Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Luật tục của người cơ tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 229 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

Phan Thị Hoàn

LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI CƠ-TU
VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ở HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

Phan Thị Hoàn

LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI CƠ-TU
VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ở HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62 22 03 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

NCS xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác
giả luận án. Các kết quả, dữ liệu nêu trong luận án hoàn toàn trung thực. Những
luận điểm mà luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước
đều có trích dẫn nguồn đầy đủ, từ tên tác giả cho đến thời gian, tên bài và nơi xuất
bản cụ thể.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận án

NCS. Phan Thị Hoàn


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận án là cả một hành trình dài tìm tòi, học hỏi và tiếp
thu ý kiến từ những người khác. NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
những cá nhân và tập thể sau:
Trước tiên là PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh đã không quản ngại tiếp nhận
hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quan trọng trong quá trình làm luận án và cho
tới lúc hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, NCS luôn cũng luôn trân trọng những chỉ bảo, gợi mở ban đầu
của cố PGS.TS. Lê Sĩ Giáo.
Tập thể các nhà khoa học, giảng viên Khoa Nhân học của Trường Đại học
KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã luôn tận tình hỗ trợ về mặt chuyên môn
trong suốt quá trình theo học Thạc sĩ và làm nghiên cứu sinh tại Khoa.

Các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, cơ quan đã có những ý kiến đóng
góp, gợi ý để NCS bổ sung, hoàn thiện luận án: PGS.TS. Trần Hồng Hạnh, PGS.TS.
Phạm Văn Lợi, TS. Vi Văn An, TS. Vũ Trường Giang.
Lãnh đạo Viện KHXH Vùng Trung bộ đã tạo điều kiện về mặt thời gian để
NCS có thể theo đuổi và hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh.
Đặc biệt, NCS không thể hoàn thành luận án nếu thiếu sự cộng tác, giúp đỡ
của các già làng, các thông tín viên khác ở thôn Voòng, thôn Agrồng, thôn Anoong
và cán bộ ở xã Tr‟hy, xã Atiêng, xã Anông và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Cuối cùng, NCS muốn gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã luôn động
viên, hỗ trợ, tiếp thêm động lực tiếp tục nghiên cứu cho bản thân. Và đặc biệt gửi
lời cảm ơn tới gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên, tạo điều kiện về thời gian và
là chỗ dựa về mặt tinh thần, vật chất để NCS có thể đi trên con đường nghiên cứu
của mình.
NCS vô cùng cảm kích và một lần nữa xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
nhất đối với tất cả!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 6
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 10
5. Bố cục của luận án ............................................................................................. 11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 12
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về luật tục trong việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên................................................................................................ 12
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về luật tục trong việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên................................................................................................ 17
1.1.3. Các nghiên cứu về người Cơ-tu và luật tục của người Cơ-tu ở Việt Nam . 24
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 27
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 27
1.2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 32

1


1.2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 39
1.3. Khái quát về ngƣời Cơ-tu và địa bàn nghiên cứu........................................ 44
1.3.1. Khái quát về người Cơ-tu ........................................................................... 44
1.3.2. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................... 53
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 57
CHƢƠNG 2. LUẬT TỤC VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA NGƢỜI CƠ-TU TRƢỚC NĂM 1975 .............................................. 58
2.1. Luật tục, thiết chế bhươl và các quan hệ sở hữu, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên .............................................................................................................. 59

2.1.1. Khái quát về luật tục của người Cơ-tu ....................................................... 59
2.1.2. Thiết chế bhươl ........................................................................................... 60
2.1.3. Các quan hệ sở hữu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ................................ 63
2.2. Luật tục sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ..................................... 66
2.2.1. Tổ chức không gian cư trú và luật tục sử dụng, bảo vệ đất đai ................. 66
2.2.2. Luật tục sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng .............................................. 74
2.2.3. Luật tục sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước .............................................. 87
2.2.4. Sự vi phạm luật tục và các hình thức xử phạt ............................................ 91
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 95
CHƢƠNG 3. LUẬT TỤC VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA NGƢỜI CƠ-TU TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY........................... 97
3.1. Bối cảnh mới tác động đến sự thay đổi luật tục của ngƣời Cơ-tu .............. 97
3.1.1. Sự thay đổi trong thiết chế chính trị bhươl/làng ....................................... 97
3.1.2. Quan hệ mới trong sở hữu tài nguyên và sự ra đời của bộ máy quản lý
nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương ....................................................... 100
3.1.3. Thay đổi về tổ chức không gian cư trú ..................................................... 107
3.1.4. Thay đổi về kinh tế - xã hội ...................................................................... 111
3.2. Sự thay đổi của luật tục về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên từ
sau năm 1975 đến nay.......................................................................................... 117
3.2.1. Sự thay đổi của luật tục về sử dụng, bảo vệ đất đai ................................. 117

2


3.2.2. Sự thay đổi của luật tục về sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng............... 122
3.2.3. Sự thay đổi của luật tục về sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước .............. 133
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 136
CHƢƠNG 4. VẬN DỤNG LUẬT TỤC TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................. 138
4.1. Luật tục của ngƣời Cơ-tu trong bối cảnh hiện tại: Điểm mạnh và hạn chế139

4.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 139
4.1.2. Hạn chế..................................................................................................... 144
4.2. Thách thức và cơ hội của việc vận dụng luật tục trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên ............................................................................................................ 147
4.2.1. Thách thức ................................................................................................ 147
4.2.2. Cơ hội ....................................................................................................... 151
4.3. Triển vọng xây dựng mô hình cộng đồng quản lý tài nguyên dựa vào luật
tục .......................................................................................................................... 157
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................ 163
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 170
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCC

Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng Greater Mekong Subregion Biodiversity Conservation Corridor

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CIRUM

GS

Culture Identity and Resource Use Management (Tung tâm Tư vấn

Quản lý Bền vững Taifn guyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng
Đông Nam Á
Giáo sư

CCTK
HĐCP

Chi cục thống kê
Hội đồng Chính phủ

HĐQG
IUCN

Hội đồng quốc gia

NN&PTNT
NCS
NXB

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản

PGS
TCTK
TNTN
TS


Phó Giáo sư
Tổng cục thống kê
Tài nguyên thiên nhiên
Tiến sĩ

TTĐP

Tri thức địa phương

RPH
SPERI

Rừng phòng hộ

UBND
UNESCO
UNCED
UBKC
WCED
WWF

Viện Nghiên cứu sinh thái chính sách xã hội (Social Policy Ecology
Research Institute)
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (The
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (United
Nations Conference on Environment & Development)
Ủy ban kháng chiến
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (World Commission on

Environment and Development)
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Các bhươl cũ trước năm 1975 và thôn hiện nay ở xã Tr‟hy, huyện Tây
Giang………………………………………………………………………………68
Bảng 2.2: Các khu vực rừng của một bhươl ở vùng Tr‟hy và các hoạt động tương
ứng…………………………………………………………………………………76
Bảng 3.1: Diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng theo chủ quản lý thuộc lưu vực
bắc sông Bung…………………………………………………………………….104
Bảng 3.2. Diện tích đất ba loại rừng ở xã Tr‟hy từ
năm 2005 đến năm 2017………………………………………………………….108

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, quản lý TNTN của cộng đồng địa phương
thông qua luật tục đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà phát
triển và các nhà quản lý. Mối quan tâm này xuất phát từ sự chưa hiệu quả của các
mô hình quản lý mang tính can thiệp của nhà nước với cách tiếp cận “từ trên
xuống”, thể hiện qua sự suy thoái TNTN, xung đột xã hội trong tiếp cận tài
nguyên… Đằng sau vấn đề trên chính là những tranh luận về việc nhà nước hay tư
nhân hay cộng đồng địa phương quản lý các tài nguyên chung thì sẽ mang lại hiệu

quả và bền vững hơn [Hardin, 1968; Ostrom, 1990, 1999, 2000]. Và sâu xa hơn nữa
là những biện luận về sự khác nhau giữa các triết lý nhân sinh quan, vũ trụ quan,
tiêu biểu là giữa “vũ trụ quan sinh thái” và triết lý “nhị nguyên”/ “chủ nghĩa tự
nhiên” [Arhem.K, 1996; Descola, 2013].
Những nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô (quốc gia, liên quốc gia) mang lại bức
tranh chung về xu thế và hiện trạng quản lý tài nguyên trong cả nước, nhưng những
nghiên cứu vi mô về các thiết chế địa phương cùng với các động cơ và hành vi của
người dân lại đóng vai trò trung tâm trong lý giải tình trạng sử dụng tài nguyên.
Điều đó đã thúc đẩy các nhà khoa học, đặc biệt là các tổ chức phát triển dành sự chú
ý tới vai trò của luật tục nhằm hướng tới mục tiêu quản trị TNTN bền vững. Bởi vì
luật tục của cộng đồng không phải là những giá trị truyền thống tĩnh tại hoặc bị coi
là “lạc hậu”, mà nó cũng có tính thích ứng, thay đổi để thích nghi với cuộc sống hay
cũng chính là sự thích ứng của cộng đồng trước sự thay đổi của bối cảnh tự nhiên và
xã hội [Ngô Đức Thịnh, 2000; Mc Elwee, 2010]. Và luật tục cũng thực sự đang tồn
tại trong cộng đồng, được biểu hiện thông qua những quy tắc về mặt hành vi, giúp
cộng đồng thích nghi và tồn tại [Salemink, 2000; Orebech và cộng sự, 2015].
Trên phương diện chính sách, ở Việt Nam, sau một thời kỳ dài điều chỉnh đã
hình thành được khung pháp lý cơ bản cho lâm nghiệp cộng đồng. Theo đó, cộng
đồng dân cư thôn được công nhận là một trong những loại chủ rừng, được nhà nước
giao đất, giao rừng với những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể [Nguyễn Bá

6


Ngãi, 2009]. Và gần đây nhất, khái niệm “rừng tín ngưỡng” được chính thức thừa
nhận trong Luật Lâm nghiệp (Điều 2) - luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017
và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm2019 (theo luật này, “rừng tín ngưỡng” là
“rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào
rừng”, được xếp vào rừng đặc dụng, nhưng sẽ do cộng đồng nơi sở tại quản lý).

Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về hiểu biết và cách thức quản lý
TNTN nói chung, tài nguyên rừng nói riêng của các tộc người, đặc biệt là những cư
dân sinh sống lâu đời ở miền núi để có sự hiểu biết sâu sắc và cụ thể về tri thức thiết
chế của tộc người, nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa việc đồng quản lý tài nguyên,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Theo dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ-tu ở Việt
Nam có dân số đứng thứ 25 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam [Tổng cục Thống kê,
2010], là cư dân sinh sống lâu đời ở khu vực phía đông ở vùng Trung Trường Sơn.
Sinh sống lâu đời trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, với người Cơ-tu, môi trường đó
giữ vai trò hết sức quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, người Cơ-tu đã
hình thành nên những quy tắc, chuẩn mực về hành vi ứng xử trong sử dụng và bảo
vệ môi trường tự nhiên, mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “luật tục” hay “tập
quán pháp”. Những chuẩn mực đó là kết quả của quá trình sinh tồn và phát triển
trong bối cảnh tự nhiên, xã hội nhất định, cho nên nó chứa đựng các giá trị văn hóa
của cộng đồng. Bởi vậy, nghiên cứu luật tục của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ
TNTN cũng góp phần nghiên cứu thêm về văn hóa tộc người.
Ở huyện Tây Giang (huyện miền núi nằm phía tây tỉnh Quảng Nam), người
Cơ-tu chiếm trên 90% dân số, sinh kế của phần lớn cư dân vẫn phụ thuộc vào rừng,
nhất là ở các xã vùng cao của huyện. Gần đây, với việc thực thi chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng, người dân địa phương đang từng bước được trao quyền để
tham gia trực tiếp vào việc quản lý, bảo vệ rừng thông qua hình thức nhận khoán.
Trong bối cảnh này, việc tìm hiểu những yếu tố trong luật tục về sử dụng và bảo vệ
TNTN để cư dân địa phương tham gia vào quản lý tài nguyên nhằm mục tiêu phát

7


triển bền vững cộng đồng cũng là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, NCS chọn nghiên cứu Luật tục
của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang,

tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh truyền thống và hiện tại để làm đề tài luận án
chuyên ngành dân tộc học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu luật tục về việc sử dụng và bảo vệ TNTN của người Cơ-tu (ở
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) trong truyền thống và biến đổi hiện nay.
Trên cơ sở đó, chỉ ra vai trò của luật tục và của niềm tin tín ngưỡng trong mối quan
hệ với luật tục về sử dụng và bảo vệ TNTN đối với cộng đồng địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể làm rõ mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng hợp, phân tích tài liệu thành văn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Trên cơ sở đó tổng quan tài liệu và xác định cơ sở lý thuyết làm định hướng cho
luận án, lựa chọn phương pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu.
- Hệ thống hóa luật tục của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ TNTN từ trước
năm 1975 trong bối cảnh các làng (vel/bươl/cơrơnoon) truyền thống, bao gồm: tài
nguyên đất rừng, tài nguyên rừng và tài nguyên nước.
- Nhận diện, phân tích bối cảnh tác động và sự thay đổi của luật tục về sử
dụng và bảo vệ TNTN từ sau năm 1975 tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó đánh
giá các ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức của việc áp dụng luật tục trong sử
dụng và bảo vệ TNTN hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu luật tục trong truyền thống và hiện nay của
người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ TNTN ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

8



3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là địa bàn được lựa chọn
bởi vì đây là nơi sinh sống lâu đời của người Cơ-tu và hiện nay dân số Cơ-tu vẫn
chiếm tới 91,4% dân số toàn huyện [Tổng cụ Thống kê, 2010]. Đồng thời đây cũng
là địa phương có diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp (rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ và rừng sản xuất) chiếm 85,1% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện [UBND tỉnh
Quảng Nam, 2017]. Điều này đồng nghĩa với việc cư dân địa phương đã và đang
đối diện với những thay đổi trong việc tiếp cận rừng và thực hành các sinh kế quen
thuộc do những quy định mới của nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng.
Trong huyện, thôn Voòng, xã Tr‟hy được tập trung nghiên cứu sâu vì đây là địa bàn
vùng cao nơi còn lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đồng thời cũng đã có
những thay đổi dưới tác động của những nhân tố mới. Bên cạnh đó, để có cái nhìn
đa chiều về sự biến đổi của luật tục trong sử dụng và bảo vệ TNTN, tác giả luận án
thực hiện đợt nghiên cứu ngắn ngày tại thôn Agrồng, xã Atiêng là trung tâm của
huyện - nơi diễn ra nhiều thay đổi kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng (diễn giải cụ thể
hơn ở nội dung địa bàn nghiên cứu).
Về thời gian: Sự biến đổi, vận động của xã hội là một quá trình, diễn ra chậm
chạp với những bước chuyển giao xen lẫn giữa cái cũ và cái mới. Cho nên việc lựa
chọn một mốc thời gian cụ thể để đánh dấu sự chuyển biến chỉ là tương đối. Mặc dù
vậy, chúng tôi chọn mốc thời gian 1975 để nhìn nhận luật tục sử dụng, bảo vệ
TNTN của cư dân địa phương trong các giai đoạn trước và sau dấu mốc đó. Bởi vì
đây là thời điểm đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh, bước vào thời kỳ hòa bình và ổn
định cuộc sống, là dấu mốc lớn đối với lịch sử Việt Nam cũng như đối với cộng
đồng địa phương. Mặc dù, từ năm 1951 tại địa bàn đã bắt đầu diễn ra nhiều thay đổi
trong tổ chức, sắp xếp dân cư và hình thức sản xuất…, nhưng về cơ bản thì hoạt
động sử dụng, bảo vệ TNTN vẫn tuân theo các quy ước trước đây giữa các thành
viên trong bhươl/làng, giữa các bhươl/làng với nhau.
Về nội dung: Người Cơ-tu sinh sống trong môi trường rừng, nên khi phân
tách các TNTN, NCS ngụ ý tập trung vào những yếu tố chính của hệ sinh thái rừng


9


đó là đất rừng, rừng (quần thể động, thực vật) và nước (sông, suối) để nhìn nhận các
quy định về sử dụng và bảo vệ tài nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học
Luật tục của các dân tộc về sử dụng và bảo vệ TNTN thường được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau như: luật pháp, văn hóa dân gian, quản lý môi trườngtài nguyên… Dưới góc độ dân tộc học-nhân học, nghiên cứu này góp phần cung cấp
thêm một cách nhìn nhận đối với luật tục tồn tại dưới dạng thực hành, đó là những
quan niệm và quy tắc về hành vi ứng xử giữa con người với con người và giữa con
người đối với thế giới phi con người.
Luận án bổ sung các luận điểm khẳng định vai trò luật tục của người Cơ-tu
trong sử dụng và bảo vệ TNTN; góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý
bền vững tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Trên cơ sở khẳng định luật tục
về sử dụng và bảo vệ TNTN là vốn văn hóa quan trọng của cộng đồng cần được
phát huy, bổ sung và phát triển, nghiên cứu này góp phần mở rộng cách tiếp cận đối
với việc quản lý TNTN trong xã hội hiện nay, đó là quản lý không chỉ đơn thuần
dựa trên các tri thức khoa học và phục vụ mục đích kinh tế mà còn phải đáp ứng các
nhu cầu về văn hóa, tinh thần và điều hòa mối quan hệ xã hội trong cộng đồng. Điều
đó thể hiện sự thấu hiểu, tôn trọng và áp dụng quan điểm đa dạng văn hóa - một vấn
đề mang tính sống còn đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam.
Về mặt thực tiễn
Luận án cung cấp cơ sở để hiểu rõ hơn vai trò, sự vận hành trước đây và hiện
nay của luật tục - các quy tắc trong quản trị TNTN của cộng đồng địa phương. Từ
việc nhìn nhận các thách thức và triển vọng của luật tục trong bối cảnh xã hội hiện
nay, luận án góp phần cung cấp cơ sở cho việc kết hợp hệ thống quản lý nhà nước
với hệ thống quy tắc sẵn có về quản trị tài nguyên ở địa phương. Thông qua đó, đưa
ra những ngụ ý chính sách nhằm góp phần sử dụng hợp lý, bảo vệ TNTN và thúc
đẩy phát triển bền vững cộng đồng người Cơ-tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng

Nam) nói riêng và những cư dân sinh sống gắn bó với hệ sinh thái rừng ở khu vực

10


miền núi vùng Trung bộ nói chung. Khi xây dựng và triển khai các chính sách quản
lý tài nguyên cần xem xét và vận dụng các khía cạnh văn hóa xã hội của cộng đồng
địa phương, cụ thể là ở đây là luật tục - quy tắc trong quản trị tài nguyên ở cấp cộng
đồng địa phương. Có như thế mới tránh được sự va chạm, xung đột giữa “bên
trong” và “bên ngoài”, giữa cộng đồng địa phương và cơ quan quản lý nhà nước,
gây ra những hệ lụy cho sự phát triển bền vững cộng đồng nói riêng, cho sự phát
triển bền vững nói chung. Luận án cũng góp phần bổ sung thêm hiểu biết về tri thức
của người Cơ-tu trong tổ chức sử dụng và bảo vệ TNTN, qua đó hướng tới việc vận
dụng các giá trị văn hóa tộc người để xây dựng một nền “đạo đức môi trường” - vấn
đề hết sức thiết thực đặt trong bối cảnh những quan ngại về cạn kiệt tài nguyên và ô
nhiễm môi trường đang diễn ra.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được phân chia thành 4 chương, cụ
thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Luật tục về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người
Cơ-tu trước năm 1975.
Chương 3. Luật tục về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên của người Cơ-tu từ
sau năm 1975 đến nay.
Chương 4. Vận dụng luật tục trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Một số vấn đề đặt ra.

11



CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về luật tục trong việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên
Nghiên cứu luật tục về sử dụng và bảo vệ TNTN của các nhóm cư dân địa
phương, bộ lạc hay dân tộc bản địa ở các quốc gia, đặc biệt ở châu Á và châu Phi
được các học giả tiếp cận dưới nhiều góc độ. Mỗi cách tiếp cận đưa ra một cách lý
giải về nguyên nhân hay đưa ra các giải pháp nhằm điều hòa các mối quan hệ xã hội
giữa những người có liên quan với nhau về loại TNTN nào đó để đạt được sự ổn
định xã hội và phát triển bền vững.
Trước tiên, dưới góc độ TTĐP, vai trò của luật tục ở phương diện quản lý bền
vững TNTN được nhiều nghiên cứu chỉ ra và đang ngày càng được thừa nhận rộng
rãi hơn. Dưới góc độ này thì luật tục về sử dụng, bảo vệ TNTN được xem là những
quy định, quy tắc truyền thống trong thiết chế quản lý TNTN. Theo quan điểm của
F.Berkes thì chúng là một trong những lớp nội dung của khái niệm tri thức sinh thái
truyền thống [Berkes, 2008]. Tác giả này còn xây dựng khung phân tích tri thức
sinh thái truyền thống bao gồm: a) Hiểu biết về cảnh quan, các loài động thực vật,
về đất đai; b) Các thực hành quản lý nguồn TNTN; c) Thiết chế xã hội trong quản lý
các nguồn TNTN (bộ máy quản lý và quy định liên quan) và d) Thế giới quan (hệ
thống về niềm tin và thực hành tín ngưỡng liên quan) - yếu tố có vai trò quyết định
trong việc nhìn nhận môi trường và gán cho nó ý nghĩa nhất định. Tuy được phân
tách thành 4 lớp để cung cấp cái nhìn vừa khái quát vừa cụ thể trong nghiên cứu tri
thức sinh thái truyền thống nhưng trên thực tế chúng có mối quan hệ qua lại với
nhau. Tham chiếu các lớp trong khung khái niệm này, luật tục về quản lý tài nguyên
của các cộng đồng địa phương chính là lớp phân tích thứ 3 (c): gắn với thiết chế xã
hội và các quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ TNTN. Trong các dự án phát
triển người ta thường chú trọng quá nhiều vào nội dung a và b nhằm sử dụng những


12


hiểu biết của người địa phương để phục vụ cho việc triển khai dự án nhưng lại ít
chú ý hoặc bỏ qua nội dung quan trọng về quản lý TNTN của các động đồng địa
phương đó là thiết chế quản lý tài nguyên cũng như niềm tin và thực hành tín
ngưỡng liên quan. Chính vì vậy, vô hình trung đã làm giảm đi hiệu quả của phương
thức quản lý TNTN truyền thống, xu hướng này bị phê phán vì đã tách TTĐP ra
khỏi bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nơi tri thức đó hình thành và phát triển
[Sillitoe, 1998; Briggs, 2005]. Bởi vì, việc quản lý các nguồn TNTN không chỉ đơn
thuần dựa trên các tri thức khoa học và phục vụ mục đích kinh tế mà còn phải đáp
ứng các nhu cầu về văn hóa, tinh thần và điều hòa mối quan hệ xã hội trong cộng
đồng. Chính vì thế, cần có cách tiếp cận rộng hơn và xem xét tới các khía cạnh văn
hóa xã hội của cộng đồng địa phương trong vấn đề quản lý tài nguyên. “Nếu không
nhìn nhận như thế, thì các cơ chế quản lý sẽ trở thành sự áp đặt không thích hợp”
[Kalland, 2010, tr. 480].
Bên cạnh đó, luật tục thực sự tồn tại trong cộng đồng, được biểu hiện thông
qua những quy tắc trong hành vi và những giới hạn văn hóa (cấm kỵ xã hội, tín
ngưỡng) về khai thác tài nguyên, điều đó giúp họ thích nghi và tồn tại [Orebech và
cộng sự, 2005, tr. 12-42]. Nghiên cứu của R.Roy về luật tục các dân tộc bản địa ở
châu Á cho rằng luật tục hình thành từ xa xưa trong đời sống hàng ngày, được điều
chỉnh, sàng lọc qua thời gian. Vì thế, dưới góc độ của những cư dân này, luật tục
gắn liền với văn hóa tộc người, nó luôn vận động và được cộng đồng tự giác tuân
thủ. Nhưng dưới góc độ của các nhà lập pháp và quản lý/người ngoài cuộc, luật tục
của các dân tộc, nhóm cư dân là luật bất thành văn, thường bị coi là tĩnh tại, xưa cũ
chính vì thế nó lạc hậu và xếp thứ yếu so với luật pháp thành văn của nhà nước. Đặc
điểm xã hội chung của những nhóm cư dân này là chưa có sự xuất hiện của nhà
nước, đời sống xã hội được vận hành dựa trên luật tục. Chính vì thế, khi xã hội sau
này được khoác lên chiếc áo nhà nước và pháp luật đã gây tác động tới việc thực

hành luật tục, tới đời sống cộng đồng. Tác giả này phân chia thành hai loại luật tục
chính, thứ nhất là những luật tục liên quan tới đời sống cá nhân (kết hôn, ly hôn,
thừa kế,…) và thứ hai là luật tục liên quan tới TNTN (quyền sở hữu đất đai, sử dụng

13


rừng, nước và các nguồn TNTN khác). Kết quả nghiên cứu ở một số nước châu Á
(Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản…) cho thấy, trong bối cảnh luật pháp nhà nước, luật
tục về vấn đề sở hữu đất đai, tiếp cận rừng đứng trước hiện trạng bị lề hóa, bị mai
một, đặc biệt là quyền truyền thống về tài nguyên. Trong một số trường hợp, nơi
luật tục được nhà nước công nhận, bảo vệ, duy trì thiết chế xã hội truyền thống thì
những thực hành trong luật tục được bảo tồn mạnh mẽ (người Naga và Mizo ở vùng
Đông bắc Ấn Độ), nhưng cũng có trường hợp luật tục bị mai một và dần biến mất
dưới sức ép của chính sách quản lý của nhà nước (trường hợp của người Ainu ở
Nhật Bản) [Roy, 2005]. Như vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng yếu tố tác động lớn
nhất làm thay đổi luật tục về TNTN của các cộng đồng bản địa đó là sự xuất hiện
của thể chế quản lý tài nguyên của quốc gia. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế,
tính di dộng của dân cư cũng được xem là những yếu tố quan trọng tác động tới luật
tục của cư dân địa phương. Và kết quả nghiên cứu này cũng cho rằng sự “bảo hộ”
của luật pháp nhà nước là yếu tố cốt lõi giúp duy trì hoặc làm mai một luật tục nói
chung, luật tục về TNTN nói riêng.
Vai trò của luật tục với tư cách là thiết chế địa phương trong sử dụng, quản lý
TNTN cũng được đề cập tới. Như các nghiên cứu về quản lý rừng vùng cao Đông
Phi đã chỉ ra rằng thiết chế truyền thống địa phương thể hiện những vai trò tích cực
qua quá trình sinh tồn và phát triển của cộng đồng cư dân bản địa [Mowo và cộng
sự, 2011]. Hay nghiên cứu về sự thay đổi trong quản trị rừng qua 150 năm ở
Ethiopia cũng cho thấy, sự thấu hiểu sự quản trị tài nguyên truyền thống, khả năng
thích ứng và năng động của nó qua thời gian là điều mấu chốt để phát triển các cách
tiếp cận bền vững trong quản lý rừng [Wakjira, Fischer và Pinard, 2013]. Vì thế,

cần có sự tích hợp các thiết chế truyền thống - thiết chế phi chính thức vào thiết chế
chính thức trong quản lý các nguồn TNTN. Và một số nghiên cứu đã chỉ ra cách
tích hợp cụ thể, chẳng hạn như bản đồ hóa hệ thống đất đai truyền thống [Sirait và
cộng sự, 1994], hay phát huy vai trò, trao quyền cho cá nhân quan trọng trong cộng
đồng như thủ lĩnh bộ lạc ở một số quốc gia châu Phi [Ubink và Quan, 2008].
Mặc dù có vai trò quan trọng như thế nhưng trong một số trường hợp, quản lý

14


TNTN dựa vào luật tục lại bị giới hạn khi đặt trong bối cảnh phát triển phức tạp
hơn, đa dạng hơn như sự gia tăng dân số, di dân, tài nguyên cạn kiệt, tác động của
các chiều kích hiện đại hóa, kinh tế thị trường...như trong kết quả nghiên cứu về
luật tục ở một số nước châu Á như đã đề cập ở trên [Roy, 2005]. Vì vậy, cũng có ý
kiến cho rằng, không nên quá nhấn mạnh hoặc tuyệt đối hóa sức mạnh của luật tục
trong quản lý TNTN [Berkes, 2008]. Chính vì thế, cần có sự nghiên cứu đầy đủ về
bối cảnh văn hóa, xã hội và thực trạng luật tục của cộng đồng địa phương khi tích
hợp luật tục vào hệ thống luật pháp quốc gia.
Các nghiên cứu dưới góc độ sinh thái chính trị đã nhấn mạnh tới những động
thái từ bên ngoài (sự can thiệp của nhà nước, sự phát triển của kinh tế hàng hóa và
hội nhập) như là những yếu tố quan trọng tác động tới mối quan hệ giữa các bên
liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ
quả của việc lờ đi các quy tắc quản trị của cộng đồng địa phương và áp đặt một cách
cứng nhắc các quy định theo cách tiếp cận từ trên xuống - thường là cơ chế quản lý
của nhà nước - thường dẫn đến những xung đột về lợi ích liên quan tới các quyền về
tài nguyên, đứt gãy về văn hóa, dẫn tới bất ổn về chính trị cũng như làm cho tình
trạng suy thoái tài nguyên trầm trọng thêm [Bryant, 1992; McElwee, 2004]. Những
hệ quả của việc phá vỡ các quy tắc quản lý truyền thống theo luật tục diễn ra ở
nhiều nước châu Á và châu Phi, nơi các nguồn TNTN đang bị suy giảm nghiêm
trọng. Một nghiên cứu ở vườn quốc gia Madhupur ở Bangladesh cũng chỉ ra rằng

các thiết chế phi chính thức của cộng đồng trong quản lý tài nguyên đã bị thay đổi
và chối bỏ bởi sự can thiệp của chính quyền. Điều đó càng làm tăng khoảng cách
giữa chính quyền và người dân, gây nên xung đột về sở hữu đất đai và suy thoái tài
nguyên [Rahman và cộng sự, 2014]. Hay như nghiên cứu về hoạt động khai thác hải
sâm của người Aru (Indonesia) cũng cho thấy hải sâm ngày càng cạn kiệt, nguyên
nhân là do hiện nay khai thác quanh năm; tiến hành cả vào lúc thủy triều xuống và
thủy triều lên, hoạt động bằng cả việc lặn và đi thu gom trên các bãi thủy triều và
các dãy đá ngầm; cả đàn ông, đàn bà và trẻ con đều tham gia. Trong khi trước đây
có những cấm đoán về việc thu hoạch hải sâm: tạm thời đóng cửa vùng biển nhất

15


định (gọi là sir) -trong vòng 3 đến 5 năm không ai được phép khai thác hải sâm. Sau
thời gian đó, các khu vực cấm này sẽ làm lễ mở cửa lại và lúc đó mọi người mới
được khai thác [Osseweijer, 2010, tr. 83-115].
Mặc dù sự can thiệp trong cơ chế quản lý tài nguyên của quốc gia thường
được phân tích như là nguyên nhân của một số hiện tượng tiêu cực trong đời sống
cộng đồng địa phương và đôi khi họ hay được nhìn nhận dưới góc độ của những
“nạn nhân”, tiếp nhận quy tắc mới một cách thụ động. Tuy nhiên trên thực tế, cuộc
sống của cộng đồng luôn tiếp diễn và bản thân họ cũng có những quy tắc riêng
trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên - môi trường sinh sống quen thuộc của họ qua
nhiều thế hệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy tắc quản lý TNTN của cộng
đồng và sự thay đổi của nó qua thời gian cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu
sâu hơn để có thể thấy được sự chủ động thích ứng của cộng đồng địa phương trong
bối cảnh thể chế quản lý tài nguyên của quốc gia.
Và cuối cùng, mấu chốt vẫn là giải quyết vấn đề làm thế nào để quản lý một
cách hiệu quả, bền vững các nguồn TNTN với tư cách là một loại tài sản chung,
trong bối cảnh đan xen giữa luật tục và luật pháp - luật cộng đồng và luật nhà nước.
Có nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này, nhưng dưới phương diện tài nguyên

chung do cộng đồng quản lý, nổi bật lên là những kết quả nghiên cứu của nhà kinh
tế chính trị học Elinor Ostrom.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, Elinor Ostrom đã có những đóng tích cực để
hiểu được cơ chế quản lý tài sản chung thông qua phân tích một số thiết chế quản lý
truyền thống. Bà đã phê phán quan điểm của Garrett Hardin về tài sản chung khi
ông cho rằng tài nguyên chung chỉ có thể được quản lý bởi nhà nước hoặc thị
trường [Ostrom, 1990]. Bà cho rằng, cả tư nhân hóa và tập trung hóa quyền sở hữu
về tài sản chung hay sử dụng các cơ chế thị trường đều không phải là cách thức hữu
hiệu để quản lý tài sản chung cũng như bảo vệ tài sản chung tránh được bi kịch như
Garrett Hardin đã tiên đoán. Thay vì tư hữu hóa tài sản chung hay tối đa hóa sự can
thiệp của chính quyền trung ương, từ sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực địa
tại các cộng đồng địa phương ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy, tài sản chung vẫn

16


được quản lý một cách bền vững qua thời gian bởi các cộng đồng địa phương
[Ostrom, 1990; Gibson, Mc Kean & Ostrom, 2000]. Trong những điều kiện thiết
chế nhất định thì tài sản chung có thể được cộng đồng quản lý một cách hiệu quả
hơn, chi phí quản trị cũng giảm hơn so với bình thường. Hạn chế chính trong quản
trị tài sản chung là thiếu các cơ chế sẵn có để giải quyết cạnh tranh tài nguyên trong
bối cảnh có sự tham gia của nhiều bên hoặc sự cạnh tranh giữa các lĩnh vực. Từ bài
học thành công và thất bại rút ra từ các mô hình do cộng đồng quản lý tài sản
chung, Elinor Ostrom đã nhận diện 8 quy tắc như là các điều kiện cốt yếu để quản
trị tài sản dựa vào cộng đồng hiệu quả [Ostrom, 1990, 1994, 2002]. Kết quả nghiên
cứu của nữ học giả này là tiền đề, là nền tảng để cải cách chính sách quản lý tài
nguyên của các quốc gia và cũng là động lực để các tổ chức phi chính phủ vận động
chính sách và thực thi các dự án hỗ trợ việc trao quyền quản lý TNTN cho cộng
đồng dân cư địa phương. Và chìa khóa của việc quản lý TNTN hiệu quả và bền
vững ở cấp địa phương đó chính là sự vận hành của một thiết chế do chính những

người có cùng mối quan hệ với nhau về tài nguyên xây dựng nên và điều hành. Như
vậy, chính là ở điểm này, luật tục của cư dân địa phương hoàn toàn có thể có
“không gian” để phát huy những quy tắc đã được xác lập và duy trì qua nhiều đời
trong sử dụng và bảo vệ TNTN.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về luật tục trong việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên
Việc nghiên cứu về luật tục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được khởi đầu từ
giới quan chức và học giả người Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Họ sưu tầm luật tục các
dân tộc Tây Nguyên (Ê-đê, Ba-na, Gia-rai,…) nhằm ứng dụng vào công tác quản lý
của chính quyền thuộc địa tại địa phương, để cho “các cơ quan hành chính mang
đậm bản sắc của nền văn hóa” dân tộc đó [Condominas, 2000, tr. 55; Phan Đăng
Nhật, 2000, tr. 65-69].
Tới những năm 1990, việc nghiên cứu luật tục các dân tộc ở Việt Nam mới
được Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian khởi xướng nhằm “sưu tầm, nghiên cứu và
ứng dụng luật tục, với tư cách là những tri thức dân gian về tổ chức, quản lý cộng

17


đồng và xã hội” [Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, 2000, tr. 7].
Nghiên cứu luật tục về quản lý các nguồn TNTN của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao và nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả. Bởi đó là “kho tàng tri thức bản địa về ứng xử và quản lý cộng
đồng” và với đặc tính của một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, việc nghiên cứu
truyền thống quản lý của các dân tộc khác nhau trong bối cảnh mới là rất quan
trọng, bên cạnh việc “tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phải kế thừa được tinh
hoa của các nền văn hóa của các dân tộc, phải tiếp thu được kho tàng tri thức được
hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam”[Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, 2000, tr.
5]. Kết quả của hoạt động này là sự ra đời của các công trình luật tục của các dân

tộc Ê-đê, M‟nông, Thái, Jrai…hay hương ước của các tỉnh Quảng Ngãi, Hà Tĩnh,
Nghệ An… Đây là những “nguồn tư liệu cần thiết để nghiên cứu ứng dụng luật tục
vào đời sống của các tộc người” [Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia,
2000, tr. 7].
Như vậy có thể thấy rằng, mục đích ban đầu của việc nghiên cứu luật tục là
vận dụng những mặt tích cực trong văn hóa các dân tộc để góp phần quản lý xã hội
trong bối cảnh đa tộc người dưới một thể chế thống nhất.
Nội dung của luật tục bao quát mọi mặt đời sống, điều tiết mối quan hệ giữa
con người với nhau trong xã hội và giữa con người với tự nhiên. Trong đó, nội dung
về sử dụng, bảo vệ các nguồn TNTN rất phong phú và đa dạng. Về cơ bản, có thể
khái quát thành vào ba nội dung chính, đó là: “Giới thiệu tri thức về môi trường, về
việc quản lý và khai thác tài nguyên của các tộc người; Vấn đề sở hữu truyền thống
về đất đai, tài nguyên và vai trò của nó đối với việc bảo vệ môi trường và việc khai
thác hợp lý các nguồn tài nguyên đó; Cuối cùng là vận dụng các tri thức về luật tục
cổ truyền vào việc khai thác bảo vệ môi trường và quản lý có hiệu quả việc khai
thác các nguồn TNTN tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, 2000, tr. 8].
Hướng thứ nhất là giới thiệu hệ tri thức về môi trường, về việc sử dụng và bảo
vệ các nguồn TNTN (rừng, đất, nước) của các tộc người, đặc biệt là ở các dân tộc

18


thiểu số. Có thể nói, điển hình nhất là việc văn bản hóa luật tục ở các dân tộc miền
Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc như: luật tục Chăm, Ra-glai, Ê-đê,
M‟nông, Thái... [Ngô Đức Thịnh 1998, 2003b; Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng,
2003; Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, 2010; Phan Đăng Nhật, 2003, 2014]. Đây
là các công trình sưu tầm và văn bản hóa các luật tục tồn tại dưới hình thức văn vần,
truyền miệng có giá trị cao trong nghiên cứu văn hóa truyền thống tộc người. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, mỗi tộc người ở trong bối cảnh không gian tự nhiên, văn
hóa - xã hội cụ thể đều có những quy định về mặt ứng xử trong cộng đồng liên quan

tới việc sử dụng, bảo vệ các nguồn TNTN. Luật tục chứa đựng những giá trị văn
hóa, xã hội, đạo đức nhằm duy trì sự hài hòa, ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, giữa
các học giả cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến phạm vi áp dụng của
luật tục, có ý kiến cho rằng “luật tục là của cả tộc người, hay ít ra cũng là của một
vùng, không có luật tục của một “buôn” cụ thể” [Phan Đăng Nhật, 2010a, tr. 25].
Trong khi đó, lại có tác giả cho rằng mỗi buôn, plây, bon cũng đều có luật tục riêng.
“Cũng tương tự như vậy, chúng ta không có bộ luật tục nào chung cho cả một dân
tộc, dù là dân tộc đa số hay thiểu số, mà chỉ có luật tục phù hợp với từng bản
mường, từng buôn, plây, bon của mỗi nhóm dân tộc hay nhóm địa phương” [Ngô
Đức Thịnh, 2003a, tr. 80]. Văn bản hóa luật tục cũng có nghĩa là cố định hóa các
quy định nào đó ở một thời điểm nhất định và không gian nhất định, nó có ý nghĩa
lớn lao ở phương diện lưu giữ và truyền bá những nội dung của luật tục. Tuy nhiên,
điều đó cũng dẫn tới hạn chế là “tước bỏ mất tính đa dạng, tính địa phương, tính
biến đổi và thích ứng của luật tục đối với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội tùy theo
từng thời kỳ” [Ngô Đức Thịnh, 2000, tr. 22]. Bên cạnh đó, “nhiều trong những
nghiên cứu này không cho chúng ta cảm nhận về việc làm thế nào để những luật
như vậy tiếp tục thay đổi qua thời gian và chúng thích hợp với các vấn đề đương đại
như thế nào” [Mc Elwee, 2010, tr. 7].
Do mang tính chất sưu tầm luật tục, nên nhiều công trình chú trọng vào việc
khai thác nội dung cụ thể, các quy định của luật tục mà chưa đi sâu phân tích bối
cảnh cụ thể mà luật tục được vận dụng, đặc biệt là các thiết chế xã hội, bộ máy quản

19


lý liên quan tới những quy định đó, trong khi đây lại là một nội dung cần thiết khi
nghiên cứu những luật tục được áp dụng trong xã hội truyền thống. Bởi với một xã
hội nhất định đều có những chuẩn mực và những thiết chế tổ chức đi kèm phù hợp
với trình độ tổ chức của xã hội đó. Để có thể hiểu rõ sự hình thành cũng như vai trò,
giá trị của luật tục trong việc điều chỉnh hành vi của con người đối với việc tiếp cận

các nguồn tự nhiên thì cần có sự nghiên cứu sâu tại một địa bàn cụ thể, đặt trong bối
cảnh kinh tế văn hóa xã hội nhất định của chủ thể văn hóa đó. Như Ngô Đức Thịnh
đã chỉ ra “đối với luật tục đó là thể chế gia đình, dòng họ, làng. Luật chẳng qua là
sự thể hiện các quy chuẩn, chuẩn mực của các thể chế đó nhằm đảm bảo sự vận
hành ổn định trong môi trường xã hội nhất định. Nó phản đối cách khảo sát, cách
nhìn nhận luật tục chỉ căn cứ vào những điều luật và quy định chung chung, trừu
tượng, thoát ly thể chế xã hội” [Ngô Đức Thịnh, 2003b, tr. 323].
Bên cạnh đó, cũng dưới góc độ TTĐP, luật tục có thể được xem là hệ tri thức
về quản lý tài nguyên, tiêu biểu có các nghiên cứu về tri thức sử dụng, quản lý tài
nguyên của các dân tộc Dao, Mường [Nguyễn Ngọc Thanh, 2016a; Mai Văn Tùng,
2015]. Trong những nghiên cứu này, luật tục của các tộc người trong sử dụng, bảo
vệ tài nguyên được gọi là “quy ước” hay “tục lệ”, là “sản phẩm văn hóa được lưu
truyền từ đời này qua đời khác và thường được điều chỉnh cho phù hợp với thực
tiễn của đời sống cộng đồng” [Nguyễn Ngọc Thanh, 2016b, tr. 303], quy ước trở
thành sợi dây vô hình nhưng bền chặt, cố kết mọi thành viên trong cộng đồng
[Nguyễn Ngọc Thanh, 2002c, tr.9]. Các nghiên cứu này cũng khẳng định vai trò
luật tục của tộc người trong việc góp phần bảo vệ TNTN.
Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào sự thay đổi trong quyền sở hữu đất
đai và tiếp cận TNTN đã nhấn mạnh tới nguyên nhân và hệ quả của sự phá vỡ các
quy tắc quản lý tài nguyên theo luật tục. Sự thay đổi trong quyền sở hữu đất đai
truyền thống liên quan tới sự áp dụng cơ chế quản lý của Nhà nước dựa vào luật
pháp thống nhất trên phạm vi cả nước. Ở Việt Nam, thời gian áp dụng chính sách
đất đai có khác biệt đối với các vùng khác nhau, nhưng vấn đề cốt lõi đó là chuyển
từ quyền sở hữu cộng đồng truyền thống sang sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nước

20


giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết, phân phối. Việc chuyển đổi quyền sở hữu đó
đặt trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm nảy sinh hàng loạt

hệ quả, nổi bật là nạn phá rừng, suy thoái đất đai cùng với nhiều vấn đề xã hội khác
[Nguyên Ngọc, 1987, tr. 51-58; Vương Xuân Tình và Bùi Minh Đạo, 2003, tr. 251276; McElwee, 2004; Hoàng Cầm, 2010…]; đặc biệt là dẫn tới tình trạng “tội phạm
hóa” cư dân địa phương, buộc họ phải thực hiện những hành vi phá rừng, vừa trái
với luật tục lại vừa vi phạm luật pháp [Hoàng Cầm, 2010]; hay tình trạng bất ổn
định ở Tây Nguyên [Salamink, 2000, tr. 815-860]. Việc khai thác rừng truyền
thống, theo quan điểm của nhà nước thì đó là hành vi “phi pháp”, còn với cách nhìn
nhận của người dân thì đó là sự thực hành sinh kế truyền thống [Mc Elwee, 2004].
Hướng thứ ba tập trung chủ yếu vào việc đưa ra những giải pháp nhằm quản lý
tài nguyên bền vững trên cơ sở phân tích vai trò, chức năng của luật tục và các thiết
chế kèm theo trong bối cảnh hiện tại. Bởi vì, “luật tục đóng một vai trò quan trọng
trong việc xác định ai là người có những vai trò nhất định trong việc quản lý tài
nguyên thiên nhiên và các quy định về việc sử dụng tài nguyên đó là gì. Luật tục
thường không chỉ xác định rõ vai trò và quyền lợi mà còn cả trách nhiệm của một cá
nhân” [Ambler, 2000, tr. 237]. Ở nội dung này, có thể phân tách các nghiên cứu
thành hai nhóm, thứ nhất là nhìn nhận, đánh giá vai trò của luật tục trong tương
quan so sánh với luật pháp về khai thác, quản lý các nguồn TNTN và thứ hai là đưa
ra những giải pháp quản lý TNTN dựa trên cơ sở thiết chế truyền thống, nhằm
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nhu cầu nghiên cứu luật tục dưới góc độ pháp lý, trong tương quan so sánh
với luật pháp nảy sinh khi thực tiễn xuất hiện những bất cập trong việc thực thi các
chính sách của nhà nước nói chung, liên quan đến quản lý rừng, đất đai nói riêng,
đặc biệt là ở khu vực miền núi - nơi sinh sống của đại đa số các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam [Hardcastle, 2002; Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chính và Vũ Thu
Hạnh, 2008; Cục Lâm nghiệp và IUCN Việt Nam, 2009; SPERI, 2010, 2014;
CIRUM, 2011; Mai Thanh Sơn và Võ Mai Phương, 2011; Nguyễn Như Quỳnh,
Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Phương, 2013].

21



×