Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

VŨ YẾN HÀ

MẠNG LƢỚI XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CỰU SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TỐT NGHIỆP NĂM 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

VŨ YẾN HÀ

MẠNG LƢỚI XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CỰU SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TỐT NGHIỆP NĂM 2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01



Người hướng dẫn khoa học:PGS . TS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội - 2018


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình luận văn thạc sĩ do tôi thực hiện. Các tài liệu,
trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài luận văn tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng và
trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Vũ Yến Hà


Lời cảm ơn
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Tuấn Anh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ và
truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành
tốt khóa học của mình.
Tôi cũng muốn nói lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp trường Đại học
Công đoàn, các cựu sinh viên trường Đại học Công đoàn tốt nghiệp năm 2015. Luận
văn sẽ không thể hoàn thành tốt vấn đề thu thập dữ liệu nếu thiếu sự giúp đỡ nhiệt
tình, đặc biệt là sự cởi mở trong chia sẻ về việc sử dụng mạng lưới xã hội trong quá
trình tìm kiếm việc làm.

Xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh, là động lực to lớn giúp tôi
không ngừng cố gắng học tập để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ Khoa Xã hội học –
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của họ đã
giúp tôi thực hiện quá trình bảo vệ luận văn một cách thuận lợi, tốt đẹp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản
thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
góp ý của các thầy cô để tôi được rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2018
Học viên

Vũ Yến Hà


Danh mục các từ viết tắt
BHLĐ

Bảo hộ lao động

CTXH

Công tác xã hội

KT

Kế toán

QTKD


Quản trị kinh doanh

QTNL

Quản trị nhân lực

TCNH

Tài chính ngân hàng

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

XHH:

Xã hội học


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
MỤC LỤC
Danh mục bảng
Danh mục biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 3

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.............................................. 3
5. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu ............................................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội nói chung:........................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu về tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra
trường.......................................................................................................... 10
1.2. Khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 14
1.2.1. Khái niệm mạng lưới xã hội............................................................. 14
1.2.2. Khái niệm việc làm .......................................................................... 17
1.2.3. Khái niệm quá trình tìm kiếm việc làm ........................................... 19
1.2.4. Khái niệm sinh viên tốt nghiệp ........................................................ 19
1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ................................................. 20
1.3.1. Thuyết lựa chọn duy lý .................................................................... 21


1.3.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội: ............................................................. 22
1.4. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 24
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 26
1.5.1. Phương pháp phân tích tài liệu......................................................... 26
1.5.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến ......................................................... 27
1.5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................ 27
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG
QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG ĐOÀN ......................................................................................... 31
2.1. Thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn 31
2.2. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ trong gia đình,

họ hàng. .......................................................................................................... 45
2.3. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ bạn bè............ 49
2.4. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua thầy cô giới thiệu. .................... 54
2.5. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…).
........................................................................................................................ 58
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 63
CHƢƠNG 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG LƢỚI XÃ HỘI
ĐẾN QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN ................. 64
3.1. Hệ quả của việc sử dụng những mối quan hệ trong gia đình, họ hàng đến
quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên ..................................................... 72
3.2. Hệ quả của việc sử dụng những mối quan hệ bạn bè đến quá trình tìm
kiếm việc làm của sinh viên ........................................................................... 75
3.3. Hệ quả của việc sử dụng những mối quan hệ do thầy cô giới thiệu đến
quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên ..................................................... 78


3.4. Hệ quả của việc sử dụng những mối quan hệ trong tổ chức (CLB, đội
nhóm…) đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên ............................... 81
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 84
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91


Danh mục bảng
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu ......................................................................................... 29
Bảng 2.1 Sự hài lòng đối với công việc hiện tại (N=179) ................................. 42
Bảng 2.2 Tương quan giữa thời gian có được công việc và mạng lưới xã hội sử
dụng (N=76) ....................................................................................................... 46
Bảng 2.3 Tương quan giữa thời gian có được công việc và mạng lưới xã hội sử

dụng (N=44) ....................................................................................................... 51
Bảng 2.4 Tương quan giữa thời gian có được công việc và mạng lưới xã hội sử
dụng (N=43) ....................................................................................................... 57
Bảng 2.5 Số lượng cựu sinh viên tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…)
(N=43) ................................................................................................................ 59
Bảng 2.6 Tương quan giữa thời gian có được công việc và mạng lưới xã hội sử
dụng (N=16) ....................................................................................................... 62
Bảng 3.1 Hệ quả mạng lưới xã hội đem lại trong quá trình tìm kiếm việc
làm(N=189) ........................................................................................................ 65
Bảng 3.2 Sự đồng ý với những nhận định đưa ra .............................................. 70
Bảng 3.3 Sự hài lòng đối với công việc hiện tại khi sử dụng mạng lưới quan hệ
trong gia đình ..................................................................................................... 73
Bảng 3.4 Sự hài lòng đối với công việc hiện tại khi sử dụng mạng lưới quan hệ
bạn bè ................................................................................................................. 75
Bảng 3.5 Sự hài lòng đối với công việc hiện tại khi sử dụng mối quan hệ do
thầy cô giới thiệu ................................................................................................ 78
Bảng 3.6 Sự hài lòng đối với công việc hiện tại khi sử dụng mối quan hệ trong
tổ chức (CLB, đội nhóm…) ............................................................................... 81


Danh mục biểu
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sinh viên hiện nay đang có việc làm. ................................... 32
Biểu đồ 2.2: Thời gian có được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ....... 34
Biểu đồ 2.3 Mức lương bình quân hiện nay (N= 179) ....................................... 35
Biểu đồ 2.4 Sử dụng mạng lưới xã hội nào để có công việc hiện tại (N=179).. 38
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ trong gia đình, họ
hàng .................................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ trong gia đình, họ
hàng theo giới tính.............................................................................................. 48
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ bạn bè ................. 52

Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ bạn bè theo giới tính...... 53
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ thầy cô giới thiệu ...... 55
Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ trong tổ chức
(CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia .......................................................... 61
Biểu đồ 3.1. Khả năng tìm kiếm được công việc hiện tại không sử dụng mạng
lưới xã hội........................................................................................................... 67
Biểu đồ 3.2 Có bắt buộc phải sử dụng mạng lưới xã hội không ........................ 68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề tìm kiếm việc làm hiện nay vẫn đang là một trong những vấn đề
được thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng quan tâm. Trong quý 2 năm
2018, cả nước có hơn 1.06 triệu người trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó có 511.2
nghìn người đang ở trong độ tuổi thanh niên. Qua khảo sát độ tuổi này, chúng ta
thấy được hiện tại nhóm trình độ đại học có 126.9 nghìn người thất nghiệp. [6]
Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế
- xã hội của đất nước, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội. Thất nghiệp là vấn đề phổ biến với hầu hết các quốc gia.
Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Việc sinh viên không có việc
làm, hoặc không tìm đươc việc làm sau khi tốt nghiệp đã gây ra ảnh hưởng nhất
định đến các mặt của kinh tế, xã hội.
Ngoài những nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tìm được việc làm đã
được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra như sinh viên chưa chủ động trong việc tìm
kiếm, hay trình độ của sinh viên khi mới ra trường không đáp ứng được những
yêu cầu của các nhà tuyển dụng, hoặc do các kiến thức sinh viên được đào tạo
trong nhà trường không sát với thực tế; trong những năm gần đây các nhà khoa
học cũng nhận ra thêm một yếu tố cũng có ảnh hưởng đến quá trình tìm việc của
sinh viên sau khi ra trường. Yếu tố đó bao gồm những mạng lưới quan hệ xã hội,
sự tham gia của các cá nhân vào các hoạt động.

Vấn đề về mạng lưới xã hội hiện đang là chủ đề thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động hoặc ảnh
hưởng của mạng lưới xã hội tới những hoạt động của những nhóm dân cư cụ
thể. Tuy nhiên về vấn đề sinh viên vận dụng mạng lưới xã hội trong tìm kiếm
việc làm thì đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Cũng đã có những nghiên cứu chỉ
ra ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với việc tìm kiếm việc làm của sinh viên

1


nhưng cũng chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể những hệ quả mà mạng lưới xã hội
đem lại
Xuất phát từ những lý do trên,tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Mạng
lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học
Công đoàn. (Nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại học Công
đoàn tốt nghiệp năm 2015).”. Trong bối cảnh hiện nay, những yếu tố thực tiễn
có tác động đến mạng lưới xã hội của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra sao? Họ có
tận dụng được những nguồn mạng lưới xã hội đó? Và qua nghiên cứu mạng lưới
xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm rõ mạng
lưới xã hội bao gồm những gì, những hệ quả do mạng lưới xã hội đem tới trong
quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên.
2. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường
Đại học Công đoàn
2.2. Khách thể nghiên cứu:
Các cựu sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy trường Đại học
Công đoàn năm 2015.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Công đoàn.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/ 2016 – 8/ 2017
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc sử
dụng mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm của các sinh viên đại học hệ
chính quy các ngành học khác nhau tốt nghiệp năm 2015, xem xét thực tế họ đã
sử dụng mạng lưới nào để tìm kiếm công việc, cũng như một số hệ quả của việc
sử dụng mạng lưới xã hội tới việc tìm kiếm việc làm của họ.

2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mở rộng sự hiểu biết về thực trạng sử
dụng mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học
Công đoàn sau khi ra trường, và kết quả sinh viên đạt được khi sử dụng các
mạng lưới đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng sử dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm việc làm của
sinh viên trường Đại học Công đoàn sau khi tốt nghiệp.
- Tìm hiểu hệ quả của việc khi sinh viên trường Đại học Công đoàn sử
dụng các mạng lưới xã hội.trong khi tìm kiếm việc làm .
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Mạng lưới xã hội được sử dụng trong quá trình tìm kiếm việc làm của
sinh viên đã tốt nghiệp như thế nào ?
- Việc sử dụng mạng lưới xã hội có giúp cho sinh viên đã tốt nghiệp tìm
kiếm được những công việc phù hợp hay không ?
- Việc sử dụng mạng lưới xã hội đem lại những hệ quả như thế nào đối
với kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn sinh viên đã tốt nghiệp đều sử dụng mạng lưới xã hội để tìm
kiếm được việc làm.
- Việc sử dụng mạng lưới xã hội đã đem lại cho sinh viên tốt nghiệp
những công việc phù hợp.
- Việc sử dụng mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên
mang lại những hệ quả khác nhau đối với quá trình tìm kiếm việc làm.

3


5. Ý nghĩa nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như lý thuyết
về mạng lưới xã hội, lý thuyết sự lựa chọn duy lý, khái niệm mạng lưới xã hội,
khái niệm việc làm, khái niệm tìm kiểm việc làm để tìm hiểu và giải thích
những khía cạnh của mạng lưới xã hội: mạng lưới xã hội bao gồm những yếu tố
gì, nó mang lại hệ quả gì đến vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa khía cạnh liên quan
đến việc sử dụng mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1 – Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu
Chương 2 – Thực tế sử dụng mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm
việc làm của cựu sinh viên trường Đại học Công đoàn

Chương 3– Hệ quả của việc sử dụng mạng lưới xã hội tới quá trình tìm
kiếm việc làm của cựu sinh viên trường Đại học Công đoàn
Công cụ khảo sát của luận văn gồm có bảng hỏi định lượng được trình
bày trong phần Phụ lục.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về mạng lưới xã hội nói chung:
Mạng lưới xã hội hiện nay đang là lĩnh vực nghiên cứu được rất nhiều
người quan tâm ở Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu
về mạng lưới xã hội đã xuất hiện với nhiều chiều hướng nghiên cứu và cách tiếp
cận khác nhau. Trong những nghiên cứu này, có những nghiên cứu thiên về mặt
lý thuyết, trong đó giới thiệu, giải thích những nhân tố cấu thành nên mạng lưới
xã hội; và đưa ra những phương pháp nghiên cứu về mạng lưới các quan hệ xã
hội. Bên cạnh đó, cũng bắt đầu có những nghiên cứu thực nghiệm về việc áp
dụng mạng lưới xã hội vào những lĩnh vực cụ thể trong đời sống và những hiệu
quả đạt được.
Trong những năm 2008 Emmanual Pannier đã nghiên cứu về mạng lưới
xã hội qua :“ Phân tích mạng lưới xã hội, các lý thuyết, khái niệm và phương
pháp nghiên cứu”. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu bàn về khía cạnh lý
thuyết và phương pháp luận của phân tích mạng lưới xã hội bằng cách đặt ra các
câu hỏi để khu biệt phân tích mạng lưới với các phân tích vốn có trong xã hội
học và nhân học[19].
Bài viết “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn
Việt Nam hiện nay”của tác giả Nguyễn Tuấn Anh tại hội thảo Quốc tế “Đóng
góp của khoa học xã hội- nhân văn trong phát triển kinh tế- xã hội” đã đưa ra

lược sử khái niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội của các nhà
khoa học Bourdieu, Coleman và Fukuyama ; chỉ ra bản chất hai mặt của vốn xã
hội cũng như đưa ra những quan điểm cụ thể về việc nghiên cứu vốn xã hội ở
Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập rất cụ thể tới ự cần thiết nghiên cứu
vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam [3].

5


Bài viết “Vốn xã hội, mạng lưới và những phí tổn” của tác giả Hoàng Bá
Thịnh, in trên tạp chí Xã hội học (số 1, 2009) đưa ra những quan niệm về vốn
xã hội trong mạng lưới xã hội của những tác giả khác nhau; chỉ ra cấu trúc và
chức năng của vốn xã hội; đưa ra những phí tổn để duy trì vốn xã hội và mạng
lưới xã hội. Tuy bài viết thể hiện sự nghiên cứu của tác giả về vốn xã hội,
nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua những đóng góp của tác giả về mạng
lưới xã hội trong đó.Vì mạng lưới xã hội là một nhân tố giúp cấu thành nên vốn
xã hội. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra khái niệm về mạng lưới xã hội,
thuyết mạng lưới xã hội, các cấp độ khác nhau của mạng lưới xã hội và ảnh
hưởng của mạng lưới xã hội trong quá trình gây dựng danh tiếng cho con người
[44].
Tác giả tiếp theo là Lê Ngọc Hùng với bài viết “Vốn xã hội, vốn con
người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam” trên Tạp chí
Nghiên cứu con người, Số 4 (37) năm 2008. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra
vốn xã hội từ góc nhìn kinh tế học, quan điểm của Coleman về vốn xã hội,
Quan niệm của Bourdieu về vốn xã hội; đưa ra mô hình tổng hợp về vốn xã hội,
vốn con người và mạng lưới xã hội. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số phát hiện
về vốn xã hội, vốn người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam và chỉ ra một số
những hướng cần tiếp tục nghiên cứu [26].
Bài viết “Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong
nghiên cứu xã hội” của tác giả Lê Minh Tiến đăng trên Tạp chí Khoa học Xã

hội, số 09-2006 đã đưa ra một cách tổng quan về phương pháp phân tích mạng
lưới xã hội; hay nói cụ thể hơn là việc tác giả cố làm sáng tỏ câu hỏi thế nào là
phương pháp phân tích mạng lưới xã hội và đâu là những khác biệt của nó so
với lối phân tích tương quan giữa các "biến số" thường được sử dụng trong các
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm [45].

6


Từ những năm 1998, đã có những nghiên cứu về mạng lưới xã hội. Trong
bài viết “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư” của tác giả Đặng
Nguyên Anh trong tạp chí Xã hội học (số 2, 1998) đưa ra những khái niệm;
nguồn số liệu về thu nhập, điều kiện sống của người di cư, số lượng người dân
di cư trong từng năm, sự trợ giúp của những người xung quanh với người di cư
trong vấn đề tìm kiếm công việc. Tác giả cũng lồng ghép trong đó lý thuyết về
mạng lưới xã hội để làm rõ thêm vấn đề [1,tr17].
Bài báo “Quy mô lõi mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam và
một số yếu tố ảnh hưởng” của tác giả Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc đã
đặt vấn đề về những lý thuyết về xã hội hóa, mạng lưới xã hội, đưa ra quan
điểm về bản chất của mạng lưới quan hệ xã hội. Ở đây, thay vì quan tâm đến
những yếu tố cấu thành mạng lưới xã hội, thì các tác giả lại tập trung đo lường
qui mô của mạng lưới xã hội, đưa ra 3 phương pháp đo lường qui mô mạng lưới
xã hội chính. Và vận dụng những phương pháp đó vào trả lời các câu hỏi: Qui
mô lõi mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam hiện nay như thế nào, hay
nói cách khác, người Việt Nam có bao nhiều người bạn thân? Qui mô lõi mạng
lưới quan hệ xã hội có sự khác biệt như thế nào trong các phân nhóm dân cư
chính và những yếu tố nào ảnh hưởng đến qui mô lõi mạng lưới quan hệ xã hội
của người Việt Nam? [14,tr.31].
Cũng của 2 tác giả trên, trên tạp chí Xã hội học số 1 (129), 2015, bài viết
“Nguyên lý đồng dạng: nghiên cứu khám phá cơ chế định hình mạng lưới xã

hội của người Việt Nam” đã đưa ra những bằng chứng cho thấy quy mô lõi
mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam (thể hiện qua số lượng bạn thân)
khá lớn khi so sánh với một số quốc gia khác như Hàn Quốc hay Hoa Kỳ, và chỉ
ra cơ chế chọn bạn của các chủ thể rất đa dạng. Họ có thể chọn bạn có những
đă ̣c tính gi ống mình , hoă ̣c ch ọn bạn có những đă ̣c tính b ổ khuyết cho mình ,

7


hoă ̣c họ có thể kết hợp cả hai cơ chế này trong việc xây dựng mạng lưới bạn bè
nói riêng, quan hệ xã hội nói chung [42].
Bài viết “Mạng lưới xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn
hiện nay: phác thảo từ kết quả nghiên cứu định tính tại hai xã đồng bằng sông
Hồng” của Nguyễn Đức Chiện, đăng trên tạp chí Xã hội học số 4 (132), 2015
tập trung vào tìm hiểu sự tồn tại các loại hình tổ chức và mạng lưới xã hội ở
nông thôn như gia đình, dòng họ, phường hội … Đồng thời chỉ ra nghiên cứu xã
hội học thực nghiệm gần đây có nhiều nỗ lực trong việc đề cập trực tiếp đến vấn
đề mạng lưới xã hội ở nông thôn. Tác giả chỉ ra các nghiên cứu này quan tâm
đến quan hệ mang tính tình cảm và tương trợ sản xuất trong cộng đồng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chưa khai thác sâu liên kết mạng lưới xã hội trong phát
triển kinh tế của hộ gia đình ở cộng đồng nông thôn. Vì vậy, trong bài viết, tác
giả tập trung tìm hiểu về những loại hình mạng lưới xã hội đang tồn tại ở nông
thôn đồng bằng sông Hồng, và chỉ ra các liên kết mạng lưới xã hội ảnh hưởng
thế nào đối với phát triển kinh tế của các nhóm hộ gia đình trong bối cảnh Việt
Nam đang chuyển đổi và ngày càng hội nhập sâu rộng ra thế giới bên ngoài
[10].
Trong luận án tiến sĩ của mình: “ Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại
học KHXH & NV), tác giả Phạm Huy Cường đã mô tả thực trạng việc làm và
nhận diện thực tế vốn xã hội của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tác

giả tìm hiểu sự vận dụng vốn xã hội trong tìm kiếm tìm kiếm việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của mạng lưới xã hội cũng có
ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và
cuối cùng, tác giả xem xét liệu rằng có tồn tại mối liên hệ giữa mạng lưới xã hội
và các dạng vốn khác trong quá trình các cựu sinh viên tốt nghiệp trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn tìm kiếm việc làm hay không [12].

8


Ở một nghiên cứu sâu hơn về mạng lưới xã hội của tác giả Phạm Huy
Cường đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30, số 4 năm 2014
với tên gọi “Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp” đã
chỉ ra mạng lưới quan hệ xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm
việc làm của mỗi cá nhân. Mạng lưới quan hệ xã hội trước tiên có vai trò lan
truyền các luồng thông tin về việc làm. Các kết quả nghiên cứu xác nhận mối
liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội với các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế
của công việc. Về thu nhập, các công việc có được thông qua các mối quan hệ
xã hội có thu nhập thấp hơn so với các công việc có được thông qua các kênh
chính thức. Tuy nhiên bất lợi này có liên hệ với các mối quan hệ trong gia đình
nhiều hơn. Ở khía cạnh phi kinh tế, tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan
hệ xã hội hướng sinh viên tốt nghiệp tới các công việc thuộc khu vực công, có
sự phù hợp với chuyên môn cao hơn. Tuy nhiên những người tìm kiếm công
việc nhờ vào các mối quan hệ lại gặp bất lợi về chi phí thời gian. Các kết quả
thu được cũng khẳng định và gợi mở rằng khi nghiên cứu về mạng lưới quan hệ
xã hội trong thị trường lao động, cần có những phân tích rất cụ thể đặc điểm của
các mối quan hệ xã hội và đặc điểm cũng như quy mô các nguồn lực mà mạng
lưới quan hệ xã hội tạo cơ hội cho mỗi cá nhân có thể huy động để đạt được
mục đích cá nhân của mình. Chỉ có như vậy các phân tích kết quả nghiên cứu
mới nhận thức được đầy đủ mỗi liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội với quá

trình tìm kiếm và các kết quả tìm kiếm việc làm [11].
Nhìn chung, vấn đề về mạng lưới xã hội đã có nhiều các công trình nghiên
cứu. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về mạng lưới xã hội nói chung.
Những nghiên cứu được tác giả tập trung bàn rất nhiều về những yếu tố liên quan
hay những quan điểm về mạng lưới xã hội của các tác giả khác nhau. Bên cạnh
đó, định hướng giá trị văn hóa của thanh niên, trong các mối quan hệ giao tiếp
trong gia đình, trong xã hội cũng được nói đến. Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả

9


có thể tiếp thu, kế thừa khi xây dựng cơ sở lý luận và quá trình thực tiễn nghiên
cứu để hoàn thiện luận văn của mình.
1.1.2. Những nghiên cứu về tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
Nghiên cứu về việc làm của sinh viên sau khi ra trường là vấn đề quan
tâm của nhiều cơ sở đào tạo, do đó, một số cơ sở đào tạo cũng tiến hành nhiều
nghiên cứu khảo sát về vấn đề này. Từ năm 2002 được sự trợ giúp của Quỹ tài
trợ đổi mới giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dự án điều
tra sinh viên tốt nghiệp cho 10 trường đại học tham gia kiểm định đợt 1 và 20
trường tham gia kiểm định đợt 2… Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một
khái niệm mới “Khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp”, và được đông đảo
các trường đại học hưởng ứng tham gia, tích cực…Nhiều phát hiện quan trọng
về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được nhiều nghiên cứu
của các trường chỉ ra, trong đó có ba nội dung quan trọng: thứ nhất, tỷ lệ sinh
viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm có tỷ lệ tương đối cao, tuy nhiên
nhiều sinh viên chấp nhận làm không đúng với ngành nghề đào tạo, thậm chí là
những công việc giản đơn, thu nhập thấp; thứ hai, có nhiều khó khăn, rào cản
trong quá trình tìm việc làm của sinh viên như việc thiếu các kỹ năng mềm,
tiếng anh, vi tính, sự thiếu chủ động trong quá trình tìm việc làm của sinh viên,
việc thiếu hụt các thông tin tuyển dụng… Thứ ba, mạng lưới xã hội, vốn xã hội

của sinh viên có vai trò quan trọng trọng quá trình tìm kiếm việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
Nghiên cứu “Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên
ngành du lịch trường Đại học Cửu Long” do Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Thị
Tuyết Anh…đăng trên tạp chí Khoa học và xã hội số 8 tháng 3/ 2013, với mục
tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh
viên ngành Kinh doanh Du lịch Trường Đại học Cửu Long. Số liệu nghiên cứu
được thu thập từ 100 sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Du lịch đang làm

10


việc tại các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, cơ quan hành chính nhà nước và 18
đơn vị tuyển dụng các sinh viên này. Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm
định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được
sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số sinh viên sau khi tốt
nghiệp ra trường có việc làm tương đối cao, trên 80%; khả năng thích ứng với
công việc của sinh viên ngành Kinh doanh Du lịch Trường Đại học Cửu Long
được đánh giá là tốt. Mức độ hoàn thành công việc của sinh viên được người sử
dụng lao động đánh giá ở mức tốt cho đến rất tốt. Kết quả nghiên cứu còn cho
thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công việc của sinh viên
ngành Kinh doanh Du lịch là ý chí cầu tiến, kiến thức chuyên môn và kỹ năng
giải quyết vấn đề. Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là nhân tố có ảnh hường
lớn nhất đến khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh
du lịch [33].
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Phượng với đề tài “Khảo sát kết quả việc
làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”
năm 2014 đã cho thấy thực trạng vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra
trường, gần 90% sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
đang làm việc trong ngành giáo dục, sinh viên tốt đa số là yêu nghề giáo viên.

Đa số sinh viên tốt nghiệp chọn yếu tố đặc điểm nhân cách cá nhân khi được hỏi
về lý do chọn công việc, trong đó sở thích, hứng thú và hình dung về nghề giáo
viên do truyền thống gia đình và ảnh hưởng của thầy, cô giáo là các lý do để
chọn việc làm phổ biến. Nghiên cứu này đã cho thấy các đặc điểm nhân cách cá
nhân hình thành từ rất sớm và được củng cố, hoàn thiện cùng với quá trình
trưởng thành của con người, vì thế có thể định hướng nghề nghiệp ngay từ bậc
tiểu học qua tích hợp nội dung trong các môn học. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp
loại giỏi của Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh không làm nghề giáo
viên khá cao, kết quả học tập và lĩnh vực làm việc có mối liên hệ rất chặt chẽ.

11


Từ đó, tác giả đề xuất, Nhà nước và ngành giáo dục và đào tạo cần có chính
sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ riêng đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
để thu hút được nhân tài làm giáo viên. Nếu không thì chất lượng giáo dục phổ
thông sẽ vẫn tiếp tục làm nhức nhối phụ huynh học sinh và cả xã hội. Sinh viên
quê quán ở vùng nông thôn, trong đó có sinh viên cựu sinh viên thuộc dân tộc
thiểu số, sau khi tốt nghiệp có xu hướng di chuyển đến vùng thành thị và ít trở
về quê hương phục vụ cộng đồng. Vì vậy, không nên thực hiện tuyển sinh ưu
tiên để thu hút học sinh dân tộc thiểu số vào trường đại học hàng đầu như Đại
học sư phạm trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh [38].
Nghiên cứu của Huỳnh Lê Uyên Minh - Khoa Sư phạm Toán-Tin,
Trường Đại học Đồng Tháp về “Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh
viên ngành tin học, ứng dụng khóa 2010”, tiến hành năm 2015 chỉ ra tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp sau khi ra trường tìm được việc làm là rất cao, tỷ lệ chưa tìm
được việc là ít và có một bộ phận sinh viên tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
Một bộ phận không nhỏ sinh viên làm việc trái chuyên ngành, các lĩnh vực này
phần lớn là tiếp thị sản phẩm, nhân viên bán hàng ở các cửa hàng thiết bị công
nghệ, và một bộ phận nhỏ làm nhân viên kế toán ở các cửa hàng nhỏ. Một tỷ lệ

không nhỏ sinh viên chấp nhận làm những việc không cần bằng cấp tạm thời để
chờ cơ hội tìm kiếm việc làm khác. Vì thế, có không ít sinh viên đã chọn giải
pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai với hi vọng sẽ kiếm một
công việc tốt hơn. Các việc làm tại địa phương – nơi sinh sống của sinh viên
thuộc lĩnh vực như là giáo dục, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng với mức
lương khiêm tốn (dưới 3 triệu), một số ít phụ trách kỹ thuật cho các cửa hàng
nhỏ lẻ ở địa phương. Việc làm gần nơi đào tạo phần lớn thuộc các lĩnh vực kỹ
thuật viên, lập trình viên, các bạn có mơ ước tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn
muốn học tiếp để nâng cao trình độ, một số sinh viên muốn làm việc gần nơi
học tập nên chấp nhận làm các công việc trái lĩnh vực. Ngoài ra, một bộ phận

12


không nhỏ sinh viên muốn tìm kiếm cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn ở các
thành phố lân cận và thành phố lớn, đối với những nơi thành thị chỉ một số ít
sinh viên tìm được việc làm đúng chuyên ngành, còn lại số đông sinh viên phải
chấp nhận công việc khác để kiếm tiền ở lại thành phố rồi tìm việc ổn định về
sau. Từ đó tác giả đi tới kết luận, giải pháp tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau
khi tốt nghiệp là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi khoa và nhà trường cần tạo nhiều mối
liên kết giữa các doanh nghiệp hoặc với các địa phương để thu thập thông tin về
nhu cầu tuyển dụng. Đồng thời, mỗi sinh viên cần phải có ý thức tự giác chủ
động trong việc học tập nhằm tích lũy các kiến thức chuyên môn và kỹ năng
mềm trong việc tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp [32].
Nghiên cứu “Thực trạng việc làm của ngành Việt Nam học tốt nghiệp tại
Đại học Cần Thơ” của các tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Mai Quốc
Việt, Lý Mỹ Tiên – Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Cần Thơ năm 2014 đăng
trên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ cho thấy, cũng như những ngành
nghề khác, sinh viên ngành Việt Nam học làm việc trong nhiều lĩnh vực thuộc
nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Thời gian sinh viên tìm được việc làm rất

thuận tiện, hầu hết có được việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp và sau khi
nhận bằng tốt nghiệp một khoảng thời gian ngắn. Thông báo của nhà tuyển
dụng và sự giới thiệu của người quen là những kênh thông tin rất hữu ích đối
với sinh viên tìm việc. Mức độ sinh viên sử dụng kiến thức và kỹ năng học
được từ Trường vào công việc chỉ ở mức trung bình. Chức vụ có ảnh hưởng tích
cực đến thu nhập. Thu nhập có tác động đến mức độ yêu nghề và sự hài lòng
đối với ngành nghề. Giao tiếp và đàm phán là những kỹ năng rất cần thiết đối
với sinh viên; các kỹ năng thuyết trình, hoạt náo, tổ chức sự kiện, quản lý, làm
việc nhóm, lãnh đạo thì cần thiết. Một số yếu tố liên quan đến ngành đào tạo
mới chỉ ở mức trung bình và hơi tốt. Một số ít sinh viên chưa có việc làm và

13


nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực của các em. Tính chất công việc,
lương bổng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng[34].
Đề tài thạc sĩ “Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp” của tác giả Bùi
Thị Lan (2009) đã đưa ra thực trạng việc làm của sinh viên sư phạm sau tốt
nghiệp từ đó đề xuất những biện pháp giúp sinh viên sư phạm có cơ hội tìm kiếm
việc làm phù hợp. Đề tài đưa ra các khó khăn của sinh viên gặp phải khi đi tìm
việc chủ yếu là khó khăn về khả năng ngoại ngữ, tin học và khả năng trả lời
phỏng vấn. Hầu hết số người được khảo sát đều cho rằng để có thể làm việc được
không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải cần kiến thức xã hội nói chung
[30].
Nhìn chung, những nghiên cứu về mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc
làm của sinh viên sau khi ra trường được đề cập ở mức độ nhất định. Nhiều vấn
đề liên quan đến mạng lưới xã hội đối với sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Công đoàn nói riêng còn chưa được nghiên cứu. Chính vì thế,
việc nghiên cứu đề tài: “Mạng lưới xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên
sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường Đại học Công

đoàn )” là rất cần thiết.
1.2. Khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Khái niệm mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu những
ngành khoa học nói chung và xã hội học nói riêng tìm hiểu. Chính vì vậy, chúng
ta có những cách tiếp cận, các cách hiểu và nhiều khái niệm khác nhau về mạng
lưới xã hội.
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội
do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư
cách là thành viên trong xã hội [3]

14


Năm 1974, Granovetter công bố công trình “Tìm kiếm việc làm: Nghiên
cứu về các mối quan hệ và sự nghiệp” (Getting a job: A Study of Contacts and
Career), đây là một trong những công trình quan trọng đầu tiên lý giải cách thức
các cá nhân tìm kiếm các công việc thông qua các mối quan hệ xã hội. Ý tưởng
chủ đạo của Granovetter được tóm tắt thành ba luận điểm. Thứ nhất, ông cho
rằng nhiều người tìm được công việc của mình thông qua các quan hệ xã hội
chứ không chỉ thông qua các kênh chính thức. Thứ hai, ý nghĩa của các mạng
lưới xã hội là cho phép những người tìm kiếm việc làm tập hợp được những
thông tin tốt hơn về tính khả dụng của công ăn việc làm cũng như các đặc điểm
của công việc. Thứ ba là giả thuyết rằng các liên kết yếu (weak ties) có thể
mang lại những thông tin hữu ích hơn các liên kết mạnh (strong ties)[4,tr.3]
“Nhiều người đã tham gia vào những tổ chức và mạng lưới xã hội khác
nhau. Chúng ta là bạn bè, là đồng nghiệp. Chúng ta có thể thuộc một tổ chức xã
hội hay nghề nghiệp ngoài nơi làm việc. Trong thời gian rỗi, chúng ta có thể
chơi thể thao với một nhóm riêng biệt nào đó hay một câu lạc bộ, trở thành
thành viên của một nhóm có lợi ích cơ bản khác, như những nhóm chứng

khoán, buôn bán bất động sản, hoặc nhóm tín dụng. Chúng ta cũng có thể thuộc
về một tổ chức chính trị - xã hội. Và trong cuộc sống gia đình, chúng ta là một
phần của gia đình, chúng ta có mối quan hệ láng giềng, v.v. Những mạng lưới
hàng ngày, bao gồm rất nhiều các loại quy chế, khế ước xã hội mà việc định
nghĩa chúng và thực hiện chúng chính là những ý nghĩa mà chúng ta nói về vốn
xã hội”.[44]

15


×