Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong dọa đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.36 KB, 94 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯƠNG ANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
TRONG DỌA ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình, sự giúp đỡ động viên của các Thầy Cô, đồng nghiệp, gia
nh và bạn bè.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng –
trường Đại học Dược Hà Nội và TS. Đào Lan Hương – Phó Trưởng khoa Hỗ
trợ sinh sản và nam học là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng –
Trường đại học Dược Hà Nội, đã hướng dẫn cho tôi tiếp cận những kiến thức
giúp tôi định hướng và thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại Khoa Dược – Bệnh viện
Châm cứu Trung ương đã tận tình hỗ trợ công việc trong thời gian tôi học tập
và nghiên cứu. Cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi được
tham gia học tập và thực hiện nghiên cứu.


Cuối cùng tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp những người luôn bên cạnh giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Học viên

Nguyễn Phương Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Phần 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Đại cương về đẻ non ................................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3
1.1.2. Một số nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây chuyển dạ đẻ non ........... 4
1.1.3. Một số đặc điểm và hậu quả của thai non tháng ..................................... 6
1.1.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đẻ non ............................................................ 7
1.2. Điều trị dọa đẻ non .................................................................................... 8
1.2.1. Mục tiêu điều trị ...................................................................................... 8
1.2.2. Một số phác đồ điều trị dọa đẻ non ......................................................... 9
1.2.3. Các thuốc được sử dụng trong điều trị dọa đẻ non ............................... 15

1.3. Tổng quan một số nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị dọa đẻ
non................................................................................................................... 21
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 21
1.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 23
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp phu thập dữ liệu......................... 27
2.2.3. Các nội dung nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................... 34


2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 34
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 35
3.1. Đặc điểm của các bệnh nhân và đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị
......................................................................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm của các bệnh nhân ................................................................. 35
3.1.2. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ....................... 39
3.1.3. Kết quả điều trị ...................................................................................... 49
3.2. Phân tích tính phù hợp trong việc sử dụng nhóm thuốc cắt cơn co tử
cung và nhóm corticosteroid so với các hướng dân điều trị ........................ 49
3.2.1. Về việc lựa chọn loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân ......................... 49
3.2.3. Về liều lượng và cách dùng của các thuốc............................................ 54
3.2.4. Về thời gian sử dụng các thuốc trong điều trị ....................................... 57
PHẦN 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 58
4.1. Đặc điểm của các bệnh nhân và thông tin về các loại thuốc được sử
dụng trong điều trị ........................................................................................ 58
4.1.1. Về đặc điểm của các bệnh nhân ............................................................ 58
4.1.2. Về các loại thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân .................. 60

4.2. Về sự phù hợp trong sử dụng thuốc cắt cơn co tử cung và các thuốc
corticosteroid với các hướng dẫn điều trị ..................................................... 64
4.2.1. Lựa chọn thuốc điều trị ......................................................................... 64
4.2.2. Về liều lượng và cách dùng thuốc......................................................... 67
4.2.3. Về thời gian sử dụng thuốc ................................................................... 69
4.3. Ưu nhược điểm của nghiên cứu ............................................................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BV TD

Bệnh viện Từ Dũ

BV PSHN

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

BYT

Bộ Y Tế

CCTC


Cơn co tử cung

CTC

Cổ tử cung

HA

Huyết áp

TB

Trung bình

ACOG
CTG
NICE

RCOG

American College of Obstetricians and Gynecologists
(Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ)
Carditocography ( Biểu đồ tim thai cơn co TC)
National Institute for Health and Care Excellence
(Viện y tế và chăm sóc quốc gia Anh)
Royal College of Obstetricians and Gynaecologists
(Hiệp hội sản phụ khoa Anh)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm đánh giá các triệu chứng doạ đẻ non .............................. 8
Bảng 1.2. Khả năng ức chế chuyển dạ thành công (theo chỉ số doạ đẻ non) ............. 8
Bảng 2.1. Tổng hợp liều lượng và cách dùng của thuốc theo các hướng dẫn
điều trị dọa đẻ non ........................................................................................... 30
Bảng 2.2. Thời gian sử dụng thuốc theo các hướng dẫn điều trị .................... 33
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân ............................................... 35
Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện ...................... 37
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của thai nhi .......................................................... 38
Bảng 3.4. Sác nhóm thuốc được sử dụng trên bệnh nhân bị dọa đẻ non ........ 39
Bảng 3.5. Sác loại thuốc cắt cơn co tử cung được sử dụng ............................ 40
Bảng 3.6. Sác thuốc thuộc nhóm corticosteroid được sử dụng....................... 42
Bảng 3.7. Số lượng thuốc cắt cơn co tử cung mỗi bệnh nhân sử dụng........... 43
Bảng 3.8. Số lần thay đổi chỉ định thuốc cắt cơn co tử cung của bệnh nhân
trong điều trị dọa đẻ non ................................................................................. 45
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng thuốc cắt cơn co tử cung tính theo tuổi thai ............ 46
Bảng 3.10. Thời gian điều trị trung bình của thuốc cắt cơn co tử cung.......... 47
Bảng 3.11. Tỷ lệ thai phụ có sử dụng corticosteroid tính theo tuổi thai ......... 48
Bảng 3.12. Kết quả điều trị của các bệnh nhân ............................................... 49
Bảng 3.13. Các thuốc được lựa chọn để sử dụng trong điều trị...................... 50
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân được lựa chọn thuốc theo các hướng dẫn điều trị
......................................................................................................................... 52
Bảng 3.15. Tỷ lệ các thuốc cắt cơn co tử cung được lựa chọn điều trị ban đầu
......................................................................................................................... 53
Bảng 3.16. Liều lượng và cách dùng của các thuốc được sử dụng trong điều
trị dọa đẻ non ở bệnh viện ............................................................................... 54
Bảng 3.17. Thời gian sử dụng của các thuốc trong điều trị dọa đẻ non ......... 57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................ 26
Hình 2.2. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dọa đẻ non và đẻ non đã và đang là một vấn đề lớn cần được quan tâm
trong lĩnh vực sản khoa. Biến chứng đẻ non là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân cho khoảng 1 triệu
ca tử vong vào năm 2015 [42]. Trẻ sơ sinh đẻ non phải đối mặt với nguy cơ bị
bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với trẻ sơ sinh đủ tháng.
Hiện nay, đẻ non vẫn đang là một thách thức lớn không chỉ ở Việt Nam
mà cả ở các nước trên thế giới. Hàng năm, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ đẻ
non (trước 37 tuần tuổi thai) trên toàn cầu và con số này đang có xu hướng
ngày càng tăng lên. Tại Mỹ, trong số các nguyên nhân của bệnh tật và tử vong
sơ sinh thì có đến 75% số trường hợp có liên quan đến đẻ non.
Sự tiến bộ của y học đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nuôi sống
những trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ. Tuy nhiên, việc thực hiện điều
này tốn rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính và đồng thời tỷ lệ mắc bệnh
của những đứa trẻ đó khi lớn lên vẫn còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ
non là một biện pháp góp phần giúp nâng cao chất lượng dân số và luôn là
mục tiêu của y học hiện đại nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh,
trí não phát triển và ít có biến chứng sau này.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 42 nước có
tỷ lệ đẻ non cao nhất thế giới với hơn 160.000 ca đẻ non mỗi năm (chiếm
khoảng 6,5 - 16% số ca sinh)[52]. Bên cạnh đó, theo các báo cáo Bộ Y tế, ở
nước ta hiện nay, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi vẫn rất cao trong đó đẻ non
là nguyên nhân chính gây ra 75,3 – 87,5% ca tử vong cho trẻ sơ sinh dưới 1
tuổi [14]. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2016 của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
có 2,348 số ca đẻ non chiếm tỷ lệ 9,3% trên tổng số ca đẻ tại bệnh viện và đã
giảm xuống còn 7% trong năm 2017 [12].


1


Mục tiêu điều trị dọa đẻ non là cắt cơn co tử cung, kéo dài thời gian
mang thai để thai nhi hoàn thiện chức năng hô hấp. Chính vì vậy phác đồ điều
trị dọa đẻ non thường bao gồm hai nhóm thuốc chính: thuốc cắt cơn co tử
cung và liệu pháp corticosteroid. Tuy nhiên, sự không thống nhất giữa các
phác đồ điều trị trong và ngoài nước (trong vấn đề lựa chọn thuốc, liều dùng,
đường dùng…) là một khó khăn lớn trong thực hành điều trị dọa đẻ non.
Ngoài ra, các bằng chứng từ các nghiên cứu lâm sàng hiện có của các thuốc
còn chưa đầy đủ và chưa thống nhất, chưa rõ ràng về việc có nên sử dụng
thuốc hay không khiến cho việc sử dụng các thuốc này trên lâm sàng còn
chưa đi sát với các hướng dẫn điều trị.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong các bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành về sản khoa. Trong năm 2016, tổng số lượt khám bệnh là 628.603, tổng
số bệnh nhân điều trị nội trú là 65.378, tổng số ca đẻ tại bệnh viện là 34.568,
trong đó mổ đẻ là 20.164. Vào năm 2011, bệnh viện đã xây dựng phác đồ
điều trị dọa đẻ non và đưa vào ứng dụng trong điều trị lâm sàng nhưng cho
đến nay vẫn có nghiên cứu nào thống kê được thực trạng sử dụng thuốc trong
dọa đẻ non. Từ thực trạng nêu trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng công tác dược lâm sàng nói chung và chăm sóc dược cho sản phụ nói
riêng, đề tài:
“Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị dọa đẻ non tại
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”.
Được tiến hành với 2 mục tiêu chính:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm sử dụng thuốc ở thai phụ bị dọa
đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2. Phân tích tính phù hợp với các hướng dẫn điều trị của việc sử dụng
nhóm thuốc cắt cơn co tử cung và nhóm corticosteroid.


2


Phần 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về đẻ non
1.1.1. Một số khái niệm
Trước đây, đã có nhiều quan niệm khác nhau về đẻ non. Các tác giả
định nghĩa đẻ non bằng cách đánh giá tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của chu
kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trọng lượng sơ sinh và/hoặc dựa vào đặc điểm của
sơ sinh sau khi đẻ.
Năm 1977, WHO đưa ra định nghĩa: đẻ non là trẻ đẻ ra có trọng lượng
dưới 2500g và tuổi thai dưới 37 tuần [31].
Theo Trần Hán Chúc: đẻ non là hiện tượng thai bị đẩy ra khỏi buồng tử
cung trước 38 tuần tuổi thai và có trọng lượng dưới 2500g.
Theo Nguyễn Việt Hùng: đẻ non là hiện tượng gián đoạn thai nghén
khi có thể sống được (nghĩa là tuổi thai trong vòng 28-37 tuần) [16]. [31].
Ngày nay, tại một số quốc gia phát triển có nền y học hiện đại, khả
năng chăm sóc và nuôi dưỡng những trẻ đẻ non tháng đã được cải thiện, khái
niệm về đẻ non đã thay đổi.
Năm 2016, WHO đưa ra định nghĩa: Đẻ non là trường hợp chuyển dạ
trước 37 tuần (259 ngày) tuổi thai [42].
Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG năm 2012, chuyển dạ đẻ non
được định nghĩa là khi có cơn co tử cung đều đặn, dẫn đến thay đổi ở cổ tử
cung, bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai [50].
Ở Việt Nam theo Hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế ban hành năm 2015:
“Đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai
kỳ tính theo ngày kinh cuối cùng” [13].

3



Chuyển dạ đẻ được chia thành ba giai đoạn [1]:
- Giai đoạn I (còn gọi là giai đoạn mở cổ tử cung) được tính từ khi cổ tử cung
bắt đầu mở đến mở hết (10cm). Giai đoạn mở cổ tử cung chia ra 2 pha:
+ Pha tiềm tàng (1a) cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, pha này cổ tử
cung tiến triển chậm, thời gian trung bình là 8 giờ.
+ Pha tích cực (1b) cổ tử cung mở từ 3cm đến 10cm, pha nay cổ tử
cung tiến triển nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ trung bình từ
30 phút đến 1 giờ.
- Giai đoạn II (còn gọi là giai đoạn sổ thai) tính từ lúc cổ tử cung mở hết,
ngôi lọt đến lúc thai sổ ra ngoài.
- Giai đoạn III (còn gọi là giai đoạn sổ rau) tính từ lúc sổ thai đến khi rau sổ
ra ngoài. Thời gian trung bình từ 15 phút đến 30 phút.
1.1.2. Một số nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây chuyển dạ đẻ non
1.1.2.1. Một số nguyên nhân gây chuyển dạ đẻ non [15]
Nguyên nhân của đẻ non đến nay chưa được xác định một cách rõ ràng.
Một số nguyên nhân đã được biết đến là:
❖ Nguyên nhân về phía người mẹ:
Do các nhiễm trùng nặng toàn thân: các bệnh nhiễm trùng nặng do vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng (sốt rét…), nhiễm trùng đường tiết niệu.
Do sang chấn: trực tiếp vào tử cung hoặc gián tiếp như sau các phẫu
thuật, đặc biệt là sau các phẫu thuật vùng bụng, chiếu xạ, sốc điện…
Nguyên nhân tại chỗ: tử cung dị dạng bẩm sinh hoặc buồng tử cung bị
nhỏ lại do u xơ tử cung, dính buồng tử cung một phần…
Nguyên nhân nghề nghiệp: các tệ tạn xã hội, các bệnh nghề nghiệp,
giang mai…
Các bệnh toàn thân của người mẹ, thiếu máu, nhiễm độc…

4



❖ Nguyên nhân do thai:
Đa thai: song thai, sinh ba, sinh bốn…
Thai dị dạng: thai vô sọ, não úng thủy, bụng cóc, tam bội thể 18, hội
chứng Potter…
❖ Nguyên nhân do phần phụ của thai: Đa ối đặc biệt là đa ối cấp, viêm
màng ối. Vỡ ối non, rau tiền đạo, rau bong non…
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh [8]
Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non rất phức tạp và vẫn chưa được
giải thích một cách rõ ràng, vì chưa được nghiên cứu đầy đủ [15]. Hiện nay có
một số giả thuyết gây chuyển dạ đã được chấp nhận.
❖ Thuyết Prostaglandin
Các Prostaglandin (PG) là những chất có thể làm thay đổi hoạt tính co
bóp của cơ tử cung. Sự sản xuất PG tăng dần trong quá trình thai nghén, đạt
tới giá trị cao trong nước ối và màng rụng trong cơ tử cung vào lúc bắt đầu
cuộc chuyển dạ. Người ta có thể gây chuyển dạ bằng cách tiêm PG vào bất cứ
tuổi thai nào. Các PG tham gia làm chín muồi cổ tử cung do tác dụng lên chất
collagene của cổ tử cung.
❖ Estrogen và Progesteron:
Trong quá trình thai nghén, estrogen tăng lên nhiều làm tăng tính kích
thích ở các sợi cơ trơn của cơ tử cung. Cơ tử cung trở nên mẫn cảm với các
tác nhân gây cơn co tử cung, đặc biệt là với oxytocin, progesteron có vai trò
ức chế co cơ tử cung, Progesteron giảm vào cuối thời kỳ thai nghén làm tỷ lệ
Estrogen/Progesteron thay đổi là tác nhân gây chuyển dạ.
❖ Vai trò của Oxytocin:
Người ta đã xác định được có sự tăng tiết oxytocin ở thuỳ sau tuyến
yên của người mẹ trong chuyển dạ đẻ. Các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin
có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ. Tuy
5



vậy oxytocin không đóng vai trò quan trọng để gây chuyển dạ đẻ mà chủ yếu
thúc đẩy quá trình chuyển dạ đang diễn ra.
❖ Thuyết nhiễm khuẩn:
Vào năm 1993, Bennett và Elder đã nghiên cứu in vitro đưa ra nhận
định rằng các sản phẩm nhiễm khuẩn có thể kích thích giải phóng PG theo
cách sau: PhospholipaseA2 ở trong thể tiêu bào (lysosom) của màng ối, khi
được giải phóng có thể tổng hợp PG để gây cơn co tử cung. Nói chung, các vi
khuẩn gây viêm âm đạo, cổ tử cung đều có khả năng sinh ra phospholipase
A2 để tổng hợp PG từ màng rau.
Mô hình nuôi cấy bạch cầu cho thấy giải phóng những chất làm tăng
chuyển hoá các acid amin ở tế bào nội mạc và màng rau gây tăng PG. Tác giả
cho rằng có sự qua lại giữa các tế bào sản mạc và bạch cầu, qua chất trung
gian để có thể gây chuyển dạ đẻ non tăng cao hơn những người không nhiễm
khuẩn. Sản phẩm của vi khuẩn là các enzym (như proteaze, mucinaze) có thể
xâm nhập vào màng rụng, màng ối và cổ tử cung làm suy yếu các mô liên kết
ở đây như gây xoá mở cổ tử cung, chuyển dạ đẻ non và ối vỡ sớm.
1.1.3. Một số đặc điểm và hậu quả của thai non tháng
Thai đẻ non có một số đặc điểm sau [15]:
- Tuổi thai từ 37 tuần trở xuống. Trọng lượng dưới 2500 gam.
- Một số phản xạ chưa có, đặc biệt là phản xạ mút.
- Phổi chưa trưởng thành. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, hệ thần
kinh phát triển chưa đầy đủ.
- Lớp mỡ dưới da dễ bị đông lại nên dễ dẫn tới hiện tượng cứng bì ở trẻ
non tháng. Khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường sống ngoài tử cung
còn kém.
Đẻ non có thể gây nên một số biến chứng sau:
- Bệnh hô hấp: suy hô hấp như bệnh màng trong, xẹp phổi...
6



- Xuất huyết: do thiếu yếu tố đông máu, yếu tố V, VII, prothrombin dễ
xuất huyết não, phổi. Nguy cơ xuất huyết càng cao khi trẻ đẻ ra bị sang chấn.
- Nhiễm khuẩn: hệ thống miễn dịch của sơ đẻ non tháng kém. Nguy cơ
nhiễm khuẩn càng cao đối với trẻ đẻ non, chuyển dạ có ối vỡ sớm, vỡ non.
- Vàng da: hay gặp do trẻ bị thiếu tháng hay rối loạn enzym kết hợp.
Thường vàng da do tăng bilirubin gián tiếp.
- Rối loạn chuyển hóa: hạ canxi, hạ đường huyết do dự trữ glycogen ở
gan giảm, hệ thống men chuyển hóa chưa hoàn chỉnh.
Trọng lượng sơ sinh và tuổi thai ít dự đoán về tỷ lệ sống sót hơn là khuyết
tật chức năng vì vậy nếu các chức năng đã được hoàn thiện trước khi đẻ non
giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong kết quả nâng cao chất lượng cuộc sống
cho trẻ sau nay.
1.1.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đẻ non
❖ Lâm sàng [15]:
- Có 4 cơn co tử cung trong 20 phút hay 8 cơn trong 60 phút, cơn co sờ
thấy được và gây đau.
- Cổ tử cung mở ≥ 2 cm hoặc xóa trên 80% nhưng mở ≤ 4cm mới được
chỉ định thuốc cắt cơn co tử cung. [15].
- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định bởi một người khám
trong nhiều lần khám liên tiếp.
- Các dấu hiệu khác: ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt
lưng, trằn nặng bụng.
❖ Cận lâm sàng:
- CTG: Theo dõi tim thai, cơn co tử cung.
- Siêu âm ngả âm đạo, đo chiều dài cổ tử cung (< 25mm) [18], [44]
▪ 26 mm ≥ CTC > 15mm: có thể tiên đoán đẻ non, nằm nghỉ chưa dùng
thuốc.
7



▪ CTC ≤ 15mm: khả năng đẻ non trong vòng 72 giờ. [18], [44].
- Xét nghiệm Fetal fibronectin (fFN): Test dương tính khi nồng đồ
fibronectin > 50ng/ml, khả năng xảy ra đẻ non trong vòng 7 ngày ở những
thai phụ này sẽ cao hơn 27 lần so với những người có test âm tính [19].
- Định lượng hCG dịch cổ tử cung: trên 32mUI/ml nguy cơ đẻ non sẽ cao
hơn xấp xỉ 20 lần [13], [1]:
Bảng 1.1. Bảng điểm đánh giá các triệu chứng doạ đẻ non
TT

Triệu chứng

1 điểm

2 điểm

1

Gò tử cung

Không đều

Đều

2

Ối vỡ

3


Ra máu

Vừa

> 100ml

4

Mở cổ tử cung

1cm

2cm

3 điểm

Có thể

4 điểm

Rõ ràng

3cm

> 4cm

Từ Bảng 1.1, bác sĩ đánh giá bệnh nhân để đưa ra chỉ số dọa đẻ non, từ
đó tiên lượng được khả năng ức chế chuyển dạ thành công dựa vào Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Khả năng ức chế chuyển dạ thành công (theo chỉ số doạ đẻ non)

Chỉ số

1

2

3

4

6

>7

Chuyển dạ ngừng lại (%)

100

90

84

38

7

0

Nếu chỉ số dọa dẻ non > 6 điểm thì gần như không có khả năng ức chế
chuyển dạ thành công, cũng đồng nghĩa với việc bác sĩ và gia đình phải chuẩn

bị cho cuộc đẻ non và các tình huống xảy ra với trẻ sơ đẻ non tháng. Nếu sau
một thời gian điều trị, cổ tử cung mở đến 5cm thì coi như việc điều trị thất bại
và dừng lại để cho cuộc chuyển dạ tiến triển và cho đẻ [17].

8


1.2. Điều trị dọa đẻ non
1.2.1. Mục tiêu điều trị [17]
- Cho phép can thiệp kịp thời các trường hợp được chẩn đoán là dọa đẻ
non (giảm bệnh suất và tử suất cho thai nhi).
- Đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Hạn chế nhập viện các thai kỳ không có nguy cơ đẻ non cao.
- Có thời gian dùng đủ liều Corticosteroid cho tuổi thai từ 24-34 tuần.
Hỗ trợ phổi:
✓ Thường quy cho thai 28 – 34 tuần.
✓ Thai 26-28 tuần: cân nhắc tùy trường hợp.
1.2.2. Một số phác đồ điều trị dọa đẻ non
1.2.2.1. Phác đồ Bộ Y Tế năm 2015 [13]
❖ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, nghiêng trái, tránh kích thích.
❖ Thuốc giảm - cắt cơn co tử cung:
- Salbutamol:
▪ Liều dùng: 5mg pha trong 500ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch
20giọt/phút (10mcg/phút), liều tối đa 45 giọt/ phút. Khi đã cắt được cơn
co, chuyển sang liều duy trì : viên 4mg, ngậm 1 - 2 viên/ngày.
▪ Theo dõi: dừng thuốc nếu nhịp tim >120 lần/phút.
▪ Chống chỉ định: bệnh tim, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường
nặng, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn ối.
▪ Tác dụng phụ: tăng nhịp tim, tăng đường huyết, hạ kali máu.
- Nifedipin:

▪ Liều dùng: liều tấn công 20mg ngậm dưới lưỡi trong 20 phút, tối đa 03
liều. Sau khi cắt cơn co duy trì nifedipin chậm 20mg, uống 6-8h /lần.
▪ Theo dõi: huyết áp khi dùng thuốc.
▪ Chống chỉ định: huyết áp thấp < 90/50mmHg.
9


▪ Tác dụng phụ: nóng bừng mặt, buồn nôn, tụt HA thoáng qua.
- Magnesium sulfate:
▪ Liều dùng: liều tấn công 4-6g pha trong 100ml glucose 5%, truyền
TM trong 20 phút; liều duy trì 2g/h truyền tĩnh mạch trong 12h, sau đó
1g/h trong 24h.
▪ Theo dõi: nồng độ ion Mg huyết thanh 5-7mg/dL.
▪ Tác dụng phụ: tai biến như nóng bừng mặt, giảm phản xạ gân xương,
ức chế hô hấp, ngừng thở, ngừng tim.
- Atosiban:
▪ Liều dùng: 75mg atosiban (10ml) pha trong 90ml dung dịch glucose
5% hoặc NaCl 0,9%. Truyền tĩnh mạch 24ml/h, sau 3h giảm xuống
8ml/h. Thời gian điều trị không nên quá 48h, không quá 3 đợt điều trị
trong thai kỳ.
▪ Chỉ định: điều trị dọa đẻ non từ tuần 24-33 của thai kỳ.
▪ Chống chỉ định: ối vỡ non, thai suy, thai chậm phát triển, chảy máu
nặng, tiền sản giật, rau tiền đạo, rau bong non.
❖ Liệu pháp corticosteroid : Chỉ định cho thai từ 28 đến hết 34 tuần tuổi, có
thể sử dụng một trong các thuốc sau ở các tuyến y tế:
- Bethamethasone 12mg, 2 liều tiêm bắp cách nhau 24h.
- Hoặc Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12h.
1.2.2.2. Phác đồ Bệnh viện Từ Dũ năm 2015 [17]
❖ Nguyên tắc điều trị:
- Hướng dẫn sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, không kích thích đầu vú và

tránh giao hợp.
- Ăn uống hợp lý đẩy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc
để tránh táo bón.
- Dùng thuốc cắt cơn gò trong vòng 48 giờ, cố gắng trì hoãn cuộc sinh ít
nhất 24 giờ.
10


- Không phối hợp nhiều loại thuốc cắt cơn gò cùng lúc.
- Không điều trị dọa đẻ non cho thai từ 36 tuần trở lên.
- Hỗ trợ phổi thai bằng corticosteroid.
- Phối hợp với bác sỹ sơ sinh chuẩn bị phương tiện hồi sức và chăm sóc trẻ
sơ đẻ non tháng.
❖ Điều trị cắt cơn co bằng thuốc (thông tin chi tiết tại Phụ lục 3):
Nifedipin: Liều tấn công: uống 30mg (không sử dụng viên tác dụng kéo
dài) hiệu quả tác dụng giảm gò sau 30-60 phút. Sau đó: 10-20 mg mỗi 4-6 giờ
trong 24-48 giờ. Chống chỉ định khi huyết áp của mẹ < 90/50 mmHg, bệnh
tim (thiếu máu cơ tim, suy thất trái), rối loạn chức năng gan, bệnh lý thận,
đang dùng thuốc hạ áp khác.
Salbutamol:
- Truyền TM 5mg/5ml pha trong glucose 5% (nồng độ 10mcg/ml).
TTM: 60ml/giờ (20 giọt/phút, 10mcg/phút), tăng thêm 20ml/giờ (7 giọt/phút,
3,3mcg/phút) mỗi 30 phút đến khi hết cơn gò hoặc nhịp tim mẹ ≥ 120
nhịp/phút hoặc tốc độ truyền đạt tối đa 180ml/giờ (60 giọt/phút, 30mcg/phút).
- Dùng bơm tiêm điện: Pha salbutamol 5mg/5ml trong 95ml NaCl 0,9%
(50mcg/ml salbutamol). Bơm tiêm điện 12ml/giờ (10mcg/ phút). Tăng
4ml/giờ (3,3 mcg/phút) mỗi 30 phút cho đến khi hết cơn gò hoặc nhịp tim mẹ
≥ 120 nhịp/phút hoặc tốc độ truyền tối đa 36ml/giờ (30mcg/phút).
Chống chỉ định: Mẹ hoặc thai bị bệnh tim nặng, mẹ bị tiểu đường đang
điều trị insulin, bệnh tuyến giáp, dị ứng với thuốc. Song thai, đa thai.

Atosiban:
- Bước 1: Liều tấn công: lọ 1 (37,5 mg/5ml) lấy 6,75mg atosiban (0,9
ml) pha 10ml Ringer lactat tiêm TMC > 1 phút (còn 4,1ml).
- Bước 2: Liều duy trì: Lọ 1 còn 30,75mg (4,1ml) atosiban pha 36,9 ml
Ringer lactat, truyền bơm tiêm điện 24ml/giờ. Sau đó pha lọ 2 (37,5mg/5ml)
trong 45ml Ringer lactat truyền bơm tiêm điện 24 ml/giờ trong 3 giờ đầu.
11


- Bước 3: Lọ 2 còn 19ml ở bước 2 truyền bơm tiêm điện 8 ml/giờ. Thời
gian dùng thuốc tối đa là 45 giờ.
1.2.2.3. Phác đồ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2011 [2]
- Nghỉ ngơi tại giường, tránh giao hợp.
- Tránh táo bón.
- Thuốc: sử dụng các thuốc giảm co để cắt cơn co tử cung.
Dung dịch Ringer Lactate x 500ml truyền tĩnh mạch XXX giọt/phút.
Sau đó cho:
Hoặc: Ritodrine 150ml
Dung dịch Ringer Lactate x 500ml.
Truyền 0,1mg/phút, cứ 20 phút tăng tốc độ để đạt liều 0,15-0,2mg/phút
cho đến hết cơn co tử cung. Liều hiệu quả: 0,15-0,35 mg/phút truyền cho đến
12 giờ sau khi hết cơn co.
Sau đó cứ 2 giờ uống 10mg ritodrine trong 24 giờ. Ngày hôm sau cứ 04
giờ uống 10mg cho đến hết cơn co.
Chống chỉ định: Sản phụ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Hoặc: Salbutamol 4mg ngậm hoặc uống, mỗi lần ½ đến 1 viên cho đến
khi hết cơn co.
Chống chỉ định: Sản phụ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Hoặc: Magnesium sulfat x 04gam pha với dung dịch Lactate Ringer x
250ml truyền tĩnh mạch trong 20 phút. Sau đó magnesium sulfate x 04gam

pha với dung dịch Lactate Ringer x 1000ml truyền 50ml/phút.
Hoặc: Tractocile (Atosiban) 37,5mg x4 ống pha với 100ml nước muối
sinh lý truyền bằng bơm tiêm điện.
- Cho corticosteroid cho những sản phụ có thai từ >28 tuần đến <35 tuần và
tiên lượng chưa đẻ trong vòng 48 giờ.
12


1.2.2.4. Một số cập nhật trong hướng dẫn điều trị dọa đẻ non của Viện sức
khỏe và chăm sóc Quốc gia Anh - NICE 2015 [19]
- Nghỉ ngơi tại giường, tránh táo bón, …
- Điều trị bằng thuốc cắt cơn co tử cung:
+ 24+0 đến 25+6 tuần thai cân nhắc dùng nifedipin với bệnh nhân
chưa bị vỡ ối và nghi ngờ đẻ non.
+ 26+0 đến 33+6 tuần thai dùng nifedipin với bệnh nhân chưa bị vỡ ối
và được chẩn đoán đẻ non.
+ Bệnh nhân chống chỉ định với nifedipin thì dùng nhóm đối kháng thụ
thể oxytocin thay thế.
+ Không dùng nhóm β-adrenegic cho điều trị cắt cơn co tử cung.
- Liệu pháp corticosteroid:
+ 23+0 đến 23+6: cân nhắc trong việc sử dụng, trao đổi với bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
+ 24+0 đến 25+6: sử dụng đối với bệnh nhân có nguy cơ đẻ non.
+ 26+0 đến 33+6: sử dụng đối với bệnh nhân có nguy cơ và được chẩn
đoán đẻ non.
+ Không sử dụng nhiều đợt corticosteroid, nhưng nên dùng trong giai
đoạn cuối của thời kỳ thai nén nếu có khả năng đẻ non trong vòng 48 giờ.
- Liệu pháp Magnesium sulfate:
+ Dùng magnesium sulfate tiêm tĩnh mạch để bảo vệ thần kinh cho em
bé giữa 24+0 và 29+6 tuần thai được chẩn đoán đẻ non trong vòng 24 giờ.

+ Cân nhắc sử dụng magnesium sulfate tiêm tĩnh mạch để bảo vệ thần
kinh cho em bé giữa 30+0 đến 33+6 tuần thai được chẩn đoán đẻ non trong
vòng 24 giờ.
+ Liều dùng: tiêm tĩnh mạch 4g magnesium sulfat trong 15 phút, sau đó
truyền tĩnh mạch 1g/giờ cho đến khi sinh hoặc trong 24 giờ.
+ Đối với bệnh nhân dùng magnesium sulfat cần theo dõi dấu hiệu lâm

13


sàng ít nhất 4 giờ 1 lần bằng cách ghi xung, đo huyết áp, hô hấp.
+ Bệnh nhân suy thận cần theo dõi thường xuyên hơn và cân nhắc về
việc giảm liều.
1.2.2.5. Một số cập nhật trong hướng dẫn điều trị dọa đẻ non của Hội sản
phụ khoa Hoa Kỳ ACOG 2016 [44]
- Nghỉ ngơi tại giường, kiêng cữ và tránh giao hợp.
- Sử dụng thuốc cắt cơn co tử cung để đủ thời gian dùng corticosteroid:
▪ Betamethason: 12mg/1 lần, tiêm bắp 2 lần cách nhau 24 giờ.
▪ Deamethason: 6mg/1 lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12 giờ.
-

Một số thuốc có tác dụng cắt cơn co tử cung và cách sử dụng (thông tin

chi tiết phụ lục 4):
Nifedipin (chẹn kênh calci): Liều tấn công: 20mg ngậm dưới lưỡi. Liều
duy trì: 10-20mg đường uống trong mỗi 6-8 giờ. Chống chỉ định: bệnh nhân
hạ huyết áp và suy tim do tăng tiền gánh, như suy giảm động mạch chủ.
Indomethacin (NSAID): 50mg mỗi lần qua đường uống hoặc đặt trực tràng
25-50mg trong mỗi 6 giờ. Chống chỉ định: Rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc
rối loạn chảy máu, rối loạn chức năng gan, thận; viêm loét đại tràng, hen

suyễn (ở phụ nữ quá mẫn aspirin).
Ritodrin (hướng beta giao cảm): Bắt đầu truyền tĩnh mạch với tốc độ
50µg/phút và tăng lên tối đa là 350µg/phút.
Terbutalin (hướng beta giao cảm): Bắt đầu truyền tĩnh mạch với tốc độ từ
5-10µg/phút và tăng lên tối đa là 80µg/phút. Chống chỉ định: Thai phụ bị nhịp
tim nhanh và đái tháo đường không kiểm soát.
Magnesium sulfate: 4g qua đường truyền TM sau đó truyền 1-3g/giờ.
Chống chỉ định ở những bệnh nhân nhược cơ.
Tác dụng phụ của các thuốc nêu trên trên thai phụ và thai nhi được trình
bày chi tiết trong Phụ lục 4.
14


- ACOG 2016 tiếp tục khẳng định với thời gian ngắn (thường ít hơn 48 giờ)
sử dụng Magnesium sulfate trong cắt cơn co tử cung cho các điều kiện
thích hợp và thời gian điều trị thích hợp [48], bao gồm:
▪ Phòng ngừa và điều trị co giật ở phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật
▪ Bảo vệ thần kinh của thai nhi trước khi đẻ non sớm (dưới 32 tuần
tuổi thai).
▪ Kéo dài thời gian mang thai (lên đến 48 giờ) để cho phép dùng
corticosteroid trước sinh ở phụ nữ mang thai có nguy cơ đẻ non trong
vòng 7 ngày.
1.2.3. Các thuốc được sử dụng trong điều trị dọa đẻ non
1.2.3.1. Các thuốc cắt cơn co tử cung
Thuốc cắt cơn co tử cung không được khuyến cáo sử dụng khi tuổi thai
vượt quá 34 tuần tuổi và thuốc thường không được khuyến khích sử dụng
trước 24 tuần của thai kỳ nhưng có thể được xem xét dựa trên hoàn cảnh cá
nhân từ 23 tuần tuổi [49].
❖ Các thuốc hướng bêta giao cảm (salbutamol, ritodrin, terbutalin):
Đây là các dẫn xuất catecholamin làm giãn cơ trơn tử cung và hệ cơ

trơn khác bao gồm hệ cơ mạch máu, khí quản… do kích thích thụ thể β2adrenegic ở các cơ quan trên. Trong năm 2011, Cơ quan Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã cảnh bảo về việc sử dụng terbutalin để điều
trị đẻ non về các phản ứng phụ nghiêm trọng trên người mẹ [44].
Ủy ban Cảnh giác Dược Châu Âu (PRAC) năm 2013 đã đưa ra rằng chỉ
nên dùng thuốc salbutamol dạng tiêm để có hiệu quả trong việc giảm các cơn
co tử cung ngắn hạn (tối đa 48 giờ), giữa tuần thai thứ 22 và 37 tuần, dưới sự
giám sát của chuyên gia với sự theo dõi liên tục cho người mẹ và thai nhi. Từ
dữ liệu của các thử nghiệm lâm sàng, các báo cáo sau khi thuốc được cấp
phép lưu hành trên thị trường và rà soát lại thông tin trong các hướng dẫn
điều trị, PRAC kết luận rằng có một nguy cơ tác dụng phụ trên tim mạch
15


nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi khi sử dụng các thuốc này thời
gian dài (hơn 48 giờ) [28].
❖ Thuốc ức chế thụ thể oxytocin (Atosiban – Tractocile):
Các thuốc nhóm này ức chế cạnh tranh oxytocin bằng cách khóa thụ thể
của oxytocin. Atosiban là đại diện phổ biến nhất của nhóm này. Atosiban có
cấu trúc mô phỏng giống peptid 9 của oxytocin- peptid tổng hợp có tác dụng
đối kháng cạnh tranh ở thụ thể oxytocin, làm giảm tần số cơn gò và trương
lực cơ tử cung, nó cũng gắn kết với các thụ thể vasopressin. Atosiban ít gây
tác dụng phụ nguy hiểm cho mẹ, ngoại trừ một số phản ứng da tại vị trí tiêm
thuốc. Một phân tích gộp gần đây cho thấy rằng sử dụng Atosiban có hiệu
quả trì hoãn chuyển dạ thật sự trong 48 giờ cao hơn giả dược, nhưng không
hiệu quả hơn các thuốc cắt cơn co tử cung khác [41]. Sử dụng Atosiban
tương đối an toàn cho mẹ và thai nên cần thêm các nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng thiết kế tốt để đánh giá hiệu quả của Atosiban trong điều trị đẻ non.
Ngược lại, một nghiên cứu gộp bao gồm 14 nghiên cứu có liên quan
đến 2485 phụ nữ nhằm phân tích tác dụng của nhóm ức chế thụ thể oxytocin
với giả dược hoặc các nhóm thuốc điều trị dọa đẻ non khác. Nghiên cứu cho

kết luận rằng không chứng mình được tính ưu việt của nhóm ức chế thụ thể
oxytocin (chủ yếu là atosiban so với giả dược, nhóm chẹn kênh calci và nhóm
hướng beta giao cảm về kết quả kéo dài thời gian thai kỳ và các kết quả đầu
ra khi trẻ sinh ra (như cân nặng của trẻ, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh dưới 12
tháng tuổi…). Tuy nhiên, tác dụng phụ trên mẹ khi dùng atosiban lại ít hơn
so với nifedipine và nhóm hướng beta giao cảm . Việc phát hiện sự gia tăng
tử vong ở trẻ sơ sinh và đẻ trước khi hoàn thành 28 tuần thai trong một
nghiên cứu có kiểm soát giả dược đảm bảo thận trọng. Tuy nhiên, số lượng
phụ nữ đăng ký ở tuổi thai rất thấp. Do những hạn chế về số lượng nhỏ được
nghiên cứu và chất lượng phương pháp, cần có thêm các thử nghiệm đối
chứng ngẫu nhiên được thiết kế tốt hơn [24].
16


❖ Các thuốc ức chế kênh Calcium (Nifedipine, Nicardipine):
Ức chế kênh calci type II, có nhiều trong cơ trơn mạch máu, tử cung và
bàng quang, gây dãn cơ trơn, giảm lượng calci trong tế bào. Thuốc ức chế
kênh calci ngăn chặn sự di chuyển của các ion calci vào trong tế bào và cả sự
phóng thích calci từ lưới nội sinh chất trơn ra tế bào chất, dẫn đến giảm hoạt
động của sợi actin-myosin, giảm cơn co tử cung. Thuốc chẹn kênh calci tương
đối ít tác dụng phụ nghiêm trọng trên mẹ và thai, ngoại trừ hạ huyết áp, đặc
biệt trên người mẹ tăng huyết áp.
Đại diện của nhóm là nifedipin. Nifedipin hoạt động trên cơ trơn mạnh
gấp 18 lần trên cơ tim gây ảnh hưởng huyết động: giảm huyết áp động mạch,
tăng nhịp tim, giãn mạch. Hiệu quả giảm tỷ lệ đẻ non trong vòng 48 giờ của
nifedipine không khác biệt so với các tác nhân cắt cơn gò khác [40].
Ngoài ra còn có một nghiên cứu năm 2008 do Trabelsi K, Hadj Taib H
và cộng sự nhằm so sánh tác dụng giảm co và tác dụng phụ của nicardipin với
salbutamol ở những bệnh nhân chuyển dạ sớm để đề xuất nicardipin như một
phương pháp thay thế đầy hứa hẹn trong điều trị chuyển dạ sớm. Cụ thể có

bốn mươi tám bệnh nhân nhập viện vì đẻ non được đưa vào nghiên cứu ngẫu
nhiên tiền cứu này so sánh nicardipin và salbutamol, dùng nhỏ giọt tĩnh
mạch. Nhóm nicardipin bao gồm 25 bệnh nhân và nhóm salbutamol bao gồm
23 bệnh nhân. Với đặc điểm dịch tễ học của 2 nhóm là tương tự nhau. Không
có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm được ghi nhận trong thời gian cắt cơn
trung bình của các cơn co tử cung. Trong nhóm nicardipin, thai đã kéo dài
hơn 48 giờ trong 87,5% trường hợp so với 85,8% ở nhóm salbutamol. Tóm
lại, nicardipin ít nhất có hiệu quả như salbutamol trong cắt cơn co tử
cung; nhưng nó có tác dụng thứ yếu. Do đó, nicardipin được đề xuất là chất
thay thế cắt cơn co tử cung sau salbutamol. sự khác biệt là đáng kể (P =
0,02). Thời hạn đẻ và tình trạng sơ sinh của trẻ sơ sinh giống hệt nhau ở hai
nhóm [35].
17


❖ Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin (Các NSAID: Indomethacin):
Có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandine nội sinh do ức chế hoạt
động men Cyclo – oxygenase (COX). COX là men xúc tác việc chuyển hóa từ
acid arachidonic thành prostaglandin. Tác nhân ức chế COX ngăn chặn cơn gò
tử cung. Indomethacin là đại diện được nghiên cứu nhiều nhất. Các nghiên cứu
so sánh hiệu quả trì hoãn chuyển dạ trong 48 giờ đầu cho thấy tỷ lệ đẻ non dưới
37 tuần giảm hơn trong nhóm sử dụng indomethacin so với nhóm hướng beta
giao cảm s hay giả dược, không khác biệt so với Magnesium sulfate hay chẹn
kênh calci [45]. Tuy nhiên, sử dụng indomethacin ở thai > 32 tuần và kéo dài
trên 48 giờ làm tăng nguy cơ đóng sớm ống động mạch hoặc suy thận ở thai
nhi. Việc sử dụng indomethacin cũng liên quan tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử,
xuất huyết não nên phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro tiền ẩn
khi sử dụng.
❖ Magnesium sulfate:
Cơ chế tác động của Magie còn chưa rõ ràng. Nó được đánh giá như

một đối vận calci nội bào, có thể ức chế cơn gò tử cung. Tuy nhiên sử dụng
magie có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như phù phổi,
ngưng tim, thai lưu hoặc suy hô hấp. Do đó, Magnesium sulfate không được
khuyến cáo là thuốc điều trị cắt cơn gò tử cung [27].
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã rút ra kết luận việc sử dụng Magnesium
sulfate trước kỳ đẻ non lại giúp bảo vệ thần kinh cho trẻ đẻ non tháng [19]
[47] [34]. Bên cạnh đó, Magnesium sulfate đã giảm tỷ lệ trẻ đẻ non mắc bệnh
bại não từ nặng xuống còn một nửa [43].
1.2.3.2. Corticosteroid
Các corticosteroid tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào,
chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó tác động đến một số gen được dịch mã. Hay
nói cách khác dùng corticosteroid giúp tăng cường sản xuất surfactan, thúc đẩy

18


×