Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.17 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN

“CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ ĐƠN THÂN Ở
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI”
(Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần
tỉnh Bình Dương)

Ngành: Xã hội học
Mã số: 931 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2020


Luận án được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI – VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Phản biện 1: GS.TS. Trịnh Duy Luân
Phản biện 2: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Quyên
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại
Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội



Vào hồi ....giờ.... phút

ngày tháng

năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại :
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở
Việt Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro
thiên tai, người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn
ông ở vùng biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên
tai. Những thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng
trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Do yêu cầu và tính chất công việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển
lao động nữ, dẫn tới tình trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một
địa bàn làm việc. Cùng với cường độ và thời gian làm việc căng thẳng,
nhiều nữ công nhân khó kiếm được người bạn đời của mình. Mặt khác, do
sống xa gia đình, nhu cầu tình cảm với người thân không được đáp ứng,
cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm nam nữ, khiến cho nhiều nữ công nhân
có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Trong nhóm những nữ công nhân
không chồng mà có con, có không ít người do quan niệm sống hay vì điều
kiện riêng mà không lấy được chồng nhưng cũng vẫn muốn có con nên đã
chấp nhận nhiều cuộc tình không hứa hẹn v.v….Tất cả những điều đó tạo

nên những nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con một mình, mà trong thực tế,
người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi con” hay “mẹ đơn thân”
Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung
nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước. Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là
sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Bình Dương đã nhanh chóng hình
thành các hộ gia đình có nữ công nhân đơn thân. Theo quan sát từ thực tế,
những “làng” công nhân và những gia đình công nhân ngày càng tăng và
đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng, vấn đề nữ công nhân trở thành mẹ
đơn thân nuôi con một mình cũng trở nên phổ biến, không còn lẻ tẻ, ngẫu
nhiên như trước, đây có thể xem như một hiện tượng mới trong sự phát
triển gia đình công nhân ở các khu công nghiệp. Những gia đình bà mẹ
công nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội mong manh dễ bị tổn thương
sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc từ một loạt các hệ lụy của
sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia đình này thường không
được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm giác an toàn, ấm áp,
1


không có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn thương hơn so với
những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách giáo dục, nuôi
dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ đơn thân
không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô vàn những khó khăn
mà họ phải đối mặt.
Việc nghiên cứu hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu
công nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc quan tâm tới số phận của
những cá nhân đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của xã hội và con cái
họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên kiến, thiệt thòi. Đề tài nghiên cứu “Cuộc
sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ
chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần
tỉnh Bình Dương” sẽ là một phần đóng góp về mặt lý luận cho nghiên cứu

về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam, đồng thời cung cấp thêm cơ
sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở hàm ý chính sách cho việc
bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự phát triển của con người
và gia đình Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các
khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội.
Từ đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và
nâng cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hoàn thiện những vấn
đề lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân.
- Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời
sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích
những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất,
tinh thần của các bà mẹ đơn thân.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm
nâng cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.

2


3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết
nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều
cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân
đang sống và làm việc tại khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương
3.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ

đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu công nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình
Dương.
3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích
từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ
cấp tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018.
- Không gian nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát
thực địa tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương.
- Địa bàn nghiên cứu: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2,
khu công nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương.
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất
và tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh
thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
- Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất
lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân?
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
- Công nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ
chuyên môn không cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập
thấp, họ cũng chủ yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn
thân gặp nhiều khó khăn về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời
sống tinh thần.
- Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, công việc
không ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến
sắp xếp và chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân.
3


- Thể chế, các chính sách và môi trường sống (Nhà nước, công đoàn

và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều
khoảng trống và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các
khu công nghiệp.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời
sống công nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn
thân.
Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và
bằng chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu
đáo các vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu công
nghiệp. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng
được quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên
quan đến nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra,
Luận án đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, thông qua các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập thông tin
và phân tích thông tin cụ thể bao gồm: nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương
pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 150 bà mẹ đơn thân; và phỏng vấn sâu 40
mẫu là cán bộ công đoàn và bà mẹ đơn thân.

4


Khung phân tích

Các chính sách xã hội; môi
trường, điều kiện lao động trong
doanh nghiệp công nhân, bà mẹ
đơn thân
Đặc điểm xã
hội:
- Tuổi, Học vấn,
chuyên môn
- Nơi làm việc,
Thu nhập
- Hoàn cảnh gia
đinh, Số con
- Số năm công
tác, hợp đồng
lao động.

Các chính sách
đối với bà mẹ
đơn thân:
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần

- Chính sách về
việc làm , nhà
ở….
-Chính sách về
tiếp cận dịch vụ
xã hội….

….

Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường
sống nơi bà mẹ đơn thân ở

5. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án
5.1. Đóng góp mới
Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn
thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương trong bối
cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà mẹ đơn
thân công nhân so với các nhóm bà mẹ khác, những thuận lợi, khó khăn, thách
thức mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống hiện nay;
Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của
bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù đây là
cơ sở quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp có chính sách
và quan tâm kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người lao động là bà mẹ đơn
thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
5


Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý
luận nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội
học giới, xã hội học lao động ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc vận dụng
các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp
dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học vào thực tiễn nghiên cứu
bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng góp tri thức vào việc
hoàn thiện khái niệm, quan điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn
thân ở nước ta và trên thế giới hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân
là công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và
những thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn
thân đang làm việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh
Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của
những bà mẹ đơn thân là công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ
kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích
trong việc hoàn thiện chính sách, góp phần cải thiện hơn nữa đời sống của
người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc sống của các bà
mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và ở Bình
Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các
khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác
chăm lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận
án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ đơn thân là
công nhân
Chương 4. Các yếu tố chi phối đời sống vật chất và tinh thần của bà
mẹ đơn thân là công nhân

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong

và ngoài nước có đề cập đến gia đình cha mẹ đơn thân và những vấn đề liên
quan mà tác giả tiếp cận được thuộc về nhiều hướng tiếp cận của khoa học
xã hội như: Xã hội học, giáo dục học, tâm lý học, nhân khẩu học, tội phạm
học, công tác xã hội và các ngành khoa học khác với nhiều góc độ khác
nhau. Xác định rằng, luận án tiến sỹ này chủ yếu dựa trên tiếp cận xã hội
học, tuy nhiên theo xu hướng liên ngành, một số hướng tiếp cận của các
ngành khoa học khác cũng sẽ được tác giả quan tâm tới. Do những nguồn
tài liệu nghiên cứu từ nước ngoài được dịch ra tiếng Việt còn hạn chế và
trong chừng mực khá khiêm tốn của vốn tiếng Anh và tiếng Trung của tác
giả luận án, nên chỉ một số công trình có liên quan mới được đề cập tới.
Việc tổng quan nghiên cứu giúp cho tác giả hiểu được những hướng tiếp
cận và phương pháp nghiên cứu về gia đình vì theo thiển ý của tác giả, gia đình
nữ đơn thân chính là một loại hình gia đình trong bối cảnh đương đại dưới ảnh
hưởng của sự biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, việc tổng quan về chủ đề này cũng
cho thấy vị trí của gia đình phụ nữ đơn thân trong hệ thống các đề tài nghiên cứu
gia đình ở Việt Nam. Còn việc phân tích về nữ công nhân giúp cho tác giả hiểu
rõ hơn về bối cảnh sống và làm việc của những người nữ công nhân tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất để từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu một cách phù hợp hơn
đối với nhóm khách thể nghiên cứu đặc thù này.
Kết quả tổng quan cho thấy nghiên cứu bà mẹ công nhân đơn thân vẫn
là một đề tài mới, còn nhiều mảng trống trong nghiên cứu, nhất là nghiên
cứu dưới góc độ chính sách xã hội và đặt nó trong sự tương quan, so sánh
với mô hình gia đình hiện đại. Các bài viết, các tài liệu đã cung cấp rất
nhiều tư liệu tham khảo và phương pháp tiếp cận về vấn đề trợ giúp cho đối
tượng là phụ nữ đơn thân ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có
một công trình hay một đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống
về cuộc sống của bà mẹ đơn thân là công nhân tại các khu công nghiệp –
nơi tập trung khá đông lực lượng lao động nữ đơn thân nuôi con dưới góc
nhìn và phương pháp tiếp cận của các chính sách xã hội. Trên cơ sở tiếp thu
có chọn lọc những vấn đề đã được đề cập trong các công trình, tài liệu kể trên,

kết hợp với khảo sát thực tế tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương
tìm hiểu về cuộc sống thực tế của bà mẹ đơn thân là công nhân, nắm bắt nhu
7


cầu của họ, tìm hiểu khoảng trống chính sách để từ đó đề xuất chính sách phù
hợp, giúp họ cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Luận án đã sử dụng các khái niệm: Bà mẹ đơn thân, Khái niệm cuộc
sống, Đời sống vật chất, Đời sống tinh thần, Khái niệm Khu công nghiệp,
Khái niệm Chính Sách xã hội, An sinh xã hội
Các quan điểm lý thuyết được vận dụng gồm: Lý thuyết trao đổi và
thuyết lựa chọn hợp lý, Lý thuyết vốn xã hội, Quan điểm về tiếp cận chính
sách xã hội
2.2. Cơ sở thực tiễn
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam thuộc khu vực
phát triển năng động nhất của cả nước. Tỉnh Bình Dương có dân số khoảng 2.2
triệu người, diện tích tự nhiên 2.694.4km2, Bình Dương là đầu mối giao lưu
quan trọng giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành Phố Hồ Chí
Minh. Với đặc điểm là vùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có
tiềm năng lớn, luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư được cộng
đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hoan nghênh, hưởng ứng. Bình Dương
đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh Bình Dương trong thu hút đầu
tư nước ngoài của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói
riêng. Tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là do gia tăng cơ học. Nguyên
nhân do kinh tế phát triển nhanh. Trong thời gian qua Bình Dương thu hút
nhiều người dân từ các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc.

Trung bình mỗi năm tỉnh Bình Dương có thêm 40 đến 50.000 người nhập cư,
phần lớn là những người trong tuổi lao động và tập trung chủ yếu ở phía Nam
của tỉnh - nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp như thị xã Dĩ An, thị xã
Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một.
Bình Dương hiện có hơn 35.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp này
đã tạo việc làm cho hơn 1.3 triệu lao động trong và ngoài tỉnh. Công tác
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cũng như nâng cao chất lượng cuộc
sống cho công nhân đang làm việc và sinh sống tại Bình Dương là mối
quan tâm đặc biệt của lãnh đạo và các cấp, các ngành trong tỉnh. Ngoài các
chính sách hỗ trợ cho người lao động như dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc
làm, hàng năm tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa khác nhằm đẩy
8


mạnh công tác vận động các ngành các cấp, các doanh nghiệp và mọi tầng
lớp nhân dân trong tỉnh cùng quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho công nhân. Mỗi năm Bình Dương thu hút từ 400 - 500 dự án đầu tư mới
với nhu cầu lao động hơn 50.000 người, lực lượng lao động trong tỉnh
không đủ đáp ứng, thị trường trong tỉnh luôn sôi động, người lao động có
nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm. Vì vậy, ngoài giải quyết việc làm cho lao
động trong tỉnh, Bình Dương còn trở thành điểm đến của lao động ngoài
tỉnh và có không ít lao động đã chọn Bình Dương là quê hương thứ hai.
Hiện nay, số lao động ngoài tỉnh đến lao động làm việc chiếm hơn 80% so
với tổng số lao động đang làm việc. Với nguồn lao động nhập cư và lao
động của tỉnh đã đáp ứng tương đối nhu cầu lao động của các doanh nghiệp
về số lượng cho hoạt động sản xuất. Với những đặc điểm kinh tế - xã hội,
phát triển mạnh các khu công nghiệp và thu hút lao động cả nước đến địa
phương, nảy sinh nhiều vấn đề xã hôi trong đó có cuộc sống nhóm công
nhân là bà mẹ đơn thân. Thực tiễn này đòi hỏi giới chính quyền quan tâm,
việc nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống nhóm xã hội này là rất cần thiết.

CHƯƠNG 3
CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN
ĐƠN THÂN
3.1 Đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhóm bà mẹ công nhân đơn thân
3.1.1 Tuổi, học vấn và trình độ chuyên môn
Thực tế cho thấy những công nhân khi mới đến các khu công nghiệp tuổi
đời rất trẻ, họ chỉ học hết cấp 2 hoặc mới tốt nghiệp cấp 3. Do sống xa nhà thiếu
thốn tình cảm, quan hệ yêu đương với bạn trai, có quan hệ tình dục nhưng thiếu
kiến thức về phòng tránh thai nên nhiều trường hợp lỡ có thai và không thể bỏ,
sau khi có bầu, công việc thường khó khăn và người bạn trai đã bỏ họ và rơi vào
cảnh đơn thân một mình nuôi con. Một số trường hợp họ chủ động trở thành bà
mẹ đơn thân, nhưng thực tế số này không nhiều.
Về trình độ học vấn của bà mẹ đơn thân rất thấp, kết quả cho thấy điều
kiện kinh tế gia đình khó khăn nên đã buộc họ phải nghỉ học sớm để tham
gia mưu sinh giúp đỡ gia đình. Điều quan trọng là học vấn thấp sẽ có ảnh
hưởng đến ổn định công việc cũng như cuộc sống của nữ công nhân là bà
mẹ đơn thân. Trình độ chuyên môn của bà mẹ công nhân đơn thân thấp, họ
chủ yếu là lao động giản đơn được tuyển dụng vào doanh nghiệp được tham
gia đào tạo trước khi làm việc. Trong số bà mẹ đơn thân được phỏng vấn có
nhiều chưa qua các lớp đào tạo nghề, hoặc công nhân đã được đào tạo nghề
9


tại doanh nghiệp; điều đáng quan tâm là số công nhân có trình độ chuyên
môn từ trung cấp trở lên rất ít.
3.1.2 Nơi làm việc và hợp đồng lao động
Kết quả cho thấy lý do bà mẹ đơn thân đến tỉnh Bình Dương làm việc
và sinh sống; có lẽ lý do chính Bình Dương là mảnh đất “đất lành chim
đậu” với đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông,
dịch vụ xã hội, và ưu đãi của chính quyền địa phương nên đã thu hút được

sự đầu tư của các loại hình doanh nghiệp đến Bình Dương. Mặt khác, cũng
phải đề cập đến là những chính sách tuyển dụng và ưu đãi của các công ty
về nơi ở, thu nhập và chế độ phúc lợi xã hội,.... cũng là yếu tố thu hút các
nhóm nhân công tìm đến các doanh nghiệp ở Bình Dương. Các bà mẹ đơn
thân làm việc đa dạng trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.
Hợp đồng lao động của bà mẹ đơn thân, đa phần những nữ công nhân là
mẹ đơn thân không xác định được mình đã kí loại hợp đồng nào. Còn lại chủ
yếu phía doanh nghiệp sẽ kí với người lao động hợp đồng làm việc có giá trị từ
1 đến 3 năm. Một số trường hợp khác với hợp đồng dưới 1 năm thuộc vào dạng
lao động thời vụ nhưng con số này chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, kết quả cho thấy
phần lớn bà mẹ đơn thân là công nhân không xác định được hợp đồng lao động
họ đang ký với doanh nghiệp, thực tế này có 2 khả năng có thể xảy ra đó là hợp
đồng dài hạn hoặc hợp đồng ngắn hạn, và nếu đúng là hợp đồng ngắn hạn thì
họ có thể mất việc bị đuổi việc bất cứ khi nào doanh nghiệp không cần, điều
này sẽ tác động đến cuộc sống của bản thân họ và con cái.
3.1.3. Nơi xuất cư, lý do trở thành bà mẹ đơn thân và số con
Kết qủa khảo sát cho thấy nguồn gốc xuất thân của bà mẹ đơn thân
chủ yếu là ở các địa phương bên ngoài đến sinh sống và làm việc ở Bình
Dương. Với một địa điểm công nghiệp lớn như Bình Dương không thể nào
người dân địa phương đáp ứng đủ số lượng lao động, nhập cư cũng là một
xu thế của sự phát triển khu công nghiệp. Không chỉ tại Bình Dương mà tất
cả các khu công nghiệp nói chung thì nguồn lao động chủ yếu đều từ nơi
khác đến. Họ đều xuất thân từ những vùng quê còn nhiều khó khăn và đi
tìm mảnh đất tốt nhằm cải thiện cuộc sống. Bà mẹ đơn thân đến từ các tỉnh
thành khác nhau trên cả nước, trong đó có những địa phương gần Bình
Dương, nhưng có những công nhân đến từ những tỉnh thành rất xa ngoài
phía Bắc như Thanh Hóa, Nam Định, Hòa Bình.
Ly do trở thành bà mẹ đơn thân do có con ngoài hôn nhân chiếm tỷ lệ
cao nhất, tiếp theo là nhóm đã li hôn hoặc li thân. Bên cạnh đó, một số
10



người xác nhận rằng họ không sống chung với chồng nhưng không nói rõ lý
do, bà mẹ đơn thân từng có gia đình nhưng sau đó ly hôn hoặc ly thân.
Nhóm những người phụ nữ này được coi là “danh chính ngôn thuận” vì họ
đã từng kết hôn. Tuy vậy, hầu hết các bà mẹ này đều không được người
chồng hỗ trợ cho việc nuôi con. Số con cùng với lý do ban đầu làm mẹ đơn
thân tỉ lệ thuận với nhau. Theo kết quả cho thây 2/3 bà mẹ đơn thân trong
mẫu có một con; chỉ có 1/3 có hai con.
3.2. Đời sống vật chất, tinh thần của gia đình bà mẹ công nhân
đơn thân
3.2.1. Đời sống vật chất
Việc làm và thu nhập có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nữ
công nhân là bà mẹ đơn thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy lương phổ biến của
nhóm mẹ đơn thân khoảng từ năm đến mười triệu. Có thể thấy thu nhập của
công nhân là không thấp nếu so sánh với một số ngành nghề khác tại địa
phương như lao động tự do hoặc lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể nuôi
con, chăm sóc về y tế, sức khỏe và học hành cho con cái của họ thì số thu nhập
đó hoàn toàn không đủ. Còn đối với nhóm có thu nhập dưới 5 triệu tức là chỉ
xấp xỉ trên dưới mức lương cơ bản thuộc vào những trường hợp như học việc,
không đạt hiệu suất, mất chuyên cần thì sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì vậy,
phần lớn những người mẹ công nhân nuôi con một mình này coi tăng ca là một
cơ hội. Nghịch lý đối với các bà mẹ đơn thân nằm ở chỗ, nếu vì phải chăm sóc
con mà không tăng ca được thì thu nhập sẽ thấp, mà nếu đi làm tăng ca thì
không ai chăm sóc con cho họ. Nếu gửi con đi nhà trẻ thì lại thêm một khoản
chi nữa mà thu nhập của họ khó có thể cân đối nổi.
Về nhà ở, như đã biết mức thu nhập của công nhân phải rất tiết kiệm
mới đủ trang trải chi tiêu cho bản thân và con cái. Đối với một công nhân
bình thường, để sở hữu một ngôi nhà riêng cho mình tại Bình Dương là
điều không dễ dàng vì chi phí bỏ ra để mua nhà là rất cao trong khi thu

nhập hàng tháng của bà mẹ đơn thân rất thấp tiết kiệm mới đủ chi tiêu cho
cuộc sống hàng ngày của mẹ con. Công nhân tại các doanh nghiệp nói
chung và là mẹ đơn thân nói riêng đại đa số là người nhập cư nên phải thuê
nhà trọ của người dân ở quanh khu công nghiệp. Thông thường, các khu
nhà trọ của công nhân nhỏ hẹp, không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối
thiểu như diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nước sạch.
Qua kết quả phân tích có vẻ nghịch lý khi thu nhập và các khoảng chi
tiêu đều không đủ cho sinh hoạt hàng tháng nhưng các vật dụng sở hữa lại
11


nhiều, thực chất các thiết bị mà gia đình bà mẹ công nhân đơn thân sử dụng
không phải đồ dùng nào cũng có giá trị cao và do họ tự mua mà họ sử dụng
các vật dụng đó do “xin – cho - tặng” từ các tổ chức, cá nhân, các hội từ
thiện... hoặc mua với giá rất rẻ hoặc là quà của công đoàn công ty dành cho
vào dịp cuối năm. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một thông số quan
trọng phản ánh cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Chế độ ăn uống gồm loại
thực phẩm và khẩu phần các bữa ăn trong ngày của họ có 3 bữa sáng, trưa
và tối. Thông thường bà mẹ đơn thân là công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp họ được hỗ trợ ăn trưa tại phân xưởng, nếu làm tăng ca họ sẽ được
hỗ trợ thêm bữa ăn phụ nữa, chính vì vậy mà bữa ăn tại nhà của những nữ
công nhân cũng thất thường.
3.2.2 Đời sống văn hóa tinh thần
Trong thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân hết sức thiếu
thốn. Giờ làm việc và tăng ca tại các nhà máy đã chiếm hết thời gian trong
ngày cũng như cả tuần. Họ hầu như ít có cơ hội tiếp cận với phim ảnh, sách
báo, các sân chơi và các hình thức giải trí khác. Về quỹ thời gian, thông
thường một người công nhân sẽ làm việc trong khoảng 8h một ngày, nếu có
tăng ca sẽ lên tới 12h/ngày. Sau những thời gian tại công xưởng những nữ
công nhân trở về với vai trò là một người mẹ bên những đứa con của mình.

Họ dành khoảng thời gian đó để chăm sóc cho con cái và bản thân. Kết quả
khảo sát của đề tài cho thấy số thời gian rảnh rỗi của nữ công nhân là mẹ
đơn thân khá ít. Nhìn vào kết quả này, có thể thấy trẻ em sống với những
người nữ công nhân nuôi con một mình mẹ đơn thân gặp rất nhiều thiệt
thòi. Điều này phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của con trẻ,
những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm của người cha.
Bên cạnh những hoạt động mang tính cá nhân, nữ công nhân là mẹ
đơn thân cũng mong muốn được tham gia các hoạt động tập thể tại khu vực
công cộng mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên, họ gặp phải một số khó khăn ở
nơi cư trú như về điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa có nhà
văn hóa trong khu công nhân. Thực tế khảo sát ở địa bàn cũng cho thấy các
hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức gắn với các sự kiện của đất
nước của địa phương thì không nhiều và thường tổ chức ở các khu trung
tâm lớn, xa khu nhà trọ, không thuận lợi để họ tham gia. Còn các hoạt động
văn hóa, thể thao mất phí khi tham gia như các chương trình biểu diễn nghệ
thuật, các câu lạc bộ yoga, erobic,... thì điều kiện của người mẹ đơn thân lại
không cho phép họ tham gia. Các hoạt động văn hoá, thể thao dành cho
12


công nhân lao động vẫn còn rất hạn chế. Các hoạt động văn hoá tinh thần
trong khu công nghiệp như tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao để
nâng cao trí lực, thể lực… cho công nhân lao động cũng không được
thường xuyên và nếu có họ cũng không chủ động tham gia.
Hơn nữa, cuộc sống của bà mẹ đơn thân gặp muôn vàn khó khăn từ sự
kì thị, xa lánh thậm chí đến mối quan hệ ruột rà là gia đình cũng từ mặt để
bảo vệ danh tiếng cho “gia môn”, họ hàng. Hiện nay, mặt dù các quan niệm,
dư luận xã hội đối với bà mẹ đơn thân không còn khắc nghiệt như trước tuy
nhiên những giá trị cũ vẫn còn âm hưởng và ăn sâu trong nhận thức của mọi
người. Vì vậy, bà mẹ đơn thân dù sống trong xã hội hiện đại vẫn luôn bị dư

luận xăm soi, lên án, có cái nhìn không mấy thiện cảm, hầu hết bà mẹ đơn
thân đều cảm nhận được điều đó.
Về phía người thân, việc đi đến quyết định làm mẹ đơn thân không chỉ
tác động trực tiếp đến bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đối với các
quan hệ với người thân, cuộc sống của bà mẹ đơn thân trở nên khó khăn và
phức tạp nếu gia đình không đồng ý và ủng hộ quyết định của họ. Mặc dù
họ không rời bỏ nhưng những diễn biến tâm lý, quan hệ tình cảm sẽ có sự
biến đổi theo một chiều hướng nào đấy phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Khi những người phụ nữ là mẹ đơn thân đi lao động trong các nhà máy, xí
nghiệp xa gia đình, người thân thì tần suất liên lạc về nhà phần nào thể hiện
mối quan hệ của họ. Do tính chất công việc của công nhân được ngày nghỉ
vào ngày chủ nhật họ dành thời gian để nghỉ ngơi bên cạnh những đứa con
của mình. Hơn nữa với đồng lương không nhiều, tiết kiệm cũng chỉ đủ chi
trả cho cuộc sống thường ngày nên việc tổ chức đi lại cho một chuyến đi
dài ngày, chi tiêu mua quà cáp mỗi khi về quê cũng còn là những điều trăn
trở của những nữ công nhân là mẹ đơn thân
Có thể nói rằng đời sống tinh thần của công nhân là mẹ đơn thân đang gặp
rất nhiều khó khăn. Đa số họ có trình độ chưa cao, lương thấp, thiếu cơ hội học
hành nâng cao chuyên môn, hạn chế giao tiếp với xã hội, bị thiệt thòi trong việc
tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí và giải tỏa căng thẳng. Doanh nghiệp chỉ
tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sản xuất
kinh doanh và còn khá thờ ơ với các nội dung gắn với việc cải thiện việc làm,
sức khoẻ và các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân. Còn mối quan hệ
của cá nhân với gia đình nhìn nhận qua kết quả điều tra thấy họ thường xuyên
liên lạc với người thân gia đình nhưng lại ít có điều kiện để trở về quê hương
13


để gặp gỡ trực tiếp vì những điều kiện không cho phép. Cuộc sống tinh thần
còn khó khăn ngay cả trong chính con người của họ.

CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN
4.1 Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân hoàn cảnh gia đình của bà mẹ
đơn thân
Do phần lớn bà mẹ đơn thân có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh bên
ngoài Bình Dương, chỉ có một số lượng ít bà mẹ đơn thân là người địa
phương. Họ là những người nhập cư từ các địa phương khác nhau trên cả
nước đến mưu sinh tại tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy sự chênh lệch
không nhiều giữa 3 nhóm tuổi về sở hữu, sử dụng nhà ở. Điều đáng quan
tâm là tỷ lệ sở hữu nhà riêng cao nhất là nhóm bà mẹ đơn thân sinh năm
1968 – 1982, tiếp đến là nhóm sinh năm 1983 -1990 và thấp nhất là nhóm
sinh năm 1991-1999. Hình thức thuê nhà trọ ở, cả ba nhóm bà mẹ đơn thân
có tỷ lệ tương đương nhau. Tuy nhiên, có rất ít bà mẹ đơn thân đang ở nhà
doanh nghiệp cho thuê, trong đó nhóm trẻ tuổi nhất sinh năm 1991-1999 có
tỷ lệ cao nhất, kế đến là nhóm sinh năm 1983 -1990 và thấp nhất là nhóm
bà mẹ đơn thân sinh năm 1968 – 1982.
Kết quả cũng cho thấy nhóm bà mẹ đơn thân làm việc cho công ty
có vốn FDI có tỷ lệ sở hữu nhà riêng cao gấp hơn 2 lần nhóm bà mẹ đơn
thân làm việc cho công ty trách nhiệm hữu hạn; ở hình thức sử dụng nhà ở
của bố mẹ có sự chênh lệch không nhiều giữa hai nhóm. Số liệu khảo sát
tiếp tục cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về việc sử dụng nhà trọ giữa nhóm bà
mẹ đơn thân làm cho công ty TNHH và nhóm làm cho công ty vốn FDI và
tỉ lệ bà mẹ đơn thân được thuê nhà ở do doanh nghiệp cho thuê là rất thấp.
Do mức thu nhập trung bình hàng tháng của bà mẹ đơn thân là rất thấp, họ
có thu nhập cao hơn là nhờ làm thêm giờ. Nguồn thu nhập hàng tháng
không cao không có dư để tích lũy mà chỉ đảm bảo chi tiêu tối thiểu cho
cuộc sống hàng ngày của bản thân họ và con cái. Vì mức thu nhập thấp,
ngoài lương ra họ không có nguồn thu nhập nào khác nên khi nhận lương
về các khoản tiền chi tiêu đã có địa chỉ như tiền thuê nhà, tiền mua chất đốt,

thực phẩm hàng ngày, tiền chi phí cho học hành của con cái, tiền khám
chữa bệnh thuốc thang khi con cái ốm đau, và nhiều khoản chi phát sinh đột
xuất khác có thể xảy ra bất cứ ngày nào đối với họ. Thu nhập thấp, phải tiết
14


kiệm mới đủ trang trải cho cuộc sống thường ngày nên không có tích lũy
dẫn đến việc sở hữu riêng một căn hộ là điều xa xỉ đối với họ.
Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm thu nhập và tình trạng sở hữu
nhà ở. Nhóm thu nhập trên 10 triệu/tháng sở hữu nhà ở riêng cao hơn nhiều
so với hai nhóm còn lại có thu nhập thấp hơn. Diện tích nhà ở, kết quả khảo
sát định lượng cho thấy có sự chênh lệch không đáng kể giữa các nhóm tuổi
của bà mẹ đơn thân trong việc sử dụng diện tích phòng ở, và diện tích dưới
14m2 là sự lựa chọn chung của đa số bà mẹ đơn thân.
Có mối liên hệ giữa học vấn của bà mẹ đơn thân và diện tích nhà ở,
những bà mẹ đơn thân có học vấn tiểu học đang sống trong những căn phòng
có diện tích dưới 14m2 cao nhất, nhóm bà mẹ đơn thân có học vân THCS và
nhóm bà mẹ đơn thân có học vân THPT trở lên đang ở căn phòng có diện tích
rộng hơn. Cũng như ở trên trình độ học vấn thấp sẽ có việc làm ở những vị trí
có mức lương không cao nên việc được hưởng thụ mọi mặt của cuộc sống cũng
hạn chế trong đó có nhu cầu về nhà ở. Những bà mẹ đơn thân có trình độ
chuyên môn trung cấp nghề, đại học có tỷ lệ sử dụng diện tích căn phòng rộng
nhỉnh hơn so với các nhóm chưa qua đào tạo nghề.
Khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm bà mẹ đơn thân
là người địa phương và nhóm bà mẹ đơn thân là người ngoài địa phương về sử
dụng diện tích ở. bà mẹ đơn thân là người địa phương có diện tích ở rộng hơn
so với diện tích ở của bà mẹ đơn thân là người ngoài địa phương. Điều này
cũng dễ hiểu vì người địa phương có điều kiện kinh tế tốt hơn, họ nhận được sự
hỗ trợ nhiều hơn từ gia đình và không phải tiết kiệm gửi tiền về quê còn người
ngoài địa phương thì ngược lại. Thông tin phỏng vấn sâu xác nhận thêm khác

biệt này. Tỷ lệ nhóm bà mẹ đang làm việc cho công ty có vốn FDI đang sống
trong những căn phòng có diện tích rộng cao hơn nhiều so với nhóm bà mẹ đơn
thân đang làm việc cho công ty có vốn trong nước.
Mối liên hệ giữa số năm làm việc và diện tích căn phòng đang ở của
các nhóm bà mẹ đơn thân là công nhân. Cũng không có mấy khác biệt, dù
mới đi làm hay đã đi làm nhiều năm thì họ vẫn lựa chọn những căn phòng
có diện tích nhỏ để ở, điều này cho thấy sự khó khăn chung trong cuộc sống
của họ về kinh tế. Ở các KCN tỉnh Bình Dương, hầu hết các nữ công nhân
đều đến từ vùng nông thôn, đã tạo nên sức ép lớn về nhà ở. Tỷ lệ công nhân
được giải quyết nhà ở cũng chỉ đạt 10%. Hầu như những người lao động
đều phải ở trong những phòng trọ sơ sài, chật chội, tồi tàn, không có tivi,
15


đài hay sách báo và thường thuê gần khu vực nhà máy, xí nghiệp để thuận
lợi cho công việc của mình.
Như vậy, các yếu tố chi phối sở hữu và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn
thân là công nhân ở Bình Dương hiện nay, theo đó những đặc điểm cá nhân
(tuổi, trình độ chuyên môn, hợp đồng lao động, nơi làm việc, …) và hoàn
cảnh gia đình (người địa phường và người nhập cư từ nơi khác đến) đều có
liên quan rất nhiều đến việc sở hữu nhà ở và diện tích của căn phòng mà bà
mẹ đơn thân và con đang sinh sống cho thấy một bức tranh chung đó là sự
khó khăn về sở hữu nhà ở và điều này cần có sự hỗ trợ từ nhà nước đến
doanh nghiệp để họ có được một mức sống cao hơn phù hợp hơn với sự
phát triển chung của xã hội.
4.2. Yếu tố việc làm, thu nhập chi phối việc ăn, mặc của bà mẹ đơn thân
Kết quả cho thấy những khó khăn liên quan đến vấn đề ăn mặc trong
cuộc sống của bà mẹ đơn thân, trong đó đáng lưu ý là công việc bấp bênh,
thu nhập thấp, hoàn cảnh gia đình người thân ở xa đã chi phối nhiều đến các
hoạt động chi tiêu ăn uống hàng ngày đối với những hoàn cảnh bà mẹ đơn

thân công việc bấp bênh, nhất là nhóm bà mẹ đơn thân có từ 2 con trở lên.
Thực tế này cũng là cơ sở để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp
có chính sách quan tâm và hỗ trợ cho cuộc sống của họ và con cái.
4.3. Nhóm yếu tố cá nhân, hoàn cảnh gia đình chi phối tiếp cận y tế
Kết quả khảo sát cho thấy, bà mẹ đơn thân ở các nhóm tuổi đều gặp
những khó khăn giống nhau trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Cụ thể, cả 3 nhóm
đều có tỷ lệ cao và mức độ tương đương nhau về khó khăn thủ tục bảo hiểm y
tế; tiếp đến là nhóm khó khăn liên quan đến thái độ của bác sĩ và nhân viên y tế
không quan tâm đúng mong đợi của họ; nhóm khó khăn bệnh viện xa nơi ở
cũng được đề cập đến, điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ khá cao bà mẹ đơn
thân ở cả 3 nhóm tuổi cho biết khó khăn chi phí khám chữa bệnh cao so với thu
nhập của họ. Với thu nhập của người lao động như hiện nay thì việc mình bị
bệnh hay con bị bệnh đều là vấn đề khó khăn cho họ.
4.4. Nhóm yếu tố chính sách chi phối đời sống vật chất và tinh
thần của bà mẹ công nhân đơn thân
Chính sách tăng lương tối thiểu hàng năm hiện nay mới chỉ giải quyết
một phần nào thu nhập và khó khăn trong cuộc sống của các nhóm công
nhân nói chung, và chính sách tăng lương này không có tác động gì lớn đối
với cuộc sống bà mẹ đơn thân. Họ là những người phải tự cân đối và quyết
định nguồn thu nhập ít ỏi cho cuộc sống của mình và chu cấp cho những
16


đứa con mà không có sự chia sẻ cũng như hỗ trợ từ phía người thân. Chính
vì vậy, cần xem xét những chiều cạch chính sách về tiền lương đễ hỗ trợ
giúp bà mẹ đơn thân cải thiện khó khăn trong cuộc sống.
Hiện nay đã có nhiều văn bản chính sách liên quan đến chính sách nhà
ở cho công nhân, song việc thực thi các chính sách này ở các địa phương
trong đó có tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập và điều này dẫn đến
những khó khăn về nhà ở cho công nhân và công nhân là bà mẹ đơn thân.

Những khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí
của công nhân là bà mẹ đơn thân hiện nay. Bình Dương trong quá trình xây
dựng các khu công nghiệp ở giai đoạn đầu chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ
tầng đường xá và nhà xưởng, chưa chú ý trong hình thành các công viên cây
xanh, xây dựng nhà văn hóa dành cho công nhân. Cho dù trong những năm gần
đây Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm phát triển thiết chế văn hóa
công nhân các khu công nghiệp; các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm
và có nỗ lực nhằm cải thiện đời sống văn hóa của công nhân nhưng thực tế vấn
đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong khi đó các loại hình văn hóa
giải trí đang có xu hướng dịch vụ hóa tại địa phương và điều này đã làm cho
đời sống của người công nhân đã nghèo lại càng nghèo hơn trong bối cảnh kinh
tế thị trường hiện nay. Chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, nhàm chán,
đơn giản và vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà.
Điều kiện sống của người công nhân khó khăn về vật chất, nghèo nàn
về đời sống văn hóa tinh thần. Công nhân phải tăng ca liên tục để lo cho
con đi học, lo có tiền tiết kiệm về quê, lo mua nhà để thoát khỏi cảnh ở
trọ… Sau mười mấy giờ làm việc và đi lại (di chuyển từ nhà trọ tới nhà máy
và ngược lại), người công nhân không còn đủ sức để nghĩ tới việc hưởng
thụ các loại hình vui chơi giải trí. Việc vui chơi, giải trí, học tập… đối với
họ trở nên xa vời. Trường hợp nữ công nhân đang mang thai hoặc đang
nuôi con nhỏ thì đời sống văn hóa tinh thần càng trở thành một điều gì đó
vô cùng xa vời đối với họ. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có rất ít số công
nhân xem tivi thường xuyên, khu trọ của họ không có chỗ vui chơi, giải trí.
Vào những ngày nghỉ, hầu hết nữ công nhân đều ở nhà. Thi thoảng họ
rủ nhau đi chợ, đi siêu thị, tuy nhiên việc này cũng hiếm hoi vì thời gian và
tiền bạc không cho phép chủ yếu. Hàng năm, các doanh nghiệp đều tổ chức
một vài hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân
như liên hoan văn nghệ, hội thi thể thao, tham quan… tuy nhiên, những
hoạt động này còn rất ít về số lượng và mang tính hình thức về chất lượng.
17



Những hoạt động thiết thực dành riêng cho nữ công nhân lại càng ít ỏi hơn.
Đặc biệt, những hoạt động dành riêng cho từng đối tượng nữ công nhân (nữ
công nhân thanh niên, nữ công nhân mới lập gia đình, nữ công nhân trung
niên) thì còn hiếm hoi hơn nữa.
Thực tế nữ công nhân lao động ở các KCN tỉnh Bình Dương hiện nay
đa số là phụ nữ di cư ở các nơi khác đến tìm việc làm và chủ yếu là lao
động chân tay, nghề chuyên sâu chưa có. Các doanh nghiệp tuyển vào, huấn
luyện một thời gian ngắn để làm việc trong các dây chuyền lắp ráp điện,
điện tử, dệt may, da giày… Có một điều là những chị em này không phải sẽ
được làm tại công ty lâu dài. Các doanh nghiệp chỉ sử dụng trong giai đoạn
sức lao động của công nhân tốt nhất. Đến ngoài 35, 40 tuổi là doanh nghiệp
đã bắt đầu thải loại họ. Các doanh nghiệp lại tính toán rất kỹ, chỉ ký hợp
đồng lao động ngắn hạn và nhiều lần như vậy để dễ sa thải. Tình hình tranh
chấp lao động dẫn đến đình công còn xảy ra nhiều nơi. Việc ký kết quy chế phối
hợp hoạt động giữa ban giám đốc và ban chấp hành các Công đoàn cơ sở ở các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, thậm chí là không có. Hiện
nay tại các KCN tỉnh Bình Dương, số lao động nữ được ký hợp đồng không xác
định thời hạn lao động chiếm 70%, còn tới 30% số lao động nữ chưa được ký
hợp đồng lao động và ký hợp đồng ngắn hạn. Hầu hết nữ lao động thường ít có
cơ hội được đào tạo cơ bản cũng như được đào tạo lại, nâng cao tay nghề trong
quá trình làm việc.
Việc thực thi Bộ Luật lao động ở nhiều doanh nghiệp rất tùy tiện, đặc
biệt là trong bố trí việc làm, giờ giải lao và làm thêm giờ…Thậm chí nhiều
doanh nghiệp không tuyển dụng lao động nữ hoặc khi tiếp nhận phải cam
kết không sinh con trong 2-3 năm đầu. Điều này vô hình chung đã tước đi
quyền có việc làm của lao động nữ trong Bộ Luật Lao động. Có thể nói các
cấp chính quyền, công đoàn tỉnh và doanh nghiệp đã có quan tâm trong việc
đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động trong đó có nhóm công

nhân là bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên, hoạt động này triển khai không thường
xuyên, hơn nữa trách nhiệm tham gia của mỗi doanh nghiệp với mức độ
nhiều ít rất khác nhau. Điều này dẫn đến sự trợ giúp của các chủ thể đối với
cuộc sống của bà mẹ đơn thân là ít có cải thiện. Nhìn chung các doanh
nghiệp trong các KCN tỉnh Bình Dương đã thực hiện tương đối tốt chính
sách bảo hiểm cho NLĐ, góp phần tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, mức độ bao phủ của BHXH còn thấp, tỷ lệ lao động tham gia BHXH
18


bắt buộc cũng thấp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không thực hiện
chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ, làm hai bên phát sinh mâu thuẫn.
Chất lượng công tác khám chữa bệnh BHYT cũng chưa cao, chưa đáp
ứng được sự hài lòng của người bệnh (điều kiện nhân lực, trang thiết bị y tế
tại một số đơn vị y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; thủ tục hành chính trong
khám chữa bệnh BHYT còn rườm rà, tình trạng quá tải, lạm dụng quỹ
BHYT vẫn xảy ra ở các cơ sở này; công tác phát hành thẻ BHYT vẫn còn
sai sót, trùng lặp ảnh hưởng quyền lợi của người có thẻ; khối lượng công
việc và hồ sơ giám định ngày càng tăng, nhưng người có trình độ chuyên
môn y, dược còn ít, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giám định.
Việc thực hiện chính sách ASXH cho nhân dân nói chung công nhân
nói riêng ở Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống
chính sách ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn. Đời sống vật chất và tinh
thần của công nhân được cải thiện. An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa cho
nhiều gia đình công nhân nghèo và nhiều đối tượng dễ bị tổn thương. Các
chính sách được triển khai đồng bộ giúp đối tượng thụ hưởng tăng khả năng
tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp
pháp lý, nhà ở, tín dụng, nước sinh hoạt...
Công tác chăm lo cải thiện đời sống của người lao động cũng được các
cấp, các ngành và cả doanh nghiệp quan tâm như thông qua nguồn vốn từ

quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương và địa phương. Bên cạnh
đó, các loại Quỹ xã hội do công đoàn vận động như Quỹ Mái ấm công
đoàn, Quỹ vì nữ công nhân lao động nghèo, Qũy tương thân tương ái… đến
nay, đã hỗ trợ cho nhiều đoàn viên, công nhân lao động xây dựng nhà hay
vay không lãi suất...
Các cấp công đoàn phối hợp với lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị tổ
chức thăm hỏi, tặng quà và động viên người lao động có hoàn cảnh khó
khăn và bị bệnh hiểm nghèo, nhiều Công đoàn cơ sở còn tổ chức quyên góp
trong công nhân lao động để giúp đỡ những công nhân nữ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn tại doanh nghiệp (như công nhân bị đau ốm, bệnh tật hiểm
nghèo; con công nhân lao động bị ốm đau, gia đình bị thiên tai, hỏa
hoạn…). Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, từ nguồn ngân sách
của công đoàn và sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức các
hoạt động như: tặng quà tết, tặng vé xe, tổ chức văn nghệ, bốc thăm trúng
thưởng…cho nữ công nhân lao động còn có hoàn cảnh khó khăn, công nhân
19


lao động xa quê. Năm 2018, Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện chương trình
tặng 4000 vé xe cho công nhân trong đó có lao động nữ có hoàn cảnh khó
khăn nhiều năm không về quê ăn tết, các Công đoàn cơ sở có đông công nhân
lao động cùng với doanh nghiệp hỗ trợ từ 20% - 40% giá vé cho công nhân
lao động về quê ăn tết, phối hợp với công ty vận tải tổ chức đưa, đón công
nhân về quê đảm bảo an toàn.
Ngoài ra các cấp công đoàn trong tỉnh còn phối hợp cùng Ban giám đốc
công ty luôn tổ chức các chương trình liên hoan văn nghệ, sinh hoạt tập thể và
tặng quà cho công nhân viên như quà Trung thu, thưởng lễ 30-4. Nhiều Công
ty còn có nhà ăn tập thể thoáng mát, bảo đảm vệ sinh môi trường và điều kiện
an toàn thực phẩm, hỗ trợ các bữa ăn giữa ca trên 15.000 ngàn/người bảo đảm

chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cải thiện bữa ăn theo
nguyện vọng của người lao động. Đối với công nhân nữ nuôi con nhỏ, nhiều
công ty hỗ trợ thêm 100 ngàn đồng/cháu…
Nhìn chung, hoạt động xã hội của Công đoàn Bình Dương trong thời
gian qua đã được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức đa dạng phong phú,
đã giảm bớt được phần nào những khó khăn mà NLĐ ở các KCN gặp phải.
Tuy nhiên, nguồn lực cho ASXH và phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu
dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp.
Chính sách tín dụng ưu đãi còn chồng chéo phức tạp, chưa kết hợp đồng bộ
với các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Quy định về mức vay, thời hạn vay, điều kiện vay chưa phù hợp với nhu
cầu thực tế sản xuất - kinh doanh của phụ nữ theo từng ngành nghề cụ thể.
Đối tượng là nữ công nhân di cư khó tiếp cận kênh vay vốn ưu đãi này.
Chính sách trợ giúp xã hội cho nữ công nhân ở các KCN còn được thể
hiện qua bữa ăn trưa của người công nhân. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, khảo
sát ở một số doanh nghiệp thì bữa ăn trưa của người công nhân còn rất đạm
bạc, nghèo về dinh dưỡng, không mấy tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực
phẩm, chẳng những khó mang lại năng lượng cần thiết để người công nhân
tái sản xuất sức lao động, mà lại còn tiềm ẩn những nguy cơ có hại trực tiếp
cho sức khỏe
Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp, việc giải quyết chế độ thai sản theo
quy định còn chậm, gây nhiều khó khăn, bức xúc trong công nhân; thực
hiện chế độ bồi dưỡng sinh con thứ nhất, hoặc thứ 2; nghỉ giờ sữa cho con
bú; thanh toán giờ vệ sinh phụ nữ; phụ cấp, trợ cấp nặng nhọc, độc hại cho
lao động nữ… ở một số doanh nghiệp cũng chưa nghiêm túc. Do vậy, đời
20


sống của nhiều nữ công nhân lao động, nhất là nữ công nhân lao động ngoại
tỉnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Và các chế độ chính sách đang

được thực hiện tại địa phương, doanh nghiệp cũng thực hiện chung cho tất
cả các đối tượng, trong khi đối tượng công nhân là mẹ đơn thân gặp khó
khăn thì chưa được ưu tiên hỗ trợ vì vậy mà cần có những chính sách hay
quy riêng cho đối tượng là công nhân đơn thân nuôi con.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Những dẫn chứng, phân tích đã phác thảo chân dung xã hội và cuộc
sống của bà mẹ đơn thân là công nhân ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
hiện nay. Trong đó có những đặc điểm nổi bật của bà mẹ đơn thân như
nguồn gốc quê hương từ tỉnh xa đến; trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn thấp. Bà mẹ đơn thân chủ yếu làm việc trong cty TNHH hoặc công ty
có vốn nước ngoài FDI, họ tham gia vào các công việc lao động chân tay, ít
đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao; thời gian tham gia làm việc tại các công
ty này nhiều do tăng ca. Mặc dù tham gia nhiều thời gian ở công ty nhưng
thu nhập của bà mẹ đơn thân vẫn thấp, không có tích lũy để có thể có một
cuộc sống tốt hơn trong lương lai cho bản thân và cho con cái của họ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có nhiều nhóm yếu tố đang chi phối cuộc
sống vật chất và tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân ở khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương. Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia
đình chi phối điều kiện sống về vật chất và tinh thần của bà mẹ đơn thân là
công nhân. Hoàn cảnh xa gia đình, họ hàng, quê hương và bà mẹ đơn thân ít
nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân; thậm chí có bà mẹ còn đối mặt với
định kiến của gia đình, người thân về hoàn cảnh đơn thân. Có trường hợp bà
mẹ đơn thân nhưng gia đình, người thân không biết về cuộc sống hiện nay của
họ đang diễn ra như thế nào. Có thể thấy đời sống vật chất và tinh thần của bà
mẹ đơn thân là công nhân ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đang gặp rất
nhiều khó khăn thách thức trong cuộc sống. Họ trở thành một nhóm xã hội
mới, nhóm xã hội yếu thể trong các khu dân cư ở Bình Dương, điều đáng quan
tâm là chất lượng cuộc sống của họ thấp so với các nhóm xã hội khác và họ
đang là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau trong quá trình công

nghiệp hóa và phát triển ở tỉnh Bình Dương.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hoàn cảnh và lý do dẫn đến trở thành bà
mẹ đơn thân của nữ công nhân ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. Trong đó
phần lớn nữ công nhân trở thành bà mẹ đơn thân là do đổ vỡ trong tình yêu,
21


hôn nhân; ngoài ra còn có trường hợp phụ nữ và gia đình họ gặp rủi ro trong
cuộc sống như chồng bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông chết, điều đáng
quan tâm là có một số lượng đáng kể nữ công nhân chủ động trở thành bà mẹ
đơn thân. Phần lớn bà mẹ đơn thân đang có 1 con, số ít bà mẹ đơn thân có 2
hoặc 3 con. Cho thấy xu hướng công nhân làm mẹ đơn thân đang ngày càng
gia tăng ở khu công nghiệp ở Bình Dương hiện nay.
Kết quả khảo sát cho thấy các khía cạnh liên quan đến đời sống vật
chất của bà mẹ đơn thân là công nhân. Phần lớn bà mẹ đơn thân cùng con
nhỏ đang cư trú trong các khu nhà trọ chất lượng thấp, diện tích quá hẹp,
thiếu không gian vui chơi, khu vệ sinh xập xệ, trang thiết bị sinh hoạt có giá
trị thiếu thốn. Các bữa ăn hàng ngày không đảm bảo và chất lượng bữa ăn
kém.... Bà mẹ đơn thân và con nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ở địa phương. Những điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội và đất nước.
Dẫn chứng cũng cho thấy bà mẹ đơn thân là công nhân ở khu công
nghiệp cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn liên quan đến đời sống
tinh thân. Thời gian giải trí ít (xem ti vi, nghe đài ít, ít tiếp cận với công
nghệ thông tin.... ; không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí,
các khu vui chơi công cộng, nhà văn hóa, công viên, mức độ giao tiếp bạn
bè, giao tiếp cộng đồng xã hội nơi cư trú ít, liên lạc thăm hỏi người thân, gia
đình, họ hàng ở quê hương..., những chỉ báo này làm tăng tính thụ động và
ngày càng tạo ra khoảng cách cách biệt của họ với xã hội và cộng đồng.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra các đặc điểm cá nhân của bà mẹ đơn

thân như trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết, nhận thức kém, thu nhập
thấp, thời gian làm việc nhiều....đang chi phối rất lớn đến sắp xếp cuộc
sống, đời sống vật chất và tinh thần của bà mẹ đơn thân cùng như con cái
họ. Họ thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và hòa nhập xã hội
ở địa phương sở tại.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố khách quan cũng đang tiếp
tục chi phối cuộc sống cuả bà mẹ đơn thân. Các cấp chính quyền, ban,
ngành, đoàn thể và doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm hỗ trợ cho bà mẹ
đơn thân về việc làm cũng như phúc lợi xã hội cho gia đình bà mẹ đơn thân.
Hiện nay đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện làm việc, cuộc sống
thuận lợi cho nhóm công nhân, nhưng chưa có một chính sách riêng dành
cho đối tượng bà mẹ đơn thân, chưa có chính sách ưu tiên cho đối tượng
này về việc làm, thu nhập, nhà ở, y tế, giáo dục cho họ và con cái họ.
22


Tất cả những nguyên nhân trên một phần do CNLĐ ít quan tâm, thiếu
thông tin hoặc chưa nắm vững các chính sách dành cho mình; việc tiếp cận
với công nhân để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của
Đảng và Nhà nước liên quan đến lao động nữ còn khó khăn; sự phối hợp
của các ngành chức năng trong việc triển khai thực hiện và kiểm tra giám
sát chưa hiệu quả. Một phần doanh nghiệp chưa chưa nhận thức rõ trách
nhiệm của mình, chưa quan tâm chăm lo đến đời sống của công nhân lao
động trong đó có lao động nữ.
Khuyến nghị:
Trên cơ sở những kết quả phát hiện về cuộc sống vật chất và tinh thần
của bà mẹ đơn thân là công nhân ở khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương.
Luận án đưa ra một số khuyến nghị đối về chế độ, chính sách cho bà mẹ
đơn thân là công nhân như sau:
Đối với chính quyền địa phương

- Cần có văn bản cụ thể để hỗ trợ, đãi ngộ đối với NLĐ là bà mẹ đơn
thân ở các khu công nghiệp như ưu đãi về việc làm, nhà ở, nhà trẻ, các dịch
vụ y tế, văn hóa...
- Có quy định rõ chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động nữ và có cơ chế rõ ràng, đầy đủ để những doanh nghiệp có thể dành
một phần quỹ đất, kinh phí để xây dựng và quản lý nhà trẻ, mẫu giáo.
- Có quy định cho doanh nghiệp mức hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho lao
động nữ và được xem như khoảng chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
- Bố trí quỹ đất công hợp lý để xây dựng các thiết chế, tụ điểm văn
hóa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người lao động và con của họ gần
các Khu, cụm công nghiệp.
- Dành nguồn quỹ hỗ trợ bà mẹ công nhân đơn thân nuôi con vay
không lãi xuất để học nghề, nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn để có
nhiều cơ hội hơn trong việc làm, tăng thu nhập và nuôi dạy con cái.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm bà mẹ đơn thân và con của họ tiếp
cận, hòa nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương để họ có cơ hội
được chia sẻ cũng như nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong cuộc sống.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến các tầng lớp nhân
dân trong xã hội, đặc biệt là nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên công nhân
về lối sống, về trách nhiệm của bản thân đối với đời sống hôn nhân, gia
đình trong tương lai.
23


×