Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp quận băc từ liêm, thành phố hà nội và định hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Môi trƣờng và Phát triển bền vững
Mã số: 8440301.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY

Hà Nội - 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to
lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Trần Văn Thụy cùng những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu
dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ
Liêm, cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Ngọc Quỳnh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp ...............................3
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng sinh học nông nghiệp: ..................3

1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học nông nghiệp: .......................................................4
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt
Nam……………….. ..................................................................................................6
1.2.1. Tính hình nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới:.......................................6
1.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam: ....................................7
1.3.1. Vị trí địa lý: .....................................................................................................12
1.3.2. Địa hình, địa mạo: ...........................................................................................13
1.3.3. Khí hậu: ...........................................................................................................13
1.3.4. Thủy văn, tài nguyên nước:.............................................................................14
1.3.5. Tài nguyên đất: ................................................................................................15
1.3.6. Tài nguyên khoáng sản: ..................................................................................15
1.3.7. Nhân văn: ........................................................................................................15
1.3.8. Kinh tế xã hội: .................................................................................................16
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................19
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: ...........................................................19
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên
quan:................... .......................................................................................................19

ii


2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: ........................................................20
2.2.4.Phương pháp thống kê, tổng hợp và lập danh mục các thành phần đa dạng sinh
học:............... .............................................................................................................23
2.2.5. Phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học: ............................................24
2.2.6. Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học:........................................................24
2.2.7. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: .............................................................24
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................25

3.1. Đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm ...............25
3.1.1. Đa dạng sinh học các hợp phần của hệ sinh thái nông nghiệp: ......................25
3.1.2. Đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp: .....................................................45
3.2.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số, đô thị hoá: ....................................................55
3.2.2. Ảnh hưởng của khu, cụm công nghiệp và phát triển làng nghề: ....................55
3.2.3. Ảnh hưởng của khai thác khoáng sản: ............................................................56
3.2.4. Các ảnh hưởng từ hình thức canh tác, chăn nuôi: ...........................................57
3.3. Tác động của phát triển nông nghiệp đến đa dạng sinh học trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm ...................................................................................................57
3.3.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước thiếu cơ sở khoa học: ..............57
3.3.2. Di nhập các giống mới, sinh vật ngoại lai:......................................................58
3.3.3. Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón: ................................................................58
3.4. Định hƣớng phát triển bền vững nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm .............61
3.4.1. Định hướng về nhóm giải pháp cơ chế, chính sách: .......................................61
3.4.2. Định hướng về nhóm giải pháp kỹ thuật: ........................................................62
3.4.3. Định hướng đối với các nhóm giải pháp khác: ...............................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
PHỤ LỤC .................................................................................................... 73

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH

:

Đa dạng sinh học


ĐDSHNN

:

Đa dạng sinh học nông nghiệp

ĐVĐ

:

Động vật đáy

HST

:

Hệ sinh thái

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

SVXH

:

Sinh vật xâm hại


UBND

:

Ủy ban nhân dân

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội .................................12
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tương quan tỷ lệ % họ, chi và loài trong bậc taxon
ngành………….. .......................................................................................................26
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % so với tổng số loài thực vật bậc cao có mạch trên
địa bàn quận Bắc Từ Liêm. .......................................................................................28
Hình 3.3 (a,b,c) : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thành phần các taxon trong các Ngành Động
vật đáy quận Bắc Từ Liêm. .......................................................................................32
Hình 3.4 (a,b,c): Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thành phần các taxon trong các Ngành Côn
trùng quận Bắc Từ Liêm. ..........................................................................................34
ình 3.5: Hệ thống mương nội đồng chưa được kiên cố hóa tại phường Phúc Diễn,
quận Bắc Từ Liêm .....................................................................................................46
Hình 3.6: Hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ
Liêm………….. ........................................................................................................46
Hình 3.7: Hệ thống ao tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm .............................48

Hình 3.8: Hệ thống hồ tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm .....................48
Hình 3.9: Vùng trũng ngập nước trồng hoa sen tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ
Liêm………….. ........................................................................................................49
Hình 3.10: Vùng đất ngập nước tại phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm .............49
Hình 3.11: Ruộng lúa đang thu hoạch trồng cạnh khu dân sinh tại phường Thụy
Phương, quận Bắc Từ Liêm ......................................................................................51
Hình 3.12: Cánh đồng lúa đã thu hoạch tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ
Liêm…………… ......................................................................................................51
Hình 3.13: Bờ ruộng không cần quản lý điển hình tại phường Tây Tựu, quận Bắc
Từ Liêm ……………… ...........................................................................................51
Hình 3.14: Một số cây thân gỗ đơn lẽ và các khoảnh trồng cây gỗ tập trung tại
phường Thượng Cát và Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm ...........................................53
Hình 3.15: Chai lọ, túi dựng thuốc trừ sâu vứt bừa bãi tại phường Tây Tựu và
phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm ......................................................................60

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các giống vật nuôi phổ biến trên thế giới ..................................................7
Bảng 1.2: Số lượng cây trồng được công nhận từ 2007 tới tháng 7/2011 ở Việt
Nam……………….. ...................................................................................................8
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế trung bình thời kỳ 2014 – 20117 quận Bắc Từ Liêm .......16
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất các ngành thời kỳ 2014 – 2020 quận Bắc Từ Liêm ........17
Bảng 3.1: Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại quận Bắc Từ Liêm ................25
Bảng 3.2: Tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật trên quận Bắc Từ
Liêm…………. .........................................................................................................27
Bảng 3.3. Giá trị tài nguyên thực vật bậc cao có mạch quận Bắc Từ Liêm .............28
Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy quận Bắc Từ Liêm ......................31
Bảng 3.5: Cấu trúc thành phần loài côn trùng trên địa bàn quận ..............................33

Bảng 3.6. Bảng phân bố các loài cá nước ngọt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ......36
Bảng 3.7. Bảng phân bố các loài lưỡng cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ............38
Bảng 3.8. Danh lục loài bò sát trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ...............................39
Bảng 3.9. Danh lục thành phần và sự phân bố các loài chim quận Bắc Từ Liêm ....40
Bảng 3.10. Danh lục các loài thú trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ...........................42
Bảng 3.11. Thống kê các giống vật nuôi trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm................42
Bảng 3.12: Kết quả điều tra về số lượng và sự phân bố các loài sinh vật ngoại lai
xâm hại trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ...................................................................44

vi


MỞ ĐẦU
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Những đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình ...
đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật ở Việt Nam như
hiện nay. Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp ở nước ta được hình thành từ nhiều
HST đa dạng khác nhau, điều này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên thiên
nhiên giàu có của đất nước. ĐDSH trong những hệ sinh thái (HST) nông nghiệp này
cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống, như: cung cấp cơ sở để
sản xuất lương thực, phi lương thực, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập và hỗ trợ
cho hệ thống văn hoá, xã hội,... Càng ngày con người càng hiểu và tin rằng tương
lai của vấn đề an ninh lương thực phụ thuộc vào việc khai thác và duy trì đa dạng
sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN) và rất nhiều chức năng khác của nó nằm trong
vùng đất nông nghiệp.
Quận Bắc Từ Liêm cũng nằm trong khu vực được nhận định có tính
ĐDSHNN phong phú và đa dạng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên do
nhiều tác động của con người khiến số loài, số lượng cá thể của loài động vật, thực
vật đặc sản, quý hiếm bị suy giảm nghiêm trọng, các giống bản địa mất dần do sự
du nhập của giống mới hay động, thực vật mới ngoại lai, vì vậy việc khôi phục và

bảo vệ các hệ sinh thái (HST), sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo vệ
ĐDSH là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Để phục hồi và bảo tồn ĐDSHNN tại quận Bắc Từ Liêm thì công tác điều tra,
đánh giá, kiểm kê tài nguyên ĐDSHNN là rất cần thiết, nó nhằm vào mục tiêu bảo
tồn và phát triển ĐDSHNN trên địa bàn quận. Ngoài ra, sự khác biệt về địa hình,
thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng đã góp phần tạo nên những khác biệt về bản
chất ĐDSHNN tại Bắc Từ Liêm.
Với những lý do mang tính cấp thiết trên, tôi chọn việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội và định hƣớng phát triển bền vững” làm đề tài nguyên cứu,

1


đây cũng là một trong những nhiệm vụ của công tác bảo tồn ĐDSHNN và phát triển
bền vững của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện mục tiêu làm rõ thực trạng tính ĐDSHNN quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội, tôi thực hiện khảo sát đánh giá, tìm hiểu và phân tích các
nguy cơ làm suy giảm ĐDSHNN quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và hậu
quả của suy giảm ĐDSHNN. Từ đó đưa ra các định hướng phát triển bền vững
trên địa bàn quận.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng sinh học nông nghiệp:
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Theo Công ước ĐDSH

thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST
trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo
nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng
gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST)”.
Còn Luật ĐDSH năm 2008 định nghĩa: ĐDSH là sự phong phú về gen, loài
sinh vật và HST trong tự nhiên. ĐDSH được thể hiện là sự phong phú các sinh vật
và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng
trong nội bộ các loài, đa dạng các loài, và các HST.
Taxon là nhóm sinh vật có thật, được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ
mức độ nào. Bậc Taxon là một bậc phân loại nào đó mà nó là một thành viên (Theo
Takhtajan, 1996).
ĐDSH là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi
giống cây trồng vật nuôi [30]. Người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ:
mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN, 1994). ĐDSH được coi
là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống: hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội.
ĐDSHNN là bộ phận của ĐDSH, bao gồm tất cả các thành phần của ĐDSH- ở
cấp gen, cấp loài và cấp HST - liên quan đến thực phẩm nông nghiệp và các HST
nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các loài
đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. ĐDSHNN
còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo [10].
Trong các HST tự nhiên thuần thục, sự đa dạng về loài thường đạt ở mức rất
cao và nó đảm bảo cho tính cao nhất của hệ thống. Còn trong các HST nông nghiệp,
ở đây con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã
được thuần hoá. Do đó HST nông nghiệp thường kém đa đạng sinh học hơn các
3


HST tự nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn
định của các HST nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính
ĐDSH trong các HST “nhân tạo” này.

Có 5 kiểu đa dạng HST được phân biệt rõ rệt trong cảnh quan nông nghiệp ở
Việt Nam [30]:
- Các HST nước (bao gồm sông, suối, mương, hồ ao, đất ngập nước và
đồng lúa);
- Bờ ruộng (bao gồm cả bờ ven đường);
- Các vùng có cây và khoảnh rừng (bao gồm cả những mảnh rừng rất nhỏ nằm
giữa những khu ruộng trồng trọt);
- Các khu vườn gia đình;
- Những khu đất cao được gieo trồng hay để hoang (bao gồm cả trồng cây
ngắn ngày và cây lâu năm).
ĐDSH trong các HST nông nghiệp được tạo lên bởi thành phần loài và kiểu
gen của các sinh vật chính như: cây trồng, côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và
kí sinh khác, cũng như vi sinh vật phân huỷ khác. Trong đó sự đa dạng cây trồng và
thảm thực vật nói chung có vai trò quan trọng nhất đối với sự đa dạng các thành
phần khác trong HST nông nghiệp. Bởi vì sự đa dạng về cây trồng sẽ dẫn đến đa
dạng về côn trùng, vi sinh vật và các thành phần sinh vật khác trên đồng ruộng. Một
vài nghiên cứu cũng cho thấy, có thể ổn định các quần xã côn trùng trong các HST
nông nghiệp bằng cách kiến tạo những cơ cấu cây trồng hỗ trợ cho quần thể các loài
thiên địch hoặc tác động ngăn cản trực tiếp lên các loài sâu hại. Tuy nhiên trong quá
trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá,
đã dần làm mất đi tính ĐDSH trong các HST nông nghiệp. Đó là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của các HST
nông nghiệp.
1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học nông nghiệp:
Nông nghiệp nói chung và ĐDSHNN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, văn hoá và cả giá trị tự nhiên ở nước ta. Vai trò của ĐDSHNN được thể
hiện ở các khía cạnh như sau:

4



- Vai trò về kinh tế:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Lương thực,
thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [9]. Nông nghiệp có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị.
Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển, là khu vực
dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông
nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà
năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông
nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều.
+ Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp chế biến. Lúc này giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng
cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
+ Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh
tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là
khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Việc huy động vốn từ
nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở
việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính
phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử
dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ
nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các
nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn
từ nông nghiệp.
Tóm lại, nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát
triển bền vững của môi trường. Hệ thống sản xuất của nông nghiệp càng đa dạng
càng tạo ra tính bền vững cho kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.
- Vai trò về văn hoá:


5


Là một trong những giá trị cốt lõi của nông nghiệp phản ánh ảnh hưởng quan
trọng của nông nghiệp đến văn hoá nước ta. Thực tế này cho thấy, nền văn minh
nước ta là nền văn minh nông nghiệp, hiện hữu trong các sản phẩm ăn, uống, mặc,
sử dụng hàng ngày. Một mặt, nông nghiệp giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa
được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ, từ đó xuất phát các làng nghề,
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến... Mặt khác, mọi sản phẩm đặc trưng của
nước ta đều có thể tìm thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế
tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt
cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ
công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề
gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải...
chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định
trong quy mô làng xã.
- Vai trò về bảo tồn:
Nhận thức được vai trò quan trọng của ĐDSH tự nhiên, các hình thức bảo tồn
tại chỗ và bảo tồn chuyển vị bước đầu được thực hiện và thu được những kết quả
khả quan. Một trong số đó là hình thức bảo tồn ĐDSH chuyển chỗ được thực hiện
bằng các phương thức kết hợp nông nghiệp với bảo tồn các loài cây trồng, động vật
có giá trị thông qua việc hình thành các vường bách thảo, vườn thực vật, vườn cây
thuốc, vườn rừng... Ngoài ra nhiều ngồn gen quý hiếm đang được giao trồng, bảo
tồn ngay tại trang trại, các hộ gia đình,.....
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp trên Thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1. Tính hình nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới:
Nói tới đa dạng sinh học nông nghiệp tức là nói đến sự đa dạng nguồn gen cây
trồng vật nuôi trên thế giới. Các loài cây trồng vật nuôi cung cấp gần như toàn bộ

lương thực, thực phẩm cho con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển nông
nghiệp, con người đã chọn lọc và tạo ra một lượng khổng lồ các giống cây trồng vật
nuôi khác nhau mang đặc trưng bởi những dấu hiệu thích nghi tốt và có lợi.

6


Đa dạng về động vật nuôi: trong số 50.000 loài động vật có xương sống
khoảng 30 – 40 loài thú và chim được nuôi, các loài vật nuôi chủ yếu là chó, bò,
cừu, dê, lợn…[27].
Bảng 1.1: Các giống vật nuôi phổ biến trên thế giới
Loài

Giống

Số nguy cấp



738

112

Cừu

863

101




313

32

Dơi

263

53

Trâu

62

1

Ngựa

357

81

Lừa

78

11

Tổng số


2719

319
Nguồn: Trích [27]

Đa dạng cây trồng : mặc dù số lượng khá lớn, nhưng 90% lương thực trên thế
giới lấy từ 103 loài ( Prescott Allen & Prescott – Alen, 1990). Giá trị lớn nhất trong
đó là họ Poaceae ( Ngũ cốc), Leguminosae (Đậu) là cây trồng chính của hầu hết các
nền văn minh và đại diện cho nguồn Hydratcacbon chính. “ Nếu chúng ta xem
ĐDSH với nghĩa là số loài thì trong số 300.000 loài cây có mạch có 3.000 loài cho
bột, hầu như 2.500 loài được thuần hóa nhưng chỉ có 15 – 20 loài là có tầm kinh tế
quan trọng (Loyd & Jackson, 1980)”. Ít nhất có 25.000 loài được dùng làm thuốc
khá phổ biến và 12.000 loài cây cảnh có nguồn gốc hoang dại được trồng trong các
vườn thực vật.
Đa dạng sinh vật nước: có khoảng 200 loài chính như Cá, Thân mềm, Tôm,
Cua, Ếch nhái hay Rùa và các thực vật thủy sinh [27].
1.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam:
Về địa lý, Việt Nam trải dài trên 15 vĩ tuyến nên là một trong những nước có
điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng trong khu vực Đông Nam Á. Các con sông ở

7


miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều đổ ra biển Đông qua các đồng bằng châu
thổ sông Hồng, sông nhỏ ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa
phân bố không đều trong năm và tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Các đặc trưng
địa lý này đã chia đất nước thành bảy vùng sinh thái nông nghiệp chính, đó là vùng
trung du miền núi Bắc Bộ với hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng

Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long như được
minh họa trên bản đồ. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam
được mô tả trên cơ sở các vùng do sự biến đổi khí hậu vùng và địa hình tại đó [51].
Là một trong 16 nước có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, khu vực nông
nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ nhiều hệ sinh thái đa dạng khác nhau, điều
này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước.
Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống
cây trồng, cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng chủ yếu trên thế giới.
1.2.2.1 Trong hệ thống trồng trọt:
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tới năm 2010, chương trình bảo
tồn nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ được hơn 14.000 nguồn gen của trên 200 loài
cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược
liệu và các loại cây trồng khác.
Bảng 1.2: Số lượng cây trồng được công nhận từ 2007 tới tháng
7/2011 ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Loài cây trồng
Lúa
Ngô

Khoai lang
Khoai tây
Khoai sọ
Sắn
Đậu tương
Lạc
Đậu xanh
Vừng

1997 – 2005
156
47
9
8
1
2
22
14
7
1

8

2006 – 7/ 2011
75
58
1
3
3
9

4
7
-


11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35


Cà chua
Cải bắp
Cải ăn lá
Cải củ
Dưa hấu
Dưa chuột
Bầu, bí ngô, bí xanh
Đậu leo
Đậu hà lan
Ớt
Rau thơm
Hoa
Xoài
Sầu riêng
Chôm chôm
Nhãn
Vải
Cam quýt
Bưởi
Dừa
Ổi
Bông
Cao su
Cà phê
Chè

36
37
38

39
40

14
3
2
2
3
3
1
2
1
2
5
5
2
5
2
4
2
1
9
14
14
1

Ca cao

-


Dâu tằm
mía
Cỏ ngọt
Cỏ lai
Tổng

1
2
1
358

7
15
1
1
3
1
1
1
7
2
1
3
3
1
4
2
2
5
6

8 giống và 5 cây
đầu dòng
3
4
4
245
Nguồn: Trích [6]

Nhờ những phương pháp bảo tồn khác nhau, chúng ta đã thu thập được 3.273
kiểu di truyền cây Cao su, bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn

9


tại chỗ 905 nguồn gen và bảo tồn chuyển chỗ 630 loài cây dược liệu, trong đó có 26
loài có nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn và lưu giữ được 70 giống vật nuôi cây trồng có
nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn được 38 dòng thuộc 26 loài Cá nuôi kinh tế và 3 loài
Ong quý, phân loại và lưu trữ được 2.016 chủng nấm, vi khuẩn và vi sinh vật dùng
trong các lĩnh vực khác nhau [6].
Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị kể cả xây dựng
khu công nghiệp (thường gọi là do đô thị hoá) dẫn đến sự mất mát (vĩnh viễn) sinh
cảnh tự nhiên.
Mất đất trồng trọt do đô thị hóa ở Việt Nam là một vấn đề đặc biệt nghiêm
trọng đối với đa dạng sinh học, do việc đô thị hóa thường nhằm vào chính những
khu đất nông nghiệp có năng suất cao và đa dạng sinh học phong phú nhất. Thêm
vào đó, chất thải đô thị nhiều loại như nhựa, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, chất thải
giấy, các đồ gia dụng thải bỏ, v.v. thường bằng nhiều cách xâm nhập vào các đường
nước và những vùng đất không canh tác. Các cơ sở công nghiệp địa phương đặt
ngay tại các vùng nông thôn cũng là nguồn gây ô nhiễm chính về nước, đất, và
không khí với các loại hoá chất độc hại.

Một số loại hoá chất diệt trực tiếp các sinh vật, nhưng một số loại khác lại có
tác động tới toàn bộ chuỗi thức ăn. Thuốc diệt cỏ là loại gây hại lớn vì chúng tiêu
diệt cây cỏ là nền tảng của chuỗi thức ăn của các loài sinh vật. Các hoá chất nông
nghiệp làm phá vỡ hệ sinh thái đang bảo vệ cánh đồng, làm cho các cánh đồng dễ bị
bùng phát sâu hại. Và cuối cùng, các hoá chất này cũng lọt vào chuỗi thức ăn và tác
động vào cộng đồng dân cư nói chung và nông dân gây ra các tác hại đối với sức
khoẻ của họ. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, các chất hoá học này được biết đến
như những chất phá huỷ tuyến nội tiết, dẫn đến hàng loạt các tác động xấu về môi
trường đối với nhiều loài vật.
Ngoài ra, sự mất đa dạng sinh học ở cấp độ gen nói chung trong các loài cây
nông nghiệp và các loài động vật được nuôi trồng trên đất nông nghiệp do sự
chuyên canh hoá. Càng ngày số chủng loại cây trồng trên một diện tích lớn càng ít.
Mặc dù bây giờ chúng ta đã chú trọng bảo tồn nguồn gen địa phương nhưng đã có

10


nhiều giống gen không thể tìm lại được, đó là một mất mát lớn đối nông nghiệp
cũng như nguồn gen sinh học của đất nước và thế giới. Nhiều chức năng quan trọng
của hệ sinh thái trong khu vực nông nghiệp, vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi có
những thay đổi về đa dạng sinh học. Khi điều này xảy ra, một số dạng sinh cảnh hay
chức năng sinh thái có thể bị mất đi [55].
1.2.2.2. Trong hệ thống chăn nuôi:
Cũng như trồng trọt để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng về lương thực, thực
phẩm, nguyên liệu,... con người đã lao vào nghiên cứu nhằm tạo ra các giống vật
nuôi mới. Nhiều giống mới năng suất cao hơn hẳn các giống truyền thống được tạo
ra. Song cũng chính bởi các loại giống mới này, hàng loạt giống cũ bị biến mất.
Giống mới thay thế giống truyền thống, làm đơn điệu, nghèo nàn và làm mất đi các
giống vật nuôi địa phương có giá trị cao. Việc thâm canh trong chăn nuôi cũng đưa
lại rất nhiều vấn đề về môi trường. Chất thải của các khu chăn nuôi lớn đang là vấn

đề rất bức xúc, chúng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước…tiêu diệt các vi
sinh vật có lợi cho hệ sinh thái của vùng, các cây trồng cũng bị mất dần do môi
trường đất bị thay đổi. Chăn nuôi theo trang trại lớn lại không đảm bảo các yếu tố
kỹ thuật cũng như vệ sinh làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ (dịch cúm gia
cầm, trâu bò…) ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đó là phát triển không bền
vững [55].
Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009, Việt
Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính, bao gồm : 25 giống Lợn (15 giống nội),
24 giống Bò (7 giống nội), 40 giống Gà ( 17 giống nội), 14 giống Vịt (5 giống nội),
14 giống Ngan ( 5 giống nội), 5 giống Ngỗng (2 giống nội), 5 giống Dê (2 giống
nội), 3 giống Trâu (2 giống nội), 1 giống Cừu, 4 giống Thỏ ( 2 giống nội), 3 giống
Ngựa ( 2 giống nội), 2 giống cá Sấu nội, Hươu, chim Bồ câu, ngoài ra còn 2 giống
Đà điểu ngoại [27].

11


1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội
1.3.1. Vị trí địa lý:

Hình 1.1: Vị trí địa lý quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Bắc Từ Liêm là một là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội, nằm
dọc phía bờ nam của sông Hồng, theo Nghị quyết 132/ND-CP ngày 27/12/2013 của
Chính phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc,
Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế;
9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện
tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phần phía Bắc Quốc lộ 32)
thuộc huyện Từ Liêm cũ. Quận có quy mô diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số
320.414 người, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh;
- Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm;
- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ;
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng.
Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường gồm: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông
Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng
Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Quận Bắc Từ Liêm có 133 di tích. Trong đó có 58 di tích đã được xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa, 27 di tích cách mạng kháng chiến, 11 di tích được gắn biển.
12


Quận Bắc Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây thành phố Hà Nội, có vị
trí địa lý thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Với mạng lưới giao thông
đường bộ phát triển từ Cầu Diễn có thể đi đến sân bay quốc tế Nội Bài theo đường
Thăng Long (khoảng 15km) hay theo đường Nhật Tân (khoảng 12km), đi đến quận
Hà Đông với khoảng cách 5km, đến thị xã Sơn Tây với khoảng 40km. Có thể coi
Bắc Từ Liêm là cửa ngõ phía Tây của nội thành Hà Nội vì hầu hết các tỉnh miền núi
phía Tây Bắc và Việt Bắc trước khi vào trung tâm Hà Nội đều qua quận Bắc Từ
Liêm. Phía Bắc của quận tiếp giáp với sông Hồng nên ngoài giao thông đường bộ,
đường sắt còn có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, nhất là vận chuyển khối
lượng hàng hoá lớn và cồng kềnh với chi phí thấp, hiệu quả cao.
1.3.2. Địa hình, địa mạo:
Về địa hình, quận Bắc Từ Liêm là vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ, có
nhiều sông, hồ. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao trung
bình 6,0-6,5m. Phần đất cao tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,011,0m, thấp nhất là vùng ô trũng, hồ, đầm. Sự chênh lệch trong vùng không lớn
nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch sử dụng đất, thiết kế hệ thống thoát nước,
tránh tình trạng ngập úng cục bộ.
Với vị trí địa lý và địa hình như vậy, quận Bắc Từ Liêm có nhiều thuận lợi
trong phát triển kinh tế - xã hội, trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển

các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại – dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ
cũng như quản lý hành chính.
Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất
phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.
1.3.3. Khí hậu:
Quận Bắc Từ Liêm thuộc khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của
chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung
bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ
ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82%.

13


Tóm lại, Bắc Từ Liêm có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa
hè, khô hanh lạnh về mùa đông, có thể nói thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo
điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp
phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.
1.3.4. Thủy văn, tài nguyên nước:
Quận Bắc Từ Liêm có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh
hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến
thoát nước chủ yếu của Quận. Ngoài ra Quận còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự
trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô. Tài nguyên nước bao gồm:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú,
được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà... Đây là các
đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu
cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng
năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận.

+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: Tầng 1: có
độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa
Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.42-0.93 mg/l;
tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm
lượng sắt từ 2,16-17,25 mg/l; tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi
dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 0,65g/l, thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat – Clorua – Natri – Canxi. Hàm
lượng sắt từ 0,42 – 47,4 mg/l; Hàm lượng Mangan từ 0,028 – 0,075 mg/l; Hàm
Lượng NH4 từ 0,1 – 1,45 mg/l.
+ Hệ thống nước mặt: hiện nay, nước sông Hồng có độ đục lớn, hàm lượng chất
lơ lửng cao. Sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu, sông Lừ, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000 m3 và chịu nhiều
nguồn nước thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế,cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo Tổng cục đo lường Việt Nam, hiện nay giá
trị COD của con sông này đã vượt 7- 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị Coliform cao

14


hơn TCVN 5942-1995 (loại B); Chất lượng nước kém, nước màu đen, váng, nhiều
cặn lắng và có mùi tanh.
+ Hệ thống nước ngầm: hiện tại ở một số khu vực phía Nam của Quận có chứa
hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất (3mg/l); tầng chứa nước
QH cao hơn tầng PQ, nước bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới.
1.3.5. Tài nguyên đất:
Đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng,
bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb); đất phù
sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph); đất phù sa
không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Ph1); đất phù sa sông Hồng không
được bồi hàng năm có tầng glây (Phg); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng
năm, úng nước (Phn). Đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các

chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho
phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.
1.3.6. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu phân bố trên địa bàn Quận là cát và sỏi với
khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai
thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ
về lở bờ, sụt đê. Ngoài ra, Quận còn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở
những khu hồ, đầm. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không có giá trị kinh
tế cao.
1.3.7. Nhân văn:
Quận Bắc Từ Liêm là mảnh đất văn hiến, giàu bản sắc dân tộc, người dân
trong Quận có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và cách
mạng. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy,
Đảng, chính quyền, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Quận đã phát huy truyền thống
đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành
tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngày nay,
phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân quận Bắc Từ Liêm luôn vững

15


vàng đi lên để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
1.3.8. Kinh tế xã hội:
Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua
kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan
trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá... được cũng cố và phát triển;
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Cơ cấu kinh tế quận Bắc Từ Liêm có sự chuyển biến tích cực trong thời kỳ
2014 – 2020 theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, du lịch – công
nghiệp, xây dựng và giảm dần ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây
dựng giảm nhẹ từ 83,5% trong giai đoạn 2014 – 2017 xuống còn 80,3% trong giai
đoạn 2017 – 2020. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh từ 8,7% trong
giai đoạn 2014 – 2017 lên 17,5% trong giai đoạn 2017 – 2020. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm từ 7,8% trong giai đoạn 2014 – 2017 xuống còn 2,2% trong giai đoạn
2017 – 2020.
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế trung bình thời kỳ 2014 – 20117 quận Bắc Từ Liêm
ĐVT: %
Thời kỳ
2014 - 2020

Giai đoạn
2014-2017

Giai đoạn
2017-2020

Tổng số trên địa bàn

100

100

100

- Công nghiệp, xây dựng

81,9


83,5

80,3

- Thương mại, dịch vụ

13,1

8,7

17,5

- Nông nghiệp

5,0

7,8

2,2

Tổng số do huyện quản lý

100

100

100

- Công nghiệp, xây dựng


57,1

54,6

59,7

- Thương mại, dịch vụ

30,0

24,2

35,8

- Nông nghiệp

12,9

21,2

4,5

Ngành

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2020 quận Bắc Từ Liêm)
16


Giá trị sản xuất các ngành liên tục tăng trong thời kỳ 2014 – 2020 nhờ sự thực

hiện tích cực các cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển và bản thân các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ, chuyển đổi mặt hàng,
nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường…
Tiếp tục mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất chất lượng phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn này chủ trương của huyện là ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ
để dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang: thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp. Mặc dù chịu tác động của sự suy giảm kinh tế thế giới nhưng kinh tế của
Huyện vẫn tăng trưởng ở mức cao, ổn định.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất các ngành thời kỳ 2014 – 2020 quận Bắc Từ Liêm
ĐVT: triệu đồng
Giá trị sản xuất

Trung bình giai đoạn Trung bình giai đoạn
2014- 2017

2017- 2020

- Ngành CN ,TTCN ,XD

2.412.063

3.402.680

- Ngành thương mại - dịch vụ

2.422.520

3.325.867

183.132


257.700

- Ngành nông nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH nhiều năm quận Bắc Từ Liêm)
Tình hình kinh tế trên địa bàn Quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành kế
hoạch đề ra. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm
trước. Tổng giá trị sản xuất chung các ngành năm 2014 ước đạt 15.132 tỷ đồng,
tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm 2014. Cơ cấu Công nghiệp - xây
dựng chiếm tỷ trọng: 73,6%; Thương mại dịch vụ: 22%; Nông nghiệp: 4,4%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 1994) ước đạt
11.343 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị
sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 7.094 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Giá trị
sản xuất hoạt động xây dựng ước đạt 4.249 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ.
- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ: ước đạt 3.050 tỷ đồng, tăng 19,2%, so
với cùng kỳ, đạt 101,2% kế hoạch năm.

17


×