Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 1997-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 1997-2015
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN MINH

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Huyện
Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2015 là của bản thân tôi. Kết quả
nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình của tác giả nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn
Xuân Minh, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp và nhân dân huyện Lương Tài đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin quý báu trong thời gian tôi đi thực tế để

hoàn thành Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .......................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................... 7
6. Bố cục của Luận văn ....................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN
1997- 2015.............................................................................................................. 9

1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 9
1.1.1 khái niệm hiện đại hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn .................... 9
1.1.2 Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn .................................................................................... 16

1.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 18
1.2.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Lương
Tài ............................................................................................................ 18
1.2.2 Đặc điểm xã hội ........................................................................................ 23
1.2.3 Tình hình nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài .............................. 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31
Chương 2: QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
HUYỆN LƯƠNG TÀI (1997 - 2015) .................................................................. 32

2.1. Tỉnh Bắc Ninh và huyện Lương Tài vận dụng đường lối, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ............ 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1.1. Chủ trương của tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 32
2.1.2. Chủ trương của huyện Lương Tài ........................................................... 39
2.2 Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài ............. 42
2.2.1. Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp ........................................................ 42
2.2.2. Quá trình hiện đại hóa nông thôn ............................................................ 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 61
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI (1997- 2015) .............. 62

3.1. Kết quả ........................................................................................................ 62
3.1.1 Về kinh tế.................................................................................................. 62
3.1.2. Về xã hội .................................................................................................. 64
3.2 Ý nghĩa chặng đường hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Lương
Tài giai đoạn 1997- 2015......................................................................... 66

3.3. Hạn chế ....................................................................................................... 71
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTC

Bộ Chính trị

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DTSX

Diện tích sản xuất

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

GRDP


Tổng sản phẩm quốc nội của khu vực

GTNT

Giao thông nông thôn

GTSX

Giá trị sản xuất

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KHKTNN

Khoa học kĩ thuật nông nghiệp

NĐ- CP

Nghị định Chính phủ

NĐ/TW

Nghị định Trung ương

NN& PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NTM

Nông thôn mới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QĐ/TTg

Quyết định Thủ tướng

QĐ-UBND

Quyết định Uỷ ban Nhân dân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH XNK

Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTXVN


Thông tấn xã Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban Nhân dân

USD

Đôla Mĩ

VietGAP

Quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Hình 1.1.

Vị trí huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh ...........................................19


Bảng 1.1:

Các nhóm đất chính ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .........................22

Bảng 2.1.

Kế hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh .................................36

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu chủ yếu ............................................................................37

Bảng 2.3.

Vùng sản xuất tập trung lúa năng suất cao của huyện Lương Tài năm
2010 – 2020 ..............................................................................................42

Bảng 2.4.

Vùng sản xuất khoai tây tập trung ...........................................................45

Bảng 2.5.

Vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung năm 2010-2020 ......................45

Bảng 2.6.

Vùng chăn nuôi bò tập trung giai đoạn 2010 - 2020................................46

Bảng 2.7


Vùng chăn nuôi lợn tập trung giai đoạn 2010 - 2020 ..............................47

Bảng 2.8.

Vùng chăn nuôi gia cầm tập trung giai đoạn 2010- 2020 ........................47

Bảng 2.9.

Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung 2010 - 2020 .....................................48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp
thành của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7, khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề
nông dân, nông thôn.
Tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Lương Tài nói riêng là một trong những
địa phương đã thực hiện thành công đường lối hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Đến nay, việc thực hiện đường lối hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực

trong kinh tế nông thôn cũng như trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội nông thôn.
Từ một huyện có nền kinh tế nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, tự cấp tự túc,
các sản phẩm nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu của địa phương, đến nay
Lương Tài đã có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại được áp dụng công nghệ khoa
học kĩ thuật tiên tiến. Đó là kĩ thuật nuôi cấy mô các loại giống cây trồng, kĩ thuật
nuôi trồng trong nhà kính, nuôi chuồng trại, hướng tới nền nông nghiệp sạch theo
tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu đảm bảo chất lượng; đồng thời bảo vệ môi trường
phát triển nền nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững. Do đó, bộ mặt nông
thôn huyện Lương Tài có nhiều chuyển biến. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn (bao gồm hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt, trường học, trạm y tế, hệ thống thông tin
liên lạc, thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch và các cơ sở công nghệ, dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




kinh tế - xã hội khác) thay đổi rất căn bản. Đời sống nhân dân trong huyện được
nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương
Tài trong những năm 1997 - 2015 vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, cần phải
được khắc phục.
Là người con sinh ra và lớn lên ở huyện Lương Tài, từng chứng kiến những
sự đổi thay của quê hương, tôi có nguyện vọng đi sâu tìm hiểu đường lối, quan
điểm của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được vận
dụng thực hiện ở địa phương mình như thế nào.
Đó là lí do để tôi quyết định chọn vấn đề: Hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2015 làm đề tài Luận văn

Thạc sĩ Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và hiện đại hóa
nông thôn nói riêng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học dưới các góc độ khác nhau.
Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành
đường lối chung mang tính định hướng cho sự phát triển. Đặc biệt, Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) được coi là mốc mở đầu thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội nhấn mạnh phải coi trọng
và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an
ninh lương thực.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đã thông qua 2 văn kiện quan
trọng là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005’’ và “Chiến
lược ổn định sự phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010’’. Đại hội nhận định cần
thiết phải cải cách hành chính tạo điều kiện cho hội nhập mở cửa thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy thương mại dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phát triển. Việt Nam xuất khẩu hàng nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn; do đó cần
quan tâm chất lượng hàng nông sản mới đáp ứng được những yêu cầu thị trường.
Trong tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng
kinh tế địa phương vững mạnh (Nxb Sự thật-Hà Nội 1968), Tổng Bí thư Đảng
Lê Duẩn đã đề cập đến vai trò, vị trí của kinh tế địa phương đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tác phẩm Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại (Nxb Sự

thật - Hà Nội 1987) của đồng chí Trường Chinh đã phân tích chủ trương của
Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội IV, V, khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa
của những thành tựu đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm;
từ đó nêu lên sự cần thiết phải tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm
là đổi mới về kinh tế.
Trong tập giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay (Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội-1996) và Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay-Những vấn đề lí luận và
thực tiễn của CNXH ở Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội-1998), PGS.TS
Trần Bá Đệ đã nêu bật bối cảnh đất nước, nền tảng kinh tế-xã hội Việt Nam khi
tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới
của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội; coi đổi mới là đòi hỏi
cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với CNXH của nước ta; những thành tựu và
hạn chế trong bước đầu tiến hành công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2005, trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 (tr 72 - 82) đăng bài
báo của tác giả Nguyễn Đình Liêm, có nhan đề: Ba bài học kinh nghiệm về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đài Loan. Trong đó, tác giả
trình bày ba kinh nghiệm bao trùm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Đài Loan. Đó là: 1- Nhận thức, tư duy về nông nghiệp, nông thôn
đúng đắn; 2- Chế định chính sách và đề ra quyết sách chính xác; 3- Năng lực
điều hành của chính quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Năm 2006, Tạp chí Kinh tế - dự báo, số 2 có đăng bài báo nhan đề: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (tr 2-3) của tác giả Vũ Văn
Phúc. Nội dung bài báo bàn về ý nghĩa, vai trò, kết quả thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua và kiến nghị một số
vấn đề giải pháp tiếp tục quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn trong giai đoạn tới.
Cũng trong năm 2006, học viên Nguyễn Ngọc Tú bảo vệ thành công Luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, với đề tài: Nguồn nhân lực trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh. Trong Luận
văn, tác giả đề cập yếu tố nhân lực ở Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Trên tạp chí Giáo dục, số 7 năm 2007, tại các trang 37- 40, có đăng bài
báo nhan đề: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở nước ta hiện nay của tác giả Vũ Thị Thoa. Bài báo phân tích những cơ hội,
thách thức đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay và
đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam.
Trên tạp chí Triết học, số 11 năm 2007, tại các trang 23 - 30 có bài: Công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Một số vấn đề đặt
ra và hướng giải quyết của tác giả Trần Đắc Hiển. Tác giả phân tích các vấn đề
nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam thời gian qua. Đó là, tạo ra áp lực về việc làm đối với người dân bị
thu hồi đất canh tác, là gia tăng dân số, phân hóa giàu nghèo, gây ô nhiễm môi
trường và tác động tiêu cực đến văn hóa tinh thần của người dân nông thôn. Từ
đó, tác giả đề xuất phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp
hóa hiện đại hóa.
Năm 2010, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008) (Nxb Chính tri Quốc gia Hà Nội). Cuốn sách đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trình bày một cách đầy đủ, hệ thống điều kiện tự nhiên, xã hội; các giai đoạn lịch

sử, truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội; chiến lược phát triển kinh tế, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.
Năm 2011, học viên Vũ Phương Mai đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn ở Bắc Ninh. Luận văn này gồm
3 chương. Tại chương 1 và chương 2, tác giả Luận văn trình bày mối quan hệ
giữa phát triển nguồn nhân lực với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn; khẳng định việc phát triển nông nghiệp nông thôn là đưa nền
kinh tế nông nghiệp từ truyền thống lên hiện đại, chuyển dịch theo hướng tăng tỉ
trọng sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất.
Từ thực trạng nguồn nhân lực ở nông thôn của tỉnh, tác giả đưa ra quan điểm và
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn tầm nhìn đến năm 2015.
Năm 2012, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh - Ban Chỉ huy quân sự
huyện Lương Tài cho ra mắt cuốn sách Lực lượng vũ trang nhân dân huyện
Lương Tài 66 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành (1945 - 2011). Cùng
năm này, cuốn sách Lịch sử địa phương tỉnh Bắc Ninh do Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy biên soạn, cũng được xuất bản. Hai cuốn sách này đã đề cập đến quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh
CNH-HĐH ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng.
Những công trình nghiên cứu trên đây dưới nhiều góc độ khác nhau đã
góp phần làm sáng tỏ vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trên một mức độ
nhất định, vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài chỉ được
đề cập trong một số công trình có tình chất minh họa.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Tuy vậy, những công trình, tài liệu đã công bố là nguồn tư liệu quý giúp
tôi phương hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về quá trình thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; những kết quả và hạn chế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Lương Tài thuộc tỉnh Bắc
Ninh, địa giới hành chính gồm 13 xã, thị trấn.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài từ năm 1997 đến năm 2015. Tuy
nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn nêu khái quát tình
hình nông nghiệp, nông thôn của huyện những năm trước đó.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát tình hình nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài trước năm
1997.
- Đi sâu phân tích quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện
Lương Tài.
- Đánh giá kết quả và hạn chế của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn huyện Lương Tài. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục
đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng những nguồn
tài liệu sau:
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, chủ yếu từ Đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ VIII

- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về vấn đề nông nghiệp, nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Huyện ủy và UBND
huyện Lương Tài về hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Các tập Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng
Thống kê huyện Lương Tài…
- Các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí… về những vấn đề thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác khoa học và làm phong phú hơn nội
dung của Luận văn, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được thông
qua các đợt khảo sát thực tế tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và phát triển của
huyện tại các trang trại nông nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện; gặp
gỡ phỏng vấn các cụ già cao tuổi, các cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất
sắc trong xây dựng phát triển kinh tế tại địa phương để có thêm thông tin bổ
sung, thẩm định cho các tài liệu lưu trữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng, tác giả Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, tác giả Luận văn trình
bày có hệ thống theo trình tự thời gian quá trình triển khai thực hiện hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Từ đó, tác giả rút ra nhận xét mang
tính khái quát để làm rõ yêu cầu của đề tài. Ngoài ra, các phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh; phương pháp khảo sát, điền dã cũng được vận dụng
để làm rõ quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một huyện.
5. Đóng góp của Luận văn

- Luận văn dựng lại một cách sinh động về công cuộc hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn của huyện Lương Tài từ năm 1997 đến 2015.
- Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống quá trình hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Trên cơ sở đánh giá kết quả và hạn chế, đề tài nêu một số giải pháp nhằm
tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương Tài.
- Luận văn dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa
phương trong các trường phổ thông trên địa bàn huyện.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương nội dung:
Chương 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn của hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2015.
Chương 2. Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Lương
Tài (1997 - 2015)
Chương 3. Kết quả và hạn chế của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn huyện Lương Tài (1997 - 2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN
1997- 2015

1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1 khái niệm hiện đại hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
+ Thuật ngữ Hiện đại hóa
Theo tác giả Trần Hữu Quang, trong sách Xã hội học trang 103, khái niệm:
Hiện đại hóa (modernisation) chứa đựng những nội hàm mang tính kinh tế - xã
hội, văn hóa- xã hội, và thiết chế -xã hội sâu rộng. Thực ra, quá trình hiện đại hóa
cũng đã mặc nhiên bao hàm trong nó quá trình công nghiệp hóa, vốn thường diễn
ra song song với quá trình đô thị hóa. Vậy thế nào là hiện đại hóa?.
Hiện đại đối lập với truyền thống?
Thuật ngữ “modern” xuất hiện từ thời phục hưng châu Âu, lúc đầu thường
được hiểu theo nghĩa đối lập với với thuật ngữ “cổ xưa” (ancient ) hay “truyền
thống” (traditional). Phải đợi đến Hegel thì người ta mới thấy có sự phân tích sâu
sắc về thân phận người hiện đại”. Đặc trưng của tính hiện đại (modernity) theo
Hegel là ở chỗ con người tự đặt mình vào trong lịch sử một cách có ý thức.
Về sau, người ta thường hiểu “hiện đại hóa” theo nghĩa là quá trình chuyển
biến từ “xã hội cổ truyền” sang “xã hội hiện đại”. Xét trên các lĩnh vực: Hiện đại
hóa về chính trị (chính đảng, nghị viện, quyền bầu cử, nhân quyền): hiện đại về
mặt văn hóa (tư tưởng, đời sống cá nhân, quyền lợi với cộng đồng, gia tăng số
lượng người biết chữ, hiện tượng đô thị hóa, sự suy giảm các quyền lực cổ truyền,
xuất hiện các xu hướng cá nhân); hiện đại về mặt kinh tế (không đồng nhất với
khái niệm công nghiệp hóa) bao gồm: Phân công lao động, sử dụng các kĩ thuật
quản trị, các công nghệ mới, sự lớn mạnh của hệ thống thương mại và các phương
tiện giao dịch thương mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nhiều tác giả, chẳng hạn như Eisenstadt và Rostow, đã sử dụng thuật ngữ
“ hiện đại hóa” để chỉ quá trình phát triển của các xã hội hiện đại bắt đầu từ thời
kì cơ khí hóa và công nghệ hóa. Quá trình này có đặc trưng như nới lỏng các
ranh giới giữa các giai cấp xã hội, phát triển lĩnh vực giáo dục, nảy sinh những
kiểu quan hệ thương lượng mới trong lĩnh vực công nghiệp, mở rộng quyền bầu
cử, phát triển các dịch vụ xã hội…
Khái niệm Hện đại hóa theo Bùi Quang Thắng: Hiện đại hóa không phải
để chỉ đương thời (như các từ điển Latin hay Anh thường diễn đạt cái gì đó đối
lập với cái cổ xưa, truyền thống mà là thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt diễn
trình biểu cái mau chóng khi con người nắm được khoa học kĩ thuật tiên tiến và
dựa vào đó để phát triển xã hội với một tốc độ mau chóng chưa từng thấy trong
lịch sử. Ngay thủa đầu tiên, danh từ hiện đại thường được hiểu nghĩa xấu, tiêu
cực- Shakespeare. Khi các tác giả Anh gọi nhà lãnh đạo Pháp là người “hiện đại”
thì cũng có hàm nghĩa xấu. Sau đó, người ta gắn nghĩa khách quan hơn. Và trong
thế kỉ XVII và XVIII, sử gia châu Âu dần bãi bỏ sự phân chia thời gian theo cách
tính của Thiên chúa giáo và bắt đàu phân chia thời gian thành cổ xưa - trung cổ
và hiện đại. và thời hiện đại bắt dầu được tính vào năm 1500.
Ngày nay, từ hiện đại đã được dùng để chỉ những đặc tính chung trong các
quốc gia phát triển, trong sự phát triển không chỉ phương diện kinh tế, mà còn ở
các lĩnh vực chính trị, xã hội. Và hiện đại hóa được dùng để mô tả diễn trình phát
triển của xã hội có những đặc tính đó.
Mặc dù thuật ngữ Hiện đại hóa bao giờ cũng gắn chặt với sự phát triển
khoa học công nghệ (mà khoa học công nghệ bắt đầu từ châu Âu) nhưng nội hàm
của nó không chỉ sự du nhập theo quan niệm của châu Âu hóa vào một quốc gia
nào đó. Theo 0.E. Black - một học giả Mỹ- thì Hiện đại hóa có thể định nghĩa là

một diễn trình, trong đó có những định chế cổ truyền phải được thích ứng hóa
với những nhiệm vụ đang thay đổi mau chóng. Sự kiện đó thể hiện sự gia tăng
kiến thức nhân loại, cho phép nhân loại kiểm soát khung cảnh và diễn trình hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đại hóa xảy ra đồng thời với cuộc cách mạng khoa học. Diễn trình của sự thích
ứng này phát xuất xã hội Tây Âu và chịu ảnh hưởng của những xã hội đó. Nhưng
kể từ thế kỉ XIX và XX, những sự cải tiến đó lan rộng sang cả các xã hội khác
và đem lại một sự cải biến toàn diện trong tương quan nhân loại. Các nhà chính
trị thường hạn chế danh từ Hiện đại hóa trong những cải tiến chính trị và xã hội
đi theo sau quá trình công nghệ hóa.
Hiện đại hóa về mặt văn hóa: Khác với tâm lí truyền thống là tin vào định
mệnh, thì con người xã hội hiện đại lại luôn khẳng định mình bằng vị thế xã hội,
vai trò của mình trong xã hội. Họ luôn mơ ước khát vọng và tìm kiếm cuộc sống
tự do. Vì vậy, xã hội tạo ra cơ hội bình đẳng, quyền bình đẳng con người nâng
lên thành luật pháp và nó trở thành tư tưởng. Vấn đề an sinh xã hội trở thành mục
tiêu hướng tới xã hội văn minh hiện đại, khi quyền con người được hiểu rộng ra
toàn xã hội.
Hiện đại hóa về mặt chính trị: Thể hiện rõ nét nhất là nhà nước trong việc
quản lí xã hội một cách trực tiếp và toàn diện. Điều này không có nghĩa nhà nước
lấn át hay đè nén sự quản lí của thành phần phi nhà nước, mà ở đây có sự dung
hòa giữa vai trò nhà nước và các thành phần phi nhà nước để cả hai khu vực tư
và công hợp sức huy động và hợp lí hóa tài nguyên trong xã hội và gia tăng sản
xuất.
Trong xã hội hiện đại, chính quyền trung ương có xu hướng gia tăng quyền
lực của mình đến mọi lĩnh vực và đến tận địa phương trên mọi vấn đề nhất là vấn
đề con người và kinh tế. Trong xã hội truyền thống thì “phép vua thua lệ làng”

gia tăng quyền lực trung ương nhưng không thể đi sâu vào địa phương. Xã hội
hiện đại nhà nước dùng pháp luât và các chế tài kiểm soát, đồng thời luôn đưa ra
tư tưởng chỉ đạo lấy từ ý kiến người dân mang lại lợi ích chung nhất đưa giá trị
con người lên tầng cao mới.
Hiện đại hóa về mặt kinh tế: Nâng cao sức sản xuất vật chất bằng kĩ thuật
khoa học hiện đại, tăng năng suất, chất lượng lao động, giảm sức lao động chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tay con người. sự cạnh tranh nền kinh tế giữa các quốc gia đã mang đến biến đổi
không ngừng về sự hiện đại hóa nền kinh tế.
Hiện đại hóa về mặt văn hóa: Đó là nâng cao số người biết chữ, số người
có việc làm. Ở quốc gia nào có nền kinh tế càng phát triển theo hướng hiện đại
thì ở xã hội đó luôn có những vĩ nhân đưa ra được các sáng kiến khoa học, giá
trị nhân văn mà cộng đồng con người trên toàn thế giới hướng tới.
Như vậy, từ các quan điểm của các học giả về hiện đại hóa, thì quan điểm
tương đồng nhất là chỉ ra được: Hiện đại hóa là quá trình nâng cao năng suất lao
động trong sản xuất, nâng cao giá trị con người. Quá trình hiện đại hóa là sự kế
thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống, chính điều này tạo nên nét đặc trưng
giữa các quốc gia.
+ Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
Theo PSG.TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên
Hội đồng Lí luận Trung ương, trong nghiên cứu và trao đổi được đăng trên Tạp
chí Cộng sản số ra ngày 18/12/2015. Ông đã chỉ ra cụ thể khoa học về nội hàm
khái niệm hiện đại hóa nông nhiệp, nông thôn.
Hiện đại hóa nông nghiệp: Là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa
học – kĩ thuật vào công nghệ sản xuất và đời sống ở nông thôn, cải tiến và hoàn
thiện tổ chức sản xuất ở nông thôn, tạo ra 1 nền sản xuất có trình độ ngày càng

cao, cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ.
Hiện đại hóa nông thôn: Quá trình này không chỉ bao gồm công nghiệp
hóa nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực khác của
sản xuất vật chất ở nông thôn, mà còn bao gồm không ngừng nâng cao đời sống
vật chất văn hóa tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống giáo
dục - đào tạo, y tế và các dịch vụ phục vụ đời sống khác ở nông thôn. Về bản
chất, hiện đại hóa là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn
Nếu hiện đại hóa là xóa bỏ toàn bộ những gì tạo dựng trong quá khứ và
phải đưa toàn bộ công nghệ thiết bị tiên tiến hiện đại vào nông thôn ngay một
lúc là hoàn toàn sai lầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hiện đại hóa nông thôn là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện từng bước nâng
cao trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ và tổ chức quản lí nền sản xuất, đời
sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ phát triển thế giới.
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất,
kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho
phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao
động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ
nghĩa.
Quan điểm, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn
• Những quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và
phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con
người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để
sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường,
phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững.
- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên
ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc; phát triển mạnh mẽ hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất
là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.
- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn
hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa; giữ gìn truyền thống văn hoá và thuần phong mĩ tục.
- Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với
xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.
• Về mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền

vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây
dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh
tế hợp lí, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày
càng hiện đại. Từ nay đến năm 2010, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một
bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài.
• Nội dung tổng quát:
– Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
+ Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ
sinh học, đưa thiết bị, kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông
sản hàng hoá trên thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




– Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng
sản phẩm và lao động nông nghiệp.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
+ Xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải bảo

đảm những yêu cầu cơ bản: theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển lực
lượng sản xuất với củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây
dựng nông thôn mới; đặt trong chiến lược CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân nói
chung, bảo đảm lợi ích toàn diện của đất nước cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng, môi trường sinh thái; đặt trong xu thế chung là quốc tế hóa và khu vực
hóa nền kinh tế nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước; kết hợp hài
hòa kinh nghiệm truyền thống với công nghệ, kĩ thuật hiện đại, tiên tiến theo
những bước đi phù hợp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
hiện nay phải củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông
thôn theo hướng: nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông
thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then
chốt.
Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước phát
triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành
thị với nông thôn. Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của
Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước và đã đạt
những thành tựu rất quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nước ta là nước nông nghiệp, cơ sở nền tảng của nông nghiệp còn yếu, lại
mới bắt đầu thực hiện CNH, HĐH. Do đó, việc thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa
phương khác nhau để triển khai thực hiện có kết quả.
1.1.2 Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn

Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của
Đảng ta được hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình thực hiện đổi mới
đất nước.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì (1/1994), Đảng ta đã nêu 8
mục tiêu chủ yếu, trong đó có mục tiêu số 1 là: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đến Hội nghị lần thứ 7 (7/1994), Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) tập trung bàn định chủ trương, chính sách công nghiệp, công nghệ nhằm đi
tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đến năm 1996, đất nước ta đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế được
mở rộng. Trong bối cảnh ấy, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII được
triệu tập (6/1996), mở đầu thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quyết
định và chỉ đạo phải coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đề ra chủ
trương tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, tại Hội
nghị lần thứ 5 (3/2002), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị
quyết Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì

2001 - 2010, xác định mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp,
công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006), Đảng ta khẳng định:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân...
Như vậy, qua các kì Đại hội và hội nghị Trung ương, Đảng ta luôn xác
định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình
hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
là một chủ trương lớn của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình CNH, HĐH đất nước, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết các vấn
đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên trình độ văn
minh, hiện đại.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
được Đảng ta xác định bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hoá lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×