Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân lập chất từ cao Ether dầu hỏa của cây thù lú cạnh (Physalis Angulata L.) thuộc họ cà (Solanaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÝ ÁNH VÂN

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO ETHER DẦU HOẢ
CỦA CÂY THÙ LÙ CẠNH (PHYSALIS ANGULATA L.)
THUỘC HỌ CÀ (SOLANACEAE)

Chuyên ngành: Kỹ thuật hoá học
Mã số: 60520301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Quân

TS. Tôn Nữ Liên Hương

Cán bộ nhận xét 1:

TS. Hoàng Thị Kim Dung

Cán bộ nhận xét 2:

TS. Mai Huỳnh Cang


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Đảch Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 21 tháng 01
năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan (Chủ tịch)
2.

TS. Hoàng Thị Kim Dung (Phản biện 1)

3.

TS. Mai Huỳnh Cang (Phản biện 2)

4.

TS. Lê Xuân Tiến (Ưỷ viên)

5.

TS. Huỳnh Khánh Duy (Thư ký)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khỉ luận
văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT HOÁ HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lý Ánh Vân

MSHV: 13051199

Ngày, tháng, năm sinh: 01/07/1991

Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Kỹ thuật hoá học

Mã số: 60520301

I. TÊN ĐỀ TÀI: Phân lập chất từ cao ether dầu hoả của cây Thù lù cạnh (Physalis

angulata L.)

thuộc họ Cà (Solanaceae)
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Điều chế cao thô và các cao thành phần của cây Thù lù cạnh Physalis angulata
L. (phần trên mặt đất).
Phân lập các hợp chất tinh khiết có trong cao ether dầu hoả và xác định cấu trúc
hóa học.
Khảo sát hoạt tính sinh học của các cao thành phần và các hợp chất phân lập được

về khả năng kháng vi sinh vật kiểm định và giảm hoạt enzym a-glucosidase.
II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/07/2015

III.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/12/2015

IV.

CÁN BỘ HƯỚNG DÃN: PGS.TS.

Phạm Thành Quân

TS. Tôn Nữ Liên Hương
TP.HCM, ngày ..... tháng .......năm........
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA


i
LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Thành Quân đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình làm luận văn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Tôn Nữ Liên Hương đã hết lòng
chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn một cách tốt

nhất.
Xin cảm ơn các thầy cô ở Khoa Khoa học Tự nhiên Trường Đại học cần Thơ, thầy
cô ở Khoa Kỹ thuật Hoá Học Trường Đại học Bách Khoa và cán bộ Phòng Đào tạo Sau
Đại học đã tạo điều kiện và hỗ trợ các thông tin cần thiết trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Cảm ơn các anh chị và các bạn trong Phòng thí nghiệm Hữu cơ 1 và lớp Cao học
Kỹ thuật Hoá Học K2014 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cám ơn bạn bè, gia đình và người thân đã ủng hộ trong mọi hoàn cảnh để công trình
thực hiện luận văn và học phần thạc sĩ được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn!


2
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Cây Thù lù cạnh là một loài cây phổ biến ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ, trong
đó có Việt Nam. Các bộ phận của Thù lù cạnh như thân, lá, rễ đã được sử dụng trên
khắp thế giới như một bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh về nhiễm trùng, sốt, bệnh
ngoài da,... Những nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy cây Thù lù cạnh có chứa
các hợp chất đặc trưng cho loài Physalis, có hoạt tính dược học như physalin, physagulin
và withangulatin,...
Bột cây Thù lù cạnh khô (phần trên mặt đất, 2,3 kg) được chiết 4 lần với methanol
ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Dịch chiết methanol được thêm nước vào và chiết với
ether dầu hỏa, dichloromethane và ethyl acetate để thu được cao ether dầu hỏa (42 g),
dichloromethane (35 g), ethyl acetate (7 g) và cao methanol/nước (10 g). Trong nghiên
cứu này chỉ tập trung tiến hành khảo sát trên cao ether dầu hỏa. Từ 42 g cao ether dầu
hỏa thực hiện sắc ký cột với dung môi có độ phân cực tăng dần thu được 11 phân đoạn.
Tiến hành tinh chế các phân đoạn này, cô lập được bốn hợp chất, bao gồm: 25-acetoxy
ergosta-5,24(28)-dien-3-ol, P-sỉtosterol-3-O-P- glucopyranoside, physalindicanol B và
physalin B. cấu trúc của các hợp chất được giải đoán dựa vào phân tích các dữ liệu phổ

1D- và 2D-NMR, cũng như so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố của các hợp chất.
Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các cao thành phần cho
thấy tại cùng nồng độ thử nghiệm ban đầu là 200 pg/ml; dịch chiết từ cao EtOAc và
McOl 1/1 hO biểu hiện hoạt tính kháng 3 chủng vi sinh vật kiểm định, trong khi đó, dịch
chiết cao PE và DC biểu hiện hoạt tính kháng 5 chủng vi sinh vật kiểm định. Kết quả
thử hoạt tính kháng enzyme a-glucosidase của các cao thành phần cùng hai hợp chất 25acetoxy ergosta-5,24(28)-dien-3-ol (TL1) và Physalin B (TL6) cho thấy dịch chiết các
cao khảo sát và hai hợp chất TL1, TL6 không có hiệu quả ức chế enzyme a-glucosidase
khi so sánh với chất đối chứng Acarbose.


3

ABSTRACT

Physalis angulata L. is commonly in Asia, Africa and the Americas, including
Vietnam. The stems, leaves and roots of the plant have been used around the world as a
folk remedy to treat certain infectious diseases, fever, skin diseases,... The
phytochemistry studies show that this plant contains the specific compounds of Physalis
species, which have pharmacological activity, as physalin, physagulin and
withangulatin,...
The aữ-dried powdered of Physalis angulata L. (aerial part, 2,3 kg) were extracted
four times with MeOH for 24 h at room temperature. The methanolic extract was
suspended in water and extracted with petroleum ether, dichloromethane and ethyl
acetate to give the partition extracts as: petroleum ether (42 g), dichloromethane (35 g)
and ethyl acetate (7 g), methanol/water (10 g), respectively. This study only focus on
the petroleum ether extract. The petroleum ether extract (42 g) was fractionated by
column chromatography with the gradient of solvents to yield 11 fractions. Further
separation and purification of these fractions led to the isolation of four compounds,
including:
25-acetoxy

ergosta5,24(28)-dien-3-ol,
P-sitosterol-3-O-Pglucopyranoside, physalindicanol B and physalin B. The structure of these compounds
were elucidated base on the analysis of ID- and 2D-NMR, MS spectral data; as well as
comparison with reported authentic data.
At the same initial sample concentration of 200 pg/ml; the EtOAc and McOll/lhO
exttacts showed the inhibition activity against 3 microorganisms species, while the PE
and DC exttacts showed the inhibition activity against 5 microorganisms species. In the
test of the inhibition on the a-glucosidase enzyme, four exttacts and two compounds 24methylene-25-acetoxy cholesterol and Physalin B have no effective a-glucosidase
enzyme inhibition compared with the conttol compound Acarbose.


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Tp. HCM, tháng 12 năm 2015
Người thực hiện

Lý Ánh Vân


V

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................. ii

ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. V
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHUƠNG 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2
1.1.1 Đặc điểm của cây Thù lù cạnh ......................................................... 2
1.1.2 Phân bố, sinh thái ............................................................................. 3
1.2 Tác dụng dược lý của cây Thù lù cạnh ....................................................... 4
1.2.1 Y học cổ truyền Việt Nam ................................................................ 4
1.2.2 Y học dân gian ngoài nước ................................................................ 4
1.3 Các hợp chất tiêu biểu được cô lập từ cây Thù lù cạnh .............................. ố
1.4 Các nghiên cứu về cây Thù lù cạnh .......................................................... 11
1.4.1 Các nghiên cứu về thành phần hoá học .......................................... 11
1.4.2 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học ............................................ 12
CHUƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ................... 14
2.1 Phương tiện ............................................................................................... 14
2.1.1 Hoáchất .......................................................................................... 14
2.1.2 Dụng cụ, thiết bị ............................................................................ 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.2.1 Phương pháp cô lập chất ................................................................ 15
2.2.2 Phân lập và tinh chế ....................................................................... 15


vi

2.2.3 Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học .................................. 15

2.3 Thực nghiệm ............................................................................................. 16
2.3.1 Thu hái và xử lý nguyên liệu ......................................................... 16
2.3.2 Tách chiết và thu cao ..................................................................... 16
2.3.2.1 Quá trình điều chế thu cao methanol (cao tổng)............... 17
2.3.2.2 Điều chế các cao phân đoạn từ cao methanol .................. 18
2.3.3

Sắc ký cột cao ether dầu hoả ...................................................................... 19

2.3.3.1 Khảo sát phân đoạn III ..................................................... 20
2.3.3.2 Khảo sát phân đoạn IV ..................................................... 22
2.3.3.3 Khảo sát phân đoạn VI ..................................................... 24
2.3.3.4 Khảo sát phân đoạn VIII ................................................... 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .............................................................. 29
3.1 Kết quả điều chế cao tổng và các cao thành phần ..................................... 29
3.2 Kết quả sắc ký cột cao ether dầu hoả ........................................................ 29
3.3 Biện luận cấu trúc hợp chất phân lập được ............................................... 30
3.3.1 Biện luận cấu trúc TL1 .................................................................. 30
3.3.2 Biện luận cấu trúc TL2 .................................................................. 35
3.3.3 Biện luận cấu trúc TL4 .................................................................. 37
3.3.4 Biện luận cấu trúc TL6 .................................................................. 41
3.4 Ket quả thử nghiệm hoạt tính sinh học ..................................................... 45
3.4.1 Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định .......................... 45
3.4.2 Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme a-glucosidase ...................... 46
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 48
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 48
4.2 Kiến nghị................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 52



vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1

Cây Thù lù cạnh .......................................................................................... 3

Hình 1.2

Hoa và quả của cây Thù lù cạnh .................................................................3

Hình 2.1

Sơ đồ tổng quát điều chế các cao phân đoạn ............................................17

Hình 3.1 Sơ đồ tóm tắt kết quả điều chế cao tổng và cao thành phần của cây Thù lù
cạnh ............................................................................................................................. 29
Hình 3.2 Sơ đồ tóm tắt kết quả quá trình SKC cao PE ................................................ 30


8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả sắc ký cột cao PE ............................................................................ 19
Bảng 2.2 Kết quả SKC phân đoạn in ........................................................................... 20
Bảng 2.3 Kết quả SKC phân đoạn in.3 ........................................................................ 21
Bảng 2.4 Kết quả SKC phân đoạn in.3.3 ..................................................................... 22
Bảng 2.5 Kết quả SKC phân đoạn IV .......................................................................... 23

Bảng 2.6 Kết quả SKC phân đoạn rv.3........................................................................ 23
Bảng 2.7 Kết quả SKC phân đoạn rv.3.2..................................................................... 24
Bảng 2.8 Kết quả SKC phân đoạn VI .......................................................................... 25
Bảng 2.9 Kết quả SKC phân đoạn VI.3 ....................................................................... 26
Bảng 2.10 Kết quả SKC phân đoạn VI.3.3 .................................................................. 26
Bảng 2.11 Kết quả SKC phân đoạn VIII ..................................................................... 27
Bảng 2.12 Kết quả SKC phân đoạn VIII.3 .................................................................. 28
Bảng 3.1 Phân tích dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất TL1 ..................... 32
Bảng 3.2 So sánh dữ liệu phổ NMR của hợp chất TL1 với TLTK ............................ 33
Bảng 3.3 So sánh dữ liệu NMR của TL2 với
^-sitosterol 3-ơ-/?-glucopyranoside ............................................................................ 35
Bảng 3.4

Phân tích dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của TL4 ................................ 39

Bảng 3.5

So sánh dữ liệu phổ NMR của hợp chất TL4 với TLTK ......................... 40

Bảng 3.6

Phân tích dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của TL6 ................................ 43

Bảng 3.7

So sánh dữ liệu phổ NMR của TL6 và physalin B .................................. 44

Bảng 3.8 Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các cao chiết phân đoạn theo
phương pháp pha loãng đa nồng độ xác định MIC (pg/ml) ........................................ 46
Bảng 3.9 Hoạt tính ức chế enzyme a-glucosidase của các cao chiết phân đoạn và mẫu

chất phân lập được theo phương pháp pha loãng đa nồng độ xác định IC50 (pg/ml) . 47
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1 Bản mỏng cao PE (hệ giải ly PE:EtOAc 8:2) ........................................... 54


9
Phụ lục 1.2 Bản mỏng TL1, TL2, TL4, TL6 ............................................................... 54
Phụ lục 2.1 Phổ 1H-NMR của hợp chất TL1 .............................................................. 55
Phụ lục 2.2 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL1 ....................................................... 56
Phụ lục 2.3 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL1 ....................................................... 57
Phụ lục 2.4 Phổ 13C-NMR của hợp chất TL1............................................................. 58
Phụ lục 2.5 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL1 ..................................................... 59
Phụ lục 2.6 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL1 ..................................................... 60
Phụ lục 2.7 Phổ DEPT-NMR của hợp chất TL1 ......................................................... 61
Phụ lục 2.8 Phổ DEPT-NMR (ex) của hợp chất TL1 .................................................. 62
Phụ lục 2.9 Phổ HSQC của hợp chất TL1 ................................................................... 63
Phụ lục 2.10 Phổ HSQC (ex) của hợp chất TL1.......................................................... 64
Phụ lục 2.11 Phổ HMBC của hợp chất TL1 ................................................................ 65
Phụ lục 2.12 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL1 ........................................................ 66
Phụ lục 2.13 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL1 ........................................................ 67
Phụ lục 2.14 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL1 ........................................................ 68
Phụ lục 2.15 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL1 ........................................................ 69
Phụ lục 3.1 Phổ 1H-NMR của hợp chất TL2 .............................................................. 70
Phụ lục 3.2 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL2 ....................................................... 71
Phụ lục 3.3 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL2 ....................................................... 72
Phụ lục 3.4 Phổ 13C-NMR của hợp chất TL2............................................................. 73
Phụ lục 3.5 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL2 ..................................................... 74
Phụ lục 3.6 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL2 ..................................................... 75
Phụ lục 4.1 Phổ 1H-NMR của hợp chất TL4 .............................................................. 76

Phụ lục 4.2 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL4 ....................................................... 77
Phụ lục 4.3 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL4 ....................................................... 78


X

Phụ lục 4.4 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL4 ....................................................... 79
Phụ lục 4.5 Phổ 13C-NMR của hợp chất TL4............................................................. 80
Phụ lục 4.6 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL4 ..................................................... 81
Phụ lục 4.7 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL4 ..................................................... 82
Phụ lục 4.8 Phổ DEPT-NMR của hợp chất TL4 ......................................................... 83
Phụ lục 4.9 Phổ DEPT-NMR (ex) của hợp chất TL4 .................................................. 84
Phụ lục 4.10 Phổ HSQC của hợp chất TL4 ................................................................. 85
Phụ lục 4.11 Phổ HSQC (ex) của hợp chất TL4.......................................................... 86
Phụ lục 4.12 Phổ HMBC của hợp chất TL4 ................................................................ 87
Phụ lục 4.13 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL4 ........................................................ 88
Phụ lục 4.14 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL4 ........................................................ 89
Phụ lục 4.15 Phổ HMBC (ex) của hợp chất TL4 ........................................................ 90
Phụ lục 5.1 Phổ 1H-NMR của hợp chất TL6 .............................................................. 91
Phụ lục 5.2 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL6 ....................................................... 92
Phụ lục 5.3 Phổ 1H-NMR (ex) của hợp chất TL6 ....................................................... 93
Phụ lục 5.4 Phổ 13C-NMR của hợp chất TL6............................................................. 94
Phụ lục 5.5 Phổ 13C-NMR (ex) của hợp chất TL6 ..................................................... 95
Phụ lục 5.6 Phổ DEPT-NMR của hợp chất TL6 ......................................................... 96
Phụ lục 5.7 Phổ DEPT-NMR (ex) của hợp chất TL6 .................................................. 97
Phụ lục 6.1 Kết quả thử hoạt tính kháng vsv kiểm định .............................................. 98
Phụ lục 6.2 Kết quả thử hoạt tính enzyme a-glucosidase ............................................ 99


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHCh
d

Chloroform
Doublet

dd

Doublet of doublet

DC

Dichloromethane

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

EtOAc

Ethyl acetate

ex

Expansion

m
MeOH


Multiplet
Methanol

NMR
J

Nuclear Magnetic Resonance
Coupling constant

PE

Petroleum ether

ppm

Parts per million

Rf

Retention factor

SKC

Singlet
Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


t

Triplet

TLTK

Tài liệu tham khảo

5

Chemical shift

13

c - NMR

^-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
Hydro (1) Nuclear Magnetic Resonance


LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, thảo dược luôn được xem là một nguồn dược liệu quý giá cho
sức khỏe con người. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người luôn có xu
hướng đặt sức khỏe lên hàng đầu thì vai trò của các loài thảo dược thiên nhiên ngày
càng được chú trọng.
Việt Nam được xem là một nước có tính đa dạng sinh học cao với rất nhiều loại

thực vật sinh sống. Tận dụng nguồn nguyên liệu gần gũi này, nhiều công trình nghiên
cứu đã cho thấy khả năng ứng dụng rất cao của các loài thực vật ở nước ta. Cây Thù lù
là loài cây vốn dĩ rất phổ biến và quen thuộc ở nước ta, đặc biệt sinh sôi rất nhiều vào
mùa mưa. Bên cạnh đó, Thù lù phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới từ châu Á, châu
Phi cho đến châu Mĩ. Tuy là một loại cỏ mọc hoang nhưng Thù lù đã được nhiều người
biết đến với những bài thuốc trị bệnh ngoài da, nhiễm trùng, sốt, tiểu đường, hạ men
gan,... và một số nơi còn sử dụng Thù lù như một món rau trong bữa ăn hàng ngày
[1],[2].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dược tính của cây Thù lù, đặc biệt là
Thù lù cạnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Thù lù cạnh vẫn chỉ là một loại cây được dùng
nhiều trong các bài thuốc Đông y mà chưa có nghiên cứu khoa học chính xác về tác
dụng của nó. Do đó, việc tìm hiểu về thành phần hóa học, dược tính của cây Thù lù cạnh
ở Việt Nam là một công việc rất có ý nghĩa. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi chọn
đề tài “Phân lập chất từ cao ether dầu hoả của cây Thù lù cạnh (Physalis angulata L.) thuộc họ
Cà (Solanaceae)”

để làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần tìm hiểu thêm về thành phần

hóa học và dược tính của loài này.

Lý Ánh Vân - 13051199


2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1

Đối tượng nghiên cứu


1.1.1

Đặc điểm của cây Thù lù cạnh

Tên khoa học: Physalis angulata L.
Họ: Solanaceae (họ Cà)
Tên Việt Nam: tầm bóp, lồng đèn, cẩm đăng lông, lù đù, thù đù, bôm bốp,...
Tên nước ngoài: Batoto (Pháp), Tomatillo (Tây Ban Nha, Mexico), Mullaca
(Hungari), Deng Long Cao (Trung Quốc), Hosuki (Nhật Bản), Letup (Malaysia), Baa
Tom Tok (Thái Lan) , wild tomato, winter cherry, groundcherry,.. .[1]
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Solanales
Họ: Solanaceae
Chi: Physalis
Loài: Physalis angulata
Mô tả cây Thù lù cạnh:
-

Thân cao 50 - 100 cm, phân nhiều cành. Đường kính thân tròn, 1-2 cm.

- Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15
- 30mm.
-

Hoa mọc đom độc ở nách lá, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông,

có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt,
có khi điểm những chấm màu tím ở gốc hoa.

-

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với

quả, dài 3 - 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Ruột quả có nhiều không
gian rổng, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng “bộp”.
-

Quả chứa nhiều hạt nhỏ nhỏ hình thận, khi chín ăn có vị chua, ngọt [2],[3].

Lý Ánh Vân - 13051199


3

Hình 1.1 Cây Thù lù cạnh

Hình 1.2 Hoa và quả của cây Thù lù cạnh
1.1.2

Phân bố, sinh thái

Physalis là một chi của họ Cà (Solanaceae) với khoảng 75-90 loài. Ở Việt Nam,
ước tính có 3 loài là Thù lù cạnh (Physalis angulata L.), Thù lù nhỏ (Physalis minima
L.) và Thù lù lông (Physalis peruviana L.) [3].
Đa số các loài trong chi này có nguồn gốc từ Mexico ở Nam Mỹ. Kể từ khi người
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm Nam Mỹ làm thuộc địa, các loài cây thù lù được
giới thiệu và phát tán khắp các châu lục và chúng thích nghi trở thành cây mọc hoang
dại trên khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. [1]
Lý Ánh Vân - 13051199



4
Ở Việt Nam, cây Thù lù cạnh phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng,
trung du và một số tỉnh vùng núi thấp dưới 1500 m [3].
Cây ra hoa kết quả quanh năm, phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.
1.2 Tác dụng dược lý của cây Thù lù cạnh
1.2.1

Y học cổ truyền Việt Nam

Theo Đông y, thân cây Thù lù cạnh có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu,
giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng. Quả có vị chua, tính bình, có tác
dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
Dân gian Việt Nam hay dùng cây Thù lù cạnh thường dùng trị cảm sốt, viêm
họng, ho nhiều đờm, nhọt vú, đinh độc, đau bìu ở nam giới. Ngoài ra Thù lù cạnh còn
được dùng để trị các bệnh sốt do siêu vi, sốt xuất huyết, sởi, hồng ban, trái rạ, bệnh tay
chân miệng,...)
Lá cây Thù lù cạnh rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng Thù lù cạnh làm
thuốc chữa bệnh người ta còn dùng cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Lá Thù lù ăn
hơi đắng nhưng thanh mát.
Quả Thù lù cạnh ăn được và dùng chữa đừm nhiệt sinh ho, thuỷ thũng và đắp
ngoài chữa đinh sang. Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng tiểu
đường. Ngoài ra quả Thù lù cạnh còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và
viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút [4],
1.2.2

Y học dân gian ngoài nước

Ở vùng Bắc và Nam Mỹ, các nhà thảo dược học sử dụng cây Thù lù cạnh để

chữa các bệnh nhiễm trùng và bổ sung vào pháp đồ trị liệu ung thư và bệnh bạch cầu.
Ở Peru, để điều trị bệnh tiểu đường, người ta dùng rễ của ba cây Thù lù cạnh
được thái lát và ngâm trong 1/4 lít rượu rum trong bảy ngày và uống nửa ly thuốc này
hai lần mỗi ngày trong 60 ngày, kèm với mật ong. Ngoài ra, lá cây Thù lù còn được
dùng như là một thuốc lợi tiểu tốt, trị nhiễm trùng hậu sản, rễ cây được sử dụng để điều
trị viêm gan, phần trên mặt đất (thân, lá, hoa, quả) được dùng như một loại trà để trị
bệnh hen suyễn và bệnh sốt rét.
Trong y học thảo dược của người Brazil và Nigeria, cây Thù lù cạnh được sử
dụng trị bệnh thấp khớp mãn tính, các bệnh về da, sốt và ói mửa, làm thuốc an thần và
Lý Ánh Vân - 13051199


5
thuốc lợi tiểu và điều trị các vấn đề về thận, gan, túi mật. Những bộ tộc ở vùng Amazon
dùng nhựa cây này để chữa bệnh đau tai, dùng rễ trị chứng vàng da, thân cây dùng cho
các trường hợp rối loạn nội tiết ở nữ giới. Người dân ở Pará (bang phía Bắc Barzil) dùng
rễ cây cho các triệu chứng viêm gan, thiếu máu, nhiễm trùng nước tiểu, đau dạ dày,
tuyến tiền liệt và sỏi thận.
Người dân trên quần đảo Solomon dùng hoa và trái Thù lù cạnh như một loại
thuốc thúc đẩy khả năng sinh sản.
Ở châu Phi, người ta ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để
băng các vết thương bị nhiễm trùng. Lá Thù lù cạnh còn được dùng để trị viêm khớp,
ký sinh trùng dưới da, tiêu chảy, chống nôn,...
Ở Samoa, lá được sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn. Tại Vương quốc
Tonga, lá Thù lù cạnh cũng được nghiền nát và đắp để chống viêm da.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn
dạ dày, lá Thù lù cạnh được dùng để đắp lên các vết thương [1], [5],
Tại Jamaica và Tây Ấn, Thù lù cạnh được dùng làm trà để ngăn ngừa sẩy thai.
Người dân Malaysia dùng cây Thù lù cạnh để chữa chứng nhức mỏi, tăng huyết
áp, tiểu đường và bệnh lậu. Nấu sôi Thù lù với nước hoà chung với muối để súc miệng

trị đau răng. Tại Brunei, rễ cây được dùng để trị đau bụng dưới còn lá cây dùng để đắp
trị ngứa ngoài da. Cây Thù lù cạnh còn được sử dụng ở Indonesia và Thái Lan để chữa
các chứng vàng da, sốt, chảy máu nướu răng, rối loạn tiết niệu. Ngoài công dụng chữa
tiểu đường, người dân Philippine còn sử dụng Thù lù cạnh để trị bệnh hạ đường huyết
[1],

Lý Ánh Vân - 13051199


6
1.3 Các hợp chất tiêu biểu được cô lập từ cây Thù lù cạnh p - sitosterol [5]
Kết tinh trong chloroform, tinh thể hình kim
Nhiệt độ nóng chảy: 139 - 142°c
Công thức phân tử: C29H50O
Công thức cấu tạo:

Oleanolic acid [5]

Kết tinh trong hỗn hợp chloroform và methanol, tinh thể màu trắng
Nhiệt độ nóng chảy: 308 - 310°C
Công thức phân tử: C30H48O3
Công thức cấu tạo:

Physalin B [6]

Kết tinh trong methanol, tinh thể không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 264 - 266°c
Công thức phân tử: C28ĨỈ30O9
Công thức cấu tạo:


Lý Ánh Vân - 13051199


7

Physalin D [10]

Kết tinh trong methanol: acetone (1:1), tinh thể không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 286 - 287°c
Công thức phân tử: C28ĨỈ32O11
Công thức cấu tạo:

Physalin E [6]

Kết tinh trong methanol, tinh thể không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 305 - 307°C
Công thức phân tử: C28ĨỈ32O11
Công thức cấu tạo:

Physalin F [22]

Kết tinh trong methanol: acetone (1:1), tinh thể hình kim lớn không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 295 - 296°c
Công thức phân tử: C28ĨỈ30O10
Công thức cấu tạo:

Lý Ánh Vân - 13051199


8


Physalin G [10]

Kết tinh trong acetone, tinh thể hình kim nhỏ không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 295 - 296°c
Công thức phân tử: C28ĨỈ30O10
Công thức cấu tạo:

Physalin H [6]

Kết tinh trong methanol, tinh thể không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 238 - 240°C
Công thức phân tử: C28ĨỈ30O10
Công thức cấu tạo:

Physalin K [10]

Kết tinh trong methanol: acetone (1:1), tinh thể không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 280 - 282°c
Công thức phân tử: C28ĨỈ30O11
Công thức cấu tạo:

Lý Ánh Vân - 13051199


9

Physalin I [10]

Kết tinh trong methanol, tinh thể không màu

Nhiệt độ nóng chảy: 305 - 307°C
Công thức phân tử: C29H34O11
Công thức cấu tạo:

Physagulin A [12]

Tinh thể dạng bột màu trắng
Góc quay cực: +134,9°
Công thức phân tử: C30H36O7
Công thức cấu tạo:

Physagulin c [11]

Tinh thể hình kim màu trắng
Nhiệt độ nóng chảy: 242 - 243°c
Công thức phân tử: C30H38O9
Công thức cấu tạo:

Lý Ánh Vân - 13051199


10

Withangulatin B [14]

Dạng gum màu trắng
Góc quay cực: +197.2°
Công thức phân tử: C28ĨỈ40O9
Công thức cấu tạo:


Withangulatin c [14]

Dạng gum màu trắng
Góc quay cực: +197.2°
Công thức phân tử: C29H42O9
Công thức cấu tạo:

Withangulatin D [14]

Dạng gum màu trắng
Góc quay cực: +197.2°
Công thức phân tử: C29H44O9
Công thức cấu tạo:
1.4 Các nghiên cứu về cây Thù lù cạnh
1.4.1

Các nghiên cứu về thành phần hoá học

Được ghi nhận đầu tiên về các nghiên cứu trên cây Thù lù cạnh, năm 1976, Lopez
và cộng sự đã phân lập được hợp chất ayanin, một loại ơ-methylate flavonoid [8],
Lý Ánh Vân-13051199


11

Năm 1978, Row L. và cộng sự đã cô lập được 8 loại physalin là B, D, G, E, F, H,
I, K. [6], [10] Trước đó, năm 1976, Alluri R. và cộng sự đã cô lập được 3 loại physalin
A, B và c trên loài Thù lù nhỏ (Physalis minima) [9],
Năm 1991-1992, từ dịch chiết methanol của thân Thù lù cạnh, Shingu và cộng
sự đã cô lập được 7 loại physagulin A, B, c, D, E, F, G [11], [12], [13],

Năm 2002, Shim và cộng sự đã cô lập được acid oleanolic, hợp chất này có khả
năng kháng khuẩn cho răng miệng [5],
Năm 2004, Nagafuji và cộng sự đã cô lập thêm các loại physagulin mới là H, I,
J, K và withangulatin A [14],

Năm 2005, Ismail and Alam đã cô lập được hợp chất myricetin 3-Oneohesperidoside từ dịch chiết methanol của lá Thù lù cạnh [15],
Cũng từ cao methanol của cây Thù lù cạnh, năm 2006, Kua và cộng sự đã cô lập
được physalin u và V [16],
Bên cạnh đó, năm 2006, Abe và cộng sự đã cô lập được physalin L, M và N từ
dịch chiết phần trên mặt đất của cây Thù lù cạnh với methanol. [17] Cùng năm này, He
và cộng sự đã phân lập được bốn hợp chất mới là physagulin L, M, N, o [18].
Từ dịch chiết cao Chloroform và n-Butanol của Thù lù cạnh, Damu (2007) và
Lee (2008) đã cô lập được các loại withangulatin mới là B, c, D, E, F, G, H và I, physalin
w [7], [19],
Nghiên cứu trên quả Thù lù cạnh, năm 2007, De Rosso và Mercadante xác định
được 22 hợp chất. Trong đó các trans-carotene chiếm 62,2% tiếp theo là 9-cis- carotene
(2,9%) và trans-cryptoxanthin (2,7%) [5],
Năm 2012, ba hợp chat withanolide đã được phân lập từ cây Thù lù cạnh là
physangulidine A, B
1.4.2

và c bởi Jin và cộng sự [20],

Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học

Năm 1992, thử nghiệm được công bố đầu tiên được thực hiện tại Đại học y khoa,
Viện Đại học quốc gia Taiwan ghi nhận physalin F và physalin D (trích từ cao ethanol
của toàn cây Thù lù cạnh) có độc tính trên 8 dòng tế bào ung thư: nơi người gồm HA22T
(ung thư gan - hepatoma), ung thư tế bào He La (ung thư cổ tử cung), ung thư KB (mũi
- khí quản), ung thư ruột Colo 205, ung thư phổi (Calu-1) và 3 dòng ung thư nơi thú vật:

melanoma (HI447), Hep-2 và 8401 glioma (não). Hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh
Lý Ánh Vân-13051199


×