Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các mô hình khoán trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.58 KB, 7 trang )

1.2. Khoán trong xây dựng.

1.2.1.  Khái niệm và nguồn gốc của công tác giao, nhận khoán 
trong xây dựng.
1.2.1.1. Khái niệm.
Giao khoán sản phẩm xây lắp là một biện pháp kinh tế cần thiết, là sự 
thoả thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán để hoàn thành khối lượng 
công tác xây lắp đảm bảo chất lượng và thời gian thi công tương ứng với sè  
chi phí đã quy định trong dự toán giao khoán. Biện pháp kinh tế này được xây  
dựng trên cơ  sở  khống chế  các khoản chi phí theo định mức để  đạt được  
khoản lãi định trước. Khoản lãi này được xác định bằng sự chênh lệch
giữa giá nhận thầu với giá thành giao khoán, nó phản ánh sự vượt trội
hay hao hụt về mặt nhân lực, công nghệ, kỹ thuật trong thi công giữa
các doanh nghiệp. Khoản lãi càng cao, chứng tỏ trình độ công nghệ sản
xuất của doanh nghiệp càng vượt trội và ngược lại.
Trên   góc   độ   quản   lý,   khoán   trong   xây   dựng   được   đánh   giá   là   một 
phương thức quản lý hữu hiệu, trong đó bên giao khoán giao quyền quản lý 
các yếu tố của quá trình thi công xây lắp cho bên nhận khoán, bên nhận khoán 
có nghĩa vụ thực hiện mét sè chỉ tiêu, đảm bảo các điều kiện và được hưởng  
các quyền lợi như  đã quy định trong hợp đồng giao khoán. Như  vậy, khoán 
trong xây dựng được nhìn nhận như một cách thức quản lý nhằm xác định rõ 
chủ thể quản lý quá trình thi công thích hợp để đạt hiệu quả cao. Còng phải  
thấy rõ, sù giao quyền trong giao khoán không đơn phải là sự  thả  lỏng việc 
quản lý quá trình thi công cho bên nhận khoán. Trong quá trình thực hiện hợp 
đồng giao khoán, bên giao khoán thực hiện các tác nghiệp quản lý bằng sù 
theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu chất lượng và quy 
định trách nhiệm của bên thi công. Các chức năng quản lý của bên giao khoán 
và bên nhận khoán được thực hiện song song và có sự phân định rõ ràng trên 
cơ  sở  hợp đồng giao, nhận khoán. Chính vì thế, giao khoán trong xây dựng 
được xem như là một phương thức quản lý, mét mô hình tổng hợp các chức  
năng quản lý quá trình thi công trong các doanh nghiệp xây lắp.


Trên phương diện pháp lý, giao khoán xây dựng là hình thức đàm phán, 
thoả  thuận và ký kết hợp đồng trực tiếp giữa người giao khoán và người 
nhận khoán để  thực hiện khối lượng xây lắp theo các điều khoản ghi trong 
hợp đồng giao, nhận khoán.


Giá trị hợp đồng giao, nhận khoán được xác định là giá giao khoán mà  
người giao khoán có thể  chấp nhận và đặt giá khi quyết định giao khoán thi  
công.
Thanh toán giao khoán là việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận  
trong hợp đồng giao, nhận khoán của bên giao cho bên nhận khoán. Hợp đồng  
giao khoán phải được thanh toán toàn bộ khi thanh lý hợp đồng.
heo kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế ở Việt Nam cho thấy,  
đối tượng nhận khoán hợp lý và có hiệu quả nhất là đội xây dựng và bên giao  
khoán là doanh nghiệp hoặc các Công ty xây lắp.
Giao khoán cho các đội thi công thực chất là trên cơ  sở  được doanh 
nghiệp giao quyền, phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ  thông qua các hợp  
đồng kinh tế, các quy định và sự  kiểm soát của doanh nghiệp, các đội tự  tổ 
chức quản lý, tù tổ  chức sản xuất kinh doanh theo các điều kiện như  ghi 
trong hợp đồng giao, nhận khoán.  
Việc giao khoán cho các đội làm nảy sinh mét hệ  thống các mối quan  
hệ  kinh tế  giữa doanh nghiệp và đội nhận khoán. Các mối quan hệ  kinh tế 
này thường làm nảy sinh các sự kiện kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp như:
­   Sù   vận   động,   chuyển   đổi   các   tài   sản   (nguyên   vật   liệu,   máy   thi 
công…) tõ sù quản lý của doanh nghiệp sang cho các đội thi công.
­ Chuyển đổi mét sè tài sản, vật tư thành một hình thức vật chất khác
Khi giao khoán cho các đội thi công, doanh nghiệp thường  ứng trước 
cho các đội mét số  vốn nhất định để  các đội trang trải chi phí thi công công  
trình, hạng mục công trình giao khoán. Điều này dẫn tới việc một phần tài 
sản của doanh nghiệp bị tách rời khỏi sù quản lý của doanh nghiệp, mặc dù  

về phương diện sở hữu thì số tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh 
nghiệp. Bộ phận tài sản này được hạch toán như một khoản nợ phải thu của 
doanh nghiệp và nó sẽ  chuyển dịch vào giá trị  công trình, hạng mục công 
trình giao, nhận khoán hoàn thành bàn giao khi doanh nghiệp thực hiện việc 
thanh toán giao khoán cho các đội.
Ngoài các mối quan hệ bên trong, các đội thi công nếu được uỷ quyền  
còn có các mối quan hệ  phát sinh với bên ngoài như  các mối quan hệ  với  
người cung cấp, với lao động thuê ngoài…
Mô hình giao khoán đội:


1.2.1.2. Nguồn gốc.
Khoán là một hình thức tổ  chức quản lý sản xuất đã được áp dụng 
trong nhiều ngành như  khoán diện tích trong Nông nghiệp, khoán sản phẩm 
trong Công nghiệp, khoán doanh thu trong Dịch vụ…
Khoán trong xây dựng khởi nguồn từ Liên Xô, gắn liền với tên tuổi của 
anh hùng lao động N. A. Dơbôlin và phương pháp quản lý tiến độ  thi công 
mới trong các doanh nghiệp xây dựng.
Tõ năm 1954, trong các Nghị quyết của Hội nghị toàn thể Uỷ ban Trung  
ương ĐCS Liên Xô đã hướng vào việc tăng cường các phương pháp điều  
khiển sản xuất và các biện pháp kích thích vật chất thưởng phạt cho bộ phận 
công nhân xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp. Trong đó quy định rõ các 
kế  hoạch sản xuất do các doanh nghiệp tự  lập trên cơ  sở  năng lực thực tế 
của công nhân sản xuất. Toàn bộ hoạt động của tổ chức xây dựng được đánh 
giá theo kết quả thực hiện kế hoạch đưa năng lực sản xuất và công trình vào 
sử  dụng và bàn giao công trình hoặc giai đoạn kết thúc công việc cho bên 
giao thầu. Kết qủa thực hiện này được xác định trên cơ sở hạch toán kinh tế.
Phương hướng của Nghị quyết mới đã làm nảy sinh nhu cầu cấp thiết  
cần có hạch toán kinh tế  độc lập trong các bộ  phận thi công trong tổ  chức  
xây lắp để xác định rõ chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch một các chính xác.

Năm 1965, nảy sinh mét vướng mắc cho các doanh nghiệp xây lắp tại 
Liên Xô. Đó là việc thanh toán cho các tổ  chức nhận thầu từ  trước đó đều 
được thực hiện không phải theo sản phẩm hoàn thành mà theo khối lượng  
công thác từng thành phần kết cấu, hoặc các loại công tác xây lắp trong mét 
thời gian nhất định nào đó. Điều đó làm cho các đơn vị cơ sở trong các doanh 
nghiệp xây lắp chạy theo khối lượng công việc hoàn thành, bỏ  qua chất 
lượng công trình và giá thành sản phẩm. Các khoản chi phí không được đánh 
giá đầy đủ, giá thành bị  đẩy cao tuy kế  hoạch luôn được đánh giá là hoàn  
thành. Hơn nữa, việc thanh toán ngắt quãng theo từng thành phần kết cấu 
công trình lại tạo ra chi phí tốn kém cho công tác hạch toán kế toán, bởi mỗi 
lần thanh toán thường phát sinh nhiều loại giấy tờ, thủ tục…
Năm 1970, ở thành phố Dêlenôrgat (thuộc tổng cục xây dựng Matxcơva 
), đội tổng hợp do anh hùng lao động N. A. Dơbôlin đã thực hiện thí điểm 
hình thức mới về nhận khoán nội bộ và được gọi là “nhận thầu đội”. Sau khi  
thoả  thuận về  khả  năng của mình, đội Dơbôlin đã ký kết hợp đồng với ban 


chỉ huy công trường và nhận thi công công trình từ  cốt “0” tới khi bàn giao .  
Toàn bộ giá trị công trình khi thanh toán được xác định theo các chỉ tiêu: khối  
lượng giá trị và thời gian hoàn thành, tổng số tiền lương, tiền thưởng theo hệ 
thống lương khoán có thưởng và mức độ  trách nhiệm nếu không thực hiện 
đúng nhiệm vụ của mình. Kết quả, đội Dơbôlin đã xây dựng xong nhà trước  
80 ngày so với kế hoạch, chất lượng công trình được đánh giá là tốt, tích luỹ 
vượt kế hoạch là 13. 5 nghìn rúp, tiền thưởng cho đội là 28. 5 nghìn rúp.
Những thành công của phương pháp Dơbôlin ngay sau đó đã được nhân 
rộng trong toàn ngành xây dựng của Liên Xô, tiếp tục lan rộng sang các nước  
XHCN khác. Việt Nam áp dụng mô hình khoán thi công cho các đội xây dựng  
đầu tiên vào quãng năm 1986. Hiện nay, trong các doanh nghiệp xây lắp của 
nước ta phổ biến áp dụng phương pháp này cho rất nhiều công tác thi công, 
toàn bộ công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc… Vai trò của 

nó được thể hiện như sau:
­         Gắn liền lợi Ých vật chất của người lao động, từng tổ  đội thi công 
với khối lượng, chất lượng, tiến độ  thi công công trình. Khuyến khích 
lợi Ých vật chất trong người lao động, khiến người lao động quan tâm 
đến hiệu quả công việc hơn.
­         Xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng tổ 
đội, từng cán bộ  thi công, từng công nhân trực tiếp thực hiện công 
việc.
­         Phát huy khả năng sẵn có trên nhiệu mặt ở các đơn vị cơ sở. 

1.2.2. Các hình thức giao khoán và thanh toán giao khoán trong 
xây dựng.
Có nhiều hình thức giao khoán sản phẩm xây lắp nhưng thông thường 
các doanh nghiệp sử dụng hai hình thức : khoán gọn công trình (khoán toàn bộ 
chi phí) và khoán từng khoản mục chi phí.
Khoán gọn công trình:
      Theo hình thức này, đơn vị  giao khoán tiến hành khoán toàn bộ  giá 
trị công trình cho bên nhận khoán (khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi  
phí của công trình). Đơn vị  nhận khoán sẽ  tổ  chức cung  ứng vật tư, thiết bị 
kỹ  thuật, nhân công… để  tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn 
giao, bên giao khoán sẽ quyết toán toàn bộ giá trị công trình giao khoán.
Khoán theo từng khoản mục chi phí:


Trong hình thức này, đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi  
phí khi thoả  thuận với bên nhận khoán như: chi phí vật liệu, chi phí nhân 
công, chi phí sử dụng máy thi công… Bên nhận khoán sẽ chi các khoản mục  
chi phí thuộc trách nhiệm của mình, bên giao khoán chịu trách nhiệm kế toán 
và chi các khoản mục không khoán, đồng thời gián sát về  kỹ  thuật thi công, 
về  chất lượng, tiến độ  thi công công trình. Khi quyết toán công trình hoàn 

thành bàn giao, bên giao khoán thanh toán cho bên nhận khoán về khoản mục 
chi phí giao khoán như đã ghi trong hợp đồng giao khoán theo đúng các điều 
kiện ghi trong hợp đồng.
Khoán theo từng khoản mục chi phí thường áp dụng trong trường hợp  
công trình, hạng mục công trình phức tạp, cần sự  chuyên môn hoá của các  
đội thi công. Những công trình này thường có giá trị  lớn, mức độ  chịu trách 
nhiệm của doanh nghiệp cao, yêu cầu về chất lượng và thời hạn hoàn thành 
tương đối chặt chẽ, mang tính trọng điểm.
1.3. Căn cứ thực hiện công tác kế toán giao khoán và thanh toán giao khoán.

    1.3.1. dự  toán giao khoán (dự  toán chi tiết công trình, hạng 
mục công trình giao khoán).
dự  toán giao khoán thể  hiện tổng số  chi phí tối đa để  thực hiện công 
trình, hạng mục công trình giao khoán. Dự toán giao khoán chính là khung giới 
hạn tổng số chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành sản phẩm giao khoán.
Khi có bản thiết kế  công trình, hạng mục công trình giao khoán, bên 
chủ  đầu tư  (bên giao khoán) sẽ  tiến hành lập các dự  toán luận chứng và sơ 
bộ, từ đó lập các dự  toán chi tiết. Dự toán chi tiết được lập dựa trên “Bảng  
phân tách khối lượng”. Các khối lượng được nhân với đơn giá chi phí được 
lựa chọn hoặc xây dựng nên hình thành tổng số  chi phí trực tiếp của công 
trình. Các chi phí này được cộng thêm với chi phí gián tiếp như: chi phí về 
thiết bị, nhà xưởng, chi phí văn phòng, lãi ước tính và các khoản chi phí khác 
để hình thành dự toán chi phí hoàn chỉnh của mét dự án.
Khi dự  án được triển khai, các dự  toán gần đúng lúc đầu ngày càng 
được hoàn thiện và chính xác hơn vì đã có thêm những thông tin mới bổ sung,  
khi đó mét dự toán cuối cùng được lập để dự báo giá thành cuối cùng của dự 
án với một phạm vi sai số rất nhá.
dự toán giao khoán do bên giao khoán lập, dùng làm căn cứ giới hạn các 
khoản chi phí phát sinh từ bên nhận khoán.



1.3.2. Các văn bản quản lý có liên quan.
Quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán thực chất là quá trình sản 
xuất theo đơn đặt hàng các sản phẩm đã ký kết với khách hàng. Những vấn 
đề phát sinh phải được dựa trên nền tảng những quy định cụ thể của các văn  
bản quản lý có liên quan như: những văn bản pháp luật của nhà nước về giao 
khoán, những văn bản quản lý của giám đốc doanh nghiệp về  quy chế  giao 
khoán, định mức khoán cụ  thể  trong từng thời kỳ, đối với từng công trình,  
hạng mục công trình do đặc tính cá biệt của sản phẩm xây dựng.

1.3.3. Hợp đồng giao khoán.
Đây là một căn cứ  có tầm quan trọng  đặc biệt trong công tác giao  
khoán và thanh toán giao khoán. Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa  
người giao khoán và người nhận khoán về  khối lượng công việc, nội dung 
công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực  
hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở  thanh toán tiền công lao động cho bên 
nhận khoán.
     Hợp đồng giao khoán được lập dựa trên dự toán giao khoán về khối lượng giao 
khoán, giá trị mà bên giao khoán phải thanh toán khi công trình, hạng mục công trình 
giao khoán hoàn thành bàn giao cho bên nhận khoán.
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Việc thi công các công trình, hạng mục công trình thực chất là hoạt 
động sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy, phương pháp thích hợp nhất để xác 
định giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao chính là phương pháp 
tính giá thành theo công việc (phương pháp tính giá thành sản xuất theo đơn  
đặt hàng).
Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng  
công trình, hạng mục công trình giao khoán do đơn vị  nhận khoán thi công.  
Còn đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình giao, 

nhận khoán hoàn thành bàn giao cho bên giao khoán. Nếu vận dụng hệ thống 
tài khoản kế  toán hiện hành để  hạch toán thì việc tập hợp chi phí sản xuất 
cho các công trình, hạng mục công trình giao khoán, kế toán sử  dụng các chi 
tiết mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của các tài khoản 621,  
622, 623, 627, 154. Mỗi công trình, hạng mục công trình giao khoán được mở 
một phiếu tính giá thành từ khi bắt đầu phát lệnh sản xuất cho đến khi hoàn 


thành bàn giao để phản ánh luỹ kế chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản  
mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình liên quan.
Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công 
trình giao khoán được thực hiện như sau:
­         Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực 
tiếp: thường liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công  
trình cụ  thể  nên sẽ  được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng 
mục công trình tương ứng. Nếu một đội thi công đảm nhận nhiều đơn 
đặt hàng thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực  
tiếp có thể  tập hợp theo từng đơn vị  thi công, trong đó chi tiết theo  
từng công trình, hạng mục công trình do đội đó đảm nhận.
­         Đối với chi phí sản xuất chung: thường liên quan đến từng nơi phát 
sinh chi phí và liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. 
Như vậy có thể dùng phương pháp phân bổ gián tiếp để tính cho từng  
công trình, hạng mục công trình.
         Có hai cách xác định chi phí sản xuất chung cho từng công trình, 
hạng mục công trình giao khoán:



×