Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân biên tỉnh tây ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.35 KB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN BIÊN
TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN BIÊN
TỈNH TÂY NINH NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học:TS Hà Văn Thúy
ThS Nguyễn Vĩnh Nam
Thời gian thực hiện: Từ 02/07/2018 đến 02/11/2018

HÀ NỘI 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, ban lãnh đạo bệnh viện cùng đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, các thầy
giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Văn Thúy và ThS. Nguyễn
Vĩnh Nam là người thầy đã luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt
kinh nghiệm và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn
Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh, nơi tôi công tác và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi rất
nhiều khi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp
đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn
thành Luận văn.
Tây Ninh, ngày 10 tháng 9 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương I. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
1.1.

Danh mục thuốc ...........................................................................................3

1.1.1.
1.2.

Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện ..........................................3

Phương pháp phân tích Danh mục thuốc..................................................6

1.2.1.

Phương pháp phân tích ABC ..................................................................6

1.2.2.

Phương pháp phân tích VEN ..................................................................8

1.3.

Thực trạng phân tích Danh mục thuốc tại các bệnh viện ........................8

1.4.


Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ...........................................10

1.4.1

Về sử dụng kháng sinh .......................................................................10

1.4.2

Tình hình sử dụng vitamin và thuốc bổ trợ .....................................10

1.4.3

Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu ..............11

1.5.

Giới thiệu về Trung Tâm Y Tế Huyện Tân Biên ....................................12

1.5.1

Chức năng nhiệm vụ ...........................................................................12

1.5.2

Khoa Dược ...........................................................................................13

1.5.3

Hoạt động khám chữa bệnh ...............................................................16


1.6.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................20

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22
2.1

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ..............................................22

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................22


2.1.2
2.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................22

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................22

2.2.1 Nội dung nghiên cứu..................................................................................22
2.2.2 Các biến số nghiên cứu ..............................................................................24
2.3

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................26

2.4

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................26


2.4.1

Phương pháp xử lý: ............................................................................26

2.4.2

Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................27

2.4.3 Trình bày số liệu…………………………………………………………30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31
3.1 Mô tả danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y Tế huyện Tân
Biên năm 2017 ......................................................................................................31
3.1.1 Cơ cấu DMT theo nhóm thuốc Tân dược và Chế phẩm y học cổ
truyền .................................................................................................................31
3.1.2

Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý .......................................31

3.1.3

Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ ..............................................35

3.1.4

Cơ cấu tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ....................37

3.1.5

Cơ cấu DMT theo đường dùng ..........................................................38


3.2

Phân tích DMT theo phương pháp phân tích ABC/VEN ......................40

3.2.1

Cơ cấu thuốc sử dụng phân hạng ABC trong năm 2017 ......................40

3.2.2

Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN ..........................................43

3.2.3

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .............44

3.2.4

Cơ cấu thuốc nhóm AE theo tác dụng dược lý ................................46

3.2.5

Cơ cấu thuốc nhóm AN theo tác dụng dược lý ................................47

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN………………………………………………………48


4.1 DMT được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
năm 2017 ...............................................................................................................48

4.2

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
KẾT LUẬN ...........................................................................................................55
KIẾN NGHỊ..........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của TTYT huyện Tân Biên năm 2017.theo mã
ICD 10 ............................................................................................................. 17
Bảng 2. 2. Các biến số nghiên cứu ................................................................ 294
Bảng 2. 3. Các chỉ số phân tích danh mục thuốc ............................................ 29
Bảng 3.4 Cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm
2017 ................................................................................................................. 29
Bảng 3.5 Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại BV theo nguồn gốc, xuất xứ ................... 31
Bảng 3.6 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong
DMTBV ......................................................................................................... 32
Bảng 3.7 Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2017 theo dường dùng ........... 36
Bảng 3.8. Cơ cấu DMTSD của Trung tâm năm 2017 theo nhóm thuốc Tân
dược và Chế phẩm y học cổ truyền ................................................................ 37
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo phân hạng ABC ................................................ 39
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN năm 2017 ................. 40
Bảng 3. 11. Phân tích ma trận ABC/VEN ...................................................... 44
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nhóm AE theo tác dụng dược lý ............................ 43
Bảng 3.13.Cơ cấu thuốc nhóm AN theo tác dụng dược lý ............................. 44
Bảng 3.14.Cơ cấu thuốc nhóm AV theo tác dụng dược lý ............................ 46

Bảng 3.15.Cơ cấu thuốc nhóm AN theo tác dụng dược lý…………………..47


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ........ 5
Hình 2.2. sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu .................................................. 23
Hình :3.3. 5 nhóm dược lý có giá trị sử dụng cao ........................................... 34
Hình:3.4 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ......................................... 36
Hình 3.5 :Cơ cấu thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần ................. 38
Hình:3.6 Cơ cấu thuốc theo đường dùng ........................................................ 39
Hình:3.7. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC ............................ 41
Hình: 3.8 Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN ............................ 43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

BV

Bệnh viện

BS

Bác sĩ

BN


Bệnh nhân

BHYT

Bảo hiểm y tế

DSTH

Dược sĩ trung học

DSĐH

Dược sĩ đại học

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

GĐBV

Giám đốc Bệnh viện



Hội đồng


HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

ICD – 10

Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MHBT

Mô hình bệnh tật

TTT

Thông tin thuốc

TTY

Thuốc thiết yếu

TTYT TP

.

Trung tâm Y tế thành phố


YHCT

Y học cổ truyền

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua thuốc đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân và đã trở thành nhu cầu thiết yếu
sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh vì thế thuốc là vấn đề cần phải hết sức
quan tâm của ngành y tế Việt Nam.
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và vô cùng quan trọng, nó có thể làm
thay đổi chuyển hóa, tâm sinh lý của con người, việc sử dụng thuốc thiếu hiệu
quả và bất hợp lý là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí
cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở
khám chữa bệnh.
Ở Việt Nam hiện nay, với những chính sách mở cửa theo cơ chế và đa
dạng hoá các loại hình cung ứng, thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về
số lượng và chủng loại. Điều này giúp cho việc cung ứng dễ dàng và thuận
tiện hơn tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn sử
dụng thuốc ở các bệnh viện vì vậy việc xây dựng danh mục thuốc hiệu quả sẽ
mang lại lợi ích rất lớn cho cả chu trình cung ứng thuốc: Lựa chọn – Mua sắm
– Phân phối – Sử dụng.Để phản ánh hiệu quả của việc xây dựng danh mục
thuốc và hoạt động mua sắm cũng như có cái nhìn tổng thể về việc sử dụng
thuốc tại bệnh viện trong một khoảng thời gian nhất định.
Trung Tâm Y Tế Tân Biên là bệnh viện đa khoa hạng III (với 100
giường bệnh) trực thuộc Sở Y Tế Tây Ninh, có nhiệm vụ phòng chống dịch,

khám và chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trong những năm qua việc sử dụng thuốc trong điều trị ở Trung Tâm
Y Tế Tân Biên còn nhiều bất cập. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó để
tăng cường chất lượng danh mục thuốc Bệnh viện và sử dụng thuốc an toàn,
hiệu quả, hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh đang là vấn
1


đề cấp thiết hiện nay. Hơn nữa từ khi thành lập bệnh viện đến nay chưa có
nghiên cứu nào phân tích về danh mục thuốc sử dụng tại Trung Tâm Y Tế Tân
Biên. Xuất phát từ thực tế của Trung Tâm Y Tế Tân Biên trong những năm
vừa qua, tôi tiến hành đề tài: "Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung
Tâm Y Tế Tân Biên tỉnh Tây Ninh năm 2017” với mục tiêu sau:
1.

Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tai Trung Tâm Y Tế Tân
Biên tỉnh Tây Ninh năm 2017.

2.

Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung Tâm Y Tế Tân
Biên tỉnh Tây Ninh theo phương pháp ABC/VEN.
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực

trạng danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc của Trung Tâm Y Tế Tân Biên
tỉnh Tây Ninh, nhằm đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện danh mục
thuốc của Trung Tâm Y Tế và sử dụng thuốc cho người bệnh, an toàn, hiệu
quả, hợp lý và kinh tế tại Trung Tâm Y Tế trong những năm tiếp theo.

2



Chương I. TỔNG QUAN
1.1.

Danh mục thuốc

1.1.1. Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện
a.

Khái niệm Danh mục thuốc
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung
ứng thuốc, là việc xác định chủng loại thuốc cho bệnh viện. Mỗi bệnh
viện sẽ xây dựng một danh mục thuốc (DMT) đặc thù riêng cho mình,
Hội đòng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT) có chức năng tư vấn cho giám
đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc
của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh
viện [7]. HĐT&ĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng DMT,
trước khi xây dựng danh mục thuốc, HĐT&ĐT phải lấy ý kiến của các
khoa phòng.
Việc xây dựng danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích, đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị , với chất lượng tốt và chi phí
hợp lý đồng thời loại bỏ các thuốc không an toàn và hiệu quả không
cao, làm giảm những nguy cơ về sức khỏe và lãng phí trong qúa trình
sử dụng thuốc.
Sự lựa chọn thuốc thành phẩm để mua sắm, sử dụng cho
người bệnh theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thuốc generic , thuốc đơn
chất, thuốc sản xuất trong nước [9]

b.


Các bước xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện

Việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên
tắc sau: bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí thuốc dùng trong
bệnh viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; căn cứ vào hướng
dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ
3


sở khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng được với các phương pháp mới, kỹ thuật
mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện, thống
nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Việc lựa chọn
và xây dựng danh mục thuốc là 1 nhiệm vụ của HĐT&ĐT [2].
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y Tế quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, các bước xây
dựng danh mục thuốc được tiến hành như sau:
Khoa Dược sẽ xây dựng DMT bệnh viện và thông qua Hội đồng thuốc
và điều trị (HĐT&ĐT) góp ý chỉnh sửa, sau khi HĐT&ĐT thống nhất, khoa
Dược tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện xem
xét và ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục
thuốc trong bệnh viện phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mô hình bệnh tật (MHBT) của địa phương và cơ cấu bệnh tật do
bệnh viện thống kê hàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực
hiện;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do
Bộ Y Tế (BYT) ban hành;
- Khả năng kinh phí của bệnh viện: ngân sách Nhà nước, thu một
phần viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT);

- Xem xét một số tiêu chí như an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả chi phí hoặc nguồn cung ứng tại chỗ.
DMT bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho
phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục
thuốc được khái quát trong hình 1.1 như sau:

4


Hình 1.1 Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Mô hình bệnh tật

Phác đồ điều trị

Danh mục

Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật

thuốc thiết yếu
Danh mục

K/n chi trả của BN, quỹ
BHYT, kinh phí

thuốc chủ yếu

Hội đồng thuốc
và điều trị


DANH MỤC THUỐC
BỆNH VIỆN

Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng
DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng.
c.

Các phương pháp phân tích danh mục thuốc

Để giải quyết vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bước
đầu tiên cần phải đo lường, phân tích và hiểu được nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề. Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề
sử dụng thuốc tại bệnh viện mà HĐT&ĐT nên thường xuyên sử dụng, đó là:
- Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này được thu thập từ
người không kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên quan
đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không
có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán.
5


- Các phương pháp định tính: như tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên nhân
của vấn đề sử dụng thuốc.
- Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: phương pháp này liên quan đến các
dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữ liệu có thể thu thập dễ
dàng. Phương pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích
VEN…Những phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đề lớn liên
quan đến sử dụng thuốc.

Trong số các phương pháp trên, phân tích danh mục thuốc gồm phân
tích ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác
định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Phương pháp phân tích này
sẽ trở thành công cụ cho HĐT&ĐT quản lý danh mục thuốc.
1.2.

Phương pháp phân tích Danh mục thuốc

1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
+ Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm
tỷ lệ lớn trong chi phí dành cho thuốc của bệnh viện [7].
+ Các bước thực hiện
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8 năm 2013 hướng
dẫn hoạt động của HĐT&ĐT, phân tích ABC được tiến hành theo các bước
sau:
Bước 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu
sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.

6


Bước 3. Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với
số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm.
Bước 4. Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của
mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.

Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo
trong danh sách.
Bước 7. Phân nhóm như sau:
- Nhóm A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
- Nhóm B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
- Nhóm C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
Về số lượng, nhóm A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, nhóm B
chiếm 10 – 20% và còn lại là nhóm C chiếm 60 -80% [7].
+ Vai trò, ý nghĩa của phân tích ABC
Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà
thuốc thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trường, có
thể lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác
định các liệu pháp điều trị thay thế, tiếp đến có thể đàm phán với các đơn vị
cung cấp với mức giá thấp hơn.
Áp dụng phương pháp này giúp đo lường mức độ tiêu thụ thuốc, phản
ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vì vậy có thể xác định được việc
sử dụng thuốc chưa hợp lý dựa vào lượng thuốc tiêu thụ và mô hình bệnh tật.
Bên cạnh đó phân tích ABC có thể xác định việc mua sắm các thuốc không
nằm trong DMT thiết yếu của bệnh viện, ví dụ các thuốc không nằm trong
DMT bảo hiểm.

7


Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm là có thể xác định được những
thuốc nào chiếm phần lớn chi phí dành cho thuốc, nhưng nhược điểm lớn nhất
của phương pháp này là không cung cấp được các thông tin để có thể so sánh
các thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị.

1.2.2. Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là một hệ thống xác lập sự ưu tiên trong việc chọn lựa
và mua sắm và tồn trữ các thuốc trong Bệnh viện khi nguồn kinh phí không
đủ để mua toàn bộ thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN thuốc được
chia thành 3 hạng như sau:
- Thuốc V (Vital Drugs): Thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu,
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa
bệnh của Bệnh viện.
- Thuốc E (Essential Drugs): Thuốc dùng cho các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong MHBT của Bệnh
viện.
- Thuốc N (Non- Essential Drugs): Thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành không tương xứng với lợi
ích lâm sàng của thuốc.
1.3.

Thực trạng phân tích Danh mục thuốc tại các bệnh viện


Trên thế giới

Vilfredo Pareto là người đầu tiên lý thuyết Pareto 20/80 trong quản trị
doanh nghiệp, tức là 80% tổng tiền dành cho mua sắm 20% lượng hàng hóa
và phân loại hàng hóa thành các nhóm ABC. Nhờ phân tích đơn giản nhưng
quan trọng này mà có thể đưa ra hình ảnh rõ nét về tình hình hiện tại giúp cho
quá trình quản lý được dễ dàng.
8



Phân tích ABC là công cụ có ý nghĩa, rất quan trọng trong lựa chọn
mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý giúp cho Bệnh viện tiết kiệm được
một khoản chi phí đáng kể và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phương
pháp phân tích này đã được áp dụng tại châu Phi, châu Mỹ la tinh, Ấn Độ và
nhiều nước khác [31].
Một nghiên cứu của Mỹ (1982) sau khi phân tích ABC, để tiết kiệm
chi phí những thuốc trong nhóm A (chiếm 80% tổng số tiền) mà có giá thành
cao thì có thể tìm nhà cung cấp khác với cùng thuốc nhưng giá thấp hơn.
Trong một nghiên cứu tại Canada (1986), sau phân loại các thuốc vào nhóm
A, B và C, đã có chiến thuật thay đổi tần suất đặt hàng với từng nhóm. Cụ thể
các thuốc nhóm A được đặt hàng hàng tuần, còn thuốc nhóm B và C đặt hàng
với tần suất thấp hơn. Kết quả là hiệu quả kiểm soát hàng tồn kho tăng lên
đáng kể (50%) sau khi tiến hành can thiệp.


Tại Việt Nam

Việc phân tích ABC đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT-BYT
ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân
tích để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình
xây dựng DMTBV [2].
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Sơn (2016) đã thực hiện phân tích ABC
danh mục thuốc ở TTYT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên cho thấy thuốc
nhóm A gồm 69 khoản mục có giá trị tiêu thụ cao nhất là 75,2%, nhóm B có
60 khoản mục với giá trị tiêu thụ là 14,8%, còn nhóm C có 252 khoản mục
tương đương giá trị tiêu thụ là 9,9% [23].
Nghiên cứu của Lương Quốc Tuấn (2016) phân tích ABC danh mục
thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An , các thuốc thuộc nhóm A có
127 khoản mục nhưng có giá trị tiêu thụ cao nhất là 79,9%, nhóm B Có già trị
tiêu thụ là 15,0%, còn nhóm C có giá trị tiêu thụ thấp nhất là 5% [27].

Tác giả Vũ Thu Hương sử dụng phương pháp ABC phân tích lựa chọn
kết quả này như là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của
9


HĐT&ĐT trong xây dựng DMT tại một số Bệnh viện đa khoa và nhận thấy
các Bệnh viện sử dụng kinh phí tương đối tập trung vào một số thuốc, sử
dụng tới 70% tổng số tiền mua thuốc vào 11,2 – 13,% số khoản mục thuốc
(Nhóm A) [15].
Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện

1.4.
1.4.1

Về sử dụng kháng sinh
Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho kháng

sinh gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31%[18]. Con số này phản ánh thực trạng chi
phí cho việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị là một gánh nặng kinh tế đối
với ngân sách quốc gia dành cho y tế.
Tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, nhóm thuốc kháng
sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ
22,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [27]. Tương tự tại BV đa khoa tỉnh Bắc
Kạn năm 2014 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,5% tổng giá trị sử dụng) [10].
Tại BV Đa Khoa Dầu Dây tỉnh Đồng Nai năm 2016 kinh phí sử dụng
nhóm thuốc kháng sinh lớn nhất chiếm 30,3% [25], cũng tương tự tại TTYT
Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 kinh phí sử dụng
nhóm thuốc kháng sinh cũng lớn nhất chiếm 32% .
Các nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật
tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình
trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
1.4.2

Tình hình sử dụng vitamin và thuốc bổ trợ

Vitamin là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
10


vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các
tuyến BV. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 giá trị sử dụng
vitamin và khoáng chất là 2,7 tỷ chiếm 2,7%. Tại BV Quận 9 năm 2015 giá
trị sử dụng vitamin và khoáng chất là 473,2 triệu đồng chiếm 2,87%. Tại BV
đa khoa Dầu Dây tỉnh Đồng Nai năm 2016 giá trị sử dụng vitamin và khoáng
chất là 537,5 triệu đồng chiếm 4,6%. Tại BV Phuc Hồi Chức Năng Tây Ninh
đa khoa Dầu Dây năm 2016 giá trị sử dụng vitamin và khoáng chất là 20,5
triệu đồng chiếm 7,8%.
Nhóm thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng
đang được sử dụng phổ biến trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng
thanh toán thuốc bảo hiểm Y tế (BHYT) trong cả nước năm 2010 cho thấy
trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc bổ trợ là
L-ornithin-L-aspartate, Glucosamine, Ginkgobiloba, Arginine, Glutathion.
Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartate nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ
lệ lớn nhất về giá trị thanh toán. Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi các
thuốc này, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có công văn số
2503/BHXH-DVT ngày 02/07/2012 yêu cầu không thanh toán theo chế độ
BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh

toán khi thuốc được sử dụng phù hợp với các công văn hướng dẫn có liên
quan của Cục Quản lý dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình
trạng bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở
khám chữa bệnh lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao,
chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù
hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT [30].
1.4.3

Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Thuốc sản xuất trong nước chiếm gần 43% các mặt hàng trúng thầu,

trong đó chủ yếu là thuốc do các Công ty của Việt Nam sản xuất[20].
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam trên tổng số tiền mua
thuốc năm 2010 của các Bệnh viện chiếm 38,7%. Trong đó Bệnh viện
tuyến trung ương (11,9%), Bệnh viện tỉnh/thành phố (33,9%), Bệnh viện
11


huyện chiếm (61.5%) [22]. Điều này cho thấy các Bệnh viện tuyến trung
ương là tuyến cuối điều trị các bệnh nặng đã được chuyển tuyến nên yêu
cầu về thuốc điều trị là những thuốc có tác dụng mạnh nên sử dụng thuốc
có nguồn gốc nhập khẩu cao hơn.
Nghiên cứu về cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước của Bệnh
viện Hữu Nghị giai đoạn 2008 đến 2010 thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,4% đến
22,4% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Khối lượng tiêu
thụ thuốc nội chiếm tỷ lệ 83% đến 87,3% trong tổng khối lượng tiêu thụ tại
Bệnh viện, do thuốc nội có giá trị thấp. Trong đó nhóm A, thuốc ngoại chiếm
tỷ lệ 79,6%; 80%: 83% tổng giá trị tiêu thụ, tuy nhiên thuốc nội lại chiếm
80,6%; 73,6%; 77,4% tổng khối lượng tiêu thụ[13].
1.5.


Giới thiệu về Trung Tâm Y Tế Huyện Tân Biên
Trung tâm Y tế huyện Tân Biên là Trung tâm y tế tuyến huyện, thị

tương đương bệnh viện hạng III với quy mô 100 giường bệnh; Chịu sự quản
lý toàn diện của Sở Y tế tỉnh Tây Ninh.
1.5.1

Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng: Trung tâm y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ

chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và các dịch vụ y tế khác theo qui định của pháp luật .
- Nhiệm vụ: bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau
1. Khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú.
2. Đào tạo nhân lực: nhân viên y tế thôn bản, sinh viên thực tập, cán
bộ y tế, trạm y tế...
3. Nghiên cứu khoa học: cấp tỉnh,cấp cơ sở...
4. Chỉ đạo tuyến về chuyên môn cho tuyến dưới: Trạm y tế.
12


5. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng.
5. Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành.
7. Quản lý kinh tế.
8. Hợp tác quốc tế.
9. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và
nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.5.2


Khoa Dược
* Vị trí: Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung

tâm; có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác
dược trong Trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa
dược là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc.
- Chức năng nhiệm vụ:
Theo thông tư 22/2011/TT-BYTngày 10 tháng 6 năm 2011.Khoa dược
Trung tâm y tế có những chức năng nhiệm vụ cơ bản như sau:
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán,
điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai,
thảm họa).
+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị.
13


+ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”.
+ Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y,
sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng
thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan
đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược

tại các khoa trong bệnh viện.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra,
đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng
kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến.
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế.
- Cơ cấu tổ chức và nhân lực:
Khoa Dược chịu sự lãnh đạo của Giám đốc Trung Tâm gồm các bộ
phận: tổ nghiệp vụ, tổ kho và cấp phát, tổ thống kê, tổ dược lâm sàng với đội
14


ngũ 3 dược sỹ đại học và 5 dược sỹ trung học. Khoa Dược có chức năng quản
lý và tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về toàn bộ công tác dược trong
Trung tâm, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và
tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Trưởng khoa: Là dược sỹ đại học chịu trách nhiệm trước Ban giám
đốc Trung tâm về các hoạt động của khoa, kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ
như: thông tin thuốc, kiêm ủy viên thường trực HĐT&ĐT Trung tâm và tham
gia các hoạt động khác của Trung tâm.
Tổ nghiệp vụ: Do dược sỹ đại học phụ trách có nhiệm vụ thực hiện
công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm
sàng và quầy thuốc trong Trung tâm. Cập nhật thường xuyên các văn bản quy
định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm kế hoạch
phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong Trung tâm.

Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc. Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý,
cấp phát thuốc tại khoa Dược. Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong
tủ trực tại các khoa lâm sàng. Đảm nhiệm việc kiểm soát chất lượng thuốc.
Tổ kho và cấp phát: Gồm 02 kho thuốc có trách nhiệm thực hiện đầy
đủ nguyên tắc về bảo quản thuốc, đảm bảo an toàn của kho. Thực hiện tốt nội
quy của kho thuốc. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy
định của công tác khoa dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho
trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
Tổ thống kê: Gồm 01 dược sỹ trung học có nhiệm vụ theo dõi số lượng
thuốc nhập về kho dược, số lượng thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho
các nhu cầu khác. Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám
đốc Trung tâm hoặc trưởng khoa dược. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa
dược về nhiệm vụ được phân công. Thực hiện báo cáo công tác khoa dược,
tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao trong bệnh viện định kỳ
hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
15


Tổ dược lâm sàng: do 1 dược sỹ đại học phụ trách, có nhiệm vụ về
thông tin thuốc trong bệnh viện, theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không
mong muốc của thuốc. Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng
thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.
Kho chẵn được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc nhập thuốc, vật tư và
kho lẻ được bố trí rất thuận tiện cho việc cấp phát cho bênh nhân điều trị
ngoại trú có thẻ BHYT: các kho thuốc được thiết kế đảm bảo độ thông
thoáng, chống nóng, ẩm, chống côn trùng, chống cháy nổ, điều hòa ở các khu
vực cấp phát và quầy thuốc bệnh viện, tủ bảo quản lạnh chuyên dụng. Cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị của khoa Dược đã đáp ứng được yêu cầu về “Thực hành tốt
bảo quản thuốc”.
1.5.3


Hoạt động khám chữa bệnh
Theo kết quả thống kê, năm 2017 Trung tâm Y tế đã đón tiếp 150.322

lượt bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong đó: số bệnh nhân điều trị ngoại
trú là 139.033 và điều trị nội trú là 11.289.
*Mô hình bệnh tật của TTYT huyện Tân Biên năm 2017
Mô hình bệnh tật của TTYT huyện Tân Biên năm 2017 (theo mã ICD
10) được trình bày theo bảng sau.( Thống kê từ dữ liệu phần mềm của bệnh
viện).

16


×