Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng bài tập ở các học phần chuyên môn sư phạm nhằm phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.58 KB, 12 trang )

Số 32 (57) - Tháng 9/2017

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Xây dựng bài tập ở các học phần
chun mơn sư phạm nhằm phát triển năng lực sư phạm
cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật nơng nghiệp,
Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Designing exercises in the pedagogical modules to develop the Pedagogical
Competency of students at Ho Chi Minh City Agriculture
and Sylvicultyre University
ThS. Phạm Quỳnh Trang,
Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM
Pham Quynh Trang, M.A.,
Ho Chi Minh City Agriculture and Sylvicultyre University
Tóm tắt
Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng của cơng tác đào tạo giáo viên.
Một trong những phương pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động này là sử dụng bài tập trong các
học phần chun mơn sư phạm. Hoạt động giải quyết bài tập ở các học phần chun mơn sư phạm
khơng chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý luận mà còn giúp sinh viên phát triển các năng lực sư
phạm, đồng thời nâng cao tình cảm đối với nghề nghiệp tương lai. Bài viết này trình bày những cơ sở lý
thuyết và thực tiễn của việc xây dựng bài tập phát triển năng lực sư phạm ở các học phần chun mơn
sư phạm cho sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nơng nghiệp, đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: bài tập, năng lực sư phạm, học phần chun mơn sư phạm.
Abstract
Developing pedagogical competency for students is an important task of teacher training. One of the
ways to improve the efficiency of this activity is to use exercises in the pedagogical subjects. Solvingproblem exercises in the pedagogical subjects help students not only master their theoretical knowledge
but also develop their pedagogical abilities and enhance their feelings for future careers. This article
focuses on the theoretical and practical basis for the design of exercises in the pedagogical modules in
order to develop the pedagogical competency of students majoring Education of Agricultural
Technology at Nong Lam University, Ho Chi Minh city.


Keywords: exercises, pedagogical competency, pedagogical subjects.

phát triển năng lực nghề nghiệp. Một trong
những giải pháp để thực hiện được định
hướng trên là thiết kế và sử dụng các bài
tập phù hợp với nội dung từng học phần

1. Đặt vấn đề
Cơng tác rèn luyện năng lực sư phạm
cho sinh viên các trường đại học có đào tạo
giáo viên hiện nay cần đổi mới theo hướng
118


PHẠM QUỲNH TRANG

chuyên môn sư phạm như (Tâm lý học;
Giáo dục học; Phương pháp dạy học; Phân
tích chương trình môn học; Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học…) được cho
là quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện
nay tại Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông
nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, hoạt động rèn luyện năng lực sư
phạm thông qua việc giải quyết nhiệm vụ
học tập từ các bài tập của sinh viên chưa
được tiến hành thường xuyên, thiếu tính hệ
thống, và các bài tập chưa được xây dựng
trên một cơ sở khoa học rõ ràng. Vì vậy,
việc nghiên cứu thiết kế bài tập ở các học

phần chuyên môn sư phạm nhằm phát triển
năng lực sư phạm cho sinh viên ngành Sư
phạm Kỹ thuật Nông nghiệp là một việc
làm vô cùng cần thiết.
2. Thực trạng của hệ thống bài tập
các học phần chuyên môn sư phạm
Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông
nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
được thành lập từ năm 2002 với mục tiêu
đào tạo: Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật Nông
nghiệp hệ chính quy. Để thực hiện được
mục tiêu đào tạo này thì sinh viên ngành
Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp được trang
bị kiến thức và kỹ năng của 2 lĩnh vực, đó

là: lĩnh vực khoa học Nông nghiệp và lĩnh
vực khoa học Giáo dục. Nhiệm vụ của các
học phần chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa
học Giáo dục là rèn luyện cho sinh viên
những năng lực dạy học và giáo dục cơ
bản, cần thiết để sinh viên sau khi tốt
nghiệp có thể đáp ứng thực tiễn giảng dạy
môn Công nghệ ở trường phổ thông.
Sau đây là thực trạng về việc xây dựng
và sử dụng hệ thống bài tập trong các học
phần chuyên môn Sư phạm của Bộ môn Sư
phạm Kỹ thuật Nông Nghiệp. Chúng tôi
tiến hành chọn mẫu điều tra là 5 giảng viên
của bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông
nghiệp và 182 sinh viên của 2 lớp DH13SP

và DH14SP. Phương pháp khảo sát chủ
yếu là sử dụng bảng hỏi với hệ thống các
câu hỏi kín, đáp án trả lời gồm 5 mức độ
lựa chọn, ứng với điểm từ 5 đến 1, trong đó
khách thể nghiên cứu chỉ có một lựa chọn
duy nhất.
2.1. Thực trạng các dạng bài tập
được giảng viên thiết kế và sử dụng
để phát triển năng lực sư phạm cho
sinh viên
(5 - Rất thường xuyên; 4 - Thường
xuyên; 3 - Thỉnh thoảng; 2 - Ít khi; 1Không bao giờ).

Bảng 1: Mức độ thiết kế và sử dụng các dạng bài tập
Các loại bài tập

TT

Mức độ (số lượng)
5

4

3

2

1

1


Bài tập tái hiện

0

2

2

1

0

2

Bài tập vận dụng

0

3

2

0

0

3

Bài tập giải quyết vấn đề


0

1

2

2

0

4

Bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn

0

0

2

3

0

Nguồn: Thống kê của người nghiên cứu

119



XÂY DỰNG BÀI TẬP Ở CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC…

Nhìn vào bảng thống kê ở trên cho ta
thấy, dạng bài tập mà các giảng viên
thường xuyên thiết kế và sử dụng hơn cả
là dạng bài tập vận dụng. Đây cũng là một
tín hiệu đáng mừng vì việc giảng viên sử
dụng bài tập ở cấp độ vận dụng sẽ tạo cho
sinh viên có nhiều cơ hội được vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã học, qua đó
tránh được sự rập khuôn, máy móc và
tăng cường tính đa dạng, phong phú.
Cũng qua bảng trên ta thấy, dạng bài tập
thứ 3 và thứ 4 có số lượng giảng viên
thiết kế và sử dụng không nhiều, mặc dù
đây là dạng bài tập có tác dụng rất lớn
trong việc hình thành và phát triển năng
lực nghề nghiệp của sinh viên. Lý do có
thể kể ra đây là: để thiết kế được dạng bài
tập này đòi hỏi giảng viên là những người
có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh

nghiệm thực tiễn nhiều. Mặt khác, để giải
quyết dạng bài tập này đòi hỏi sinh viên
cũng phải có sự hiểu biết về lý thuyết,
thực tiễn giáo dục nhất định và ngoài ra
còn phải có kỹ năng giải bài tập nữa. Một
số giảng viên khi được hỏi lý do đã cho
biết: việc sử dụng các tình huống gắn với
thực tiễn giáo dục phổ thông vẫn rất

khiêm tốn vì thực tế là kinh nghiệm thực
tiễn giáo dục của chính bản thân các
giảng viên vẫn còn hạn chế và việc thu
thập những tình huống này cũng còn
tương đối khó khăn.
2.2. Thực trạng khó khăn mà giảng
viên gặp phải khi xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập trong các học phần chuyên
môn sư phạm (5- Rất đồng ý; 4 – Đồng ý;
3 – Phân vân; 4 – Không đồng ý; 1 – Rất
không đồng ý).

Bảng 2: Những khó khăn mà giảng viên gặp phải khi xây dựng và sử dụng bài tập
TT Những khó khăn mà giảng viên gặp phải

Mức độ (số lượng)
5
4 3 2
1

1

Thiếu thời gian nên ảnh hưởng đến tiến trình dạy học

0

2

1


2

0

2

Một số nội dung môn học trừu tượng nên khó thiết kế
bài tập

0

2

1

2

0

3

Nguồn tài liệu để thiết kế và giải bài tập hạn chế

1

3

1

0


0

4

Hiểu biết thực tiễn giáo dục của sinh viên còn hạn chế

2

2

1

0

0

5

Nhiều sinh viên còn chưa tích cực, chủ động trong việc
giải quyết bài tập

0

2

2

1


0

6

Kỹ năng giải bài tập của sinh viên còn hạn chế

0

3

2

0

0

7

Tốn thời gian và công sức của giảng viên

4

1

0

0

0


8

Khó khăn khác (kinh phí, cơ sở vật chất…)

3

2

0

0

0

Nguồn: Thống kê của người nghiên cứu

Số liệu ở bảng trên cho thấy, việc xây
dựng và sử dụng bài tập trong các học phần
chuyên môn sư phạm cũng gặp không ít
khó khăn. Khó khăn mà các giảng viên của

bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
đồng tình với số lượng cao nhất là “Tốn
thời gian và công sức của giảng viên. Sau
đó là tới khó khăn “Khó khăn khác (kinh
120


PHẠM QUỲNH TRANG


phí, cơ sở vật chất…)”; tiếp theo là khó
khăn “Hiểu biết thực tiễn giáo dục của
sinh viên còn hạn chế”và “Kỹ năng giải
bài tập của sinh viên còn hạn chế”. Như
vậy, qua kết quả này có thể khẳng định: để
xây dựng bài tập trong các học phần
chuyên môn sư phạm đòi hỏi giảng viên
phải dành rất nhiều thời gian, công sức,
kinh phí và một số yếu tố liên quan đến cơ
sở vật chất của nhà trường để có thể thực
hiện được. Vì vậy, việc nghiên cứu xây

dựng bài tập trong các học phần chuyên
môn sư phạm nhằm góp phần quan trọng
trong việc hình thành và phát triển năng lực
sư phạm cho sinh viên là một viêc làm hết
sức cần thiết.
2.3. Thực trạng khó khăn mà sinh viên
gặp phải trong quá trình giải quyết các
bài tập
(5- Rất đồng ý; 4 – Đồng ý; 3 – Phân
vân; 4 – Không đồng ý; 1 – Rất không
đồng ý).

Bảng 3: Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình giải quyết bài tập
Khó khăn mà sinh viên gặp phải khi trong quá
trình giải quyết bài tập

Mức độ (số lượng)


X

5

4

3

2

1

Hiểu biết về thực tiễn giáo dục hạn chế

39

131

12

0

0

4,15

Kỹ năng giải quyết bài tập còn hạn chế

13


90

65

14

0

3,17

Kiến thức lý thuyết môn học trừu tượng, khó hiểu

31

119

22

10

0

3,72

Nguồn tài liệu hỗ trợ giải quyết bài tập còn hạn chế

48

107


27

0

0

4,21

Thiếu thời gian làm bài tập

42

61

63

16

0

4,03

Tính tích cực, chủ động chưa cao

0

31

82


63

6

2,75

Khả năng làm việc nhóm, hợp tác chưa tốt

0

25

65

86

6

2,6

Cách tổ chức giải quyết bài tập của giáo viên chưa
tích cực, hấp dẫn

0

12

53

107


10

2,36

Nguồn: Thống kê của người nghiên cứu

Cùng với những khó khăn của giảng
viên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những
khó khăn mà sinh viên gặp phải khi hoạt
động với bài tập. Kết quả từ bảng số liệu
trên cho chúng ta thấy: Khi được giảng
viên giao cho giải quyết những bài tập
trong các học phần chuyên môn sư phạm
thì sinh viên cũng gặp khá nhiều khó
khăn, trong đó phải kể đến những khó
khăn sau: “Nguồn tài liệu hỗ trợ giải
quyết bài tập còn hạn chế” với X= 4,21;
“Hiểu biết về thực tiễn giáo dục còn hạn
chế”với X= 4,15; “Thiếu thời gian làm

bài tập” với X= 4,03; “Kiến thức lý thuyết
môn học trừu tượng, khó” với X= 3,72.
Nói chung, những khó khăn này chủ yếu
mang tính khách quan, cho nên hiệu quả
của việc sử dụng bài tập trong các học
phần chuyên môn sư phạm sẽ phụ thuộc
khá nhiều vào cách tổ chức và hỗ trợ của
giảng viên.
2.4. Đánh giá của giảng viên và

sinh viên về mức độ hiệu quả sử dụng
bài tập trong các học phần chuyên môn
sư phạm (5 – Rất cao; 4 – Cao; 3 – Trung
bình; 2: Thấp; 1: Rất thấp)
121


XÂY DỰNG BÀI TẬP Ở CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC…

Bảng 4: Hiệu quả sử dụng bài tập trong các học phần chuyên môn sư phạm
Mức độ hiệu quả
Yếu tố đánh giá

5

4

GV SV GV

3

2

SV

GV

SV

1


X

GV SV GV SV

SV

Hoạt động lĩnh hội kiến
1
thức của sinh viên

26

4

119

0

25

0

12

0

0

3,95


Thái độ, hứng thú của sinh
0
viên trong học tập

38

4

121

1

20

0

3

0

0

4,06

Hoạt động rèn luyện các
0
kỹ năng sư phạm cơ bản

4


2

21

2

116

1

39

0

2

2,92

2

35

2

128

1

12


0

3

3,13

Hình thành kỹ năng tư
duy, giải quyết vấn đề, 0
hợp tác

4

Gắn lý thuyết với thực tiễn
0
giáo dục

0

1

8

2

108

2

60


0

6

2,64

Tính chủ động, tích cực,
0
sáng tạo

13

2

125

3

31

0

13

0

0

3,62


Nguồn: Thống kê của người nghiên cứu

việc giáo viên tổ chức cho sinh viên sử
dụng bài tập trong các học phần chuyên
môn sư phạm đã đem lại hiệu quả cao ở
một số mặt như: giúp sinh viên lĩnh hội
kiến thức môn học tốt hơn, làm tăng hứng
thú, tính tích cực. Tuy nhiên, thực tế việc
sử dụng bài tập nhằm rèn luyện các năng
lực sư phạm cơ bản hay gắn lý thuyết với
thực tiễn giáo dục vẫn chưa đem lại hiệu
quả như mong muốn.
3. Cơ sở lý thuyết về thiết kế bài tập
phát triển năng lực sư phạm ở các
học phần chuyên môn sư phạm
3.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển
năng lực sư phạm cho sinh viên
3.1.1. Khái niệm về năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm là một năng lực
chuyên biệt đặc trưng của nghề dạy học
nói chung. Trên cơ sở những quan điểm về
năng lực khác nhau dẫn tới những quan
điểm về năng lực sư phạm cũng khác
nhau, như:

Nhìn vào bảng trên ta thấy, theo ý kiến
đánh giá của giảng viên: mức độ hiệu quả
được đánh giá ở mức cao nhất là yếu tố:”
Hoạt động lĩnh hội kiến thức của sinh

viên”; tiếp theo là tới “Thái độ, hứng thú
của sinh viên trong học tập”; Yếu tố được
đánh giá có mức độ hiệu quả thấp nhất là
“Gắn lý thuyết với thực tiễn giáo dục”.
Từ đánh giá của sinh viên, chúng tôi
thu được kết quả về mức độ hiệu quả như
sau: Thái độ, hứng thú của sinh viên trong
học tập với X= 4,06; Hoạt động lĩnh hội
kiến thức của SV với X= 3,95; Tính chủ
động, tích cực, sáng tạo với X= 3,62; Hình
thành kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề,
hợp tác với X= 3,13; Hoạt động rèn luyện
các kỹ năng sư phạm cơ bản với X= 2,92
và Gắn lý thuyết với thực tiễn giáo dục với
X= 2,62.
Như vậy, từ số liệu trên ta thấy, ý kiến
đánh giá của giảng viên và sinh viên có
một số điểm tương đối thống nhất, đó là
122


PHẠM QUỲNH TRANG

cứu Giáo dục học đã khẳng định: năng lực
sư phạm của giáo viên không chỉ được cấu
thành từ yếu tố bẩm sinh di truyền mà chủ
yếu được hình thành và phát triển trong
quá trình học tập, rèn luyện và thực tiễn
hoạt động nghề nghiệp sư phạm của giáo
viên. Những năng lực sư phạm nếu không

được tổ chức rèn luyện thích hợp, cùng với
sự nỗ lực rèn luyện thì năng lực sư phạm
có thể bị thui chột hoặc chậm phát triển.
Vì vậy, việc hình thành và phát triển
năng lực cho sinh viên vừa là mục tiêu
trọng yếu, vừa là cái đích của quá trình đào
tạo giáo viên. Công tác rèn luyện năng lực
sư phạm cho sinh viên không chỉ có nhiệm
vụ trang bị cho sinh viên hệ thống năng lực
sư phạm vững vàng mà còn giáo dục họ
lòng yêu nghề, say mê lao động, tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc. (Nguyễn
Thị Thế Bình, 2016).
Hiện nay, công tác đào tạo năng lực sư
phạm cho sinh viên ở các cơ sở đào tạo
giáo viên thường gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trang bị cho sinh viên
hệ thống tri thức khoa học cơ bản về
chuyên ngành khoa học Giáo dục thông
qua các môn học nghiệp vụ sư phạm.
- Giai đoạn 2: Tổ chức cho sinh viên
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học
vào các hoạt động thực tiễn dạy học và
giáo dục thông qua các hoạt động như: Rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm; kiến tập và thực
tập sư phạm.
Mỗi giai đoạn trên đều có một vị trí,
vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong quá
trình đào tạo năng lực sư phạm cho sinh

viên. Giai đoạn 1 được xem là cơ sở, nền
tảng, có tính chất định hướng cho nghề
nghiệp. Giai đoạn 2 giúp sinh viên hình
thành những phẩm chất và năng lực sư
phạm một cách tổng hợp, từng bước vươn
lên trở thành người giáo viên.

Theo Phạm Minh Hạc: “Năng lực sư
phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của
nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của
hoạt động sư phạm và quyết định sự thành
công của hoạt động ấy”. (Trích dẫn bởi
Trương Đại Đức - 2011).
Theo Nguyễn Đức Vũ (2012): “Năng
lực sư phạm là khả năng của giáo viên
thực hiện có kết quả các hoạt động dạy
học và giáo dục nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra”.
Theo Nguyễn Thị Tình (2016): “Năng
lực sư phạm là sự thực hiện có hiệu quả và
có trách nhiệm các hành động, giải quyết
các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề
sư phạm (dạy học và giáo dục) trong những
tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết,
kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như
sự sẵn sàng hành động
Nói tóm lại: chúng tôi đồng tình với
quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Y
(2017) cho rằng: Năng lực sư phạm là năng
lực người giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt

động dạy học, giáo dục học sinh được tạo
bởi ba thành tố cơ bản là thái độ, kiến thức
và kỹ năng sư phạm.
3.1.2. Hoạt động rèn luyện năng lực sư
phạm cho sinh viên ở các trường sư phạm
Trong năng lực nghề nghiệp của giáo
viên, ngoài trình độ kiến thức khoa học
chuyên ngành, cần có hệ thống năng lực sư
phạm. Năng lực sư phạm là những thuộc
tính riêng của người làm nghề dạy học và
giáo dục nói chung, nó vừa là điều kiện để
giáo viên thực hiện có hiệu quả việc dạy
học và giáo dục, đồng thời là hình tượng
quan trọng tác động đến việc hình thành và
phát triển nhân cách người học.
Các nhà tâm lý học đã chứng minh,
năng lực của mỗi cá nhân không chỉ là bẩm
sinh mà chủ yếu nó được hình thành và
phát triển trong quá trình con người hoạt
động và giao lưu. Do đó, nhiều nhà nghiên
123


XÂY DỰNG BÀI TẬP Ở CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC…

Đinh Quang Báo (2017) đã chỉ ra rằng:
Mục tiêu đào tạo giáo viên là để xây dựng
ở người học năng lực thực hiện các hoạt
động cơ bản trong thực tiễn nghề nghiệp
chứ không phải những kiến thức, kỹ năng

và thái độ một cách cụ thể, riêng biệt. Quan
trọng hơn chính là ở điều kiện để học huy
động một cách tổng hợp, linh hoạt những
kiến thức, kỹ năng và thái độ đã được trang
bị vào giải quyết những tình huống thực
trong bối cảnh cụ thể.
Nói tóm lại, công tác rèn luyện năng
lực sư phạm cho sinh viên các trường sư
phạm hiện nay cần đổi mới theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp gắn với
thực tiễn giáo dục. Một trong những giải
pháp để thực hiện được định hướng trên là:
đào tạo bằng phương thức tích hợp. Biện
pháp tổ chức đào tạo tích hợp rất đa dạng,
phong phú; trong đó việc thiết kế các bài
tập phù hợp với nội dung từng tín chỉ, từng
học phần, từng mô đun là quan trọng và
hiệu quả nhất (Đinh Quang Báo, 2017).
Như vậy, việc sử dụng bài tập trong
học phần chuyên môn sư phạm nhằm hình
thành và phát triển năng lực sư phạm cho
sinh viên ngành sư phạm là một hướng đi
hiệu quả và phù hợp với xu thế đào tạo
giáo viên theo năng lực hiện nay.
3.2. Cơ sở lý thuyết về thiết kế bài tập
3.2.1. Khái niệm bài tập
Bài tập là một thành tố quan trọng của
quá trình dạy học. Bài tập là phương tiện
để giáo viên tiến hành hoạt động dạy và
người học tiến hành hoạt động học.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác
nhau về bài tập như:
Tác giả Thái Duy Tuyên (2007) cho
rằng: Bài tập là một hệ thống thông tin xác
định, bao gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ
và tác động qua lại với nhau đó là: những
điều kiện và những yêu cầu.
Theo Nguyễn Thị Kim Liên (2011):

Tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
trong giai đoạn 1 của chương trình đào tạo
ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp,
sinh viên được học các môn thuộc khối
kiến thức nghiệp vụ sư phạm như: Tâm lý
học, Giáo dục học, tâm lý học lứa tuổi và
sư phạm, Lý luận dạy học, Nghiên cứu
khoa học giáo dục, Đo lường và đánh giá
trong giáo dục, Ứng dụng Công nghệ thông
tin trong dạy học, Công nghệ dạy học,
Phương pháp dạy học kỹ thuật nông
nghiệp, Tập giảng dạy môn Kỹ thuật nông
nghiệp, Phân tích chương trình môn
Công nghệ 10.
Các môn học này thể hiện trực tiếp đặc
trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở quan trọng về
mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên,
trang bị cho sinh viên những lý luận cơ
bản, hiện đại về hoạt động dạy học và giáo
dục, hình thành cho sinh viên những năng
lực sư phạm cơ bản để sau khi ra trường họ

có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học
và giáo dục ở trường phổ thông, thích ứng
với những yêu cầu ngày càng cao của thực
tiễn giáo dục Việt Nam.
3.1.3. Định hướng công tác rèn luyện
năng lực sư phạm cho sinh viên ở các
trường cơ sở đào tạo giáo viên
Phát triển năng lực công dân và năng
lực học tập được coi là chiến lược phát
triển con người, phát triển giáo dục và đào
tạo của các quốc gia trên toàn thế giới và
Việt Nam chúng ta không phải là ngoại lệ.
Ngày 13/12/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
đã phê duyệt Chương trình “Phát triển
ngành Sư phạm và các trường sư phạm từ
năm 2011 đến năm 2020” khẳng định:
Hoạt động đào tạo năng lực nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên trong các trường đại
học sư phạm và các cơ sở có đào tạo giáo
viên theo hướng tiếp cận phát triển năng
lực nghề nghiệp là một khâu then chốt.
Làm rõ hơn định hướng này, tác giả
124


PHẠM QUỲNH TRANG

Bài tập là những nhiệm vụ GV đặt ra cho
SV thực hiện, được trình bày dưới dạng
câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động, tạo điều

kiện cho SV luyện tập nhằm nhận thức,
củng cố, đào sâu hệ thống tri thức đã học,
vận dụng vào thực tiễn và rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo và phẩm chất nhân cách
nghề nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu bài tập là các vấn
đề, câu hỏi, tình huống…chứa đựng mâu
thuẫn cần giải quyết thông qua việc vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã học được (Đinh
Quang Báo, 2017).
3.2.2. Các loại bài tập trong dạy học
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa
chọn cách phân chia của tác giả Bernd
Meier - Nguyễn Văn Cường (2016), dựa
trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc
điểm của học tập định hướng năng lực,
gồm các dạng bài tập như sau:
- Bài tập tái hiện: yêu cầu sự hiểu và
tái hiện tri thức.
Sau đây là ví dụ về dạng bài tập tái hiện
mà chúng tôi đã nghiên cứu thiết kế ở học
phần Giáo dục học: Anh, chị hãy quan sát
và phân biệt hiện tượng Mèo dạy con bắt
chuột và Chị dạy em “chào bà”, từ đó rút ra
kết luận sư phạm qua hai hiện tượng này?
Mục tiêu của bài tập này nhằm rèn
luyện cho sinh viên khả năng phân biệt
được hiện tượng giáo dục của loài người
với hiện tượng mang tính chất bản năng ở
loài vật. Để giải quyết bài tập này sinh viên

chỉ cần tái hiện lại những kiến thức liên
quan đến bản chất của hoạt động giáo dục
của con người, từ đó tìm ra điểm khác biệt
mang tính bản chất của hai hiện tượng trên.
- Bài tập vận dụng: Các bài tập ở
dạng này đòi hỏi người học vận dụng
những kiến thức trong tình huống không
thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố
kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản,
chưa đòi hỏi sự sáng tạo.

Ví dụ về dạng bài tập vận dụng ở học
phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong
dạy học: “Anh, chị hãy sử dụng phần mềm
Powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử
cho một bài học bất kỳ trong SGK Công
nghệ 10”.
Mục tiêu của bài tập này nhằm rèn
luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng các
phần mềm dạy học vào trong hoạt động
soạn giáo án. Để giải quyết bài tập bài tập
này, sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức
về phần mềm Powerpoint và những kiến
thức liên quan khác để thiết kế được bài
giảng điện tử có tính thẩm mỹ, khoa học và
có tính tương tác cao.
- Bài tập giải quyết vấn đề: Các bài
tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp,
đánh giá, vận dụng kiến thức vào những
tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề.

Dạng bài tập này yêu cầu sự sáng tạo của
người học.
Ví dụ ở học phần Phương pháp dạy
học Kỹ thuật Nông nghiệp là bài tập: Sau
khi xem xong đoạn băng giờ giảng của một
giáo viên dạy môn Công nghệ 10, sinh viên
lớp DH14SP đã phân chia làm 2 nhóm, họ
tranh luận với nhau về phương pháp dạy
học chủ yếu mà giáo viên sử dụng trong
bài giảng đó. Môt nhóm cho rằng giáo viên
đó đã sử dụng phương pháp Thảo luận
nhóm, nhóm còn lại thì cho rằng đó là
phương pháp Giải quyết vấn đề. Anh, chị
hãy xem lại đoạn băng bài giảng và xác
định chính xác phương pháp dạy học mà
giáo viên sử dụng? Theo anh, chị: phương
pháp dạy học mà giáo viên sử dụng có phù
hợp và hiệu quả không? Tại sao? Nếu
không thì hãy đề xuất cách khắc phục hoặc
lựa chọn PPDH khác phù hợp hơn?
Mục tiêu của bài tập này nhằm rèn
luyện kỹ năng nhận diện, lựa chọn
phương pháp dạy học. Để giải quyết bài
tập này, trước hết sinh viên phải dựa vào
125


XÂY DỰNG BÀI TẬP Ở CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC…

các lý thuyết liên quan đến: đặc điểm của

mỗi phương pháp dạy học, cơ sở lựa chọn
phương pháp dạy học và các tiêu chí sử
dụng phương pháp dạy học hiệu quả, từ
đó vận dụng để gọi tên chính xác phương
pháp dạy học chủ yếu mà giáo viên sử
dụng trong đoạn băng, đồng thời phân
tích, đánh giá xem phương pháp dạy học
đó có phù hợp và hiệu quả hay không?
Nếu không thì sinh viên phải để xuất
cách khắc phục hoặc phải lựa chọn và sử
dụng phương pháp day học khác phù hợp
hơn. Đến đây tính sáng tạo của sinh viên
sẽ thể hiện.
- Bài tập gắn với bối cảnh, tình
huống thực tiễn: Các bài tập này cần chú ý
gắn vấn đề với các bối cảnh và tình huống
thực tiễn. Những bài tập này là những bài
tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận,
nhiều con đường giải quyết khác nhau.
Ví dụ về bài tập gắn với bối cảnh, tình
huống thực tiễn ở học phần Phân tích
chương trình môn học: “Giả sử anh, chị
được phân công giảng dạy tại một trường
THPT thuộc khu vực nông thôn có môi
trường học tập và sinh sống gắn liền với
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Anh chị
hãy xây dựng mục tiêu cụ thể cho các
chương thuộc phần Nông lâm ngư nghiệp
theo định hướng chung của chương trình
công nghệ 10. Đề xuất các nội dung gắn

liền với thực tế sản xuất nông nghiệp của
địa phương sẽ lồng ghép vào giảng dạy.
Lưu ý: Anh, chị có thể lựa chọn 1 khu vực
có đặc điểm như yêu cầu bài tập đề ra để
tìm hiểu”.
Mục tiêu của bài tập này là: Phát
triển kỹ năng phân tích mục tiêu dựa trên
sự thay đổi của bối cảnh thực tế có liên
quan và các yêu cầu chung của môn học.
Để giải quyết bài tập này, sinh viên căn
cứ trên mục tiêu cụ thể của chương trình
môn Công nghệ 10, điều kiện thực tế gặp

phải mà xác định lại mục tiêu cụ thể của
các chương trong SGK Công nghệ 10
theo hướng gắn liền hoàn cảnh thực tế tại
địa phương, đẩy mạnh vận dụng kiến
thức học được của học sinh vào thực tế
cuộc sống nhằm tăng hiệu quả chung của
môn học. Sinh viên cần tìm hiểu rõ bối
cảnh thực tế ở những lĩnh vực liên quan,
phân tích những nội dung nào phù hợp,
đề xuất và xây dựng các nội dung để đưa
vào bài giảng. Khuyến khích có mô tả rõ
ràng về cơ cấu ngành nghề, sản xuất tại
địa phương.
Như vậy, mỗi dạng bài tập sẽ có đặc
điểm, vai trò và mục tiêu khác nhau. Do
đó, điều quan trọng là giáo viên cần sử
dụng các loại bài tập một cách linh hoạt và

phối hợp chúng với nhau để đảm bảo sinh
viên nắm vững kiến thức, từ đó hình thành
và phát triển các kỹ năng sư phạm.
3.2.3. Nguyên tắc thiết kế bài tập ở
các học phần chuyên môn sư phạm
Để đem lại hiệu quả giáo dục cao thì
các bài tập được thiết kế phải đảm bảo
những nguyên tắc nhất định. Những
nguyên tắc này cũng chính là những tiêu
chí để đánh giá bài tập có đạt yêu cầu hay
không. Sau đây là một số nguyên tắc chủ
yếu trong việc xây dựng bài tập phát triển
năng lực sư phạm mà chúng tôi đề ra trên
cơ sở phân tích, tổng hợp các nguyên tắc từ
những nghiên cứu của các tác giả đi trước.
- Bài tập phải góp phần thực hiện
mục tiêu học tập môn học. Nguyên tắc này
đòi bài tập được xây dựng không chỉ giúp
sinh viên nắm vững tri thức lý luận giáo
dục mà còn phải biết vận dụng tri thức đó
để hình thành năng lực sư phạm. Đây là
nguyên tắc bao trùm việc xây dựng các bài
tập ở các học phần chuyên môn sư phạm.
- Bài tập phát triển năng lực sư phạm
vừa phải phù hợp với trình độ của sinh
viên, vừa phải đảm bảo tính đa dạng,
126


PHẠM QUỲNH TRANG


phát triển năng lực.
- Bài tập phải tích hợp được kiến thức,
kỹ năng, thái độ của người học. Kiến thức,
kỹ năng và thái độ là những thành tố cơ
bản trong cấu trúc của năng lực và khi giải
quyết bài tập người học cần kết hợp linh
hoạt kiến thức, kỹ năng mới có thể giải
quyết có hiệu quả vấn đề đặt ra.
3.2.4. Quy trình xây dựng bài tập ở
các học phần chuyên môn sư phạm
Quy trình xây dựng bài tập thực hành
là một tiến trình bao gồm các giai đoạn,
các khâu, các bước, các thao tác được sắp
xếp theo một trình tự logic nhất định có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau để xây dựng
bài tập của môn học (Trần Thị Hương
(2011).
Trên cơ sở tổng hợp các quy trình xây
dựng bài tập của nhiều tác giả, chúng tôi đề
xuất quy trình thiết kế bài tập phát triển
năng lực sư phạm trong các học phần
chuyên môn sư phạm theo trình tự các giai
đoạn như sau:

phong phú.
- Bài tập phải được xây dựng một
cách đa dạng, phong phú. Việc tiếp cận và
tham gia giải nhiều loại bài tập, sinh viên
sẽ càng có cơ hội tìm hiểu sâu sắc tri thức

đã học, rèn luyện nhiều dạng kĩ năng
chuyên biệt, nhờ đó mà làm quen với nhiều
tình huống, hoàn cảnh, môi trường, hoạt
động giáo dục khác nhau.
- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức
đối với trình độ, khả năng và đặc điểm của
sinh viên.
- Bài tập cần phản ánh thực tiễn hoạt
động nghề nghiệp của giáo viên ở trường
phổ thông. Bài tập cần được gắn liền với
thực tiễn công tác dạy học và giáo dục ở
các trường phổ thông hiện nay.
- Bài tập phải được thiết kế dưới dạng
hoạt động học tập cho chính người học.
Bởi vì năng lực chỉ được hình thành và
phát triển thông qua các hoạt động, do đó
nếu càng tích cực, chủ động trong hoạt
động học tập thì người học càng có cơ hội

127


XÂY DỰNG BÀI TẬP Ở CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC…

- Giai đoạn 1: Phân tích mục tiêu của
các học phần chuyên môn sư phạm, chú
trọng các mục tiêu về phát triển năng lực.
Mục tiêu chính là những yêu cầu về năng
lực, cụ thể là những kiến thức, kỹ năng và
thái độ mà người học cần đạt được sau khi

học xong mỗi học phần. Mục tiêu này có
tác dụng định hướng cho giảng viên trong
việc xây dựng hệ thống bài tập, đây chính
là cơ sở để giảng viên xác định loại bài tập,
nội dung và số lượng bài tập cho từng
chương, bài học cụ thể. Đồng thời mục tiêu
học tập cũng là căn cứ để giảng viên đánh
giá các mức độ năng lực sư phạm mà sinh
viên đạt được sau khi thực hiện hệ thống
bài tập của học phần.
- Giai đoạn 2: Phân tích nội dung
từng học phần để sàng lọc và lựa chọn nội
dung kiến thức có thể chuyển hóa thành bài
tập phát triển năng lực sư phạm.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là
phân tích nội dung kiến thức ở các học
phần để lựa chọn ra những nội dung cơ
bản, trọng tâm và có liên quan trực tiếp đến
các năng lực sư phạm. Ví dụ như: Đối với
các học phần Tâm lý học, Giáo dục học lựa
chọn những nội dung hướng tới hình thành
ở sinh viên các năng lực như: tìm hiểu học
sinh và môi trường giáo dục, tổ chức các
hoạt động trong và ngoài nhà trường, phối
hợp và tổ chức các lực lượng giáo dục, xây
dựng và phát triển tập thể lớp, giáo dục học
sinh cá biệt, giao tiếp và xử lý các tình
huống trong các mối quan hệ sư phạm.
Đồng thời, hình thành các năng lực dạy học
cơ bản, làm cơ sở cho sự phát triển năng

lực dạy học các bộ môn. Các kiến thức của
học phần phương pháp dạy học, tập trung
phát triển năng lực: lựa chọn các phương
pháp dạy học; thiết kế và tổ chức các hoạt
động học tập của học sinh, soạn giáo án….

- Giai đoạn 3: Xác định hệ thống bài
tập của học phần
Trong giai đoạn này, giảng viên cần
căn cứ vào mục tiêu, nội dung từng
chương/ bài học mà xác định những dạng
bài tập nào cần thiết nhất trong từng
chương. Hệ thống bài tập bao gồm một số
lượng nhất định, đảm bảo tính đa dạng,
phong phú của các dạng bài và được sắp
xếp theo các vấn đề học tập hay hệ thống
kĩ năng. Các loại bài tập cũng đảm bảo từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chung đến riêng, từ bài tập có tính tái tạo
đến bài tập đòi hỏi tính sáng tạo… Bài tập
nêu ra cũng phải phổ biến, khách quan,
thường xuyên gặp trong thực tiễn giáo dục.
- Giai đoạn 4: Thu thập, lựa chọn và
khai thác nguồn dữ liệu liên quan đến hệ
thống bài tập
Nhiệm vụ của giai đoạn này là sưu
tầm, lựa chọn và khai thác những dữ liệu
có liên quan đến hệ thống bài tập từ rất
nhiều nguồn khác nhau như: Các tài liệu
tham khảo, sách báo, tạp chí chuyên ngành,

văn bản, các trang web… có liên quan đến
năng lực sư phạm; các bài tập có sẵn trong
các tài liệu hiện hành.Ngoài ra, giảng viên
cần học hỏi, chia sẻ với đồng nghiệp và dự
giờ, trao đổi với giáo viên ở trường phổ
thông để tạo ra những bài tập vừa có giá trị
khoa học và mang tính thực tiễn.
- Giai đoạn 5: Sưu tầm, soạn thảo bài
tập mới và sắp xếp chúng thành một hệ
thống phù hợp
Từ các nguồn dữ liệu tìm được ở trên,
giảng viên tiến hành chọn lọc, soạn thảo
từng bài tập theo các tiêu chí đã được xác
định và sắp xếp chúng thành một hệ thống.
Tiến hành soạn thảo bài tập là giai đoạn
quyết định chất lượng hệ thống bài tập.
- Giai đoạn 6: Tiến hành thử nghiệm
128


PHẠM QUỲNH TRANG
số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2014.

và điều chỉnh hệ thống bài tập
Mục đích của giai đoạn thử nghiệm
này nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả,
tính khả thi của các bài tập đã xây dựng, để
từ đó điều chỉnh và hoàn thiện.
4. Kết luận
Trong hoạt động đào tạo, bài tập có vai

trò quan trọng giúp tăng cường hoạt động
nhận thức và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp
cho sinh viên. Để xây dựng bài tập theo
định hướng phát triển năng lực, trước tiên
cần dựa vào chuẩn năng lực nghề nghiệp và
mục tiêu của chương trình môn học. Trên
cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung của các
học phần chuyên môn sư phạm, giảng viên
cần xác định hệ thống các đơn vị kiến thức
có thể biến thành bài tập, từ đó xây dựng
các bài tập thỏa mãn những yêu cầu,
nguyên tắc khoa học nhất định.
Như vậy, việc thiết kế bài tập trong
các học phần chuyên môn sư phạm nhằm
phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên
phải được thực hiện dựa trên một cơ sở lý
thuyết và thực tiễn khoa học. Đây được
xem là một trong những phương hướng
tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên của các trường đại học sư
phạm nói chung và ngành Sư phạm Kỹ
thuật Nông nghiệp, trường đại học Nông
Lâm TP. HCM nói riêng.

2. Đinh Quang Báo (2017), Chương trình đào
tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Phương
Thanh (2016), “Phát triển năng lực dạy học
cho sinh viên ngành sư phạm lịch sử trước yêu

cầu đổi mới”, Tạp chí Giáo dục, số 386, tr. 36.
4. Trương Đại Đức (2011), Bồi dưỡng năng lực
dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy
nghề khu vực miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ
giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên.
5. Trần Thị Hương (2011), “Xây dựng hệ thống
bài tập thực hành hệ thống môn GDH phổ
thông theo chương trình đào tạo tín chỉ ở
trường đại học”, Tạp chí khoa học Đại học Sư
phạm TP.HCM, số 31, tr. 167.
6. Nguyễn Thị Kim Liên (2007), Xây dựng hệ
thống bài tập thực hành môn Lí luận và
phương pháp dạy học Địa lí, Báo cáo tổng kết
đề tài cấp trường, Trường Đại học Sư phạm
TP. HCM.
7. Nguyễn Thị Tình (2016), “Một số vấn đề lý
luận về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo
viên”, Tạp chí Giáo dục, số 385, tr. 28.
8. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy
học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Đức Vũ (2012), “Xây dựng các tiêu
chí đánh giá năng lực nghiệp vụ sư phạm và
nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường
sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 296, tr. 4.
10. Nguyễn Văn Y (2017), “Bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông”, Tạp
chí Giáo dục, số 402, tr. 9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Chương trình
Phát triển ngành Sư phạm và các trường sư
phạm từ năm 2011 đến năm 2020, Nghị quyết

Ngày nhận bài: 04/7/2017

11. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2016), Lý
luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm.

Biên tập xong: 15/9/2017

129

Duyệt đăng: 20/9/2017



×