Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Kim Thoa

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Kim Thoa

ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62310201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Đỗ Quang Hƣng

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
trích dẫn, số liệu và kết quả liên quan luận án là trung thực có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Kim Thoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi thật may mắn khi nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía thầy
cô, đồng nghiệp, gia đình trong suốt quá trình thực hiện Luận án tiến sĩ này, bởi
vậy từ rất lâu trong sâu thẳm tâm trí mình, tôi luôn mong có dịp được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc của mình đến họ.
Trước hết tôi gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến thầy - GS.TS Đỗ Quang
Hưng, thầy đã định hướng và luôn giúp đỡ cho học trò ngay từ những ý tưởng
khởi đầu cho đến khi luận án này được hoàn thành.
Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, nơi đào tạo tri thức, rèn luyện ý chí và quan
trọng hơn là đã giúp tôi thực hiện đam mê nghiên cứu khoa học của mình.
Dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo đã
tham gia góp ý, phản biện về chuyên môn cho luận án này tại các vòng bảo vệ.
Tất cả những ý kiến quý báu đó giúp tôi có được những kết quả nghiên cứu của
riêng mình ngày hôm nay.
Sau cùng, tôi không biết nói gì hơn một lời cảm ơn chân thành nhất để gửi
đến gia đình, người thân, bạn bè, bởi sự hiện diện, chia sẻ về mọi mặt của họ đã
giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ................................................................................................................. 1
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................ 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ......................................... 9
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................... 10
5. Đóng góp của luận án.............................................................................. 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................. 11
7. Kết cấu luận án ........................................................................................ 11
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 13
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................ 13
1.1.1. Cơ sở lý luận của đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 13
1.1.2. Thực trạng đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 19
1.1.3. Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong
phát triển bền vững ở Việt Nam ................................................................ 23
1.2. Giá trị tham khảo và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung
nghiên cứu .................................................................................................. 26

1.2.1. Giá trị tham khảo ............................................................................. 26
1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................ 27
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .............................................................................................. 29
2.1. Chính sách tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam ............... 29
2.1.1. Chính sách tôn giáo là một chính sách công.................................. 29
2.1.1.1. Chính sách công ............................................................................. 29
2.1.1.2. Tôn giáo ......................................................................................... 30
2.1.1.3. Chính sách tôn giáo ....................................................................... 31
1


2.1.2. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam ..................................................... 35
2.2. Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ................. 36
2.2.1. Đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam ........................................ 36
2.2.2. Phát triển bền vững .......................................................................... 40
2.2.3. Vai trò của đổi mới chính sách trong phát triển bền vững ở Việt
Nam hiện nay.............................................................................................. 41
2.2.3.1. Kiến tạo môi trường pháp lý bình đẳng ......................................... 41
2.2.3.2. Phát huy vai trò của tôn giáo trong phát triển bền vững đất nước 43
2.2.3.3. Hạn chế tác động tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội ................. 47
2.2.3.4. Đẩy mạnh phát triển đất nước ....................................................... 48
2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
vai trò tôn giáo và sự vận dụng của Đảng trong phát triển bền vững
Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 49
2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin ......................................... 50
2.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh .......................................................... 53
2.3.3. Quan điểm của Đảng về vai trò của tôn giáo trong phát triển bền
vững đất nước hiện nay ............................................................................. 56

2.4. Những nhân tố tác động tới đổi mới chính sách tôn giáo trong phát
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay ....................................................... 61
2.4.1. Biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ............................ 61
2.4.2. Mối quan hệ tôn giáo và chính trị ở Việt Nam hiện nay................ 65
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 73
Chƣơng 3: ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......... 74
3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tôn
giáo ở Việt Nam ......................................................................................... 74
3.1.1. Chính sách tôn giáo trước đổi mới.................................................. 74
3.1.2. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới ........................... 77
3.2. Thực trạng đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững . 83
3.2.1. Chính sách về quyền tự do tôn giáo ................................................ 83
3.2.2. Chính sách liên quan đến tổ chức tôn giáo .................................... 85
3.2.2.1. Về công nhận tổ chức tôn giáo....................................................... 85
3.2.2.2. Về hệ thống cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo .......................... 94
3.2.2.3. Về công tác nhân sự của tổ chức tôn giáo ..................................... 94
3.2.3. Chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức tôn giáo ........... 96
2


3.2.3.1. Về hoạt động tôn giáo .................................................................... 96
3.2.3.2. Về hoạt động xã hội ....................................................................... 98
3.2.3.3. Về hoạt động đối ngoại ................................................................ 101
3.2.4. Chính sách về tài sản tôn giáo....................................................... 102
3.2.5. Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ......................... 107
3.3. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra ................................. 113
3.3.1. Thành tựu ....................................................................................... 113
3.3.1.1. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo ................. 113
3.3.1.2. Trong việc đăng kí và công nhận tổ chức tôn giáo ...................... 117

3.3.1.3. Trong hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo của tôn giáo. 119
3.3.1.4. Giải quyết vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt
Nam ........................................................................................................... 123
3.3.1.5. Trong việc nội luật hóa các công ước quốc tế về tôn giáo .......... 124
3.3.1.6. Trong lĩnh vực đối ngoại tôn giáo ............................................... 125
3.3.1.7. Phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực
tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................. 127
3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 128
3.3.3. Vấn đề đặt ra .................................................................................. 134
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 142
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH
SÁCH TÔN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
NHỮNG NĂM TIẾP THEO .......................................................................... 143
4.1. Quan điểm ......................................................................................... 143
4.1.1. Chính sách tôn giáo là chính sách công ....................................... 143
4.1.2. Tôn giáo là nguồn lực của đất nước ............................................. 145
4.1.3. Đổi mới chính sách tôn giáo kịp thời với sự biến đổi của đời sống
tôn giáo...................................................................................................... 148
4.1.4. Đổi mới chính sách tôn giáo nhằm phát huy vai trò của tôn giáo
trong phát triển bền vững đất nước......................................................... 149
4.1.5. Đổi mới chính sách tôn giáo hài hòa với chính sách đổi mới về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ........................................................... 150
4.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền
vững ở Việt Nam ...................................................................................... 151
4.2.1. Nhóm giải pháp đối với Đảng........................................................ 152
3


4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của Đảng về vai trò của tôn giáo trong xây
dựng xã hội và phát triển bền vững đất nước ........................................... 152

4.2.1.2. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về tôn giáo 153
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước ................................................ 155
4.2.2.1. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng đối với tôn giáo . 155
4.2.2.2. Hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ........................................................................................................... 158
4.2.3. Những giải pháp trước mắt đối với việc hoàn thiện chính sách tôn
giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam ............................................ 160
4.2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, từ
thiện, nhân đạo cho các tổ chức tôn giáo ................................................. 160
4.2.3.2. Tiếp tục hoàn thiện việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ
chức tôn giáo ............................................................................................. 162
4.2.3.3. Tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ .. 163
4.2.3.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối ngoại tôn giáo ...................... 165
4.2.3.4. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo .......... 165
4.2.3.5. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống những hành vi
lợi dụng tôn giáo ....................................................................................... 167
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 168
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 174
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. LTNTG: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
2. NGO: Tổ chức phi chính phủ
3. PLTNTG: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo


5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo thuộc hình thái ý thức xã hội và có mối tương tác mạnh mẽ đối
với đời sống xã hội. Trong đó, sự tương tác giữa nhà nước và tôn giáo là phức
tạp nhất và nó tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiến trình phát triển xã hội của con người cho thấy, tôn
giáo là một tổ chức mang sức mạnh mềm, đã từng nắm giữ và chi phối quyền
lực nhà nước, cũng có lúc nương tựa hoặc đấu tranh với nhà nước về quyền lực
chính trị trong nhiều thập kỷ. Thực tiễn cũng chứng minh trong nhiều trường
hợp, khi xảy ra xung đột giữa thần quyền và thế quyền hay giữa các tôn giáo với
nhau đều gây ra những tác động không tốt đối với sự phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội.
Để giải quyết bài toán mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nhân loại
đã kiến thiết ra một mô hình nhà nước thực hiện chế độ phân li quyền lực giữa
nhà nước và nhà thờ, giữa nhà trường và nhà thờ và đưa tôn giáo trở về với đời
sống của cá nhân. Tuy nhiên trong bối cảnh mới hiện nay, khi tôn giáo có sự
phục hồi trên phạm vi toàn cầu với những biểu hiện mới thì vai trò và vị trí của
tôn giáo trong phát triển bền vững đất nước thực sự được quan tâm nhiều hơn
không chỉ với các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động xã hội, mà với cả các
chính trị gia, những người nắm giữ quyền lực chính trị.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, tôn giáo tồn tại trong môi trường tự do tôn
giáo được đảm bảo tốt sẽ phát huy được những thế mạnh và có những đóng góp
tích cực cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Nhưng
ngược lại, tôn giáo cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế và ảnh hưởng không
nhỏ tới sự phát triển của đất nước. Không những thế, ở nhiều quốc gia, khu vực
trên thế giới hiện nay đang diễn nhiều cuộc xung đột, chiến tranh liên quan đến

tôn giáo, như giữa các tôn giáo với nhau, tôn giáo với nhà nước, tôn giáo sắc
tộc... Điều này gây nên những bất ổn chính trị, xã hội, làm cản trở hoặc triệt tiêu
động lực phát triển của xã hội. Bởi vậy, khi hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ là
phát triển bền vững thì không thể không giải quyết hiệu quả mối quan hệ nhà
6


nước và tôn giáo. Nói cách khác đó chính là việc cần phải có một chính sách
thực sự hữu hiệu về tôn giáo xét trong tổng thể chính sách xã hội nói chung để
nó vừa có đủ tính hấp dẫn đối với các tôn giáo, vừa có đủ tính chính đáng, tính
hiệu quả với xã hội.
Đối với Việt Nam, một quốc gia có đời sống tôn giáo tương đối phổ biến
thì ổn định và phát triển bền vững càng có ý nghĩa sâu sắc. Thực tiễn ở Việt
Nam, tôn giáo xuất hiện sớm và trong quá trình phát triển các tôn giáo có nhiều
đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội,
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, ổn định xã hội và phát triển đất nước, bởi
vậy luôn được nhà nước quan tâm. Hơn thế, hiện nay tôn giáo không chỉ là nhu
cầu của bộ phận nhân dân mà còn là vấn đề quan hệ quốc tế quan trọng, liên
quan đến chính sách đối ngoại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như
hội nhập toàn diện của Việt Nam với thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng và
có những chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.
Gần ba thập kỷ đổi mới chính sách tôn giáo gắn liền với công cuộc đổi
mới toàn diện ở Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, tạo cơ sở cho tôn
giáo gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên trước những chuyển biến mới
của đất nước cũng như của tôn giáo hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức
cần tiếp tục giải quyết nhất là trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách
tôn giáo. Bên cạnh đó việc lợi dụng tôn giáo trong tương quan với vấn đề dân
chủ và nhân quyền của các thế lực thù địch vào các mục tiêu chống phá thực tế
vẫn tiếp tục tiếp diễn… Bởi vậy trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, Đảng,

Nhà nước Việt Nam ý thức cần phải có một chính sách tôn giáo tốt, thực sự hữu
hiệu để vừa có thể khuyến khích những mặt tích cực của tôn giáo vừa ngăn
ngừa ảnh hưởng tiêu cực mà chúng đem lại, đồng thời vừa đáp ứng được nhu
cầu ổn định, phát triển nhanh, bền vững của xã hội.
Từ góc độ nghiên cứu, nhiều công trình chỉ ra vai trò và vị trí của tôn giáo
trong phát triển bền vững đất nước, nhất là về lĩnh vực văn hóa, xã hội từ đó đưa
ra các đề xuất đối với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Các công
7


trình về chính sách tôn giáo, chính sách xã hội nói chung hay trong môi trường
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay cũng khá nhiều. Các công
trình này chủ yếu tổng kết về chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều các nghiên cứu dưới dạng sách, bài báo, sách, luận văn, luận án
về chủ đề chính sách tôn giáo trong những năm gần đây đã chứng tỏ sự quan tâm
của giới nghiên cứu đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên nghiên cứu về việc đổi mới
chính sách tôn giáo đặt trong tổng thể phát triển bền vững đất nước hiện nay vẫn
còn thiếu vắng và đòi hỏi phải cập nhật liên tục. Chính vì vậy, để có những quan
điểm, giải pháp thích hợp, đúng đắn và hiệu quả hướng tới việc phát triển bền
vững đất nước,

những nghiên cứu cụ thể về thực tiễn chính sách tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề
Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay làm
đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới

chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam, luận án làm rõ thực
trạng đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong phát triển bền vững hiện
nay, từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp cho việc tiếp tục đổi mới chính
sách tôn giáo trong phát triển bền vững đất nước trong thời gian sắp tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới chính sách tôn giáo
trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ thực trạng đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như những vấn
đề còn tiếp tục đặt ra đối với việc hoàn thiện chính sách tôn giáo đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước trong thời gian tới.
- Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững đất nước thời
8


gian sắp tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng
Luận án nghiên cứu việc đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi
Về nội dung: Vấn đề đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển ở bền
vững ở Việt Nam hiện nay có thể tiếp cận nhiều phương diện khác nhau tuy
nhiên trong luận án này, vấn đề đó được tiếp cận từ góc độ chính trị học. Chính
sách tôn giáo là một phương thức để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và
tôn giáo, hay đó chính là những quy định về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ
của nhà nước với vai trò là chủ thể của quyền lực chính trị và của các tổ chức
tôn giáo với tư cách là các tổ chức xã hội cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững đất nước. Từ đó, luận án tập trung nghiên cứu và phân tích những nội dung

nổi bật, thể hiện sự đổi mới về chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong phát triển
bền vững, như: chính sách về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; chính sách về
công nhận tổ chức tôn giáo và cơ cấu tổ chức, nhân sự của tổ chức tôn giáo;
chính sách về các hoạt động thuần túy tôn giáo cho đến các hoạt động xã hội,
hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo; chính sách về tài sản tôn giáo;
chính sách về quan hệ quốc tế của tôn giáo; về bộ máy quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo.
Về không gian: Luận án nghiên cứu việc đổi mới chính sách tôn giáo ở
Việt Nam.
Về thời gian: Việc đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một quá
trình và luận án tập trung vào khoảng thời gian từ năm 1990 đến hết năm 2018.
Năm 1990 là mốc khởi đầu của quá trình này với sự ra đời của bản Nghị quyết
24/NQ-TW của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trong đó những quan điểm nhìn
nhận của Đảng về tôn giáo, vai trò của tôn giáo cũng như cách ứng xử với tôn
giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại chứa đựng ý nghĩa to lớn, tạo ra sự thay đổi
trong việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam.
9


Cùng với sự đổi mới và phát triển theo hướng bền vững của đất nước, chính
sách tôn giáo tiếp tục được quan tâm, đổi mới và trong khuôn khổ của bản luận
án này, nghiên cứu xin dừng lại ở năm 2018.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về tôn giáo.
Luận án sử dụng cách tiếp cận vấn đề của chính trị học đối với việc đổi
mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Ở đó,
chính sách được coi là công cụ của nhà nước, nó thể hiện ý chí, mong muốn của
chủ thể nắm giữ quyền lực chính trị với đối tượng chịu sự quản lý nhằm điều
chỉnh các hoạt động trong những lĩnh vực xã hội cụ thể. Đối với chính sách tôn

giáo với tư cách là chính sách công của nhà nước, thực tế nó được hoạch định và
thực thi nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo
trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chính trị là ổn định xã hội và phát triển
bền vững đất nước.
Thêm vào đó, vì tôn giáo là một thực thể tồn tại trong xã hội và nó có mối
quan hệ với nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, bởi vậy để làm rõ vấn đề đổi
mới chính sách trong phát triển bền vững đất nước, luận án sử dụng thêm một số
khung tham chiếu từ các ngành khác, chẳng hạn như tôn giáo học, xã hội học về
tôn giáo, văn hóa về tôn giáo, nhân học về tôn giáo...
Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp lôgíc,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh... phù hợp
với yêu cầu từng nội dung cụ thể.
5. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, đóng góp quan trọng nhất của luận án là làm rõ việc đổi mới
chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay với tư cách
là một chính sách công của nhà nước. Việc đổi mới chính sách tôn giáo theo
hướng đó là phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như với xu hướng phát
triển của thế giới trong lĩnh vực tôn giáo khi tiếp cận từ góc độ quyền con người.
Thứ hai, luận án làm rõ vai trò của tôn giáo với tư cách là nguồn lực có
10


tham gia nhất định vào sự nghiệp phát triển đất nước. Từ đó luận án góp thêm
một cái nhìn mới mang tính tổng thể về vị trí, vai trò của tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay, đồng thời đưa ra những quan điểm, giải pháp về chính sách, luật
pháp của Đảng và nhà nước để hướng tới việc phát huy hiệu quả vai trò của
tôn giáo cũng như hạn chế được những mặt tiêu cực mà nó gây ra. Điều này
cũng có hàm ý góp phần xây dựng một chính sách tốt về tôn giáo trong phát
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ hơn vai trò của chính sách tôn giáo trong

phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Bởi tôn giáo là câu chuyện của mỗi
con người mà trong bối cảnh hiện nay con người được xác định là chủ thể của sự
phát triển xã hội nên chính sách tôn giáo có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối
với con người, xã hội mà còn với sự phát triển đất nước và thậm chí còn tác
động tới quốc tế. Từ đó, một chính sách tôn giáo được hoạch định và thực thi tốt
sẽ là một động lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện đất nước, phát huy
được nguồn lực nơi các tôn giáo cho phát triển bền vững đất nước đồng thời
cũng sẽ trở thành một công cụ quan trọng góp phần quản lý tốt xã hội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một số luận cứ khoa học
trong việc nhận thức vai trò và thực tiễn đổi mới chính sác tôn giáo trong phát
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay với tư cách là một chính sách công của nhà
nước. Thêm vào đó, luận án cũng góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học cho
việc đề xuất chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến việc tiếp tục đổi mới
chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc nghiên cứu, giảng dạy về chính sách tôn giáo, đổi mới chính sách tôn
giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận án
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
11


2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới chính sách tôn giáo trong
phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
3. Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam:
thực trạng và vấn đề đặt ra
4. Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong phát

triển bền vững ở Việt Nam

12


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Cơ sở lý luận của đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu
về tôn giáo, trong đó có những công trình mang tính cơ sở lý luận cho nghiên
cứu của đề tài luận án.
Cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (Đặng
Nghiêm Vạn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) bàn về chính sách tôn
giáo và chính sách tự do tôn giáo trong bối cảnh tôn giáo Việt Nam có ít
nhiều biến đổi vào những năm đầu thế kỷ mới. Tuy nhiên trong một công
trình chung với nội dung lớn về tôn giáo, nội dung về chính sách tôn giáo
được đề cập khiêm tốn và chưa thỏa đáng.
Cuốn sách Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo
hội (Đỗ Quang Hưng (cb), NXB Tôn giáo, 2003) tập hợp nhiều bài viết về
mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo nói chung và với các tôn giáo cụ thể
nói riêng, trong đó nhiều bài viết đặt mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo
làm nội dung cốt lõi của chính sách tôn giáo. Từ đó cuốn sách gợi ra những
suy nghĩ mang tính lý luận trong việc nghiên cứu đổi mới chính sách tôn
giáo trong phát triển bền vững đất nước hiện nay.
Cuốn Tôn giáo – Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lữ, NXB Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, 2011) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như sự phát triển
của hệ thống quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là

trong thời kỳ đổi mới. Cách tiếp cận của tác giả là bám sát văn kiện của các
Đại hội Đảng có bình luận và minh họa bằng dữ liệu thực tiễn. Đóng góp
đáng chú ý của cuốn sách này nằm ở chương bốn khi tác giả bàn đến quản lý
nhà nước đối với tôn giáo của nhà nước Việt Nam hiện nay đồng thời gợi ra
vấn đề hiếm khi được trao đổi.
13


Cuốn Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Hồng Dương, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2012) đưa ra những nhận xét của tác giả về quan điểm, đường
lối chính sách tôn giáo có nét riêng là gắn chặt với thực tiễn đời sống tôn
giáo, kể cả việc so sánh với kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở một số
nước, điều đó khiến cho người đọc dễ cảm nhận hơn.
Cuốn “Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay –
Những vấn đề lý luận cơ bản” (Nguyễn Hồng Dương (cb), NXB Văn hóa –
Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội, 2014) đi từ lối tiếp cận lịch đại tác giả
tái hiện tiến trình nhận thức, hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tôn giáo từ 1930 đến nay và việc thực hiện chính sách tôn giáo của
nhà nước từ 1955 đến nay... Đặc biệt, những bài học về tiến trình đổi mới
chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo mà tác giả đề cập trong cuốn
sách là một nguồn tham khảo rất đáng lưu ý.
Cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp (Phạm Xuân
Nam (cb), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) là một trong những nghiên
cứu đầu tiên đề cập đến lý luận và nội dung của chính sách tôn giáo với tính
cách là chính sách công, chính sách xã hội của nhà nước. Tác giả cuốn sách này
coi chính sách tôn giáo là một trong bảy chính sách xã hội và tập trung vào
những kiến nghị về việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước, trong đó có một số ý kiến rất có giá trị tham khảo. Chẳng
hạn, các tác giả cho rằng, tính nguyên tắc trong chính sách tự do tôn giáo tín

ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, hay dự báo về vấn đề cấy đạo Tin Lành ở
vùng người H’mông hay ở Trường Sơn – Tây Nguyên, dù chưa đầy đủ về
luận lý khoa học, nhưng cũng là một dự báo có giá trị khi mà ít năm sau nhà
nước Việt Nam phải giải bài toán Tin Lành Tây Nguyên. Kiến nghị về việc
nhà nước phải quan tâm cả vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, trước hết vì ý
nghĩa xã hội của nó, cũng như về việc giúp đỡ các tôn giáo đào tạo các chức
sắc có học vấn, hiểu giáo lý và chân tu là cần thiết.
Cuốn sách Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam. Lý luận và
14


thực tiễn (Đỗ Quang Hưng, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005) hệ thống lại
những nét chủ yếu về lý luận và thực tiễn trong công tác tôn giáo của Đảng
và Nhà nước từ năm 1920 đến nay. Tuy vậy, công trình này nghiêng về lịch
sử nhận thức của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cùng với những phác họa đầu
tiên về tiến trình chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Theo logic đó, cuốn sách
được viết từ đổi mới về đường lối, quan điểm tôn giáo khi có Nghị quyết số
24 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã xây dựng
một chính sách tôn giáo theo hướng một chính sách công, hay tiến hành song
song hai quá trình vừa xác định mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam (được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng khi Người ký Sắc lệnh số 234 năm 1955) và từng
bước xây dựng hệ thống luật pháp tôn giáo ở Việt Nam. Ba chương nội dung cụ
thể của phần này là: Chương XVI: Chính sách tự do tôn giáo; Chương XVII:
Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các tôn giáo; Chương XVIII: Trên con
đường hoàn thiện luật pháp tôn giáo. Về phương diện quản lý nhà nước cũng
được tác giả lưu tâm, song chính sách tôn giáo chưa phải là đối tượng nghiên cứu
của chủ yếu của tập sách, nhất là những vấn đề lý luận về chính sách thì dường
như còn bỏ ngỏ.
Trong các công trình, bài viết được công bố sau đó người ta thấy
những suy tư tác giả về việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Năm

2009, in trong cuốn Khoa học xã hội Nam Bộ: nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện
tại, nhìn ra khu vực (Bùi Thế Cường (cb), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội,
2009) có hai bài viết liên quan đến đến thực tiễn tôn giáo trong nhà nước thế
tục. Bài Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo – Tiếp cận so sánh: trường
hợp Việt Nam, tác giả nghiên cứu việc công nhận pháp nhân tôn giáo mà
theo tác giả đó là một trong những khâu quan trọng trong việc giải quyết
mối quan hệ Nhà nước – Giáo hội. Bằng phương pháp tôn giáo học so sánh,
tác giả cho thấy các kiểu công nhận tổ chức tôn giáo ở các nước Âu – Mỹ,
Liên Xô, Nhật Bản. Riêng với Việt Nam, tác giả khẳng định ngay từ thời Hồ
Chí Minh chúng ta đã lựa chọn mô hình nhà nước thế tục và theo đó các tôn
giáo được công nhận một cách có chọn lọc song chính sách tôn giáo đó lại
15


tạo ra món nợ về pháp lý đối với các tôn giáo nhóm nhỏ, một nan đề thời
hiện đại mà nhà nước phải giải quyết. Hiện nay vướng mắc chính trong việc
công nhận tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chính là với các tôn giáo mới. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở tính lý luận, còn việc công nhận tổ chức
tôn giáo trong thực tiễn Việt Nam chưa được phân tích cụ thể, chẳng hạn
như từ các bước, yêu cầu để tổ chức tôn giáo được công nhận, cho đến tính
cách pháp lý, các quy định, tính liên thông giữa các văn bản pháp luật đối
với tổ chức tôn giáo khi chúng tham gia các hoạt động dân sự.
Tiếp nối những suy tư đó, trong bài Xây dựng mô hình nhà nước thế
tục trong môi trường đa dạng hóa tôn giáo: cái bất biến và cái khả biến –
trường hợp Việt Nam, tác giả chỉ ra những nguyên tắc bất biến và khả biến
trong việc bổ sung, hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục để đáp ứng những
vấn đề đặt ra trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh mới. Từ đó
tác giả cũng chỉ ra việc thừa nhận các tổ chức tôn giáo là khâu then chốt
trong việc hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục ở nước ta.
Cuốn sách Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền (NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014) là một nghiên cứu tương đối toàn diện
về chính sách tôn giáo ở Việt Nam trên phương diện lý thuyết và đặt trong
tương quan với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Có thể nói đây là
công trình nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chính sách tôn giáo ở Việt
Nam từ trước cho đến nay theo lý thuyết về khoa học chính sách. Một công
trình hiếm hoi đặt chính sách tôn giáo trong nhà nước pháp quyền. Đi từ
những vấn đề lý luận nói chung và kinh nghiệm thế giới về chính sách tôn
giáo và nhà nước pháp quyền thế giới, tác giả chỉ ra bản chất, tính cách xã
hội, mục tiêu... của chính sách tôn giáo. Ở đó, tác giả khẳng định chính sách
tôn giáo trong nhà nước pháp quyền trước hết phải là một chính sách công
và phải là một chính sách xã hội. Tiếp đến tác giả xem xét đời sống tôn giáo
Việt Nam dưới tác động của sự đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt rất đáng suy ngẫm là chương IV, Tôn giáo, chính sách tôn giáo và
nhà nước pháp quyền khi nghiên cứu chính sách tôn giáo trong môi trường
16


nhà nước pháp quyền, tác giả đã đặt chính sách đó trong tổng thể chính sách
xã hội với tính cách là một chính sách công của nhà nước. Trên cơ sở phân
tích tác động của chính sách công tốt với sự phát triển xã hội, tác giả tán
đồng với định hướng trong việc xây dựng chính sách tôn giáo.
Với những dự báo về đời sống tôn giáo, nhất là xu thế tôn giáo xã hội,
tác giả vạch ra những nhu cầu cấp bách, những thách thức với chính sách
tôn giáo trong thời gian tới. Những gợi ý về hoàn thiện mô hình nhà nước
pháp quyền, hoàn thiện luật pháp tôn giáo rất đáng tham khảo. Bên cạnh
những ưu điểm về nội dung, cuốn sách còn gợi ra một hướng nghiên cứu
khác về chính sách tôn giáo, nhất là khi Việt Nam đang xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn sách này, tác giả khẳng định phải
coi chính sách tôn giáo là một chính sách công, chính sách xã hội.
Tiếp nối hướng nghiên cứu trên, cuốn sách Nhà nước, Giáo hội và

Chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Đỗ Quang Hưng, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội, 2014) làm rõ chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chính sách
công, thực chất là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ
chức tôn giáo. Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh đến việc
hoàn thiện luật pháp tôn giáo cũng như cách hiểu mới về công tác quản lý
nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các tập sách này vẫn
ưu tiên các vấn đề lý thuyết, lý luận về chính sách tôn giáo, còn nhiều mảng
vấn đề thực tiễn chính sách tôn giáo Việt Nam như đã nói trên còn chưa
được phân tích chi tiết.
Cuốn sách Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp (Đỗ Quang Hưng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) được xuất bản với lôgic tôn giáo, tín ngưỡng
là một thực tại xã hội, những công dân thuộc về một nhóm tôn giáo đồng thời
cũng là thành viên của xã hội thế tục, luôn có tác động thuận hoặc nghịch đến sự
phát triển, quản lý xã hội và trong thực tiễn đời sống tôn giáo nhiều quốc gia,
nhà nước thế tục nào cũng phải xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo.
Ngoài những cơ sở nêu trên thì việc nhìn nhận vai trò của tôn giáo trong
phát triển bền vững cũng là một trong những vấn đề luận án cần quan tâm. Các
17


nghiên cứu đặt tôn giáo trong mối quan hệ với phát triên bền vững dần được chú
ý thời gian gần đây. Mảng đề tài này thường được quan tâm từ góc độ mối quan
hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược.
Chẳng hạn như Bối cảnh mới của tôn giáo quốc tế và khu vực tác động đến
sự phát triển nhanh và bền vững đất nước trong 10 năm tới (Lê Tâm Đắc
(chủ nhiệm), Báo cáo tổng quan, đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu tôn giáo,
2012). Từ những phân tích tác động của bối cảnh quốc tế, xu hướng tôn giáo
thế giới, khu vực đến đời sống chính trị - xã hội và tôn giáo Việt Nam, trong
đó đáng lưu ý là xu thế đa dạng hóa tôn giáo, sự xuất hiện các tôn giáo mới,
xu hướng cải đạo, đổi đạo... tác giả chỉ ra những vấn đề thách thức mới đặt

ra cho việc hoàn thiện chính sách. Hay như công trình Một số vấn đề cơ bản
về dân tộc – tôn giáo trong phát triển bền vững các tỉnh biên giới Việt Nam
(Lý Hành Sơn (chủ nhiệm), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, Viện
Dân tộc học, Hà Nội, 2012);“Vấn đề tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên” của Viện nghiên cứu Tôn giáo... Từ góc độ phát triên bền vững, đề tài
đánh giá vai trò, ảnh hưởng của tôn giáo trên năm trụ cột chính là kinh tế, văn
hóa, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận,
thực tiễn về ảnh hưởng của tôn giáo trên cả phương diện tích cực và tiêu cực đối
với phát triển ổn định lâu dài ở Tây Nguyên đồng thời đề tài cũng đưa ra các
nhóm giải pháp đối với vấn đề này.
Công trình “Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước”
(Nguyễn Hồng Dương, Báo cáo đề tài cấp Bộ, 2014) tiếp cận vấn đề từ những
đổi mới trong quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đối với
tôn giáo cũng như những tác động từ đường hướng của Vatican đến Công
giáo ở Việt Nam, lấy đó làm cơ sở cho Công giáo tham gia vào phát triển bền
vững đất nước. Công trình đánh giá vai trò của Công giáo trên ba nội dung
chính là chính trị, hội nhập văn hóa, đời sống xã hội để từ đó đưa ra những
vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu vai trò của Công giáo đối với phát triển
bền vững đất nước.
Bài viết “Tôn giáo trong phát triển bền vững: những vấn đề lý luận”
18


(Hoàng Văn Chung, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 08 (176), 2018, tr.3-18) là
một cái nhìn khái quát song đã cho thấy vai trò của tôn giáo trong mối liên hệ
với sự phát triển của xã hội hiện đại. Thông qua hai phương diện tích cực và tiêu
cực, tác giả đưa những nhìn nhận, đánh giá về tác động của tôn giáo đối với phát
triển bền vững hiện nay, trong đó tôn giáo và an ninh được coi là hai lĩnh vực
ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ. Trong bối cảnh đó nổi lên vai trò điều tiết
của nhà nước mà quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo.

1.1.2. Thực trạng đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay
Với bài Công tác tôn giáo hiện nay – một số vấn đề đặt ra từ hệ thống
chính trị ở nước ta, in trong kỷ yếu Hội thảo Tôn giáo và pháp quyền do Ban
Tôn giáo Chính phủ cùng Hội đồng lý luận trung ương và Trường Đại học
KHXH&NV đồng tổ chức năm 2013, tác giả Ngô Hữu Thảo cho rằng công tác
lý luận, cần khai thác và làm sâu sắc hơn nữa những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo; Tạo ra sự
phối hợp đồng bộ trong công tác tôn giáo giữa các yếu tố hợp thành hệ thống
chính trị, hạn chế tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân; Củng cố tổ chức
bộ máy làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị; có chiến lược xây dựng
đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo các cấp; Công tác đối ngoại tôn
giáo ngày càng có vai trò lớn trong việc đảm bảo sự thành công của công tác tôn
giáo; Công tác tôn giáo không thể tách rời công tác dân tộc.
Cuốn Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Nguyễn Thanh
Xuân (cb), NXB Tôn giáo, 2015) tái hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay đặt trong bối cảnh có những biến chuyển từ tình hình đất nước, thế
giới, đời sống tôn giáo. Từ những quan điểm chính sách chung của cả Đảng và
Nhà nước, tác giả nêu ra những chính sách cụ thể đối với các tôn giáo (việc công
nhận các tổ chức tôn giáo; việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức
tôn giáo trực thuộc; hoạt động của các dòng tu, hội đoàn tôn giáo; vấn đề tài sản
tôn giáo; các hoạt động xã hội từ thiện, các hoạt động quốc tế của các tôn
giáo…).
19


Cuốn Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn
giáo (Nguyễn Hồng Dương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015) trình bày
quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo theo các
giai đoạn khác nhau (1930 - 1954; 1954 -1975; 1975 - 1990; 1990 - nay).

Đây là nguồn tham khảo rất hữu ích khi nghiên cứu nhận thức và ứng xử của
Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo. Đặc biệt trong Chương 5 với
nội dung tôn giáo trong thời kỳ mới ở nước ta và những vấn đề đặt ra, tác
giả gợi mở một số vấn đề cần lưu tâm. Đặc biệt là những phân tích về ảnh
hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội trong thời kỳ mới, tác giả coi tôn
giáo là một nguồn lực (nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất) để phát
triển xã hội. Sở dĩ tôn giáo trở thành nguồn lực được là vì hoạt động nhập thế
của các tổ chức tôn giáo hiện nay ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tác giả cũng
đưa ra kiến nghị về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách
của Đảng về công tác tôn giáo. Trong đó đáng lưu ý là ý kiến về việc mở rộng
nhìn nhận vai trò, chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng như việc tạo ra hệ giá
trị xã hội, là nguồn lực trí tuệ... xây dựng đường lối đối ngoại tôn giáo rộng
mở, mở rộng chủ trương xã hội hóa cho các tôn giáo trên các lĩnh vực văn
hóa, y tế, từ thiện xã hội... phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của các tôn giáo.
Cuốn Việt Nam cái nhìn khách quan về những vấn đề thực tiễn
(Nguyễn Hữu Thy, Trier/Cộng hòa Liên bang Đức, 2007) đưa ra những nhìn
nhận, đánh giá về công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam trong tình hình
mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, môi trường... Trong đó, tác giả có
những đánh giá cao về đổi mới chính sách tôn giáo, đặc biệt là chính sách
đối ngoại giữa Việt Nam với Vatican. Tác giả cho rằng nhà nước đã tận
dụng được vận hội mới để phát triển đất nước và trong bối cảnh đó, Công
giáo Việt Nam cũng cần phải thức tỉnh để phát triển mình. Tác giả nhấn
mạnh trước những thách đố lớn của thời đại mới Giáo hội không được phép
hài lòng, dừng lại ở những cách thức tổ chức, thi hành mục vụ và cách sống
đạo, hành đạo như quá khứ nữa... Trong thời đại mới nếu không bắt nhịp
20


được thì Giáo hội sẽ bị lạc lõng, bị mất mát và bị lạc hậu.

Cuốn sách Đa dạng tôn giáo: so sánh Pháp – Việt Nam (Nguyễn Hồng
Dương – P.Hoffman (đồng chủ biên), NXB Văn hóa – Thông tin và Viện
Văn hóa, Hà Nội, 2011) tập hợp những bài viết của nhiều tác giả, trong đó
nhiều bài giá trị về chuyển biến đời sống tôn giáo, về xu hướng “tôn giáo xã
hội” ở Việt Nam. Tương tự, năm 2011 cuốn Đời sống tôn giáo ở Việt Nam
và Trung Quốc (NXB Từ điển Bách khoa, song ngữ) được xuất bản với
nhiều bài viết có giá trị tham khảo.
Trong các năm 2006, 2007, 2012, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cùng Hội
Việt Mỹ, Viện Liên kết toàn cầu tổ chức hội thảo với chủ đề Tôn giáo và
pháp quyền ở Việt Nam và Đông Nam Á với nhiều bài viết của nhiều tác giả
trong và ngoài nước với nhiều khu vực có truyền thống chính trị khác nhau
như Đông Nam Á, Châu Âu, Mỹ. Các hội thảo cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh với nhiều khía cạnh khác nhau về tình hình tôn giáo, chính sách tôn
giáo ở các quốc gia thế tục, cận thế tục. Tiếp nối các hoạt động hợp tác, năm
2010, 2011, 2012, ba cơ quan này tổ chức Tọa đàm bàn tròn về Tin Lành ở
Việt Nam mang đến bức tranh nhiều chiều về tình hình đạo Tin Lành ở Việt
Nam trong sự tương tác với văn hóa, xã hội và chính trị ở nước ta. Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, Công giáo đồng hành cùng dân tộc, Kỷ yếu hội thảo,
HN, 2013.
Cuốn Taylor, P. (ed.) Modernity and Re-enchantment: Religion in Postrevolutionary Vietnam. Singapore: ISEAS Publishing đề cập trực tiếp đến đời
sống tôn giáo của Việt Nam sau cách mạng giải phóng cung cấp thêm những
thông tin tham khảo. Trong đó, cuốn sách thể hiện cái nhìn phương Tây thường
thấy đối với quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả chỉ ra ở
Việt Nam có một nghịch lý khi nhà nước vừa muốn thực hiện đổi mới chính
sách tôn giáo nhưng đồng thời cũng muốn quản lý các tôn giáo. Thực tế trên thế
giới có nhiều kiểu hình nhà nước ứng xử với tôn giáo khác nhau và điều đó tùy
thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa chính trị của mỗi nước. Nhưng dù không
giống nhau nhưng các nhà nước với tư cách là chủ thể nắm giữ quyền lực chính
21



×