Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐÁP ÁN GVG TỈNH NGHỆ AN MÔN VĂN NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.18 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm 01 trang)

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM 2019
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (4.0 điểm)
1. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là một tiêu chí quy
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu chí 6, Tiêu chuẩn 2, Điều 5, Thông tư
số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng
phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
2. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung:
“Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt
động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi
trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào
các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng
tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển ” (Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để góp phần phát
triển khả năng tự học cho học sinh?
Câu 2 (5.0 điểm)
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh theo định hướng phát
triển năng lực khi dạy học đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm


Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 23)
Câu 3 (6.0 điểm)
Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và
phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức
của từng tác phẩm cụ thể.
(Quá trình văn học và phong cách văn học, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 181)
Anh (Chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Từ đó, đề xuất phương án hướng
dẫn học sinh làm bài.
Câu 4 (5.0 điểm)
Sau khi hướng dẫn học sinh học bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 65 - tr. 68), anh (chị) hãy thiết kế một bài tập về vấn đề sử dụng
tiếng Việt hiện nay. Có kèm theo phần lời giải.
--------Hết--------

0


Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên giáo viên dự thi:……………………………………....Số báo danh: ……….………………
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..……...Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….…………......


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH

NGHỆ AN

CẤP THPT NĂM 2019
Môn: Ngữ văn

H ƯỚ NG D Ẫ N CH Ấ M MÔN NG Ữ VĂN Đ Ề CHÍNH TH Ứ C
BÀI KI Ể M TRA NĂNG L Ự C
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững Đáp án - Thang điểm và yêu cầu trong Hướng dẫn chấm c ủa
Ban tổ chức Hội thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đ ặc tr ưng c ủa môn Ng ữ văn,
giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho đi ểm, khuy ến khích nh ững
bài làm sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang đi ểm ph ải đ ược
thống nhất trong tổ chấm thi và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 20.0; làm tròn đến hai chữ số thập phân.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu hỏi
Câu 1.a

Câu 1 b.

Nội dung

Điể
m


Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực 2.0
điểm
cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Thực hiện biên soạn đề kiểm tra định kỳ theo ma trận.

0.75

- Giảm dần câu hỏi tái hiện kiến thức; tăng cường các câu hỏi vận dụng ki ến th ức,
kỹ năng để giải quyết vấn đề/tình huống trong kiểm tra, đánh giá.

0.5

- Ngoài đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài ki ểm tra, còn chú tr ọng
đánh giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả thực hi ện d ự án h ọc t ập, nghiên c ứu
KHKT, kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài vi ết, bài trình chi ếu,
video...); sử dụng kết quả đánh giá thay thế cho một số bài kiểm tra.

0.5

- Kịp thời động viên, khích lệ sự tiến bộ, cố gắng vươn lên c ủa h ọc sinh; đi ều ch ỉnh
quá trình dạy học vì sự tiến bộ của học sinh.

0.25

Một số hoạt động giáo viên cần làm để góp phần phát triển kh ả năng tự h ọc 2.0
cho học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp:
điểm
- Xây dựng/thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh rõ về mục tiêu cần đạt; cách


1

0.5


thức thực hiện; phù hợp với đối tượng.
- Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ (nhiệm vụ học tập đa dạng, vừa
sức, phong phú về các hình thức thể hiện).

0.25

+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động để mỗi học sinh ch ủ đ ộng th ực hi ện
nhiệm vụ; dành nhiều thời gian để học sinh được trình bày, thảo lu ận, b ảo v ệ k ết
quả học tập của mình.

0.25

+ Quan sát, hướng dẫn, thực hiện kịp thời các phương án hỗ tr ợ học sinh gi ải quy ết
các khó khăn.

0.25

+ Quan tâm rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: phát hi ện v ấn đ ề và con đ ường,
cách thức giải quyết vấn đề; chọn, đọc tài liệu; bi ết cách t ự ghi chép, khắc sâu các
kiến thức trong quá trình học tập,…

0.25

- Kịp thời ghi nhận, động viên, khích lệ kết quả thực hiện nhi ệm v ụ học t ập c ủa

học sinh.

0.25

- Định hướng, gợi mở các vấn đề nghiên cứu; hướng dẫn học sinh tìm ki ếm tài li ệu,
học liệu, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động trải nghiệm,…

Câu 2

0.25

Hướng dẫn thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh theo
định hướng phát triển năng lực khi dạy học đoạn thơ trong bài Vội vàng
(Xuân Diệu)
1. Mục tiêu cần đạt

5.0

1.5

- Kiến thức:

0.5

+ Hướng dẫn học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa
xuân, khát vọng sống sôi nổi, vồ vập, mãnh liệt, hết mình của tác gi ả trong đo ạn
thơ.
+ Làm rõ vẻ đẹp nghệ thuật của đoạn thơ: sự mới mẻ của ngôn ngữ, hình
ảnh, giọng điệu, thể thơ…
- Kỹ năng:


0.5

Đọc và cảm nhận thơ Xuân Diệu nói riêng và Thơ mới nói chung.
-Thái độ:

0.25

Khơi dậy tình yêu đời, yêu cuộc sống, có khát vọng sống mạnh mẽ, trân tr ọng
vẻ đẹp của Thơ mới.
- Hình thành năng lực:

0.25

+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực ngôn ngữ: đọc diễn cảm, nói và trình bày vấn đề
thơ.

+ Năng lực văn học: biết nhận thức, rung động, cảm nhận vẻ đẹp c ủa đoạn
Lưu ý:
+ Nêu đầy đủ như đáp án:
+ Nêu được khoảng ½ yêu cầu:

1.5 điểm
1.0 điểm

2


+ Không nêu hoặc có nêu nhưng không đúng: 0.0 điểm

2. Phương tiện dạy học

0.5

Nêu các phương tiện được dùng để dạy học: SGK, bài soạn, các thi ết bị h ỗ tr ợ,
tranh ảnh, bảng, biểu…
Chú ý: Khi nêu tên các tài liệu được sử dụng trong dạy h ọc ph ải phù h ợp v ới
cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
Lưu ý:
+ Nêu phương tiện phù hợp với nội dung dạy học: 0.5 điểm
+ Nêu phương tiện tương đối phù hợp:

0.25 điểm

+ Không nêu hoặc có nêu nhưng không phù hợp: 0 điểm
3. Các nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh thực hiện khi dạy học:

0.5

+ Đọc diễn cảm, nhận xét cách đọc.
+ Xác định nội dung đoạn thơ.
+ Xác định tín hiệu nghệ thuật đặc sắc để thể hiện nội dung.
+ Hình tượng cái tôi trữ tình.
Lưu ý:
+ Thể hiện đủ, đúng nhiệm vụ:
+ Nêu nhiệm vụ nhưng chưa đầy đủ:
+ Nêu không đúng hoặc không nêu:

0.5 điểm
0.25 điểm

0.0 điểm.

4. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học

2.25

Có nhiều hình thức, phương pháp và cách thức trình bày hoạt đ ộng d ạy h ọc,
miễn là đáp ứng được mục tiêu, thể hiện được hoạt động của thầy và trò, phù hợp
với đối tượng học sinh và tình hình thực tế nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện đầy đủ các bước trong tiến trình dạy học: (Giáo viên(GV) giao
nhiệm vụ cho học sinh(HS); HS thực hiện nhiệm vụ; GV tổ chức cho h ọc sinh báo cáo
kết quả và trao đổi, góp ý, bổ sung; GV đánh giá, nhận xét k ết qu ả c ủa HS và ch ốt
kiến thức).

0.5

- Việc GV giao nhiệm vụ cho mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng, dễ hi ểu,
hình thức đa dạng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh ti ếng, câu h ỏi cho
HS hoạt động phù hợp với mục tiêu, làm rõ các ki ến th ức c ần đ ạt và có đ ủ thông
tin phương tiện hỗ trợ.

0.5

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần nêu rõ cách thức hoạt động c ủa HS, s ử
dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực phù h ợp v ới b ộ môn đ ể hoàn
thành mục tiêu.

0.5

- Việc GV tổ chức cho HS thảo luận, báo cáo kết quả, sự t ương tác gi ữa các đ ối

tượng dạy học…

0.5

- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành, mức độ chính xác và chu ẩn ki ến
thức; hướng tới động viên khích lệ HS

0.25

Lưu ý:
+ Thể hiện đủ, đúng nhiệm vụ, các bước trong tiến trình dạy học: 2.25 điểm
+ Nêu rõ nhiệm vụ nhưng tiến trình dạy học chưa thật hợp lí:

1.75 điểm

3


+ Không rõ nhiệm vụ và tiến trình dạy học:

0.0 điểm.

5. Dự kiến tình huống

0.25

GV dự kiến/đề xuất được các phương án/tình huống dạy học cho các đ ối
tượng có trình độ khác nhau (giỏi, khá, yếu, kém) để điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý: Nếu không có: 0.0 điểm.
Câu 3


Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá
trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy th ể hiện trong
tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.

6.0

(Quá trình văn học và phong cách văn học, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr .181)
Anh(chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Từ đó, đ ề
xuất phương án hướng dẫn học sinh làm bài.
1. Trình bày quan điểm về ý kiến trên
a)

4.0

a) Xác định đúng vấn đề nghị luận
thể.

b)

0.25

Phong cách của nhà văn và sự thể hiện của phong cách ở t ừng tác ph ẩm c ụ
b) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.25

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát
được vấn đề.

c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai nhiều cách, nhưng cần vận d ụng tốt các thao tác l ập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giải thích ý kiến:
Phong cách nghệ thuật là những nét riêng biệt, độc đáo để lại d ấu ấn tác gi ả
trên trang sách, mang đến cho văn chương những đi ều m ới m ẻ, có giá tr ị, góp ph ần
làm phong phú hơn cho diện mạo văn học dân tộc....
- Khẳng định ý kiến trên là đúng. Bởi vì:

0.5
2.0

+ Nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nh ận th ức và ph ản
ánh cuộc sống: Hiện thực đời sống rất phong phú, đa dạng, nhà văn phải có một góc
nhìn riêng, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của mình...

0.5

( phân tích, chứng minh)
+ Những nét độc đáo thể hiện trong tất cả các yếu t ố nội dung và hình th ức
của từng tác phẩm cụ thể: việc lựa chọn đề tài, xác định ch ủ đề, th ể hi ện hình ảnh,
nhân vật, xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện; việc sử dụng ngôn ngữ, t ổ chức k ết
cầu, định vị thể loại, cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc l ộ nội tâm... ( phân
tích, chứng minh)
- Đánh giá:

0.5

+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn góp phần làm nên thành t ựu văn học,
chịu sự ảnh hưởng, tác động và in đậm dấu ấn dân tộc, thời đại..

+ Mỗi nhà văn, nhà thơ cần hình thành cho mình phong cách riêng.
giả.

1.5

+ Khi tiếp nhận văn học, người đọc cần khám phá được phong cách c ủa tác

4


d) Chính tả, ngữ pháp

0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e) Sáng tạo

0.25

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới.
Lưu ý:
- Các yêu cầu a,b,d,e chấm như đáp án
- Đối với yêu cầu c:
+ Giải thích được vấn đề, bàn luận đánh giá được ý kiến: 3.0 điểm
+ Hiểu sai vấn đề hoặc không làm bài:

0.0 điểm

2. Đề xuất phương án hướng dẫn học sinh làm bài


2.0

a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: xác định vấn đề nghị luận; kiểu bài, thao
tác, phạm vi nghị luận.

0.5

b) Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý:

1.25

- Giải thích vấn đề nghị luận: phong cách văn học
- Trình bày quan điểm của người viết: đánh giá ý kiến, dùng lí lẽ và d ẫn ch ứng
để chứng minh, mở rộng nâng cao vấn đề.
c)Nhận xét, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cách làm bài văn ngh ị lu ận m ột ý
kiến bàn về văn học; củng cố kiến thức lí luận về phong cách văn học.

0.25

Lưu ý:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :

2.0 đi ểm

+ Đáp ứng các yêu cầu nhưng cách thức hướng dẫn chưa thật hợp lí: 1.5 điểm
+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài:
Câu 4

0.0 đi ểm


Sau khi hướng dẫn học sinh học bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng
Việt (Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr .65 – tr. 68) ,
anh/chị hãy thiết kế một bài tập về vấn đề s ử dụng tiếng Việt hiện nay. Có
kèm theo phần lời giải.

5.0

Bài làm của thí sinh cần thực hiện đúng yêu cầu về đổi m ới ki ểm tra đáng giá
theo định hướng phát triển năng lực, hình thức bài tập dạng tự luận.
1.

1. Thiết kế bài tập

3.0

- Thí sinh chọn vấn đề thực tiễn gắn với bài học, tránh áp đặt, khiên cưỡng...

0.5

- Chọn vấn đề có ý nghĩa thời sự, phù hợp với đối tượng.

0.5

- Thiết kế bài tập phải có sự đổi mới, đảm bảo tính khoa học, có khả năng
phân hóa trình độ học sinh, biết vận dụng ki ến thức kĩ năng đ ể gi ải quy ết m ột v ấn
đề thực tiễn nhằm phát triển năng lực.

2.0

Lưu ý:

+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :

3.0 đi ểm

+ Đáp ứng các yêu cầu nhưng thiết kế bài tập chưa thật phù hợp: 2.0 đi ểm
+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài:

0.0 điểm

5


2.

2. Yêu cầu về lời giải

2.0

Thí sinh có thể thực hiện lời giải theo nhiều cách nhưng ph ải th ể hi ện quan
điểm thái độ đúng đắn, tích cực; đảm bảo tính khoa học; th ể hi ện đ ược năng l ực;
tôn trọng sự sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý:
- Những yêu cầu về kĩ năng: đúng yêu cầu đề, có bố c ục hợp lí, l ời văn chu ẩn
mực, trong sáng.

0.5

- Những yêu cầu về kiến thức: biết vận dụng kiến thức bài học và th ực ti ễn
để giải quyết vấn đề, kiến thức phải có tính chính xác, khoa h ọc, có ý nghĩa thi ết
thực.


1.5

Lưu ý:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :

2.0 điểm

+ Có lời giải nhưng chưa đầy đủ:

1.0 điểm

+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài: 0.0 điểm
--- HẾT---

6



×