Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao hiệu quả giờ thảo luận các môn học Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực người học tại trường Đại học Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.26 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 66 (6/2019)
No. 66 (6/2019)
Email: ; Website:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ THẢO LUẬN CÁC MÔN HỌC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Enhancing the efficiency of discussing political theory subjects in the direction
of developing learners’ capacity at Quang Binh University
ThS. Nguyễn Hoàng Thủy
Trường Đại học Quảng Bình
TÓM TẮT
Ở các trường đại học nói chung và Trường Đại học Quảng Bình nói riêng, theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, giờ học thảo luận chiếm 30% tổng số tiết trên lớp trong giảng dạy các môn học lý luận
chính trị. Vấn đề đặt ra là, trong các giờ thảo luận, giảng viên và sinh viên cần phải thảo luận những nội
dung gì và thảo luận như thế nào để phát triển năng lực người học theo yêu cầu đổi mới dạy và học như
hiện nay. Bài viết đi vào phân tích thực tế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học của
giờ thảo luận các môn học lý luận chính trị ở Trường Đại học Quảng Bình.
Từ khóa: Đại học Quảng Bình, Lý luận chính trị, Thảo luận
ABSTRACT
Class discussion accounts for 30% of the total number of periods in teaching Political Theory subjects at
universities in general and in Quang Binh University in particular according to the regulations of the
Ministry of Education and Training. The problem in class discussion is what and how teachers and
students need to discuss in order to develop learners' capacity according to the current teaching and
learning innovation requirements. The paper analyzes the reality and proposes solutions to improve the


effectiveness of discussing political theory subjects at Quang Binh University.
Keywords: Quang Binh University, Political Theory, Discussion

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Riêng môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin có thời lượng 5
tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín
chỉ), trong đó nghe giảng là 70% và thảo
luận là 30%.
Mục tiêu của môn học là xác lập cơ sở
lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận
được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đường lối cách mạng của Đảng

1. Đặt vấn đề
Theo Quyết định số: 52/2008/QĐBGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình các môn lý luận chính trị
trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh
viên khối không chuyên trình độ đại học,
cao đẳng gồm các môn: Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách
Email:

106


NGUYỄN HOÀNG THỦY


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư
tưởng của Đảng; xây dựng niềm tin, lý
tưởng cách mạng cho sinh viên; từng bước
xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và
phương pháp luận chung nhất để tiếp cận
các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
Như vậy, theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, đối với các môn lý luận
chính trị, thảo luận cũng là hình thức dạy
học chính khóa có vai trò hết sức quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo.
2. Nội dung
2.1. Thực tế dạy học giờ thảo luận
các môn học lý luận chính trị theo định
hướng phát triển năng lực người học ở
trường Đại học Quảng Bình hiện nay
Đổi mới phương pháp giảng dạy đang
là một yêu cầu cấp thiết trong đổi mới giáo
dục hiện nay. Giáo dục truyền thống tập
trung vào nội dung kiến thức đã không còn
phù hợp mà đang có bước chuyển mình
theo hướng giảng dạy và đánh giá theo
năng lực. Năng lực được hiểu là “khả năng
thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề
trong những tình huống khác nhau thuộc
các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá

nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo
và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành
động” (Nguyễn Văn Tuấn, 2010). Năng lực
gồm có năng lực chung và năng lực đặc
thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần
thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có
để sống, học tập và làm việc. Năng lực đặc
thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau
như năng lực đặc thù môn học là năng lực
được hình thành và phát triển do nội dung
của môn học đó tạo nên. Năng lực mà sinh
viên đạt được sau khi học tập các môn lý
luận chính trị thuộc năng lực đặc thù, đó là

năng lực được hình thành và phát triển do
nội dung các môn học lý luận chính trị tạo
nên, bao gồm năng lực vận dụng các kỹ
năng hoạt động lý luận, năng lực vận dụng
các kỹ năng hoạt động thực tiễn và năng
lực cá nhân.
“Giảng dạy theo năng lực là hướng tiếp
cận tập trung vào đầu ra của quá trình dạy
và học, trong đó nhấn mạnh người học cần
đạt được các mức năng lực như thế nào sau
khi kết thúc một chương trình giáo dục”
(Nguyễn Thu Hà, 2014). Trong quan niệm
dạy học mới, (tổ chức) một giờ học tốt là
giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của cả người dạy và
người học nhằm nâng cao tri thức, bồi

dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng
tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương
pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng,
tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho
người học. Thông qua các giờ học thảo luận
hiệu quả, hoạt động giảng dạy sẽ đảm bảo
được những yêu cầu như trên. Thảo luận
được hiểu là “hình thức tổ chức cho người
học trao đổi, tranh luận các vấn đề học tập,
để tự rút ra được các kết luận theo yêu cầu
bài học” (Phan Hồng Vinh, 2010). Khi
người học trao đổi, tranh luận, người học sẽ
mở rộng và nâng cao nhận thức vấn đề, hình
thành quá trình trao đổi kiến thức và tư
tưởng chủ động, thái độ phê phán trong học
tập, phát triển năng lực giải thích, bảo vệ ý
kiến, lập trường, quan điểm của sinh viên;
học cách thức làm việc chung, chấp nhận ý
kiến của nhau và đi đến thống nhất, kích
thích phát triển năng lực nghiên cứu khoa
học, đặc biệt là tư duy sáng tạo.
Như vậy, hoạt động thảo luận giúp
sinh viên rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống
và nghề nghiệp. bên cạnh đó thảo luận còn
107


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 66 (6/2019)

gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực
hành, thực tiễn. Tăng cường việc thảo luận
sẽ đổi mới quan hệ giảng viên – sinh viên
theo hướng cộng tác, từ đó phát triển năng
lực xã hội “một người được coi là có năng
lực hay không có năng lực, người đó phải
làm một cái gì đó, có nghĩa là được đặt
trong một tình huống, vấn đề và giải quyết
tình huống vấn đề đó” (Nguyễn Quang
Thuấn, 2016). Giờ học thảo luận các học
phần lý luận chính trị tạo ra sự hấp dẫn,
hứng thú trong học tập các môn lý luận
chính trị, khắc phục được hạn chế của
phương pháp giảng dạy truyền thống; giúp
sinh viên giải quyết được những vấn đề còn
vướng mắc, từ đó hiểu đúng bản chất những
nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính
sách của Đảng mà trong quá trình giảng bài
giảng viên chưa có điều kiện để làm rõ, rèn
luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình, sự
tự tin trong giao tiếp, thực hiện có hiệu quả
giờ thảo luận còn giúp sinh viên tăng cường
khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Khoa Lý luận chính trị Trường Đại
học Quảng Bình hiện nay có 15 giảng viên
giảng dạy các học phần Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho tất
cả các ngành đào tạo của Trường với các
khóa 57, 58, 59, 60 đang theo học.
Xác định việc dạy học các học phần lý
luận chính trị theo phương pháp truyền thống
có nhiều hạn chế, nên các giảng viên trong
Khoa đã cố gắng tổ chức hiệu quả các giờ
thảo luận cho sinh viên. Chỉ có như vậy mới
tạo cơ hội để sinh viên trình bày chính kiến,
học hỏi lẫn nhau, cùng nhau đối thoại để giải
quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn,
nâng cao năng lực tự học, rèn luyện cho sinh

viên, kỹ năng trình bày vấn đề khoa học, góp
phần nâng cao bản lĩnh chính trị của sinh
viên đáp ứng yêu cầu phát triển người học
theo định hướng phát triển năng lực như hiện
nay. Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả các giờ
học thảo luận các học phần Lý luận chính trị
đa phần chưa đạt yêu cầu hay nói cách khác
là chưa đạt mục tiêu học phần.
Thăm dò ý kiến của các giảng viên trong
Khoa và sinh viên cho thấy đa số ý kiến cho
rằng hiệu quả giờ thảo luận các môn học lý
luận chính trị vẫn chưa đạt được yêu cầu. Chỉ
một số giờ học với một số ít giảng viên đã có
thể lôi cuốn sinh viên tham gia nhiệt tình
thảo luận.
Trên thực tế, sau một thời gian tăng

cường và cố gắng nâng cao chất lượng giờ
thảo luận, các giảng viên trong Khoa bước
đầu nhận thấy sự tiến bộ của sinh viên
trong việc tiếp thu và mạnh dạn trao đổi
kiến thức. Bên cạnh đó, một số năng lực lý
luận chính trị đã hình thành, khoảng 60%
sinh viên đạt được các kỹ năng nghiên
cứu, viết, thuyết trình, kỹ năng thực hành
văn bản lý luận chính trị, kỹ năng thu thập
và xử lý thông tin lý luận chính trị; kỹ
năng nghiên cứu, đánh giá truyền thông và
khai thác truyền thông trong chính trị, kỹ
năng phân tích, bình luận chính trị trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, kỹ
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao
tiếp; một số sinh viên khá, giỏi đạt kỹ năng
và năng lực tư duy lý luận về chính trị (số
sinh viên này chiếm khoảng 5%), số còn
lại 35 % sinh viên chưa đạt được các kỹ
năng theo yêu cầu.
Ngoài ra, nhiều năng lực khác sinh
viên vẫn chưa đạt được trong đó quan
trọng và cơ bản nhất là sinh viên chưa có
khả năng vận dụng các kỹ năng hoạt động
thực tiễn, đó là kỹ năng tiếp cận và xử lý
108


NGUYỄN HOÀNG THỦY


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

tình huống lý luận chính trị hay nói theo
cách mà các giảng viên giảng dạy lý luận
chính trị thường sử dụng đó là các tình
huống có vấn đề cả về lý luận và thực tiễn.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
phía giảng viên và người học. Cụ thể:
Thứ nhất, từ phía giảng viên
Đa số các giảng viên trong Khoa vẫn
còn thiếu kiến thức thực tiễn, chưa chịu
khó tìm hiểu các vấn đề kinh tế xã hội
mang tính thời sự phục vụ giảng dạy, trong
khi để tổ chức tốt giờ thảo luận đòi hỏi
giảng viên phải nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực sư phạm, am hiểu thực tế.
Một số giảng viên vẫn chưa chủ động,
linh hoạt để xử lý những tình huống của
buổi thảo luận. Hình thức thảo luận phát
huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo
của sinh viên không có nghĩa là vai trò của
giảng viên sẽ lu mờ. Trái lại, để thực sự là
người tổ chức thực hiện, hướng dẫn sinh
viên trong thảo luận vai trò của giảng viên
phải được nâng cao.
Giảng viên chưa biết cách áp dụng các
phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức
hoạt động học của sinh viên để tổ chức một
giờ thảo luận hiệu quả. Có nhiều năng lực
cần hình thành và phát triển cho sinh viên

trong dạy học như năng lực tự học, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng
lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông v.v. Trong số đó, phát triển năng lực
sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề của sinh viên là mục tiêu quan trọng,
qua đây góp phần thúc đẩy sự hình thành và
phát triển của các năng lực khác. Để có thể
đạt được mục tiêu này, phương pháp dạy
học cần phải đổi mới sao cho phù hợp với
tiến trình nhận thức khoa học để sinh viên
có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng

tạo giải quyết vấn đề, góp phần đắc lực hình
thành năng lực hành động, phát huy tính
tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên để
từ đó bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp
tự học. Những phương pháp thường sử
dụng cho giờ học thảo luận đó là phương
pháp làm việc nhóm, phương pháp đặt vấn
đề, phương pháp đóng vai, phương pháp
tình huống v.v...
Một số giảng viên xác định chủ đề thảo
luận chưa phù hợp, chưa đưa ra được các
chủ đề thảo luận vừa mang tính lý luận vừa
mang tính thực tiễn. Trên cơ sở nội dung
theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, giảng viên cần biết lựa chọn các
chủ đề để sinh viên chuẩn bị. Các chủ đề

cần đảm bảo nội dung tri thức của bộ môn,
phù hợp với đối tượng sinh viên và gắn liền
với thực tiễn.
Việc đánh giá kết quả học tập của đa
số giảng viên cũng chưa thật phù hợp. Dạy
học theo định hướng phát triển năng lực
cần có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự
đánh giá của trò. Trong quá trình dạy học,
việc đánh giá không chỉ nhằm nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của
trò mà còn cả hoạt động dạy của thầy.
Trong phương pháp tích cực, giảng viên
phải hướng dẫn sinh viên phát triển kĩ năng
tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Hiện
nay, một số giảng viên vẫn chưa tạo điều
kiện cho sinh viên được tham gia vào đánh
giá kết quả học tập và giảng dạy cũng như
tự đánh giá lẫn nhau.
Ngoài ra, công tác tổ chức giảng dạy
còn chưa đạt yêu cầu, hệ thống âm thanh,
máy chiếu không đủ cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới công tác đổi mới giảng dạy.
Thứ hai, về phía người học
Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức
đúng vai trò, tầm quan trọng của các học
109


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 66 (6/2019)

phần lý luận chính trị, đặc biệt là việc vận
dụng kiến thức học phần vào giải quyết các
vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Không ít
sinh viên còn chưa thấy vai trò, mối liên hệ
giữa các học phần lý luận chính trị với các
học phần chuyên ngành, xem các học phần
này chỉ là bắt buộc, khô khan, trừu tượng
mang tính đường lối, chính sách, không
liên quan tới chuyên môn sau này, dẫn tới
động cơ học tập không cao, thái độ học tập
chưa đúng đắn như học để đối phó với kiểm
tra, thi cử; học để trả nợ.
Ý thức chuẩn bị cho giờ học thảo luận
của sinh viên còn hạn chế. Giờ thảo luận
chỉ phát huy hiệu quả khi tất cả sinh viên
đều tham gia vào tiến trình chung của giờ
học. Vì vậy, việc chuẩn bị các yêu cầu của
giờ học là rất cần thiết, đây chính là nền
tảng quan trọng nhất để tổ chức thảo luận
thành công.
Trong quá trình thảo luận sinh viên
còn trình bày chủ đề có tính ngẫu hứng,
theo cách hiểu của mình nên đôi lúc còn xa
rời trọng tâm, nên xuất hiện những quan
điểm không phù hợp với chủ đề của buổi
thảo luận, hoặc xuất hiện những tranh luận
kéo dài giữa các nhóm sinh viên.
Trên đây là những vướng mắc cần

khắc phục trong quá trình dạy học giờ thảo
luận các môn học lý luận chính trị tại Khoa
Lý luận chính trị Trường Đại học Quảng
Bình. Để giải quyết những tồn tại trên, nhất
thiết phải thống nhất thực hiện nhiều giải
pháp cụ thể, sát thực.
2.2. Nâng cao hiệu quả giờ học thảo
luận các môn học lý luận chính trị theo
định hướng phát triển năng lực người
học tại trường Đại học Quảng Bình
Thảo luận là một trong những khâu
quan trọng của quá trình dạy học. Song
buổi thảo luận thành công hay không là do

việc chuẩn bị tốt nội dung của người học
và vai trò chủ trì của giảng viên. Để nâng
cao chất lượng các buối thảo luận trong
dạy học các môn lý luận chính trị tại
Trường Đại học Quảng Bình, cần thực hiện
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với người học
Sinh viên nên soạn trước nội dung thảo
luận sau mỗi bài vừa học vì điều này sẽ
giúp các em nhớ lại những điều chưa rõ,
những nội dung cần tra cứu thêm theo gợi
ý của giảng viên. Nếu sinh viên quên
không soạn nội dung thảo luận như giảng
viên dặn dò, dẫn đến số lượng câu hỏi ít,
buổi thảo luận trở nên nghèo nàn, ít hiệu
quả. Việc soạn nội dung thảo luận sẽ tạo

điều kiện cho sinh viên cách làm việc khoa
học, hiệu quả, có sự ghi chép cẩn thận, lưu
trữ lại những thông tin mới, tư liệu mà cả
thầy và trò cùng nhau trao đổi.
Với sinh viên đến lớp dự thảo luận
không chuẩn bị nội dung một cách chu
đáo, thậm chí không chuẩn bị câu hỏi hoặc
câu hỏi ít sẽ dẫn đến buổi thảo luận không
đạt yêu cầu vì thời gian có hạn, giảng viên
không thể đi sâu từng vấn đề, sinh viên sẽ
không có cơ hội trình bày hết những gì còn
vướng mắc. Một số sinh viên chuẩn bị nội
dung mang tính đối phó, khi giảng viên hỏi
đến đâu, sinh viên lật bài giảng hoặc giáo
trình ra và đọc đến đó dẫn đến thiếu tập
trung vào giải quyết vấn đề thảo luận hoặc
hiểu vấn đề cần trao đổi một cách mơ hồ
ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận.
Thường sau mỗi bài giảng, giảng viên
nêu những nội dung quan trọng để sinh
viên tự nghiên cứu. Qua mỗi câu hỏi, sinh
viên phải tìm những vấn đề trọng tâm, cốt
lõi để lý giải một cách tốt nhất. Khi soạn
nội dung thảo luận, tùy vào cách học của
mình, mỗi sinh viên phân tích, chứng minh
110


NGUYỄN HOÀNG THỦY


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

và trình bày, song điểm chung mà sinh viên
hướng tới là sự tự nghiên cứu, tập trung
khai thác cái mới nhằm giải quyết những
vấn đề nảy sinh có trong từng nội dung
thảo luận.
Sinh viên nên đọc kỹ câu hỏi, gạch
dưới những từ cần chú ý, xác định nội
dung câu hỏi mà giảng viên đặt ra; xác
định rõ đâu là lý luận, đâu là thực tiễn.
Sinh viên có thể vận dụng luật, nghị quyết,
văn kiện, tài liệu có liên quan đồng thời
những câu hỏi kèm theo như tại sao, nếu
như… để có thể lật ngược vấn đề, có như
vậy bài soạn mới thực sự là kiến thức của
chính mình.
Khi soạn nội dung thảo luận, sinh viên
cần chú ý số liệu, tư liệu tham khảo, nguồn,
những thông tin liên quan, mối liên hệ từng
nội dung, những thông tin phù hợp, không
phù hợp để chứng minh, diễn giải rõ ràng.
Ngoài ra, sinh viên cần tuân thủ một
cách nghiêm ngặt nội quy, quy chế học tập
của nhà trường khi đến lớp, phải thấy tầm
quan trọng của buổi thảo luận. Bản thân
sinh viên phải biết hòa vào không khí học
tập của lớp, biết thực hiện đúng theo lịch
học, giờ nào việc nấy, phải xem buổi thảo
luận là một buổi học chính thức.

Cuối cùng, sinh viên cần rèn luyện kỹ
năng nói chuyện trước đám đông, chính vì
vậy cần chuẩn bị tốt nội dung để có thể
phát biểu tốt trong quá trình học tập tại
trường. Khi trở về địa phương công tác,
tiếp cận những yêu cầu thực tiễn đặt ra
nhất là công tác vận động quần chúng, kỹ
năng nói không tốt sẽ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến công tác vận động
quần chúng kém hiệu quả.
Nếu sinh viên thực hiện tốt các nội
dung trên thì sự trao đổi, tranh luận giữa
sinh viên với nhau và giữa sinh viên với

giảng viên sẽ hiệu quả, người học vừa nắm
được tri thức mới, vừa nắm được phương
pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy
tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng
lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện
kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề
nảy sinh.
Thứ hai, đối với giảng viên
Giảng viên vừa đóng vai trò cố vấn,
vừa là trọng tài trong buổi thảo luận, cho
nên cần lưu ý những điểm sau đây:
Giảng viên cần chuẩn bị nội dung thảo
luận chu đáo, đầy đủ. Các tình huống có vấn
đề không chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi và
đưa ra bài tập thông thường, mà phải đặt
vấn đề, xây dựng tình huống để gợi mở tư

duy cho người học, tạo sự mâu thuẫn giữa
kiến thức và kinh nghiệm đã có với những
kiến thức mới mà họ đang tìm hiểu.
Khi nêu tình huống có vấn đề trong
dạy học các môn lý luận chính trị, giảng
viên cần đáp ứng các yêu cầu:
- Tình huống nêu lên phải phù hợp và
có tác động tích cực, hiệu quả đến việc
khai thác nội dung bài học.
- Tình huống phải phù hợp với đặc
điểm và trình độ của sinh viên.
- Tình huống phải bao hàm những kiến
thức đã có và những kiến thức mới, chú ý
cập nhật những kiến thức mới tạo sự hứng
thú, kích thích sự động não của người học.
Giảng viên chủ trì thảo luận cần nắm rõ
đối tượng người học để có lựa chọn phương
pháp phù hợp, vì học viên có một trình độ,
nhận thức khác nhau. Giảng viên có thể
dùng phương tiện giảng dạy như phấn bảng,
giấy viết, hình ảnh minh họa… với những
phương pháp như đóng kịch, làm việc
nhóm, trò chơi hỏi – đáp và sinh viên có thể
đặt ra những vấn đề cần hỏi giảng viên, các
sinh viên cùng lớp giải quyết, đó là thông
111


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 66 (6/2019)

tin, số liệu, sự việc liên quan đến nội dung
buổi thảo luận.
Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên
đọc tài liệu trước mỗi buổi thảo luận, định
hướng nội dung thảo luận để sinh viên chủ
động nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra các vấn
đề cần giải quyết trong buổi thảo luận.
Bên cạnh đó, khi phân công nhiệm vụ
cho sinh viên, giảng viên lưu ý không phân
công một nhóm biên soạn, số còn lại sẽ góp
ý bổ sung (khi cần). Đây là nguyên nhân
dẫn đến tư tưởng chủ quan, trông chờ, ỷ lại,
là điều vô cùng tác hại cho sinh viên, do
người trong nhóm được phân công sẽ yên
tâm đã có người thực hiện thay. Với cách
suy nghĩ này, buổi thảo luận sẽ không mang
lại hiệu quả, vì số lượng sinh viên chuẩn bị
nội dung thảo luận chỉ chiếm số ít người
trong lớp. Do đó khâu chuẩn bị nội dung
thảo luận dễ bị lệch hướng. Từ đó, sẽ tạo
tâm lý coi thường những buổi thảo luận, sự
nhàm chán, uể oải, tạo sức ì khi tham gia
học tập của người học.
Trong giờ thảo luận, giảng viên cần
tạo không khí vui tươi, thoải mái và dân
chủ, không gò ép, khuyến khích học viên
chủ động nêu ý kiến bởi vì: “môi trường
học tập có thể ảnh hưởng đến tâm tư, tình

cảm, thái độ và hành vi, động cơ học tập
của sinh viên” (Nguyễn Thị Minh Phượng,
Phạm Thị Thúy, 2011). Những nội dung
sinh viên phát biểu mà chưa đúng, chưa
đầy đủ thì mời sinh viên khác bổ sung,
không chê bai ý kiến của sinh viên.
Nhà trường cần kiểm tra giáo án thảo
luận trước khi lên lớp và tổ chức dự giờ các
buổi thảo luận của giảng viên trên lớp. Sau
đó các giảng viên sẽ cùng đóng góp ý kiến,
rút kinh nghiệm để thực hiện các buổi thảo
luận có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, không
nên tạo bầu không khí quá trầm lắng, ý kiến

phát biểu ít, hạn chế sự tranh luận kéo dài
thời gian, giảng viên phó mặc cho thời gian
trôi, sinh viên mong chờ cho hết giờ để ra về,
nếu một buổi thảo luận như vậy cho thấy cả
hai phía giảng viên và sinh viên chưa làm hết
nhiệm vụ của mình.
Giảng viên thực hiện tốt kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học, vì sự
tiến bộ của sinh viên. Chú trọng đánh giá
thường xuyên đối với tất cả sinh viên: đánh
giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ
sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc
sinh viên báo cáo kết quả thực hiện một dự
án học tập, nghiên cứu khoa học, báo cáo
kết quả thảo luận; đánh giá qua bài thuyết

trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip
v.v.) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
(sau đây gọi chung là sản phẩm học tập);
kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học,
giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối
năm học.
Bên cạnh đó, khi phân công nhiệm vụ
cho sinh viên, giảng viên lưu ý không phân
công một nhóm biên soạn, số còn lại sẽ góp
ý bổ sung (khi cần). Đây là nguyên nhân
dẫn đến tư tưởng chủ quan, trông chờ, ỷ lại,
là điều vô cùng tác hại cho sinh viên, do
người trong nhóm được phân công sẽ yên
tâm đã có người thực hiện thay. Với cách
suy nghĩ này, buổi thảo luận sẽ không mang
lại hiệu quả, vì số lượng sinh viên chuẩn bị
nội dung thảo luận chỉ chiếm số ít người
trong lớp. Do đó khâu chuẩn bị nội dung
thảo luận dễ bị lệch hướng. Từ đó, sẽ tạo
tâm lý coi thường những buổi thảo luận, sự
nhàm chán, uể oải, tạo sức ì khi tham gia
học tập của người học.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng trong
giảng dạy lý luận chính trị của Trường Đại
học Quảng Bình, phát huy tính tích cực,
112


NGUYỄN HOÀNG THỦY


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

chủ động, sáng tạo của cả giảng viên và
sinh viên thì cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp trong nhiều lĩnh vực như:
thao giảng, dự giờ, thảo luận, kiểm tra giáo
án, đánh giá giảng viên và sinh viên...
Trong đó, hoạt động thảo luận là một trong
những hoạt động chuyên môn giữ vai trò
quan trọng cùng với các hoạt động khác tạo
nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói
chung của các chương trình học, góp phần
tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Trường.
3. Kết luận
Việc đổi mới phương pháp, hình thức

thảo luận theo định hướng phát triển năng
lực người học đã được triển khai từ nhiều
năm qua. Thảo luận theo định hướng phát
triển năng lực người học hướng tới việc
hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào
phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người dạy vậy nên bản thân
mỗi gảng viên cũng cần cố gắng thật nhiều
mới có thể đáp ứng được yêu cầu của mục
tiêu môn học nói chung, mục tiêu giờ thảo
luận các môn học lý luận chính trị nói riêng

đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thu Hà (2014). Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo
dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo
dục, Tập 30 (Số 2), 56-64.
Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy (2011). Cẩm nang phương pháp sư phạm.
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quang Thuấn (2016). Đánh giá theo định hướng năng lực. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32 (Số 2), 68-82.
TS. Nguyễn Văn Tuấn (2010). Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích
hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm). Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh (trang 7). TP. Hồ Chí Minh.
Phan Thị Hồng Vinh (2010). Phương pháp dạy học. Nxb Đại học sư phạm. TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 19/3/2019

Biên tập xong: 15/6/2019

113

Duyệt đăng: 20/6/2019



×