Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

ĐỒNG THỊ XUÂN NHÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội –2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

ĐỒNG THỊ XUÂN NHÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420101.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Ngọc Kiểm



Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình cao học Khoa Sinh học - Trường Đại học KHTN - ĐHQGHN đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô của Bộ môn Sinh thái học đã luôn
nhiệt tình giảng dạy cũng như hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề
tài của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trương Ngọc Kiểm, GS Mai Đình
Yên, GS Phan Kế Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019
Học viên

Đồng Thị Xuân Nhân


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1

Tổng quan về BĐKH ................................................................................. 3

1.1.1

Khái niệm...................................................................................................3

1.1.2

Nguyên nhân ..............................................................................................3

1.1.3

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ............................................................5

1.1.4

Ảnh hưởng của BĐKH đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái ...................6

1.1.5

Tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH ..........................................6

1.2

Tổng quan về thảm thực vật rừng ............................................................ 13


1.2.1

Thảm thực vật chủ yếu ở Việt Nam.........................................................13

1.2.2

Đặc điểm phân bố một số HST rừng điển hình ở Việt Nam ...................16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 24
2.1

Đối tượng và khu vực nghiên cứu ........................................................... 24

2.1.1

Vị trí địa lý ...............................................................................................25

2.1.2

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ....................................................................25

2.1.3

Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................26

2.2

Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 27


2.3

Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 27


2.4

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27

2.4.1

Phương pháp kế thừa, phân tích và tổng hợp ..........................................27

2.4.2

Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến thảm thực vật rừng .....28

2.4.3

Phương pháp điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu ...........................31

2.4.4

Phương pháp đánh giá tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để đề xuất giải pháp

thích ứng với biến đổi khí hậu .......................................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 33
3.1


Đặc điểm thảm thực vật VQG Ba Vì ....................................................... 33

3.1.1

Đặc điểm khu hệ thực vật ........................................................................33

3.1.2

Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên .............................................................36

3.2

Biểu hiện BĐKH tại khu vực nghiên cứu ................................................ 39

3.2.1

Nhiệt độ: ..................................................................................................39

3.2.2

Lượng mưa: .............................................................................................40

3.2.3

Các yếu tố cực đoan .................................................................................41

3.2.4

Xu hướng biến đổi của điều kiện khí hậu tại VQG Ba Vì .......................42


3.3

Đánh giá tác động của BĐKH ................................................................. 44

3.3.1

Tác động của BĐKH lên các kiểu thảm thực vật rừng ............................44

3.3.2

Tác động của BĐKH lên một số loài điển hình tại VQG Ba Vì .............47

3.3.3

Đánh giá tác động của BĐKH lên thảm thực vật rừng khu vực VQG Ba

Vì thông qua tác động đến 5 loài điển hình ...................................................................58
3.3.4

Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH ..................................................61

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 71


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Một số khía cạnh được dự đoán về BĐKH và những tác động mà chúng
có thể có trên các loài ....................................................................................................30

Bảng 2 Thành phần các loài thực vật có mạch ở VQG Ba Vì ..............................33
Bảng 3 Nhiệt độ trung bình của tháng I, VII, Năm các thập kỷ tại VQG Ba Vì ......39
Bảng 4 Lượng mưa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mưa, mưa năm
(mm) ..............................................................................................................................41
Bảng 5 Mức độ thay đổi trung bình (%) nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa
năm so với giai đoạn thời kỳ cơ sở ................................................................................43
Bảng 6 Bảng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến loài Bách Xanh .....................50
Bảng 7 Bảng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến loài Thông tre .......................52
Bảng 8 Bảng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến loài Sam bông .......................53
Bảng 9 Bảng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến loài Sến mật ..........................55
Bảng 10 Bảng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến loài Phỉ ba mũi ....................57
Bảng 11 Tổng hợp đánh giá tác động của BĐKH dựa trên loài ...........................58


DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Bản đồ hành chính VQG Ba Vì ................................................................24
Hình 2 Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp ................................40


DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

HST

Hệ sinh thái


IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IUCN
VQG

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
Vườn quốc gia


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và các nhà
khoa học trên thế giới đã công bố hàng loạt báo cáo kết quả nghiên cứu về việc nhiệt
độ không khí bề mặt Trái đất đang nóng dần lên. Cùng với sức ép tăng dân số, công
nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hoạt động phát triển kinh tế với nhịp độ
ngày một cao trong nhiều lĩnh vực đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính
(N2O, CH4, H2S và nhất là CO2), làm thay đổi khí tượng khí hậu và ảnh hưởng lớn tới
các hệ sinh thái (HST) tự nhiên và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá
để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ các chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường sống: điều hoà khí hậu, đảm bảo chu trình ôxy và các
nguyên tố cơ bản trên Trái Đất, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai, bảo tồn
nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước...
Do vị trí địa lý ba mặt giáp biển, Việt Nam là quốc gia rất dễ bị tổn thương
trước những tác động của biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu lẫn diện tích đất

canh tác sẽ bị thu hẹp khi mực nước biển dâng. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các
HST nói chung và HST rừng nói riêng có nhiều thay đổi mạnh mẽ như: thay đổi số
lượng và thành phần loài, sự phân bố của các loài nhạy cảm ở Việt Nam, v.v.. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về sự biến đổi của các HST tự nhiên dưới tác động
của BĐKH thường tập trung vào các HST ven biển, đặc biệt là HST rừng ngập mặn.
Trong khi đó, sáu kiểu HST rừng trên núi cao là: HST rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới, HST rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, HST rừng lá kim tự nhiên, HST
rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng khộp, HST rừng tre nứa chưa
được chú ý, quan tâm đúng mức hoặc chưa có nhiều nghiên cứu mới để có được cái
nhìn toàn cảnh về tác động của biến đổi khí hậu đến HST rừng tại Việt Nam.

1


Từ những luận điểm trên, đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
thảm thực vật rừng tại vườn quốc gia Ba Vì, Thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm
mục tiêu:
- Ghi nhận và phân tích những biểu hiện của BĐKH tại khu vực Ba Vì - là dãy
núi cao nhất tại Hà Nội, nơi còn lưu giữ một số HST rừng tự nhiên quan trọng.
- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến thảm thực vật tại VQG Ba Vì, TP Hà Nội
thông qua tác động đến một số loài điển hình.
- Bước đầu đề xuất một số phương án giảm thiểu nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững HST rừng tại VQG Ba Vì.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về BĐKH
1.1.1 Khái niệm

Biểu hiện của BĐKH là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đã và đang tác
động đến mọi lĩnh vực trên toàn thế giới bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
kinh tế-xã hội; Những ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết cực đoan gây ra những thiệt hại
từ nhỏ đến lớn ở khắp nơi trên thế giới. Những tác động có thể mang tính tiềm tàng
hoặc mạnh mẽ trực tiếp của BĐKH đều mang đến những thiệt hại cho hiện tại và
tương lai trong quá trình phát triển của loài người. Và đây cũng chính là thách thức lớn
cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thể được nhận biết qua sự biến đổi về giá trị trung bình và sự biến động các thuộc tính
của nó, được duy trì trong thời gian dài, có thể là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH
có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường
xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo
của khí quyển. [47]
1.1.2 Nguyên nhân
BĐKH có thể xảy ra qua các quá trình tự nhiên hoặc cũng có thể do tác động
của con người. Trong lịch sự biến đổi trên Trái Đất đã từng diễn ra nhiều lần tình trạng
BĐKH với các mức độ khác nhau cùng với các nguyên nhân chủ yếu là do tự nhiên
thông qua các hoạt động về địa chất hay các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi điều kiện
ổn định trên Trái Đất. Tuy nhiên, quá trình BĐKH hiện nay được xét đến là do chính
tác động của con người. [7]
Nguyên nhân của BĐKH chủ yếu được cho là do công nghiệp hóa, khi con
người bắt đầu sử dụng càng ngày càng nhiều năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch như
than đá, dầu mỏ, qua đó thải vào khí quyển một lượng lớn khí nhà kính.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi
băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan
3


băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180
-200 ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp

(280 ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số
300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền
công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua [20].
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí CH4, N2O cũng tăng lần lượt từ 715
ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319
ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí CFCs vừa là khí nhà kính với tiềm năng
làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình
lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm
lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển [19].
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu
thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đóng góp gần một nửa (46%) vào sự phát thải khí
nhà kính, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%,
các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt
động khác [19].
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất đưa ra quan điểm rằng
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực như năng
lượng, công nghiệp năng, giao thông, nông – lâm nghiệp đã làm tăng nồng độ khí nhà
kính gây hiệu ứng nhà kính như N2O, CH4, H2S và CO2, v.v. trong khí quyển, làm thay
đổi nhiệt độ Trái Đất, biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu
[46].
Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân chủ yếu của BĐKH là do sự gia tăng hoạt
động tạo ra khí nhà kính và khai thác quá mức bề mặt hấp thụ khí nhà kính như sinh
khối, rừng và các HST khác. Do đó, các Quốc gia đã ký kết nghị định thư Kyoto về
hạn chế và ổn định khí nhà kính (United Nations Environment Programme ngày
11/12/1997), theo đó, các Quốc gia cam kết cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm
1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này
là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxit,

4



methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong
khoảng thời gian 2008-2021. Trong đó:
- Khí CO2 phát sinh thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than,
dầu mỏ hoặc từ các hoạt động công nghiệp;
-Khí N2O phát sinh từ phân bón và các hoạt động công nghiệp;
-Khí CH4 phát sinh từ những khu tập kết rác thải, hoặc từ hoạt động khai thác
than đá, dầu mỏ, khí đốt;
-Khí HCFs là khí có tiềm năng tác động lớn đến sự nóng lên toàn cầu do nó có
khả năng phá hủy mạnh mẽ tầng ozon, đây là loại khí do con người sản xuất khi ngành
công nghiệp làm lạnh và hóa mỹ phẩm phát triển;
-Khí PFCs phát sinh từ quá trình sản xuất nhôm;
-Khí SF6 phát sinh khi sản xuất vật liệu cách điện và sản xuất magie [7].
1.1.3 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biểu hiện của BĐKH rất phức tạp, bao gồm các dấu hiệu chính sau:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển theo hướng có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. Các khí nhà kính tăng: CO2,
NOx, CH4, CFC, v.v nhất là CO2.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các HST và
hoạt động của con người.
- Lượng mưa tăng hoặc giảm, lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, băng giá và cực đoan
về thời tiết diễn ra thường xuyên và bất thường.
- Xói mòn, trầm tích tăng, sử dụng đất đai và quan hệ của đất đai thay đổi.

5



- Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển [36].
1.1.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái
Ở phạm vi thế giới, dưới sự chủ trì của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học,
nhiều Hội thảo khoa học thế giới đã thảo luận, phân tích các tác động của BĐKH đến
ĐDSH và HST. Ở phạm vi trong nước, dưới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và Môi trường, và đặc
biệt là có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều Hội thảo khoa học cũng đã được tổ
chức với chủ đề này. Có thể nêu các nhận định chính sau đây:
- BĐKH sẽ gia tăng sức ép mạnh lên HST và ĐDSH nếu như các HST này bị các
sức ép khác như: chia cắt các nơi ở, mất hoặc chuyển đổi nơi ở, khai thác quá mức, các
loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường v.v.
-

BĐKH và nồng độ CO2 trong không khí đã được xác nhận rõ tác động của

chúng lên các HST tự nhiên và các loài. Một số loài và HST đã chứng tỏ có một số khả
năng thích nghi tự nhiên, nhưng nhiều loài khác thì chứng tỏ chúng bị tác động âm
tính.
-

Tổ chức IPCC (AR4) đã cho biết có khoảng 10% số các loài bị tuyệt chủng ở

mức rủi ro cao, mỗi khi nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng 1,5oC. Hậu quả này chỉ
có giá trị khi mức tăng nhiệt độ ở dưới mức 5oC.
BĐKH như hiện nay, nếu cứ tiếp tục thì tác động nguy hại sẽ gia tăng và không
đảo ngược đối với nhiều HST và các dịch vụ của chúng và do đó sẽ kéo theo tác động
âm tính lên các khía cạnh văn hóa, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ về

mức độ biến đổi cũng như tốc độ biến đổi của BĐKH và ngưỡng thích ứng của các
HST. [37]
1.1.5 Tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH
Nghiên cứu về BĐKH có nhiều phương pháp và cách thức thực hiện khác nhau
để chứng minh về mức độ BĐKH nhất định trên các HST. Chủ yếu tập trung vào mối
tương quan của điều kiện khí hậu thay đổi với những biến động trong hệ sinh thái,
quần thể hoặc đến từng cá thể trong một nhóm loài với mức độ biến đổi nhất định.
6


Các nghiên cứu đều phải thông qua các số liệu được ghi lại qua nhiều năm về
các BĐKH và sinh vật học. Để hiểu được khí hậu hiện tại và dự đoán sự thay đổi khí
hậu trong tương lai, cần phải có cả lý thuyết và quan sát thực nghiệm. Bất kỳ nghiên
cứu về biến đổi khí hậu nào cũng liên quan đến việc xây dựng chuỗi thời gian của dữ
liệu khí hậu. Để dữ liệu khí hậu thay đổi theo thời gian cung cấp sự định lượng hoặc
định tính của biến đổi khí hậu. Các loại dữ liệu khí hậu bao gồm nhiệt độ, lượng
mưa, gió, độ ẩm, bốc hơi, áp suất và bức xạ mặt trời. [53]
Đối với HST rừng, nghiên cứu sinh lý thực vật có vai trò rất quan trọng để nhận
biết những thay đổi khí hậu. Cây cối và rừng cũng có thể được sử dụng làm kho lưu
trữ các sự kiện trong quá khứ. BĐKH sẽ ảnh hưởng mạnh đến tài nguyên nước, cộng
đồng thực vật và động vật hoang dã ở các vùng khô cằn và bán khô cằn. Nước, môi
trường độ ẩm và nhiệt độ là yếu tố chính của tăng trưởng thực vật. Phần lớn các hệ
sinh thái rừng và thực vật trên trái đất được hình thành theo hai yếu tố chính này. Khi
lượng nước và độ ẩm cần thiết cũng cấp đủ và nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của
thực vật thì quần thể thực vật sẽ tăng trưởng và các hệ sinh thái rừng sẽ phát
triển. Trên thực tế, thực vật là các chỉ số khí hậu quan trọng. Thực vật, đặc biệt nhạy
cảm với những thay đổi môi trường. Biến đổi khí hậu và môi trường ảnh hưởng đến hệ
sinh thái tự nhiên cũng như rừng trồng. Điều tra về số lượng và chất lượng của sự phát
triển cây có thể giúp đánh giá điều kiện khí hậu trong quá khứ. [51]
1.1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tác động của BĐKH do con người gây ra trên hệ thống sinh học được ghi nhận,
phân tích thông qua lý thuyết khoa học, mô hình hóa, thí nghiệm và quan sát. Điều đó
giúp chúng ta có thể theo dõi phản ứng của sinh quyển đối với biến đổi khí hậu. Hiểu
được mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái và tương tác của
chúng với các tác nhân khác là một yêu cầu quan trọng để đưa ra chính sách về biến
đổi khí hậu và đưa ra quản lý thích nghi. [41]
Các phương pháp nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH
Như bài báo công bố bởi IUCN năm 2008, về sự mẫn cảm của loài đối với tác
động của BĐKH, nghiên cứu chỉ ra rằng những đánh giá về sự tuyệt chủng của loài
trong điều kiện BĐKH dựa trên nghiên cứu trường hợp độc lập hoặc mô hình phân bố
7


của loài. Nhưng những phương pháp này thường phụ thuộc vào quy mô và các giả
thuyết có thể không chính xác, và thường không xác định sự khác biệt sinh học giữa
các loài, từ đó thì thông tin có ý nghĩa bị hạn chế. Vì vậy IUCN đã và đang phát triển
các công cụ đánh giá xác định tác động tiềm tàng của BĐKH đối với loài. Phương
pháp này có hiệu quả trong việc xác định sự sụt giảm phạm vi hoặc quy mô quần thể
loài. Ngoài ra còn có thể đánh giá loài có nguy cơ cao dưới tác động của BĐKH.
Phương pháp này dựa trên sự phản ứng khác nhau của mỗi loài. Tính nhạy cảm với
BĐKH phụ thuộc vào sự đa dạng các đặc điểm sinh học, bao gồm lịch sử sống, hành
vi, sinh lý học và đặc điểm di truyền. Loài có tính mẫn cảm lớn với tác động của
BĐKH mà tiếp xúc với thay đổi lớn thì sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất.
IUCN đã đánh giá các loài dễ bị tổn thương và so sánh với đánh giá trong sách đỏ.
Dựa trên nghiên cứu cho chim (9.856 loài), động vật lưỡng cư (6.222 loài) và san hô
nước ấm (799 loài), kết quả cho thấy 70-80% chim, lưỡng cư và san hô đã bị đe dọa và
cũng “dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu”. Khi tiếp xúc với những thay đổi khí
hậu lớn, những loài này cũng ít có khả năng phục hồi hơn, phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng lớn nhất. Trong số các loài không được coi là bị đe dọa, 28-71% là “nhạy
cảm với biến đổi khí hậu”. Từ đó xác định các nhóm phân loại và khu vực địa lý có sự

tập trung lớn nhất của các loài trên và khuyến cáo rằng chúng được ưu tiên bảo tồn cao
[48].
Trong bài báo về đánh giá tính dễ bị tổn thương của loài đối với biến đổi khí
hậu, dựa trên 97 nghiên cứu được công bố giữa năm 1996 đến 2004 để lập ra mô hình
tính dễ tổn thương thông qua các cách tiệm cần về mối tương quan, cơ chế, dựa trên
các đặc điểm và cách tiếp cận kết hợp. Trong đó, mô hình tương quan liên quan đến sự
phân bố địa lý của loài với điều kiện khí hậu hiện tại, dữ liệu được sử dụng để suy ra
các khu vực có khí hậu tiềm năng cho loài trong tương lai. Mô hình cơ chế yêu cầu về
taxon và thực địa để đáp ứng các dữ liệu về số lượng, khả năng sinh lý, và các thông
tin khác để đưa ra mô hình cân bằng năng lượng trong việc đối phó với BĐKH.
Phương pháp đánh giá dựa trên đặc điểm sinh học thường sử dụng độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng kết hợp với mức độ tiếp xúc với BĐKH để đưa ra chỉ số tổn thương.
Phương pháp kết hợp mới là phương pháp có tính ứng dụng cao và phù hợp với nhiều
loài trên Thế giới. Tuy nhiên sự khó khăn trong việc xác thực thông tin cũng là một sự
trở ngại lớn trong việc đánh giá sử dụng các phương pháp trên [58].
8


Theo Glob Chang Biol năm 2011, bài báo về phương pháp định lượng trong
sinh thái học biến đổi khí hậu chỉ ra rằng, các phương pháp thống kê thích hợp là quan
trọng trong việc đảm bảo cơ sở dữ liệu cho các suy luận trong điều kiện BĐKH. Trong
nghiên cứu chủ yếu quan sát những phản ứng với biến đổi khí hậu của HST biển, trong
đó xem xét mối tương quan theo thời gian, tính không đồng nhất về không gian và ghi
nhận tỷ lệ thay đổi. Từ đó đưa ra đề xuất về các phương pháp thống kê đáng tin cậy
xem xét những hạn chế của dữ liệu có sẵn và nêu bật những nghiên cứu riêng lẻ, khi
mà phân tích trở nên đáng tin cậy. Áp dụng các phương pháp thống kê có thể bảo vệ sẽ
cung cấp một nền tảng vững chắc hơn cho sinh thái biến đổi khí hậu, cải thiện năng
lượng dự báo và phân phối tốc độ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các
nhà quản lý. Tổng quan cho thấy số lượng nghiên cứu nhanh chóng với dữ liệu chuỗi
thời gian được công bố trong biến đổi khí hậu theo thời gian, phù hợp với sự gia tăng

tổng thể trong các nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu được công bố theo thời gian.
Tỷ lệ nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê để kiểm tra mối quan hệ giữa biến đổi khí
hậu và sinh thái đã tăng lên gấp đôi kể từ trước năm 2000. Xu hướng sử dụng số liệu
thống kê và báo cáo cho thấy các nhà sinh thái học biến đổi khí hậu dần dần tăng
cường sử dụng các phương pháp thống kê đáng tin cậy hơn. Về yêu cầu dữ liệu, những
suy luận mạnh nhất về tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi dữ liệu quan sát bao gồm
các khoảng thời gian dài và quy mô không gian lớn. Tuy nhiên, các hạn chế về tài
chính trong phạm vi thu thập dữ liệu đã hạn chế độ dài của chuỗi thời gian và phạm vi
không gian của chúng. Kết quả đưa ra để xuất khi lập kế hoạch và tiến hành các phân
tích trong sinh thái biến đổi khí hậu: Xem xét cách phân giải không gian và thời gian
của dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của suy luận về các trình điều khiển thay đổi;
Xây dựng các giả thuyết thay thế cho các mối quan hệ nhân quả giữa các biến sinh thái
và khí hậu; Xác định biến phản ứng; Xây dựng các quy trình là mô hình thống kê hoặc
một loạt mô hình; Tương quan thời gian và không gian nên được xem xét trong phân
tích nếu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc không gian; số liệu tóm tắt tỷ lệ thay đổi
cho tất cả các loài được nghiên cứu nên được báo cáo.[41]
Theo Bruno Locatelli et al., các phương pháp và công cụ để đánh giá tính dễ bị
tổn thương của rừng và con người đối với biến đổi khí hậu đã đưa ra tổng quan về các
phương pháp và công cụ phù hợp để đánh giá tính dễ bị tổn thương của rừng, các dịch
vụ hệ sinh thái rừng và người hoặc phụ thuộc vào rừng đối với biến đổi khí hậu. Các
9


phương pháp và công cụ chung có thể được áp dụng cho hệ thống đa dạng để phân tích
tương tác dễ bị tổn thương với thành phần liên quan và xây dựng mô hình thực nghiệm
từ các quan sát. Các chỉ số, hệ thống bất định và phân tích độ không chắc chắn có thể
được áp dụng cho các mục đích khác nhau. Nhiều mô hình hệ sinh thái có thể được sử
dụng để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với rừng. Một số mô hình bị hạn
chế đối với các quy trình hệ sinh thái cụ thể. Các mô hình sinh khí hậu đơn giản có thể
đại diện cho sự phân bố của các hệ sinh thái và giúp đánh giá tính dễ bị tổn thương của

hệ sinh thái đối với biến đổi khí hậu. Các mô hình hệ sinh thái đơn giản khác đối phó
với các động lực cộng đồng và cảnh quan, với sự nhấn mạnh vào sự tương tác giữa các
loài hoặc các bản vá của các hệ sinh thái. Các mô hình hệ sinh thái đơn giản khác hoạt
động trên các chu trình sinh hóa trong các hệ sinh thái. Mô hình hệ sinh thái tích hợp,
tĩnh hoặc động, xem xét nhiều quá trình hệ sinh thái và thường phức tạp. [40]
Những kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái rừng
Blasco. F (1975) nghiên cứu về khí hậu và vi khí hậu rừng có nhận xét về rừng
ngập mặt, đây là loại rừng có vai trò trong việc chống lại tác động của BĐKH, các
quần xã rừng ngập mặn giúp giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt cùng với đó lòa
giảm thiểu khí nhà kính, cân bằng khí quyển. [39]
Snedaker. Samuel. C (1995) với nghiên cứu “Kịch bản và giả thuyết: Rừng
ngập mặn với BĐKH ở Florida và khu vực Caribe” đã đưa ra các kịch bản và 07 giả
thuyết khái quát về phản ứng của HST rừng ngập mặn với BĐKH mà trong đó có tác
động của mực nước biển dâng. [60]
Lasco.R.D and nnk (2008) với các nghiên cứu thuộc chương trình Hodridge
Life Zone đã thực hiện đánh giá mức độ tổn thương và thích ứng với BĐKH trong lĩnh
vực lâm nghiệp (HST rừng) tại Philipine. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trước ảnh
hưởng của BĐKH, kiểu rừng khô sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất, thậm chí sẽ
biến mất trong điều kiện lượng mưa tăng lên 50%. Dựa trên đánh giá của phần mềm
Hodridge Life Zone trên 3 yếu tố sinh thái, các kịch bản về sự biến động về rừng được
đưa ra nếu thay đổi các tham số dự báo. Tuy nhiên, các kịch bản khí hậu đó nếu xảy ra
cũng sẽ có những tác động tích cực nhất định đến các kiểu rừng ngập mặn hay rừng
mưa. [56]

10


Kliejunas. J.T, (2011) trong nghiên cứu về đánh giá rủi ro về BDKH, tác động
của loài gây bệnh đối với HST rừng tự nhiên tại miền Tây Hoa Kỳ và Canada cho rằng
nhiệt độ trái đất đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua làm giảm số lượng cây con,

đồng thời tạo môi trường thích hợp cho các loại bệnh trên các loài thực vật phát triển
mạnh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra sự xuất hiện của một số loại bênh mới.
[54]
Wang.X.Y(2013) trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH với HST rừng tự
nhiên tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc, nhận định rằng, nhiệt độ trái đất tăng lên, sự
thay đổi về lượng mưa làm suy giảm số lượng loài thực vật lá kim tại các khu rừng ở
Hắc Long Giang, giáp biên giới với Liên Bang Nga. Các yếu tố khí hậu thay đổi khiến
cho vùng phân bố của các loài thực vật thay đổi, cộng thêm sự xuất hiện của các loài
ngoại lai đang đe dọa sinh tồn của các loài thực vật đặc hữu của khu vực này. [62]
1.1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là
bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. [6]
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính
phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về
BĐKH và Nghị định thư Kyoto vào ngày 03/12/1998. [5]
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã hoàn thành việc xây dựng Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt
Nam năm 2009 để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương trong đánh giá
tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, khu vực kèm theo mức độ chi tiết của các kịch
bản chỉ giới hạn trong 7 vùng khí hậu và dải ven biển của Việt Nam.
Dựa trên mục tiêu được ưu tiên của Chiến lược quốc gia và BĐKH năm 2011,
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng Kịch bản BĐKH và nước biển dâng
đến phiên bản năm 2016 nhằm cập nhập những thông tin mới nhất và diễn biến, xu thế
11



biến đổi của khí hậu và nước biển dâng trong thời gian qua và kịch bản BĐKH, nước
biển dâng trong thế kỷ 21 tại Việt Nam. [8]
Với mục tiêu nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong từng
giai đoạn cụ thể, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, đã có nhiều hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng được các cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân triển khai [8].
Trong đó, có một số nghiên cứu tiêu biểu về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới các
HST rừng như sau:
Theo Phan Mạnh Cường và Phạm Minh Thoa, trong báo cáo về tác động của
BĐKH tới tài nguyên rừng của Việt Nam, BĐKH gây ra các tác động trực tiếp và gián
tiếp đối với hệ sinh thái rừng. Đối với tác động trực tiếp, nhiệt độ và lượng bốc hơi
tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra hạn hán, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng và
sản lượng rừng, đặc biệt là rừng trồng; làm tăng tần suất và cường độ của bão, lũ gây
ra phá hoại HST rừng; là thay đổi và dịch chuyển vị trí, phân bố, thay đổi cấu trúc và
tổ thành loài của các HST rừng. Giảm diện tích rừng á nhiệt đới, xuất hiện các loại
ngoại lai, tạo điều kiện sâu bệnh hại rừng phát triển; gây ra nguy cơ tuyệt chủng của
hàng triệu loài thực vật rừng trên thế giới vào năm 2050, làm giảm đa dạng sinh học.
Tác động gián tiếp trong đó có đe dọa sinh kế của nhiều tỷ người chủ yếu sống dựa
vào sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản; sức ép lên rừng ngày càng tăng, gia
tăng mất rừng và suy thoái rừng do việc mở rộng đất canh tác nông nghiệp và tăng
cường khai thác gỗ và các lâm sản khác. Đây là kết quả do Mực nước biển dâng làm
tăng tần suất và cường độ bão lụt, mất đất sx nông nghiệp; Hạn hán và các hiện tượng
khí hậu cực hạn khác làm giảm năng suất đất và cây trồng thất thu; Tăng sâu bệnh hại
cây trồng và vật nuôi. [12]
Theo đề tài Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng trên
núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà và đề xuất giải pháp thích ứng của Hoàng Văn
Thập, nghiên cứu dựa trên đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng, dự báo các diễn biến
thời tiết tại Cát Bà theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nhóm nghiên cứu tập trung phân
tích tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng tại khu vực này. Theo đó, 3
yếu tố được đề cập đến trong báo cáo của đề tài, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái
rừng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà gồm: nhiệt độ, lượng mưa và bão. Báo

cáo chỉ ra rằng, sự tăng - giảm của nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng, phát
12


triển cũng như chất lượng hệ sinh thái rừng. Sự gia tăng của cường độ và tần suất bão
khiến nhiều loài động, thực vật trong hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng về nguồn thức ăn
và nơi cư trú; số lượng động, thực vật quý hiếm giảm; gia tăng nguy cơ tuyệt chủng;
ranh giới giữa các vùng tiểu khí hậu với nền nhiệt độ thay đổi, ảnh hưởng đến sinh
khối rừng. Ngoài ra, khi lượng mưa cao sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của thực vật,
gia tăng độ che phủ và ngược lại. [23]
1.2 Tổng quan về thảm thực vật rừng
1.2.1 Thảm thực vật chủ yếu ở Việt Nam
Thái Văn Trừng (1978, 1999) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần
thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo đó, trong một môi trường
sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định.
Trong đó phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật có trên
đất lâm nghiệp như sau [26]:
Các kiểu rừng, rừng kín vùng thấp:
I. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới
II. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới
III. Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới
IV. Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới
Các kiểu rừng thưa:
V. Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới
VI. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới
VII. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp
Các kiểu trảng truông:
VIII. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới
IX. Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới
Các kiểu rừng kín vùng cao:

X. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
13


XI. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
XII. Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm núi vừa
Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
XIII. Kiểu quần hệ khô vùng cao
XIV. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao
Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào
tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân
tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu
thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác
nhau. [25]
Năm 1970, Trần Ngũ Phương cũng đề xuất bảng phân loại rừng miền bắc Việt
Nam. Trong đó bao gồm 3 đai rừng:
A. Đai rừng nhiệt đới mưa mùa:
1. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn
2. Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh
3. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
4. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thung lũng
5. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi 7
B. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa:
1. Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh
2. Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi
3. Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất
C. Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao
Đai này có 3 loại hình: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia
lanceolata), Đỗ quyên (Rhododendron simsii). [21]
Theo thang phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật nước ta có 4 lớp

quần hệ, trong đó có 2 lớp quần hệ có liên quan đến rừng là: rừng rậm và rừng thưa.
14


Mỗi lớp quần hệ lại chia thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành các nhóm
quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ lại được chia thành các phân
quần hệ và dưới đó là quần hợp [17]. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại như trên, thảm
thực vật rừng Việt Nam được phân loại như sau:
I. Lớp quần hệ 1: Rừng rậm
Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ chính là: rừng thường xanh, rừng
rụng lá và rừng khô.
1. Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới:
a) Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh
b) Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh gồm 12 quần hệ là: Rừng đất
thấp; Rừng núi thấp; Rừng núi vừa; Rừng núi cao; Rừng núi đá vôi thấp; Rừng núi đá
vôi trung bình; Rừng bãi cát ven biển; Rừng trên đất phù sa; Rừng ngập nước; Rừng sú
vẹt; Rừng thông trên núi thấp; Rừng tre nứa trên núi thấp.
c) Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt đới gồm 4 quần hệ: Rừng nửa rụng lá
nhiệt đới trên đất thấp; Rừng nửa rụng lá nhiệt đới trên núi thấp; Rừng nửa rụng lá
nhiệt đới trên núi đá vôi; Rừng nửa rụng lá nhiệt đới trên núi cao trung bình.
2. Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới
3. Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới
a) Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô
b) Nhóm quần hệ rừng gai gồm 2 quần hệ: Rừng gai nửa rụng lá và rừng gai
rụng lá.
II. Lớp quần hệ 2: Rừng thưa
Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ:
1. Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:
a) Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng:
- Rừng trên đất thấp

- Rừng trên núi thấp
15


b) Nhóm quần hệ rừng lá kim
2. Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp
3. Phân lớp quần hệ rừng thưa khô:
a) Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô
b) Nhóm quần hệ rừng thưa có gai:
- Rừng gai nửa rụng lá
- Rừng gai thường xanh
Những đơn vị phân loại này chưa phải là đơn vị phân loại cơ bản. Trong mỗi
kiểu thảm thực vật lại có nhiều kiểu phụ với nhiều phức hợp, ưu hợp, quần hợp khác
nhau. Do vậy sẽ có nhiều hệ sinh thái cụ thể khác nhau. [17]
1.2.2 Đặc điểm phân bố một số HST rừng điển hình ở Việt Nam
Theo Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp trong Chương: Hệ sinh thái rừng Việt Nam,
các HST rừng ở Việt Nam [3] được mô tả sơ bộ như sau:
1.2.2.1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:
Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này rất phong phú và đa
dạng, phân bố ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên
Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên v.v.
Phân bố theo độ cao so với mực nước biển: Ở miền Bắc là dưới 700 m; Ở miền
Nam là dưới 1.000 m
- Điều kiện sinh thái
Khí hậu: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20 - 25 oC, nhiệt độ không
khí trung bình tháng lạnh nhất từ 15 - 20oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000
mm - 2.500 mm, nhiều vùng có lượng mưa rất cao từ 3.000 mm - 4.000 mm. Chỉ số
khô hạn chung: 3 - 0 - 0. Hàng năm không có tháng hạn, tháng kiệt, chỉ có 3 tháng
khô. Độ ẩm không khí tương đối trung bình trên 85%. Lượng bốc hơi thường thấp.


16


Thổ nhưỡng: Đá mẹ: đá nai (gneiss), phiến thạch mica (micaschiste), phiến sa
thạch (gres schisteux), vi hoa cương (microgranit), lưu vân (rioolit), hoa cương
(granit), huyền vũ (bazan) v.v.; Đất địa đới của vành đai nhiệt đới ẩm vùng thấp; Đất
đỏ vàng Feralit hoàn toàn thành thục, sâu, dày, không có tầng đá ong; Đất đỏ hung
(terra rossa) nhiệt đới phong hoá trên đá vôi và trên đất bồi tụ trong thung lũng dưới
chân các núi đá vôi. Theo Friedland, đây là loại đất đen macgalit.
1.2.2.2 Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng này phân bố ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên,
miền đông Nam Bộ v.v…
Phân bố theo độ cao so với mực nước biển: Ở miền Bắc: dưới 700 m; Ở miền
Nam: dưới 1.000 m
Khí hậu: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 20o - 25oC; Nhiệt độ không
khí trung bình tháng lạnh nhất 15o - 20oC; Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 2.500 m; Chỉ số khô hạn (1-3) - (0-1) - (0); Mùa hạn kéo dài từ 1 - 3 tháng với lượng
mưa dưới 50 mm và một tháng có lượng mưa dưới 25 mm; Độ ẩm trung bình thấp
nhất trên 85%.
Thổ nhưỡng: Đá mẹ: phiến thạch, sa thạch, sa diệp thạch, badan, phù sa cổ, kể
cả đất đá vôi hung đỏ, đất nâu đen v.v.; Đất đỏ vàng Feralit, tầng đất dày
1.2.2.3 Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi
Diện tích rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi) ở Việt Nam có 1.152.200 ha, trong
đó diện tích rừng che phủ 396.200 ha (34,45%) theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng,
1999.
Phân bố theo đai độ cao từ vài chục mét lên đến 1.200 m so với mực nước biển.
Khí hậu: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20oC. Về tổng thể, nhiệt
độ trung bình tháng cao nhất của vùng núi đá vôi Việt Nam là tháng 6 và tháng 7,
trong khi đó tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Theo đai độ cao thì vùng núi đá

vôi của Việt Nam có những chế độ mưa khác nhau, ở đó, đai thấp có chế độ mưa ẩm
17


×