Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.05 KB, 10 trang )

Số 31 (56) - Tháng 8/2017

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên
dân tộc thiểu số tại Thành phố Hồ Chí Minh
Some employment solutions for ethnic youths in Ho Chi Minh City
TS. Trương Hồng Trương,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM
Truong Hoang Truong, Ph.D.,
University of Social Science and Humanity - National University, Ho Chi Minh City
Vũ Ngọc Thành,
Trung tâm Nghiên cứu Đơ thị và Phát triển
Vu Ngoc Thanh,
Center of Urban Studies and Development

Tóm tắt
Nội dung bài viết là một phần nghiên cứu của đề tài về việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020. Trong nghiên cứu này chúng tơi lựa chọn
ra ba nhóm thanh niên người Hoa, người Chăm và người Khmer có độ tuổi từ 16 đến 30 hiện đang sinh
sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để khảo sát với 777 phiếu (366 thanh niên người Hoa, 186 thanh
niên Chăm, 225 thanh niên Khmer). Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học với mẫu khảo sát được
thực hiện theo ngun tắc phi xác suất và thuận tiện, bài viết đưa ra những giải pháp cho việc định
hướng việc giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn
tương lai.
Từ khóa: dân tộc thiểu số, thanh niên dân tộc, việc làm.
Abstract
The article is a part of the empirical research on employment of the ethnic youths in Ho Chi Minh City
at present and with a vision to 2020. In this research, three youth groups (16 to 30 years of age) of
Chinese, Cham and Khmer living and working in Ho Chi Minh City were selected for a survey with 777
questionnaires (366 Chinese youths, 186 Cham, 225 Khmer). With the sociological research method


under the principles of non-probability and convenience, solutions to employment issues are proposed
for the ethnic youths in Ho Chi Minh City at present and in the future.
Keywords: ethnic minority, ethnic youths, employment.

Theo số liệu tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009, cả nước có 54
dân tộc thì tại TP. Hồ Chí Minh hiện có tới
52 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Kinh

chiếm đa số với 6.699.124 người, chiếm tỷ
lệ 93,5%. Các dân tộc còn lại đều là dân
tộc thiểu số. Trong đó có 3 dân tộc thiểu số
chiếm khá đơng đó là dân tộc Hoa 414.045
32


TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH

này cũng đồng thời phản ảnh chất lượng
lao động của họ.
Có nhiều lý do để giải thích tỷ lệ
không học nghề cao ở những thanh niên
DTTS đang có việc làm là: một số người
thanh niên DTTS làm những việc không
cần phải được đào tạo qua các trường lớp
hay nơi sản xuất, như thanh niên người
Chăm chọn việc làm buôn bán, thanh niên
người Hoa làm việc tại các cơ sở gia đình
có truyền thống cha mẹ truyền nghề cho
con cái, hoặc nữ thanh niên Khmer thì

thường làm công việc giúp việc nhà, không
cần đến học nghề.
Những trường hợp trên cùng với tỷ lệ
không học nghề cao, nói lên tình trạng
thanh niên DTTS không có quyết tâm cao
đối với việc học nghề, chưa nhận thức rõ
về tính quyết định của việc học nghề đối
với việc phát huy nghề nghiệp và tăng chất
lượng lao động, chưa thấy được con đường
lâu dài nhưng bền vững mà năng lực
chuyên môn đem đến như năng suất lao
động cao, uy tín trong lao động.
Việc học nghề không phải là tâm điểm
chú ý của thanh niên DTTS và thậm chí
của gia đình khi thanh niên chuẩn bị vào
đời. TP. Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ sở
dạy nghề, lại có Trung tâm Hướng nghiệp,
Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh
Niên TP. Hồ Chí Minh (tên giao dịch là
Yes Center) rất năng động và hoạt động có
hiệu quả trong việc tư vấn, dạy nghề cho
thanh niên thành phố với nhiều hình thức
linh động, với nhiều ngày hội hướng
nghiệp, dạy nghề. Thanh niên DTTS có
tiếp cận, đến tìm hiểu nhưng cũng không
mặn mà lắm với việc học nghề tại đây.
Thời gian học nghề đối với họ là quá dài,
dù có khóa chỉ kéo dài 3 hoặc 6 tháng. Nếu
học nghề, họ phải đóng học phí lại phải


người, chiếm 5,78%, dân tộc Khmer
24.268 người, chiếm 0,33% và dân tộc
Chăm 7.819 người, chiếm 0,10% [7].
Thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS), với
những đặc điểm về nhân khẩu, phong tục
tập quán và tín ngưỡng, mạng lưới xã
hội…, gặp những trở ngại trong cuộc cạnh
tranh của thị trường việc làm và không
phát huy hết năng lực của bản thân với tư
cách là lớp người trẻ tuổi, năng động, sáng
tạo, tương lai của cộng đồng và xã hội. Căn
cứ kết quả nghiên cứu của công trình,
chúng tôi đưa ra một số đề nghị và giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn cho vấn đề việc
làm của thanh niên DTTS tại TP.Hồ Chí
Minh, giúp cho lực lượng này phát huy
phẩm chất của người thanh niên qua lao
động, việc làm. Các đề nghị và giải pháp
đưa ra được hướng tới nhiều đối tượng,
trong đó có chính thanh niên DTTS; cộng
đồng DTTS; các cơ sở có sử dụng lao động
là thanh niên DTTS; các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện công
tác dân tộc; chính quyền địa phương.
1. Nâng cao ý thức và quyết tâm cho
thanh niên dân tộc thiểu số về tầm
quan trọng của việc học nghề và giá trị của
việc làm để có được một công việc ổn định
Cần nâng cao ý thức về sự cần thiết
phải có một nghề chuyên môn và việc làm

ổn định cho thanh niên DTTS. Kết quả
điều tra cho thấy, chỉ có 25,5% trên tổng số
thanh niên DTTS đang làm việc là đã từng
được học nghề, số không học nghề chiếm
đến 74,5%. Xét trên khía cạnh giới, thì nữ
thanh niên DTTS có học nghề ít hơn nam
thanh niên (22,4% - 77,6%), nhất là nữ
thanh niên Khmer có đến 87,9% không học
nghề. Đây là những tỷ lệ đáng báo động, có
đến ¾ thanh niên đang làm việc không
được trang bị kỹ năng nghề cơ bản, điều
33


M T SỐ GIẢI PHÁP TẠO VI C LÀM CHO THANH NIÊN DÂN T C THIỂU SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

định cho thanh niên DTTS đi vào có hiệu
quả, cần có sự hỗ trợ các của các vị chức
sắc có tiếng nói trong mỗi cộng đồng dân
tộc qua việc giải thích cho thanh niên trong
dân tộc mình hiểu rõ tầm quan trọng của
việc học nghề, trau dồi kỹ năng nghề, trau
dồi kiến thức vì tương lai và sự nghiệp sau
này. Khuyến khích và cổ vũ thanh niên dân
tộc mình tham gia vào các buổi giao lưu
văn hóa, hướng nghiệp tương lai… để họ
có thể cởi mở hơn và hòa nhập với nếp
sống đô thị trong thời kỳ đổi mới. Các
chức sắc trong mỗi dân tộc có vai trò quan
trọng là cầu nối giữa Nhà nước, chính

quyền và thanh niên trong cộng đồng dân
tộc của họi.
Ngoài ra, thành phố cần có chính sách
hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên DTTS về kinh
phí học nghề. Mặc dù ở thành phố có nhiều
trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề,
nhưng chưa thu hút được thanh niên DTTS.
Thành phố cũng chưa có chính sách riêng
về dạy nghề cho người DTTS [3, tr.30]. Kết
quả điều tra cho thấy, trên thực tế chỉ có ¼
số thanh niên DTTS có học nghề. Khó khăn
lớn nhất trong việc học nghề là kinh phí
(bao gồm học phí và những chi phí phụ),
chiếm tỷ lệ 31,8% ý kiến, cao hơn hẳn các
ý kiến khác như thiếu định hướng nghề
nghiệp (24,8%), xa nơi cư trú (16,7%),...
Ngoài kinh phí cho việc học nghề, thì người
đi học cũng phải chi tiêu cho cuộc sống như
ăn, mặc, ở… trong thời gian học. Chính vì
thế việc giúp đỡ cho người thanh niên
DTTS trong kinh phí học nghề sẽ tạo điều
kiện cho họ dễ dàng trong việc tìm lấy một
nghề để mưu sinh. Ngoài việc tiếp tục thực
hiện chính sách miễn học phí cho các dân
tộc Chăm, Khmer từ cấp mầm non đến cấp
trung học phổ thông từ năm học 2013 2014 đến năm học 2019 - 2020 và chính

mưu sinh. Với hai gánh nặng này, họ chọn
con đường mưu sinh dễ dàng trong tầm tay.
Từ đó, họ ngại học nghề, hoặc bỏ dở dang

việc học nghề, đồng thời lại nôn nóng có
được thu nhập ngay với những công việc ít
đòi hỏi có kỹ năng nghề.
Tâm lý không xem trọng việc học
nghề không phải chỉ riêng thanh niên
DTTS mới có, mà đấy là khuynh hướng
chung của xã hội hiện nay. Việc trọng bằng
cấp, việc đào tạo mất cân đối nguồn nhân
lực với số sinh viên tốt nghiệp đại học
ngày một nhiều, trong khi công nhân có tay
nghề, đáp ứng được yêu cầu của công việc
thì luôn ít, thiếu. Thêm nữa, khuynh hướng
tuyển dụng nhân sự có trình độ cao hơn
nhu cầu công việc, đặc biệt trong khối các
cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đang diễn
ra khá phổ biến. Trong một bối cảnh như
thế, việc học nghề bị lu mờ và nằm ngoài
đích đến của nhiều thanh niên.
Vì vậy, cần nâng cao ý thức, tinh thần
của thanh niên DTTS trong việc tìm kiếm
cơ hội học nghề, quyết tâm học lấy một
nghề và nâng cao trình độ tay nghề để có
thể cạnh tranh trên thị trường lao động
ngày một mở rộng và quyết liệt.
Mọi cố gắng giúp đỡ của chính quyền,
của người chung quanh đều không thể có
hiệu quả nếu bản thân người thanh niên
DTTS không cố gắng trong việc học nghề,
tìm việc làm, làm việc. Việc nâng cao ý
thức về sự cần thiết phải có một nghề

chuyên môn và việc làm ổn định là việc
làm đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì không
chỉ của chính quyền, đoàn thể các cấp, nhất
là đoàn thể thanh niên, phụ nữ mà còn là sự
quyết tâm của chính bản thân người thanh
niên DTTS.
Để việc nâng cao ý thức về sự cần
thiết phải có một nghề, một việc làm ổn
34


TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH

phù hợp với qui định của tôn giáo mà lại
khó tìm được ở các quán ăn trên đường.
Để việc hướng nghiệp này đi vào hoạt
động có hiệu quả, cần phải thực hiện việc
hướng nghiệp cho thanh niên DTTS ngay ở
bậc học phổ thông, bằng cách tổ chức
thường xuyên các hoạt động “sinh hoạt
hướng nghiệp”, trực tiếp tìm hiểu thế giới
nghề nghiệp, thị trường lao động, những
lợi ích khi có nghề phù hợp, những thiệt
thòi khi không có nghề nhất định. Các hoạt
động giáo dục khác như tham quan sản
xuất, tìm hiểu nghề và các lĩnh vực kinh tế
qua các phương tiện thông tin đại chúng,
qua tủ sách hướng nghiệp, sự hướng dẫn
của những người có trách nhiệm trong
cộng đồng và các tổ chức xã hội.

Thông qua hướng nghiệp, các thanh
niên được làm quen với những nghề cơ bản
trong xã hội, những nghề phù hợp để phát
triển ở ngay cộng đồng mình. Công việc
này được thể hiện trong suốt những năm
còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó
giúp các thanh niên có điều kiện tìm hiểu
nghề trong xã hội. Từ sự làm quen này, sẽ
giúp cho các thanh niên DTTS trả lời câu
hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề
nào đang cần phát triển nhất, thái độ đối
với nghề như thế nào là đúng v.v... Đồng
thời, các thanh niên còn phải biết những
yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những
điều kiện vào học nghề v.v… Tóm lại,
nhiệm vụ chính là hình thành ở thanh niên
một quá trình xác định đúng đắn về những
nghề cần phát triển đối với bản thân. Trong
quá trình tìm hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất
hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp.
3. Chủ động cung cấp thông tin
tuyển dụng cho thanh niên dân tộc
thiểu số và kiên trì theo dõi
Thanh niên DTTS gặp khó khăn trong

sách Hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là
người DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo
giai đoạn 2014 - 2020 [8, tr.16], thì cũng
nên quan tâm đến việc học nghề cho thanh
niên DTTS.

2. Quan tâm đến việc hướng nghiệp,
chọn đúng nghề cần học, căn cứ vào
nhu cầu việc làm của địa phương, của
cộng đồng, đồng thời phù hợp với
khả năng, điều kiện của bản thân
Đa số thanh niên DTTS đang cần sự
giúp đỡ trong nghề nghiệp, việc làm thuộc
diện nghèo, học vấn thấp, vì thế, bị hạn chế
hiểu biết về nhu cầu lao động của thành
phố, nhất là xu hướng sắp đến của các vấn
đề này khi các hiệp định về kinh tế quốc tế
mà Việt Nam tham gia có hiệu lực. Do đó,
họ rất cần sự giúp đỡ trong định hướng
nghề nghiệp để sau một thời gian học nghề,
dài hay ngắn, có thể có được việc làm phù
hợp với khả năng, có thu nhập khá và ổn
định. Cuộc điều tra định lượng của đề tài
cho biết, trong các thanh niên có đi học
nghề có 24,2% có ý kiến là gặp khó khăn
vì thiếu định hướng nghề nghiệp. Tức là,
đã đi học nghề rồi, nhưng vẫn nhận định là
thiếu định hướng nghề nghiệp nên gặp khó
khăn trong việc học. Khó khăn này chỉ
đứng sau khó khăn vì học phí thấp.
Định hướng nghề cho thanh niên
DTTS để họ tự xác lập nghề nghiệp và đi
tới quyết định việc chọn lựa một cách có ý
thức nghề chuyên môn phù hợp với khả
năng của bản thân, yêu cầu của xã hội và
với sinh hoạt của cộng đồng với những đặc

điểm về văn hóa, tôn giáo.
Ví dụ như người Chăm Hồi giáo thì
thích những nghề tự do như nghề lái xe vì
ngoài thu nhập khá, họ còn không bị gò bó
trong giờ giấc (phù hợp đặc điểm dân tộc),
có thể dùng bữa mang theo những món ăn
35


M T SỐ GIẢI PHÁP TẠO VI C LÀM CHO THANH NIÊN DÂN T C THIỂU SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

“Ngày hội hướng nghiệp việc làm” với quy
mô lớn nhằm giúp thanh niên chưa có việc
làm hoặc việc làm không ổn định có cơ hội
giao lưu trực tiếp với các đơn vị tuyển
dụng, nộp hồ sơ, phỏng vấn xin việc...
[5, tr.37].
4. Nâng cao chất lượng nguồn lao động
thanh niên DTTS
Chất lượng lao động của thanh niên
DTTS mới chỉ dừng lại ở mức độ giản đơn,
phần đông chưa qua đào tạo tay nghề. Do
vậy, cần nâng cao năng lực lao động của
lực lượng này, để họ có tay nghề vững
vàng, có chuyên môn - kỹ năng sâu nhằm
hội nhập vào thị trường lao động trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng của một đô thị năng
động, phân hóa sâu sắc như TP. Hồ Chí
Minh. Đào tạo, tái đào tạo tay nghề cho
thanh niên DTTS không phải là vấn đề mới

nhưng vẫn luôn là vấn đề cấp bách hiện
nay. Việc nâng cấp năng lực cần được tổ
chức thường xuyên và định kỳ với các
khảo sát thống kê tình hình năng lực lao
động của thanh niên DTTS, từ đó xây dựng
cơ sở dữ liệu để có những phương hướng
cụ thể tương thích.
5. Củng cố tính bền vững của các
việc làm phi chính thức, tăng cường
quản lý khu vực kinh tế phi chính thức ở
đô thị
Một khi khu vực kinh tế phi chính thức
được giám sát và quản lý và nâng đỡ, thì
người lao động trong đó có thanh niên
DTTS sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc
gián tiếp từ các việc kiểm soát hoạt động
đăng ký kinh doanh, minh bạch hóa các
chế độ lương bổng và bảo hiểm lao động,
nâng cao tay nghề trong lao động giản đơn
ở các cơ sở dịch vụ đô thị.
Việc giám sát khu vực kinh tế phi
chính thức nhằm thúc đẩy tính bền vững

việc tiếp cận với doanh nghiệp. Họ thiếu
người giới thiệu cho các nơi thu nhận công
nhân, thu nhận người lao động là thanh
niên DTTS. Để giải quyết vấn đề này, cần
tăng cường hoạt động của các Trung tâm
giới thiệu việc làm vì cơ quan này dễ tiếp
cận với các doanh nghiệp hơn cá nhân

người thanh niên DTTSii.
Các Trung tâm dạy nghề, Thành Đoàn,
Đoàn Thanh niên, Trung tâm giới thiệu
việc làm và hướng nghiệp cần chủ động
hơn nữa trong việc cung cấp thông tin trực
tiếp đến cho lao động là thanh niên DTTS,
bởi vì bản thân thanh niên DTTS có phần
thụ động, nhất là những thanh niên nhập
cư, thanh niên người Chăm, nữ thanh niên
người Khmer, thường thiếu thông tin về
việc làm, định hướng việc làm. Vì thế,
ngoài việc chủ động tiếp cận, cần có tinh
thần kiên trì, theo dõi giải quyết mọi việc
tới cùng, phòng ngừa tình trạng bỏ cuộc
nửa chừng vì nhiều lý do như ngại làm thủ
tục hành chính, thiếu những giấy tờ tùy
thân, nhiễu thông tin…
Các trung tâm Dịch vụ Việc làm, trung
tâm Giới thiệu Việc làm ở các quận/ huyện
nên cử cán bộ đến các xã/phường, tham dự
các buổi sinh hoạt, cuộc họp của các đoàn
thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…
để thông báo tin tức tuyển dụng của các
doanh nghiệp tuyển dụng tại các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất đóng trên địa
bàn quận/huyện (trước đó đã gửi đến
phòng Lao động hoặc Trung tâm dạy nghề
của quận/huyện) để tư vấn hướng nghiệp
về những ngành nghề nào phù hợp với
thanh niên. Các tổ chức, đoàn thể làm cầu

nối cho chính quyền đến với thanh niên có
nhu cầu tìm việc làm. Thông qua các tổ
chức này thông tin về việc làm đến được
với thanh niên. Thường xuyên tổ chức
36


TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH

cho việc làm của lực lượng lao động là một
điều không thể thực hiện ngày một ngày
hai và cũng không phải chỉ bởi một số cơ
quan Nhà nước, nhưng hiện nay đang gặp
thuận lợi vì Việt Nam đã hợp tác với tổ
chức ILO tiến hành chương trình hợp tác
quốc gia ILO - Việt Nam về việc làm bền
vững năm 2006 - 2010 và hiện nay đang
thực hiện Chương trình tiếp theo, giai đoạn
2012 - 2016. Ban chỉ đạo của Chương trình
này, gọi là Ban chỉ đạo Quốc gia về Việc
làm Bền vững đã được thành lập vào tháng
5/2012, do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) làm chủ
tịch. Chương trình có mục tiêu thúc đẩy
công tác bảo trợ xã hội, giải quyết nhu cầu
việc làm bền vững cho nhóm lao động thiệt
thòi và dễ bị tổn thương và có nhiều dự án
để thực hiện mục tiêu của Chương trình
như Dự án hỗ trợ phát triển việc làm cho
lao động trẻ nông thôn ở 4 quốc gia (trong
đó có Việt Nam), Dự án Tăng cường

Quyền và Cơ hội cho Người Khuyết tật Bình đẳng thông qua pháp chế thực hiện
trong năm 2012 - 2013. Các nhóm DTTS
và người nghèo thuộc vào đối tượng cần
được hỗ trợ của Chương trình này. Vì thế,
đây là một cơ hội có thể gắn kết vấn đề
việc làm bền vững của người DTTS nghèo
vào Chương trình quốc gia này [9].
6. Những chủ trương, chính sách
trong công tác dân tộc, đặc biệt là về
phát triển việc làm cho thanh niên
dân tộc thiểu số cần chú ý đến sự
chi phối của yếu tố văn hóa, phong tục
tập quán của từng cộng đồng dân tộc
thiểu số đối với việc làm.
Thực tế cho thấy, những yếu tố văn
hóa, phong tục tập quán của cộng đồng
DTTS mà chủ yếu là của người Khmer và
người Chăm đang gây ra những khó khăn

rất lớn trong công việc không chỉ cho bản
thân mỗi thanh niên dân tộc mà còn gây
khó khăn cho cả những người sử dụng lao
động là các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất... Người Khmer mỗi năm thường
có 4 lễ hội truyền thống như lễ hội Chol
Chnam Thmây, lễ hội Ok Om Bok, Dolta,
lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang... thu hút
đông đảo người Khmer xa quê trở về cùng
tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng.
Những lễ hội này rất thiêng liêng đối với

người Khmer, thường kéo dài nhiều ngày.
Nhiều thanh niên dân tộc Khmer ở thành
phố cũng kéo nhau về quê tham gia vào
sinh hoạt cộng đồng ảnh hưởng đến việc
sản xuất ở những nơi có sử dụng lao động
nói trên.
Đối với người Chăm, giáo lý trong
kinh Qur’an của người Chăm Islam bắt
buộc mỗi ngày họ phải hành lễ 5 lần, trong
năm sẽ có tháng Ramadan để các tín đồ
nhịn chay. Việc nhịn chay mỗi năm một
tháng là bắt buộc và nó mang đến cho
người Chăm rất nhiều lợi ích, xét về mặt
tín ngưỡng, nhịn chay giúp cho mọi người
đồng cảm với những người có cuộc sống
khó khăn, kém may mắn, không có cái ăn
cái mặc, xét về mặt y học nhịn chay giúp
con người thanh lọc cơ thể, tránh được
bệnh tật. Đây cũng là một lý do khiến
người Chăm ở thành phố thường chọn các
công việc có tính chất linh hoạt về mặt thời
gian. Nhưng, các nơi sử dụng lao động đều
có kỷ luật lao động, đều có những quy định
cụ thể về giờ giấc làm việc mà nhân viên
của họ phải tuân thủ, không thể người lao
động nghỉ làm đến 1 tháng trong năm. Việc
này gây khó khăn cho thanh niên người
Chăm, buộc họ phải lựa chọn giữa việc làm
và tín ngưỡng. Và kết quả là hoặc họ
không gắn bó với công việc hoặc nơi sử

37


M T SỐ GIẢI PHÁP TẠO VI C LÀM CHO THANH NIÊN DÂN T C THIỂU SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

dụng lao động cho họ nghỉ việciii. Vì thế,
những chủ trương, chính sách về công tác
dân tộc cần chú ý đến yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán của từng cộng đồng, có
biện pháp khắc phục được những hạn chế
nêu trên. Thực tế, có những cơ sở sản xuất
đã khá linh hoạt về thời gian lao động đối
với những công nhân Chăm Islam. Vào
tháng Ramadan, họ chấp thuận cho thanh
niên Chăm lấy ngày phép năm để nghỉ (1012 ngày), những ngày còn lại thì được nghỉ
không ăn lương. Sự thỏa thuận này làm cho
công nhân gắn bó với việc làm và với cơ sở
sử dụng lao động.
7. Phát huy lợi thế của đặc thù
văn hóa để tạo việc làm cho thanh niên
dân tộc thiểu số
Những đặc thù trong văn hóa của
người DTTS mang đến cho thanh niên
DTTS một số bất lợi trong việc làm, nhưng
nếu biết khai thác, thì những đặc thù này sẽ
là những lợi thế. Người Hoa có thế mạnh
về sản xuất thủ công nghiệp và thương
mại, dịch vụ với loại hình kinh doanh chủ
yếu là hộ gia đình. Do đó, thành phố cần có
cơ chế và giải pháp nhằm hỗ trợ, khuyến

khích tạo điều kiện cho việc thành lập và
phát triển cả về số lượng, quy mô, hình
thức của các doanh nghiệp hộ gia đình
thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về
mặt thủ tục thành lập và các thủ tục hành
chính khác, qua đó góp phần tạo việc làm
cho thanh niên dân tộc ngay trong chính hộ
gia đình, trong cộng đồng đang sinh sống.
Tương tự như vậy, người Chăm cũng có
thế mạnh trong buôn bán nhỏ lẻ, đặc biệt
có sản phẩm dệt thổ cẩm Chăm nổi tiếng
mà nhiều người Hồi giáo Đông Nam Á ưa
thích sử dụng. Nổi bật nhất trong sản phẩm
dệt Chăm là loại lụa được dệt bằng kỹ thuật
Ikat công phu và nghệ thuật mà hiện nay

phương Tây rất ưa chuộng vì tính thẩm mỹ
và độ lạ của sản phẩmiv.
Chợ Bến Thành là nơi đến của nhiều
người Hồi giáo du lịch. Những du khách
này tạm trú rất đông xung quanh khu vực
này và đã có một số người Chăm đến để
giao dịch buôn bán. Họ cần có cửa hàng
hoặc kiot nhỏ lẻ ở đó để buôn bán, nhưng
giá thuê rất cao, họ đặt vấn đề vay mượn
vốn, nhưng vay nhiều thì không thể. Vì
vậy, cần có đề xuất hỗ trợ cho người Chăm
khuếch trương lợi thế này ở nơi đây, qua
đó tạo được việc làm không những cho
thanh niên Chăm mà còn làm phát triển

nghề dệt Chăm.
Tục chỉ ăn các loại thịt ăn được phải
do chính người Hồi giáo chế biến cũng là
một điểm đáng lưu ý và là điều kiện giúp
cho người Chăm ở thành phố có thể tìm
kiếm việc làm. Hiện nay, ở TP. Hồ Chí
Minh có nhiều công ty xuất khẩu gạo, nước
uống, mì, cà phê cho các nước Hồi giáo
Trung Đông, nếu tiếp nhận thanh niên
người Chăm (đa số theo Hồi giáo) vào làm,
sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu về ẩm thực
của người Hồi giáo qua việc xác nhận sản
phẩm làm ra là do chính người Islam
sản xuất.
Bên cạnh đó, các nhà hàng ăn uống
dành cho du khách người Hồi giáo ở
TP. Hồ Chí Minh có thể sử dụng lao động
là thanh niên người Chăm Islam để chế
biến thức ăn, phục vụ thực khách, đáp
ứng mọi yêu cầu trong ăn uống của người
Hồi giáo theo đúng những qui định của
tôn giáov.
Các cơ quan thực hiện công tác dân
tộc, các cơ sở giới thiệu việc làm, các đề án
hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm
có thể tham khảo đề xuất này, bổ sung vào
chương trình hành động của mình, nhằm
38



TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH

tạo nhiều hơn nữa cơ hội việc làm cho các
thanh niên DTTS.
8. Huy động sự tham gia của
cộng đồng dân tộc thiểu số theo hình thức
xã hội hóa về giáo dục, đào tạo nghề hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc
thiểu số
Theo đó, Nhà nước và cộng đồng
DTTS (theo cơ chế Nhà nước và nhân dân
cùng làm) cùng phối hợp nghiên cứu, xây
dựng cơ sở dạy nghề (Trường dạy nghề,
trung tâm dạy nghề) một cách chuyên
nghiệp, chính quy và có quy mô và chất
lượng cao có sức thu hút thanh niên DTTS
theo học. Đặc biệt đào tạo tay nghề đáp
ứng nhu cầu của xã hội, chú trọng về kỹ
năng nghề, tác phong và kỷ luật lao động.
Mở rộng dạy học song ngữ. Mở lớp dạy
nghề cho người dân tộc thiểu số. Đào tạo
những ngành nghề phù hợp với thế mạnh
từng cộng đồng DTTS, phù hợp với truyền
thống, tập quán của họ để họ phát huy hơn
năng lực của bản thân.
9. Tạo lập một hệ thống kết nối
thông minh giữa các tác nhân liên quan:
Nơi sử dụng lao động + trung tâm
hướng nghiệp + cơ sở dạy nghề + cơ sở
giới thiệu việc làm + thanh niên và
cộng đồng dân tộc thiểu số + cơ quan

công tác dân tộc
Cần phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ
quan liên quan đến việc làm như các cơ sở
sản xuất, cơ quan ban ngành, các cơ sở đào
tạo nghề, giới thiệu việc làm, các trung tâm
hướng nghiệp, các trường trung học nghề,
cao đẳng, đại học trong thành phố để cung
và cầu lao động hiểu rõ nhau, để đào tạo
nghề phù hợp với xu hướng tuyển dụng,
người học nghề, người dự tuyển nắm được
các yêu cầu cụ thể. Hiện nay các cơ sở dạy
nghề, cơ quan cần tuyển dụng nhân lực đều

sử dụng internet để thông báo nhu cầu tìm
nhân lực và chính bản thân người lao động
cũng tìm việc làm qua mạng. Kết quả điều
tra cho biết, có 36/198 ý kiến cho biết là
tìm được việc làm qua mạng internet.
Những động thái ấy chỉ mới là bước đầu
đơn giản trong hệ thống kết nối mà chúng
tôi muốn đề cập. Hệ thống kết nối thông
minh giữa các tác nhân liên quan sẽ tích
hợp các thông tin chi tiết và cụ thể hơn,
hướng đến phát triển trong tương lai, đều
được kết nối qua mạng vô tuyến và hữu
tuyến vào mạng Internet, từ đó phát triển
“mạng lưới kết nối mọi thứ”. Việc thiết lập
hệ thống kết nối thông minh này không đòi
hỏi kinh phí, mà chỉ cần một cơ quan nào
đó có sử dụng trang mạng thì có thể tích

hợp vào để vận hành.
10. Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu
lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu
lao động, trong đó cần chú trọng đến các
thị trường có hiệu quả kinh tế cao và có
yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực
phù hợp với điều kiện thực tế của
lao động thanh niên dân tộc thiểu số.
Thành phố cần thực hiện các chương
trình nghiên cứu và xác định những ngành
nghề và quốc gia xuất khẩu lao động phù
hợp với thanh niên DTTS trên địa bàn, đặc
biệt là lao động ở Malaysia, Indonesia và
các nước ở khu vực Trung Đông (Các Tiểu
Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả-rập Xêút) nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống
rất dễ tiếp cận đối với thanh niên người
Chăm… hoặc các nước như Đài Loan,
Singapore, Malaysia cũng là những thị
trường lao động truyền thống đối với thanh
niên người Hoa do cùng chung ngôn ngữ
và những yếu tố về văn hóa, phong tục tập
quán có nhiều điểm tương đồng.
Để việc thực hiện chương trình xuất
39


M T SỐ GIẢI PHÁP TẠO VI C LÀM CHO THANH NIÊN DÂN T C THIỂU SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

khẩu lao động thanh niên DTTS trở nên có
hiệu quả, thành phố cần thực hiện một cách

đồng bộ các giải pháp sau đây nhằm góp
phần giải quyết việc làm cho thanh niên
DTTS:
- Khuyến khích các doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao
động, tích cực tìm kiếm thị trường lao động
mới phù hợp với lao động thanh DTTS để
giảm áp lực việc làm trong nước đồng thời
tạo điều kiện cho thanh niên DTTS có cơ
hội tham gia vào thị trường xuất khẩu
lao động.
- Hỗ trợ kinh phí cho thanh niên DTTS
trong việc xuất khẩu lao động, chủ yếu là
tiền đặt cọc, thế chân, tiền chi phí đào tạo
học ngoại ngữ, pháp luật... để được ra nước
ngoài lao động. Đây vốn là những khó
khăn chung của đa số lao động Việt Nam
khi tham gia vào thị trường xuất khẩu lao
động, những khó khăn này còn cao hơn
nhiều đối với thanh niên DTTS vì họ là
những người yếu thế hơn về mọi mặt.
- Đảm bảo nguồn lao động cung ứng
cho thị trường xuất khẩu lao động cả về
chất lượng cũng như số lượng. Để làm
được điều này, các doanh nghiệp, tổ chức
xuất khẩu lao động cần liên kết với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, các trung
tâm dịch vụ việc làm thực hiện tốt công tác
đào tạo nghề, ngoại ngữ, tin học, kiến thức
pháp luật nhằm nâng cao chất lượng nguồn

lao động đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển
dụng. Đối với những lao động thanh niên
DTTS đa số chưa có trình độ tay nghề học vấn thấp, vẫn có thể tham gia vào thị
trường xuất khẩu lao động bằng những
công việc giản đơn như lao động phổ
thông, giúp việc nhà, trông trẻ... giúp họ có
việc làm và có một số vốn nhất định để làm
ăn sau khi về nước.

Chú thích
i

Ý kiến của Haji Y Sa Umơ trong hội thảo
“Việc làm của thanh niên người dân tộc thiểu
số tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn
đến năm 2020 - trường hợp người Hoa, người
Chăm và người Khmer”, Trung tâm Nghiên
cứu Đô thị và Phát triển tổ chức tại TP. Hồ
Chí Minh, tháng 11/2015.

ii

Ý kiến của Arafat trong hội thảo “Việc làm
của thanh niên người DTTS số tại TP. Hồ Chí
Minh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020 trường hợp người Hoa, người Chăm và người
Khmer”, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và
Phát triển tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, tháng
11/2015.

iii


Ý kiến của Haji Y Sa Umơ trong hội thảo
“Việc làm của thanh niên người dân tộc thiểu
số tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn
đến năm 2020 - trường hợp người Hoa, người
Chăm và người Khmer”, Trung tâm Nghiên
cứu Đô thị và Phát triển tổ chức tại TP. Hồ
Chí Minh, tháng 11/2015.

iv

Ikat là phương pháp tạo hoa văn trên lụa bằng
kỹ thuật “chống nhuộm”. Hoa văn của sản
phẩm này không phải được hình thành thông
thường từ cách dệt các sợi chỉ có nhiều màu
theo những mô hình khác nhau, mà được hình
thành từ khoảng trống không nhuộm màu của
từng sợi chỉ.

v

Ý kiến của Phú Văn Hẳn trong hội thảo “Việc
làm của thanh niên người dân tộc thiểu số tại
TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn đến
năm 2020 - trường hợp người Hoa, người
Chăm và người Khmer”, Trung tâm Nghiên
cứu Đô thị và Phát triển tổ chức tại TP. Hồ
Chí Minh, tháng 11/2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn (đồng chủ
nhiệm) (1998), Người Khmer tại TP. Hồ Chí
Minh và mối quan hệ với bên ngoài, đề tài của
Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
2. Phan Văn Dốp, Vương Hoàng Trù (2011),
Người Chăm ở Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh,
Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

40


TRƯƠNG HOÀNG TRƯƠNG - VŨ NGỌC THÀNH
Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009: kết quả toàn bộ,
Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Lê Thanh Hải (chủ nhiệm) (2014), Đào tạo
nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh, đề tài của Viện Nghiên cứu
Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

8. Ban dân tộc TP. Hồ Chí Minh (2015), “Thực
trạng việc làm của thanh niên người dân tộc
thiểu số tại TP. Hồ Chí Minh” trong Kỷ yếu
hội thảo Việc làm của thanh niên người DTTS
tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn đến
năm 2020 - trường hợp người Hoa, người
Chăm và người Khmer, Trung tâm Nghiên
cứu Đô thị và Phát triển tổ chức, TP. Hồ Chí
Minh ngày 27/11/2015.


4. Trần Hồi Sinh (chủ nhiệm) (2008), Quan hệ
kinh tế giữa người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh
với người Hoa ở Đông Nam Á, đề tài của Sở
Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
5. Vũ Ngọc Thành (2014), “Vấn đề hướng
nghiệp dạy nghề cho thanh niên vùng đô thị
hóa TP. Hồ Chí Minh nhìn từ phía chính
quyền huyện Nhà Bè” trong Kỷ yếu hội thảo
Biến động việc làm ở TP. Hồ Chí Minh - thực
trạng và những vấn đề đặt ra, Viện Nghiên
cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày
20/8/2014.

9. ILO (2012), “Chương trình hợp tác Quốc gia
ILO – Việt Nam về việc làm bền vững giai
đoạn 2012-2016”, truy cập từ
/>nmaterials/WCMS_434273/lang-vi/index.htm.

6. Trương Hoàng Trương (chủ nhiệm) (2016),
Việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và tầm nhìn
đến năm 2020 (trường hợp người Hoa, người
Chăm và người Khmer), đề tài do Trung tâm
Nghiên cứu Đô thị và Phát triển chủ trì, dưới
sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ
TP. Hồ Chí Minh.

10. Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển
(2015), Kỷ yếu hội thảo Việc làm của thanh

niên người dân tộc thiểu số tại TP. Hồ Chí
Minh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020 trường hợp người Hoa, người Chăm và
người Khmer, TP. Hồ Chí Minh, ngày
27/11/2015.

7. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở

Ngày nhận bài: 07/4/2017

Biên tập xong: 15/8/2017

41

Duyệt đăng: 20/8/2017



×