ đó tiến hành phân
tích, tổng hợp hoàn chỉnh để đưa ra các biện pháp cụ thể sát với thực tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý và khai thác Cảng hàng không.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và khai thác Cảng hàng


không quốc tế Cát Bi .
- Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác Cảng

hàng không quốc tế Cát Bi.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG
1.1 . Khái quát về Cảng hàng không
1.1.1. Khái niệm Cảng hàng không
Trong vận tải hàng không, cảng hàng không được xem như là cửa
ngõ mở đầu cho một hành trình bằng đường hàng không. Cảng hàng không
không chỉ dừng ở khái niệm là một cửa ngõ mà còn được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau, theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thì:
“Cảng hàng không được xem như là toàn bộ mặt đất, mặt nước (bao
gồm các công trình kiến trúc, các thiết bị kỹ thuật) được sử dụng để máy bay
tiến hành cất hạ cánh và di chuyển”[16].
Bước sang thập kỷ 90 các nhà kinh doanh hàng không lại cho rằng:
“Cảng hàng không là một xí nghiệp công nghiệp phức hợp. Chúng hoạt
động như một cuộc hội nghị, trong đó các thành phần khác biệt được hoà
hợp với nhau để thực hiện trao đổi giữa vận tải hàng không và vận tải mặt
đất cho cả hành khách và hàng hoá”.[16]
Theo họ cảng hàng không lúc này phải là những tổ hợp kinh tế, những
xí nghiệp kinh doanh hiện đại và thành đạt.
Tại điều 23 chương 3 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam cảng
hàng không được định nghĩa như sau:
“Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình bao gồm: đường băng,

đường lăn, sân đỗ, nhà ga và các trang thiết bị, các công trình mặt đất khác
được sử dụng cho tầu bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hành
khách”.[11]
Để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cảng hàng không
bao gồm các cơ sở hạ tầng thiết yếu như sau [7]:
- Đường băng.


5

- Sân đỗ tầu bay.
- Nhà ga hành khách.
- Khu nhập trả hàng hoá.
- Sân đỗ ô tô.
Các trang thiết bị phục vụ liên lạc cho máy bay và một số các công
trình hỗ trợ khác để đảm bảo cho hoạt động cho cảng hàng không diễn ra bình
thường và liên tục như hệ thống cung cấp nước, cung cấp điện và hệ thống
cung cấp nhiên liệu ... đồng bộ.
Trong thực tế người ta sử dụng đồng nhất 2 thuật ngữ “cảng hàng
không ” và “sân bay” nhưng xét về bản chất thì “cảng hàng không” mang ý
nghĩa đầy đủ hơn và ý nghĩa hơn còn “sân bay” chỉ là thuật ngữ chỉ nơi cất
hạ cánh của máy bay.
Chúng ta cần phải phân biệt cảng hàng không quốc tế và cảng hàng
không địa phương, cảng hàng không địa phương là nơi chỉ tiếp nhận và tiến
hành các chuyến bay trong phạm vi lãnh thổ quốc gia còn cảng hàng không
quốc tế là nơi tiếp nhận và tiến hành các chuyến bay trong và ngoài lãnh thổ
hoặc giữa các vùng ở các quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Các hoạt động của Cảng hàng không
Thông thường, tại cảng hàng không có rất nhiều hoạt động kinh doanh
diễn ra liên tục suốt ngày đêm, nhưng xét theo tính chất thì có thể quy chúng

về 2 loại: hoạt động hàng không và hoạt động phi hàng không. Ở đây, chúng
ta chỉ tìm hiểu những hoạt động chủ yếu mà chúng thể hiện được tính đặc thù
của một cảng hàng không.
1.1.2.1 . Các hoạt động hàng không
Hoạt động hàng không là những hoạt động chỉ nhằm cung cấp các dịch vụ
phục vụ cho máy bay, hành khách, hàng hoá đi trên máy bay và có liên quan trực


6

tiếp đến quá trình vận hành của các chuyến bay. Chúng bao gồm [16]:
Điều hành hạ cất cánh tàu bay: hướng dẫn cho các phi công điều khiển
máy bay hạ cánh hoặc cất cánh trên đường băng.
Dịch vụ sân đậu tàu bay: cung cấp hệ thống đường lăn, sân đỗ cùng một số
công tác đảm bảo an toàn cho máy bay khi đậu lại tại cảng hàng không.
Phục vụ các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, bao gồm: vệ sinh
máy bay, nạp nhiên liệu cho máy bay, xếp / bốc dỡ hành lý - hàng hoá trên
máy bay. Ngoài ra chúng còn có thể là những dịch vụ liên quan đến quá trình
phục vụ hành khách, hành lý hoặc hàng hoá từ nhà ga ra máy bay.
Làm thủ tục cho hành khách trước và sau chuyến bay.
Một số hoạt động phụ trợ khác như: phục vụ cầu dẫn khách lên/ xuống
tàu bay, soi chiếu an ninh (đối với cả hành khách và hàng hoá), kéo đẩy tàu
bay .v.v.v.
Máy bay là một phương tiện vận chuyển mặc dù có những tính năng
tiện lợi như: nhanh chóng, an toàn (có độ an toàn cao nhất so với các phương
tiện giao thông khác), nhưng cũng đòi hỏi những yêu cầu rất cao cả về tiêu
chuẩn kỹ thuật của các trang thiết bị phục vụ dưới mặt đất (trong đó bao gồm
cả các trang thiết bị tại cảng hàng không) và trình độ của người điều khiển nó
(các phi công). Từ phía cảng hàng không, các hoạt động hàng không mà Cảng
cung cấp chính là để đảm bảo cho máy bay cũng như hành khách và hàng hoá

đi trên máy bay các điều kiện tối thiểu về an ninh và an toàn, đáp ứng một
phần trong những đòi hỏi khắt khe của phương tiện bay này, từ đó giúp các
hãng hàng không hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển của mình. Dịch vụ điều
hành hạ cất cánh giúp phi công hạ cất cánh máy bay một cách an toàn trên
đường băng; dịch vụ phục vụ sân đậu tàu bay giúp máy bay có được một chỗ
dừng an toàn và thuận tiện trong cảng; các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt
đất sẽ tiến hành công việc vệ sinh, xếp / bốc dỡ hàng hoá trên máy bay, công


7

tác kỹ thuật đảm bảo cho máy bay ở trong tình trạng tốt trước khi cất cánh...;
dịch vụ làm thủ tục hành khách, soi chiếu an ninh,... sẽ giúp đề phòng tối đa
các trường hợp uy hiếp đến an ninh, an toàn của chuyến bay. Chính vì thế,
hoạt động hàng không được coi là những hoạt động thiết yếu nhất mà bất kỳ
cảng hàng không nào cũng phải có.
1.1.2.2 . Các hoạt động phi hàng không
Hoạt động phi hàng không là những hoạt động mang tính chất thương
mại nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng mà cảng hàng
không có thể phục vụ và được tiến hành trên đất đai của cảng hàng không. Hoạt
động phi hàng không có đối tượng phục vụ đa dạng hơn so với các hoạt động
hàng không. Nếu như, hoạt động hàng không chỉ phục vụ cho máy bay,
hành khách và hàng hoá trên máy bay, thì hoạt động phi hàng không không chỉ
phục vụ cho các đối tượng kể trên mà còn phục vụ cho cả người đi tiễn / đón
hành khách, những người lao động, các tổ chức có nhu cầu hoạt động tại cảng
và thậm chí cả dân cư địa phương ở xung quanh cảng hàng không.
Các hoạt động phi hàng không bao gồm toàn bộ những hoạt động sản
xuất - kinh doanh giống như ở thị trường tự do bên ngoài cảng hàng không.
Số lượng, chất lượng cũng như quy mô của các hoạt động này tuỳ thuộc vào
mức nhu cầu của khách hàng và năng lực kinh doanh của cảng. Tuy nhiên, tại

các cảng hàng không thường đều có những hoạt động sản xuất kinh doanh tối
thiểu sau [17]:
- Bán hàng miễn thuế (là một hình thức bán hàng đặc biệt chỉ có ở các
cảng hàng không quốc tế): Khách hàng mua hàng hoá trong các cửa hàng
miễn thuế sẽ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào của nước sở tại, tức là giá
cả của chúng bằng mức giá trao đổi ở ngoài biên giới nước sở tại. Chính vì
đặc điểm này mà cửa hàng bán miễn thuế chỉ dành cho hành khách quốc tế (là
hành khách đi trong các chuyến bay quốc tế).
- Bán hàng chịu thuế: là hình thức bán hàng giống như các cửa hàng


8

thông thường ở các khu vực ngoài cảng hàng không, tức là hàng hoá bán theo
hình thức này phải chịu tất cả các loại thuế mà nước sở tại quy định. Loại này
dành cho tất cả các đối tượng có nhu cầu mua.
- Dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán giải khát, quán ăn nhẹ...
- Cung cấp xăng dầu cho các phương tiện giao thông trong và ngoài
cảng hàng không (kể cả cho máy bay).
- Dịch vụ ngân hàng.
- Dịch vụ trông giữ ôtô, xe máy, xe đạp.
- Dịch vụ quảng cáo.
Ngoài ra, ở một số cảng hàng không lớn còn có thêm các hoạt động
kinh doanh khác như: các dịch vụ vui chơi giải trí (rạp chiếu phim, phòng
nghe nhạc, trung tâm thể thao, trò chơi điện tử...) nhằm đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí của hành khách trong lúc chờ đợi ở nhà ga và các đối tượng khác
có nhu cầu, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, tắm hơi, giặt là quần áo, tiệm may,
dịch vụ y tế, khách sạn ..v.v... Thậm chí một số cảng còn tổ chức các đơn vị
sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm phục vụ cho hành khách trên các chuyến
bay như: suất ăn, dụng cụ ăn ...

Chủ thể cung ứng các hoạt động phi hàng không có thể là một mình
cảng, hoặc cả cảng hàng không và các tổ chức kinh doanh khác, hoặc thậm
chí chỉ có các tổ chức kinh doanh khác mà không có sự tham gia của cảng
hàng không. Việc tham gia của các tổ chức này được thực hiện dưới hình thức
cảng nhượng quyền khai thác cho những đơn vị đó.
Các hoạt động phi hàng không hình thành nên một thị trường kinh
doanh tại cảng hàng không. Tuy nhiên, đây sẽ không thể là một thị trường
cạnh tranh hoàn hảo bởi hai nguyên nhân [16]:
Thứ nhất, các nhà chức trách cảng hàng không là người có quyền quản
lý và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trên thị trường này, nên họ sẽ không để


9

cho các tổ chức kinh doanh có thể phát triển một cách tự do, mà phải phục vụ
cho những mục tiêu phát triển nhất định của cảng hàng không. Chẳng hạn,
nếu cảng hàng không có mục tiêu phục vụ như là một công trình công cộng
thì họ sẽ có những chính sách để hạn chế sự nâng giá, ép giá đối với khách
hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận cao của các tổ chức kinh doanh; hoặc nếu
cảng hàng không muốn hoạt động phi hàng không của mình phát triển mạnh
lĩnh vực dịch vụ thì rõ ràng các đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ được ưu tiên phát
triển hơn các đơn vị sản xuất hàng hoá..v.v. Tóm lại, do có bàn tay can thiệp
của nhà chức trách cảng hàng không nên khả năng cạnh tranh tự do và tuyệt
đối bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh sẽ là một điều khó xảy ra.
Thứ hai, do tính chất độc quyền của cảng hàng không nên các chủ thể
kinh doanh đều có khả năng thu được một khoản gọi là “địa tô chênh lệch”.
Xét trường hợp cụ thể, một cửa hàng bán đồ lưu niệm nếu đặt tại một nơi nào
đó ngoài cảng hàng không, sẽ phải chịu sức ép của cạnh tranh nên chỉ có thể
đặt giá bán ở mức cân bằng của thị trường. Ngược lại, nếu cửa hàng đó đặt
trong cảng hàng không thì cho dù có một số cửa hàng tương tự cùng tồn tại,

nhưng các cửa hàng đó đều nhận thấy lợi thế độc quyền đặc biệt của mình đối
với những khách hàng tại cảng, nên họ sẽ cùng nhau đặt giá bán ở mức cao
hơn so với mức giá bên ngoài cảng mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Mức
chênh lệch này chính là địa tô chênh lệch. Sự tồn tại của địa tô chênh lệch là
một tất yếu khách quan, do lợi thế vị trí kinh doanh của các doanh nghiệp
mang lại. Như vậy, bản thân các chủ thể kinh doanh tại cảng hàng không cũng
tự làm cho thị trường này trở nên không có cạnh tranh hoàn hảo. Điều đó
cũng cho thấy hoạt động phi hàng không là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi
nhuận cao nếu cảng hàng không biết cách tận dụng lợi thế này.
1.1.3. Vai trò của Cảng hàng không đối với nền kinh tế [16]
- Ngành hàng không là ngành công nghiệp đòi hỏi mức độ chuyên môn
hoá và đồng bộ rất cao, sự phát triển của công nghiệp hàng không là sự phát
triển tất yếu cả các bộ phận trong hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành bao


10

gồm: Các hãng hàng không, các trung tâm quản lý bay và cảng hàng không
trong đó cảng hàng không được coi như là một mắt xích quan trọng là cơ sở
cho sự phát triển của ngành.
- Cảng hàng không có tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh
tế xã hội của khu vực sân bay, kích thích phát triển các khu công nghiệp, các
khu chế xuất và phát triển kinh tế vùng. Cảng hàng không bao giờ cũng trở
thành trung tâm công nghiệp và thương mại của vùng lãnh thổ nơi đóng điạ
bàn. Gần với các với cảng hàng không thường có nhiều nhà máy xí nghiệp
hoạt động để tiện cho việc vận chuyển. Ngoài ra, sự phát triển của cảng hàng
không đòi hỏi phải phát triển kết cấu hạ tầng công cộng kèm theo như mạng
lưới giao thông đường bộ, đường sắt, các công trình điện nước...
Ví dụ: Cảng hàng không Pháp Charles de Gaulle (CDG) khi trở thành
một tụ điểm lớn của Châu Âu đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của các

hoạt động thương mại xung quanh cảng. Các kho tàng, công trình phân phối,
các cơ sở giải trí và hàng loạt các xí nghiệp chế biến đã được thành lập, chúng
kích thích sự phát triển của nhiều công trình có quy mô lớn ở khu vực: trung
tâm triển lãm Villepinte, nhà ga Garonor và khu công nghiệp bắc Paris..
- Sự phát triển không ngừng của cảng hàng không sân bay sẽ đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá các cảng hàng không sân bay vì
vậy nó tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ khoa
học giữa các dân tộc cũng như giữa các vùng của quốc gia và trên thế giới
làm nâng cao trình độ dân trí, phát triển văn hóa xã hội của đất nước.
- Cuối cùng cảng hàng không có những đóng góp to lớn về mặt doanh
thu, lao động và việc làm cho quốc gia và khu vực.
1.2. Công tác quản lý và khai thác Cảng hàng không
1.2.1. Khái quát về công tác quản lý và khai thác cảng hàng không
Do những đặc thù trong hoạt động của mình, như một tổ hợp kinh tế kỹ thuật - dịch vụ, các cảng hàng không những yêu cầu và đặc điểm riêng


11

trong công tác quản lý [19]:
Thứ nhất: hoạt động của các Cảng hàng không có đặc điểm về tính
đồng bộ hoá và chuyên môn hoá cao trong điều kiện có nhiều đơn vị cùng
tham gia quản lý, khai thác tại Cảng hàng không.
Thứ hai: hoạt động của Cảng hàng không đòi hỏi rất cao về trình độ
công nghệ và tính an ninh, an toàn hàng không.
Thứ ba: ngoài các chức năng thông thường của công tác quản lý, các
Cảng hàng không phải xác định rõ các chức năng chuyên ngành của mình về
vận tải hàng không, về quản lý nhà nước và về kinh doanh thương mại theo
đặc thù hàng không.
Thứ tư: do các Cảng hàng không là một tổ chức kinh tế, cung ứng các
dịch vụ và làm cả chức năng quản lý chuyên ngành, nên khái niệm quản lý

gắn liền với khái niệm khai thác và cung ứng dịch vụ. Đặc biệt là tại các Cảng
hàng không thì khái niệm quản lý, khai thác, cung ứng dịch vụ gắn liền với
nhau và không thể tách rời một cách cơ học được.
1.2.2. Các nguyên tắc trong quản lý Cảng hàng không [19]
- Nguyên tắc an toàn - hiệu quả:

Bảo đảm công tác quản lý khai thác, một cảng hàng không hoạt động
thông suốt hiệu quả theo các tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO.
- Nguyên tắc thống nhất đồng bộ:
Quản lý khai thác một Cảng hàng không phải tuân theo một chính sách
nhất quán, theo các quy định chặt chẽ của pháp luật đảm bảo mọi hoạt động
trong cảng hàng không tuân theo một hệ tiêu chuẩn thống nhất.
- Nguyên tắc năng động, linh hoạt:
Cảng hàng không sân bay là một thực thể kinh tế hoạt động liên tục
24/24h, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật phát triển


12

của ngành công nghiệp hàng không. Vì vậy công tác quản lý khai thác phải
bao quát được hướng phát triển, sự vận động của các mối quan hệ và mâu
thuẫn để đề ra các biện pháp quản lý năng động linh hoạt, vừa định hướng
được sự phát triển vừa xử lý kịp thời các tình huống nảy sinh.
- Nguyên tắc coi trọng yếu tố con người:
Con người là yếu tố quyết định trong các khâu quản lý. Phải chú trọng
công tắc đào tạo, giáo dục, nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo, chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của cảng hàng không.
1.2.3. Các công cụ quản lý tại cảng hàng không sân bay
- Hệ thống các văn bản pháp quy để quản lý, điều hành cảng hàng
không chia thành ba phần chính [7]:

+ Các văn bản quản lý chung toàn bộ cảng hàng không như: Các văn
bản dưới luật, các nghị định, quy chế của các cơ quan cấp trên, điều lệ hoạt
động của cảng hàng không ..v.v..
+ Các văn bản quản lý phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành như nghị định, quy chế về phối hợp với công an cửa khẩu, hải
quan, cảng vụ hàng không ..v.v..
+ Các văn bản pháp quy chuyên ngành như:
Các văn bản quản lý kỹ thuật, tài sản.
Các văn bản quản lý tài chính, kinh doanh.
Các văn bản quản lý điều hành, khai thác như điều lệ khu bay, nhà ga,
hành khách, ga hàng hoá ..v.v..
+ Các mẫu biểu thống kê, báo cáo, biên bản ..v.v..
- Các phương tiện kỹ thuật bảo đảm công tác quản lý:
+ Mạng thông tin quản lý toàn cảng:
Thường thì mỗi khu vực quan trọng, đều có mạng cục bộ như nhà ga,


13

khu bay, đặc biệt là tại ga hành khách có mạng quản lý toà nhà (BMS), hệ
thống quản lý thông tin (MIS).
+ Hệ thống thông tin liên lạc:
Tổng đài điện thoại, đối với các khu bay có hệ thống VHF, đối không,
các kênh thông tin quản lý bay (AFTN), các kênh thông tin thương mại
(SITA), các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành như: CUTE, DCS, bộ
đàm dành cho khu bay, trong các nhà ga..vv..
Một số đặc điểm trong kinh doanh khai thác cảng hàng không:
Kinh doanh của một cảng hàng không bao gồm hai loại hình dịch vụ:
Dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không.
Bảng 1.1. Các loại hình dịch vụ tại cảng hàng không

Dịch vụ hàng không

Dịch vụ phi hàng không

+ Dịch vụ kỹ thuật máy bay.

+ Dịch vụ an ninh, khẩn nguy, y tế.

+ Dịch vụ điều hành cất hạ cánh.

+ Dịch vụ thương nghiệp (bách hoá, ăn

+ Dịch vụ hành khách, hàng hoá, uống, sách báo...)
hành lý, bưu kiện.

+ Dịch vụ cửa hàng miễn thuế.

+ Dịch vụ sân đỗ máy bay.

+ Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.

+ Dịch vụ suất ăn trên máy bay.

+ Dịch vụ khách sạn giải trí.

+ Dịch vụ xăng dầu máy bay.

+ Dịch vụ bưu điện, ngân hàng.
+ Dịch vụ sân đỗ ôtô, xăng dầu ôtô.
+ Dịch vụ quảng cáo.

+ Dịch vụ điện nước....
(Nguồn:Học viện hàng không Việt Nam[16])

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động công tác quản lý và khai thác Cảng
hàng không.
Về cơ bản các chỉ tiêu phản ánh hoạt động công tác quản lý và khai thác
của cảng hàng không cũng giống như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên do đặc


14

trưng riêng của kinh doanh CHK, các chỉ tiêu được sử dụng cụ thể sau đây [16]:
1.3.1. Chỉ tiêu sản lượng
Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh tổng số lượng hành khách, hàng hóa
thông qua CHK trong kỳ (tháng/ quý/ năm), bao gồm:
- Số lượng hành khách đến, số lượng hành khách đi.
- Số lượng hàng hóa đến, số lượng hàng hóa đi.
1.3.2. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các nguồn thu của CHK trong
kỳ (tháng/ quý/ năm). Nó cho biết quy mô đầu ra của Cảng.
Theo quy định hiện hành của Cục HKDD Việt Nam - Bộ Giao thông
vận tải, doanh thu của CHK gồm các nguồn cơ bản như sau:
- Doanh thu từ hoạt động hàng không: Điều hành hạ cất cánh tàu bay;
Dịch vụ sân đậu tàu bay; Phục vụ các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
Làm thủ tục cho hành khách trước và sau chuyến bay; Và một số hoạt động
phụ trợ khác như phục vụ cầu dẫn khách lên/xuống tàu bay, soi chiếu an
ninh.v.v.v.
- Doanh thu từ hoạt động phi hàng không: Bán hàng miễn thuế (là một
hình thức bán hàng đặc biệt chỉ có ở các cảng hàng không quốc tế); Bán hàng
chịu thuế; Dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán giải khát, quán ăn nhẹ... Dịch

vụ ngân hàng; Dịch vụ trông giữ ôtô, xe máy, xe đạp và dịch vụ quảng cáo.
1.3.3. Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi của CHK phát sinh
trong kỳ. Đây là các chỉ tiêu cho biết quy mô đầu vào của Cảng.
Để hạch toán vào chỉ tiêu chi phí, nó luôn phải đảm bảo được các điều
kiện sau:
- Khoản chi phải hợp lý: Khoản chi nằm trong danh mục các khoản chi
mà Cảng đã quy định.
- Khoản chi phải hợp lệ: Là những khoản chi được xác minh bằng hóa
đơn, chứng từ hợp lệ.


15

1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Lợi nhuận đánh giá chất lượng chung của hoạt động kinh doanh của
CHK hàng năm, tuy nhiên con số tuyệt đối đó nó chưa chỉ rõ một CHK hoạt
động tốt như thế nào, các thành tích lợi nhuận của cảng hàng năm có thể tăng
tuyệt đối nhưng giới hạn lợi nhuận có thể giảm. Những so sánh trực tiếp các
lợi nhuận giữa các CHK ít có ý nghĩa khi các CHK có quy mô, mức vận
chuyển khác nhau.
Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên, để phản ánh hiệu quả kinh
doanh của cảng hàng không còn có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như:
Tác động của kinh doanh đến việc bảo vệ môi trường xung quanh, tác động
của cảng hàng không đối với lối sống, văn hoá của người dân, nâng cao đời
sống người dân, xoá bỏ sự khác biệt giữa các vùng dân cư.
1.3.5. Một số chỉ tiêu khác
1.3.5.1. Giá thành tổng hợp
Chỉ tiêu giá thành tổng hợp được đo lường tổng chi phí tính cho mỗi

đơn vị công tải WLU (Work - Load Unit). Một đơn vị công tải ở đây tính cho
một hành khách (cùng với hành lý miễn cước được phép) hoặc 100kg hàng
hoá (theo đơn vị vận chuyển của ICAO)
- Tổng chi phí cho mỗi công tải WLU (sau khi khấu hao và lãi).
- Chi phí khai thác cho mỗi công tải WLU (loại trừ khấu hao và lãi).
- Chi phí lao động cho mỗi WLU.
1.3.5.2. Năng suất lao động
Lao động và vốn là hai chi phí đầu vào chủ yếu đối với cảng hàng
không nên việc khai thác sâu hơn lao động và vốn là chính. Các chỉ số sau
đây có thể dùng để giám sát năng suất lao động bổ sung cho các chi phí lao
động trên mỗi công tải:


16

- WLU trên mỗi nhân viên.
- Tổng thu nhập trên mỗi nhân viên.
- Giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên.
1.3.5.3. Hiệu quả vốn đầu tư đã sử dụng
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của CHK có thể dùng một số
chỉ tiêu sau đây:
- Giá trị gia tăng theo đơn vị chi phí vốn.
- WLU theo 1000$ giá trị tài sản thực.
- Tổng thu nhập theo mỗi 1000$ giá trị tài sản thực.
Tuy nhiên việc xác định, đánh giá giá trị tài sản thực cũng có thể gặp khó
khăn riêng...
1.3.5.4. Năng lực tạo thu nhập
-Tổng thu nhập tính cho mỗi WLU.
- Thu nhập hàng không tính cho mỗi WLU.
Phản ánh chỉ tiêu CHK tạo thu nhập từ các dịch vụ hàng không như:

Các phí cất hạ cánh, thuế hành khách, phí đỗ, vào ga của máy bay...
- Thu nhập phi hàng không tính cho mỗi WLU.
Thu nhập CHK thu được từ các hoạt động dịch vụ phi hàng không như
bán hàng hoá miễn thuế, khách sạn...
CHK là doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực HKDD. Hầu
hết các CHK tiền thân đều là sân bay quân sự được xây dựng trong thời kỳ
Pháp thuộc; bị hư hỏng nặng do chiến tranh phá hoại. Do đó cơ sở vật chất
cũng như điều kiện kỹ thuật có nhiều hạn chế, do vậy, các chỉ tiêu về cơ sở
vật chất, điều kiện kỹ thuật và một số nhóm chỉ tiêu khác ở trên cũng là các
chỉ tiêu đáng lưu tâm. Mà các CHK chỉ được thực sự đầu tư mạnh trong 5


17

năm trở lại đây, đặc biệt là các CHK địa phương. Từ đó, các hãng hàng không
cũng phát triển và mở thêm nhiều đường bay hơn.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý và khai thác
Cảng hàng không
1.4.1. Các nhân tố khách quan [12]
- Môi trường kinh tế:
Khi thu nhập người dân nâng cao thì xu hướng chung là người dân
thường lựa chọn phương thức vận chuyển chất lượng cao, thời gian nhanh. Vì
vậy khi thu nhập người dân cao thì xu hướng chuyển sang vận chuyển bằng
đường không ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu của các
nhà lập kế hoạch dự báo cho thấy mức tăng trưởng GDP không hẳn quan hệ
tuyến tính với mức tăng trưởng lưu lượng hành khách của cảng mà thường
gắn với thu nhập của người dân, của trung tâm lớn gần cảng như thủ đô, thành
phố lớn hoặc các khu công nghiệp xung quanh.

Môi trường chung

Môi trường
cạnh tranh
Doanh
nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ Cấu trúc của môi trường
- Môi trường văn hoá xã hội:


×