Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------Lƣu Thị Hồng

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NIỀM TIN VÀO GIÁO LÝ PHẬT GIÁO
VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BỐ MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------Lƣu Thị Hồng

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NIỀM TIN VÀO GIÁO LÝ PHẬT GIÁO
VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BỐ MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI

Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thu Hương

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thu Hương, cô giáo


hướng dẫn của tôi, người đã luôn quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Tâm lý học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nền tảng tri thức
quý báu trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các phụ huynh và các em học sinh trên địa
bàn Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành phiếu trưng cầu ý
kiến.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
của tôi, những người luôn sát cánh, cổ vũ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thu Hương. Các số liệu, tài liệu trong luận văn có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày …… tháng……. năm …..
Học viên


MỤC LỤC
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT ................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ ................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 8

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 9
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 9
8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA NIỀM TIN VÀO
GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BỐ MẸ ĐỐI VỚI CON11
1.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo
và hành vi ứng xử của bố mẹ với con cái .............................................................. 11
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 11
1.1.1.1. Các nghiên cứu về niềm tin tôn giáo và niềm tin vào giáo lý Phật giáo ...... 11
1.1.1.2. Các nghiên cứu về hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái .................... 15
1.1.1.3. Các nghiên cứu theo xu hướng mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và hành
vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái ......................................................................... 18
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 20
1.1.2.1. Các nghiên cứu về tôn giáo và niềm tin vào giáo lý Phật giáo .................... 20
1.1.2.2. Các nghiên cứu về hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái .................... 25

1


1.1.2.3. Các nghiên cứu theo xu hướng mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và hành
vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái ......................................................................... 28
1.2. Một số khái niệm của đề tài ............................................................................. 29
1.2.1. Niềm tin tôn giáo ............................................................................................ 29
1.2.1.1. Khái niệm niềm tin ....................................................................................... 29
1.2.1.2. Khái niệm tôn giáo ....................................................................................... 30
1.2.1.3. Khái niệm niềm tin tôn giáo ......................................................................... 30
1.2.2. Niềm tin vào giáo lý Phật giáo ...................................................................... 31
1.2.2.1. Phật giáo ....................................................................................................... 31
1.2.2.2. Giáo lý Phật giáo .......................................................................................... 32

1.2.2.3. Khái niệm niềm tin vào giáo lý Phật giáo .................................................... 37
1.2.3. Hành vi ứng xử và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái ................... 37
1.2.3.1. Khái niệm hành vi ........................................................................................ 37
1.2.3.2. Khái niệm ứng xử ......................................................................................... 38
1.2.3.3. Khái niệm hành vi ứng xử ............................................................................ 39
1.2.3.4. Phân loại hành vi ứng xử.............................................................................. 39
1.2.3.5. Khái niệm hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái ................................. 40
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 42
2.1. Một vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................... 42
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA NIỂM TIN
VÀO GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BỐ MẸ VỚI
CON CÁI .................................................................................................................. 50
3.1. Thực trạng niềm tin vào giáo lý Phật giáo của bố mẹ .................................. 50

2


3.1.1. Thực trạng chung về niềm tin vào giáo lý Phật giáo của bố mẹ ..................... 50
3.1.2. Các khía cạnh của niềm tin vào giáo lý đạo Phật............................................ 52
3.2. Thực trạng hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái ................................. 61
3.3. Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố
mẹ với con cái .......................................................................................................... 67
3.3.1. Phân tích mối tương quan giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng
xử của bố mẹ với con cái .......................................................................................... 67
3.3.2. Phân tích mối tương quan giữa các thành phần của niềm tin vào giáo lý Phật
giáo và các nhóm hành vi ứng xửcủa bố mẹ ............................................................. 69
3.3.4. Phân tích hồi qui đơn biến từng yếu tố với hành vi ứng xử ............................ 71
3.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo thứ bậc niềm tin vào giáo lý Phật
giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ ............................................................................ 72

3.3.6. Kiểm định về sự thống nhất giữa tự đánh giá của bố mẹ và đánh giá của con74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77
1. Kết luận ................................................................................................................. 77
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80

3


DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC

Hành vi ứng xử

HVƯX

Niềm tin vào giáo lý Phật giáo

NTVGLPG


4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Đặc điểm khách thể nghiên cứu là bố mẹ

43

Bảng 2.2

Đặc điểm khách thể nghiên cứu là con cái

44

Bảng 2.3

Độ tin cậy bảng hỏi dành cho bố mẹ

45

Bảng 2.4


Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các tiểu mục trong

46

hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái
Bảng 2.5

Độ tin cậy bảng hỏi dành cho con cái

48

Bảng 3.1

Kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm khách thể trong niềm tin

51

vào giáo lý Phật giáo
Bảng 3.2

Nhận thức của bố mẹ về nội dung giáo lý Nhân quả

53

Bảng 3.3

Tình cảm, cảm xúc của khách thể khi tiếp xúc với giáo lý Phật

57


giáo
Bảng 3.4

Điểm trung bình hành vi ứng xử theo xu hướng tiêu cực của

63

bố mẹ
Bảng 3.5

Kiểm định T - test giữa hành vi ứng xử và tôn giáo

65

Bảng 3.6

Bảng đánh giá của bố mẹ về việc áp dụng những lời răn dạy

67

của đức Phật trong giáo dục con cái
Bảng 3.7

Kết quả phân tích mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật

68

giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ với con cái
Bảng 3.8


Bảng mối tương quan giữa các thành phần của niềm tin vào

69

giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ.
Bảng 3.9

Bảng tổng hợp các trị số trong phân tích hồi quy tuyến tính

71

đơn từng yếu tố với hành vi ứng xử của bố mẹ
Bảng

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến theo thứ bậc niềm tin vào

3.10

giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ với con cái

Bảng

Điểm trung bình hành vi ứng xử theo xu hướng tiêu cực của

3.11

bố mẹ từ đánh giá của con

5


72

74


DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ
Biều đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ người biết đến giáo lý Nhân quả và Tứ diệu đế

52

Biểu đồ 3.2

Nhận thức của bố mẹ về nội dung giáo lý Tứ diệu đế

55

Biểu đồ 3.3

Điểm trung bình hành vi thực hành đạo Phật của bố

59


mẹ
Biểu đồ 3.4

Điểm trung bình hành vi ứng xử của bố mẹ đối với

62

con cái
Biểu đồ 3.5

Điểm trung bình hành vi ứng xử theo xu hướng tiêu
cực của bố mẹ từ đánh giá của con

6

75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống hiện đại đã mang đến cho con người nhiều tiện nghi về vật chất
nhưng kéo theo đó là những áp lực, thách thức đòi hỏi họ phải nỗ lực vượt qua. Vì
thế, nhu cầu tìm đến một nơi mang lại sự thư thái, tĩnh tâm hay tìm định hướng, lời
giải đáp cho những khó khăn đó thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Với tinh thần
nhập thế, trải qua biết bao sự biến đổi cùng những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo
ngày một phát triển và khẳng định vị trí không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng,
văn hóa tinh thần dân tộc ta. Điều này được thể hiện rất rõ trong sinh hoạt thường
nhật của người Việt như đi chùa cúng bái, cầu an vào những ngày rằm, lễ Tết hay
vào những dịp đặc biệt. Không chỉ vậy, bằng những lời dạy gần gũi, dễ hiểu, kết

hợp hài hòa với tư tưởng đạo lý truyền thống của dân tộc, giáo lý Phật giáo trở
thành kim chỉ nan quy chiếu cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề của đông
đảo quần chúng. Chẳng hạn, với mục đích khuyên răn bản thân và người khác biết
điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình, chúng ta vẫn thường đề cập đến “nhân quả
nghiệp báo”, đó chính là “luật Nhân quả” đã được đề cập trong đạo Phật từ ngàn
năm trước. Hay khi bàn về khổ đau, nhiều người nghĩ ngay tới khởi nguồn của nó
chính là “tham, sân, si”. Nội dung này cũng đã được đức Phật thuyết giảng trong
Tứ diệu đế (Bốn chân lý nhiệm màu của đạo Phật). Giống như mọi tôn giáo khác
đều dạy chúng ta về niềm tin nhưng với đạo Phật, niềm tin vào sự minh triết, giác
ngộ dựa trên nền tảng của trí tuệ mới được xem là con đường duy nhất và bền vững
nhất để đi đến hạnh phúc, bình an. Do đó, tôn giáo này rộng mở với tất cả những
người có tâm hướng Phật, có niềm tin vào lời răn dạy của đức Phật là điều kiện cần,
quan trọng hơn từ đó biết “tu thân dưỡng tính”, hoàn thiện bản thân chính là điều
kiện đủ để xứng đáng là một người con của đức Phật (Phật tử).
Phật giáo dạy rằng hành trình cuộc đời mỗi người là khác nhau nhưng nhìn
chung chúng ta đều trải qua quá trình sinh - lão - bệnh -tử, vượt qua nhiều biến cố,
khó khăn để trưởng thành, vững vàng hơn trong cuộc sống. Nhận thức của mỗi
người về những sự kiện xảy trong đời theo đó ít nhiều sự chịu sự chi phối bởi những
7


yếu tố liên quan đến trải nghiệm cá nhân, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
đặc biệt là giáo dục gia đình. Vì vậy, trong thời đại nào, xã hội nào thì vai trò của
các bậc sinh thành vẫn luôn được đề cao, chú trọng. Bởi họ là những người mang
trong mình trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng, họ gánh vác và làm nên một sự
nghiệp cao quý - sự nghiệp “trồng người”. Tính đến nay, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu cả trong nước lẫn nước ngoài về vai trò, sự ảnh hưởng của bố mẹ đối
với sự phát triển của con cái như phong cách giáo dục, phong cách làm cha mẹ, định
hướng giá trị của bố mẹ và cảm nhận về hạnh phúc, tự đánh giá, niềm tin của con,
..v.v… Các đề tài với những phát hiện mới mẻ góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ

thống cơ sở lý luận và mở ra cho chúng ta những giải pháp thiết thực nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục hay cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trong gia
đình.
Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nhận thức là một trong những yếu
tố ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của con người và niềm tin tôn giáo cũng là
một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến nhận thức cá nhân. Xét trong bối
cảnh của đất nước mà đạo Phật đã du nhập và tồn tại từ rất lâu như nước ta, nơi tư
tưởng Phật giáo được thấm nhuần vào đời sống, trong từng cách nghĩ của người
Việt, liệu niềm tin này có mối liên hệ như thế nào với hành vi ứng xử của bố mẹ đối
với con cái, hiện chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào. Với mong muốn đi sâu tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài mang tên “Mối
liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với
con cái”. Nghiên cứu với hi vọng tìm ra những phát hiện mới góp phần bổ sung vào
cơ sở lí luận và đề xuất những kiến nghị nâng cao cách thức giáo dục, chất lượng
mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ của niềm tin này và hành vi ứng xử của cha mẹ đối với
con cái. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị giúp các bậc cha mẹ có hành vi
ứng xử phù hợpđể nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
8


Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ
4. Khách thể nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành khảo sát 201 người dân trên địa bàn Hà Nội, gồm
những người theo đạo Phật và không theo đạo Phật
- 122 học sinh Trung học Phổ thông
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu mối liên hệ giữa niềm tin vàohai giáo lý cơ bản của đạo Phật là
Luật Nhân quả và Tứ diệu đế của đạo Phật đến hành vi ứng xử của cha mẹ đối với
con cái.
5.2 Địa bàn nghiên cứu
Tại Hà Nội, từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó, tiến hành khảo sát thực trạng để
xác định mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử
của cha mẹ đối với con cái.
- Phân tích mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử
của bố mẹ đối với con cái.
- Đưa ra đề xuất và kiến nghị giúp nâng cao nâng cao cách thức giáo dục,
chất lượng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số người dân trên địa bàn khảo sát (gồm những tín đồ và những người
không phải là tín đồ đạo Phật) đều có niềm tin vào giáo lý Phật giáo ở mức độ cao.
- Có mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của
cha mẹ đối với con cái trên hai lĩnh vực giáo dục và giao tiếp.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về niềm tin vào giáo lý Phật giáo và
hành vi ứng xử của cha mẹ đối với con cái giữa các nhóm khách thể khác nhau.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
9


Phương pháp này giúp chúng tôi có thêm nhiều cơ sở để tiến hành nghiên
cứu đề tài. Qua đây, chúng tôi biết được rằng, những nghiên cứu trước đã làm được
những gì, nghiên cứu của chúng tôi góp phần củng cố luận điểm nào, bổ sung luận
điểm nào. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng để viết tổng quan cho đề tài nghiên
cứu được tham khảo từ các tạp chí khoa học, từ luận văn, luận án tiến sĩ cũng như

trên những trang Web cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh.
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm mục đích thu thập được các
thông tin định lượng phục vụ cho việc tìm ra các luận cứ chứng minh cho luận điểm
nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 4
khách thể trong quá trình họ trả lời bảng hỏi để góp phần lý giải cho những kết quả
thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến.
Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê cho khoa học xã hội: Đề
tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để thực hiện các phép tích
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

10


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA NIỀM TIN VÀO
GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BỐ MẸ ĐỐI VỚI CON
1.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo
và hành vi ứng xử của bố mẹ với con cái
1.1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về niềm tin tôn giáo và niềm tin vào giáo lý Phật
giáo
Niềm tin tôn giáo là một hiện tượng tâm lý - xã hội thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tâm lý học.
Là một ngành khoa học khá mới mẻ nhưng kể từ khi ra đời cho đến nay, tâm lý học
đã kế thừa, tạo lập và phát triển được một hệ thống lý thuyết khá đồ sộ để nghiên
cứu các hiện tượng tinh thần, trong đó có niềm tin tôn giáo.
K.L.Pargement với đề tài mang tên “Psychology of Religion and Coping:
Theory, Research, Practive (Tâm lý học tôn giáo và ứng phó: Lý thuyết, nghiên cứu
và thực hành) đã chỉ ra từ góc độ tâm lý học, yếu tố niềm tin tôn giáo thường được

xem như một cách ứng phó của con người trước những khủng hoảng (thường gặp
hơn) và cả những tình huống bình thường (ít gặp hơn) [5, tr.26]. Cùng quan điểm
này, S.Freud trong tác phẩm “Tương lai của một ảo tưởng” cũng cho rằng động lực
để tạo ra những ảo tưởng về Thiên chúa xuất phát từ mong muốn và hy vọng sẽ có
một người an ủi họ trước những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời đến từ nhu
cầu cần có một hình mẫu cha già lý tưởng nhằm át đi người cha hoặc không tồn tại
hoặc không được hoàn hảo trong lòng mỗi tín đồ.
Dựa trên một số khái niệm nền tảng của Freud và học thuyết tiến hóa,
J.Bowlby (1985) cho rằng, sự chuyển đổi tôn giáo chính là phần đền bù cho sự thiếu
thốn tình cảm từ thuở nhỏ, xảy ra ở những người bị thiếu hụt sự chăm sóc từ khi
mới chào đời. Sau này, trong tác phẩm “Attachment, Evolution, and the Psychology
of Religion”, A. Kirkpatrick đã thể hiện một cách nhìn mới mẻ hơn với việc xem
tôn giáo cũng chính là đối tượng gắn kết giữa con người và thượng đế. Các tín đồ có

11


xu hướng tìm kiếm và duy trì mối quan hệ gần gũi với Ngài, họ tìm đến Ngài khi
gặp những khó khăn, mất mát trong cuộc sống để được vỗ về, sẻ chia [5, tr.26].
Gordon Allport, đại diện cho thuyết nhân cách cho rằng, tôn giáo là sự tìm
kiếm ý nghĩa cuộc sống và hướng đến một cuộc sống ý nghĩa của con người. Nhưng
mỗi cá nhân theo đuổi và khám phá ý nghĩa đó theo cách riêng của mình. Theo ông,
hệ thống sở thích, sự quan tâm trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết
định tạo nên tình cảm tôn giáo. Tình cảm là động lực trong việc thực hiện lợi ích
của cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng trong động cơ sống của cá nhân. Tình cảm
tôn giáo, ở một số khía cạnh, nó khác với các dạng tình cảm khác của con người, nó
đặc biệt ở mức độ sâu sắc [20]
Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp một số tác giả khác nghiên cứu về niềm tin
tôn giáo như: Huber, Chaeyon Lim & Robert Putnam, Sandra. Điểm gặp gỡ nhau
của các tác giả này chính là họ đều là những nhà tâm lý học ở phương Tây, đối

tượng và các mẫu nghiên cứu thường là Ki tô giáo và những người theo đạo Ki tô.
Kết quả rút ra từ các nghiên cứu đều chỉ ra rằng niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng đến
sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã
bổ sung, hoàn thiện thêm những thang đo để đo lường khái niệm này dựa trên văn
hóa phương Tây và theo quan điểm Ki-tô giáo. Chúng ta có thể kể đến một vài
thang đo, như Belief into Action Scale (BIAC), RCOPE, NAS,... Tuy nhiên, đặc
điểm về niềm tin, giáo lý, tổ chức, hình thức hoạt động của mỗi một tôn giáo là
khác nhau, vì vậy, những công cụ này có thể chưa thực sự hiệu quả hoặc chưa được
thích ứng để phù hợp khi đánh giá cho những người không theo Ki –tô giáo hay
không sinh sống ở nền văn hóa này.
Ngược lại, phương Đông được xem là cái nôi ra đời và phát triển rộng rãi về
Phật giáo. Các quốc gia tập trung ở châu Á có số lượng tín đồ cao nhất thế giới có
thể kể đến như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam,...[39]
Với số lượng tín đồ cũng như người tự nhận mình theo Phật giáo khá nhiều,
tuy nhiên trên thực tế những nghiên cứu khoa học về Phật giáo cũng như niềm tin
vào giáo lý đạo Phật chúng tôi tìm thấy ở đây chưa nhiều. Các nghiên cứu tìm thấy
12


thường được tập trung ở lĩnh vực tâm lý học sức khỏe - ứng dụng giáo lý Phật giáo
trong thực hành, giao tiếp với bệnh nhân hoặc cải thiện, thay đổi cách nhìn, suy
nghĩ của người bệnh. Dưới đây là một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu “Psychometric Testing of a Religous Belief Scale” của Yichen Chiang & cộng sựvới số lượng mẫu nghiên cứu là 619 y tá lâm sàng từ hai trung
tâm y tế và một bệnh viện địa phương ở Đài Loan giai đoạn 2011 – 2012. Khi đi
sâu tìm hiểu niềm tin tôn giáo có tác động như thế nào đến việc chăm sóc bệnh nhân
của các y tá bệnh viện, nhóm tác giả thấy rằng niềm tin tôn giáo của họ ảnh hưởng
tích cực đến công việc chăm sóc cho người bệnh. Bên cạnh đó, so sánh với kết quả
của những nhà nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả chỉ ra rằng không giống như các
xã hội phương Tây bị thống trị bởi Kitô giáo, khoảng 82% người Đài Loan tuyên
xưng Phật giáo, Đạo giáo, hoặc tín ngưỡng dân gian (Grim, Johnson, Skirbekk,

&Zurlo, 2015). Người dân Đài Loan cho rằng tôn giáo có vai trò quan trọng, họ tin
vào luật “nhân quả” trong việc nhìn nhận, lý giải những nghịch cảnh xảy ra trong
cuộc sống nhưng vẫn có thể không thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo.
Trong khi đó, các hoạt động thực hành tôn giáo, được chia thành hoạt động tôn giáo
công cộng như: đi nhà thờ hoặc đền thờ hay tham gia các hoạt động tôn giáo tư
nhân như cầu nguyện, thiền định, đọc Kinh Thánh của những tín đồ Ki - tô là
thường niên, bắt buộc và không thể thiếu. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã hình thành
và phát triển thang đo niềm tin tôn giáo với 17 tiểu mục khác nhau để đo ảnh hưởng
của niềm tin tôn giáo đến việc thực hiện công việc của họ trong các cơ sở để phù
hợp hơn với nền văn hóa phương Đông nói chung, đất nước này nói riêng. Vì thế,
đây là nguồn tư liệu đáng chú trọng để chúng tôi có thế tham khảo và lưu ý khi tiến
hành nghiên cứu của mình [34, tr.419-428]
Tương tự, Thái Lan cũng là đất nước mà Phật giáo chiếm tỷ lệ rất cao. Theo
tác giả SawitriAssanangkornchai trong nghiên cứu “Religious belief and
practice,and alcohol use in Thai men”, số lượng người dân tự nhận mình là Phật tử
ở Thái Lan chiếm tới 95%. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung tìm hiểu ảnh
hưởng của niềm tin Phật giáo đến hành vi sử dụng rượu của người dân nơi đây.
13


Nghiên cứu tiến hành trên 312 nam giới (282 bệnh nhân tại bệnh viện và 30 bệnh
nhân không được điều trị), chia làm ba nhóm: uống rượu ít/ không thường xuyên,
uống khá nhiều và nghiện rượu. Tất cả các đối tượng nhận là Phật tử, hiện đang cư
trú ở miền nam Thái Lan, không có sự khác biệt về trình độ học vấn, địa bàn cư trú,
trình trạng làm việc. Kết quả cho thấy rất ít đối tượng báo cáo thường xuyên tham
gia vào các hoạt động tôn giáo hiện tại. Những người nghiện rượu ít có khả năng
báo cáo là có niềm tin tôn giáo mạnh. Như vậy, qua hiểu biết về mối liên hệ giữa tín
ngưỡng tôn giáo và hành vi uống rượu, tác giả cho rằng nghiên cứu này có thể hỗ
trợ trong việc phát triển các chương trình phòng ngừa và điều trị [31, tr.193–197]
Đáng chú ý, với nghiệm thể nghiên cứu là thanh thiếu niên, nghiên cứu

“Intergenerational Transmission of Religious Beliefs and Practices and the
Reduction

of

Adolescent

Delinquency

in

Urban

Thailand”

của

AphichatChamratrithirong và cộng sự đã khẳng định có mối liên hệ giữa niềm tin
Phật giáo của gia đình ở Thái Lan và hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên ở độ
tuổi từ 13 đến 14 tuổi. Đối chiếu kết quả nghiên cứu về tôn giáo của mình với nhiều
nghiên cứu so sánh ở phương Tây, tác giả tìm thấy có mối liên hệ qua lại giữa niềm
tin Phật giáo và hành vi của con người. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, nơi mà các cuộc
điều tra thanh niên quốc gia được sử dụng, niềm tin tôn giáo trong thanh thiếu niên
trên toàn quốc đã được tiết lộ có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi phạm pháp
(Johnson, Jang, Larson & De Li, 2001 ), đặc biệt là hành vi hút thuốc, uống rượu và
sử dụng cần sa (Sinha, Cnaan&Gelles, 2007). Mối liên hệ giữa tâm linh và hành vi
của trẻ vị thành niên dường như phức tạp và liên quan đến quan hệ giữa các thế hệ.
Niềm tin tâm linh của cha mẹ có liên quan đến niềm tin tâm linh của thanh thiếu
niên, sau đó được kết nối với sự gia tăng thực hành tâm linh của thanh thiếu niên,
cuối cùng tương quan với việc giảm thiểu những hành vi phạm tội nghiêm trọng và

nhỏ của họ. Những phát hiện này góp phần hỗ trợ cho mô hình vai trò liên thế hệ
trong gia đình [30, tr. 79 - 89]
Như vậy, bàn về niềm tin tôn giáo nói chung, niềm tin Phật giáo nói riêng,
chúng tôi thấy có sự kế thừa, tiếp thu và đi sâu tìm kiếm những phát hiện mới của
14


các tác giả. Họ không ngừng tìm hiểu, đi sâu hơn vào những khía cạnh, chức năng
của tôn giáo để đem lại cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ, tích cực, đa chiều về vai
trò, tác động niềm tin tôn giáo đối với cuộc sống của con người. Bên cạnh những
hạn chế, không thể phủ nhận mặt tích cực mà niềm tin tôn giáo mang lại. Xu hướng
nghiên cứu về niềm tin tôn giáo cũng như NTVGLPG không chỉ mang tính chất
riêng lẻ mà những nghiên cứu về sau càng có sự kết hợp, tìm mối liên hệ giữa niềm
tin tôn giáo và tác động của nó đến hành vi thực hành của mỗi người trong những
lĩnh vực khác nhau, hay nói cách khác các nhà nghiên cứu có xu hướng quan tâm,
chú trọng hơn đến tính ứng dụng của niềm tin tôn giáo đến việc thay đổi nhận thức,
hành vi của nghiệm thể.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái
Trên thế giới, có khá nhiều học thuyết, công trình nghiên cứu về hành vi ứng
xử của bố mẹ đối với con cái. Nhìn chung, các tác giả đều xem đây chính là tiêu chí
quan trọng, là mặt biểu hiện bên ngoài của phong cách ứng xử - giáo dục của bố mẹ
đối với con cái.
Theo nhà tâm lý học người Mỹ và cũng là người đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống các phong cách quản lý và giáo dục - K.Lewin (1947), có ba kiểu
phong cách ứng xử, đó là: Dân chủ, Độc đoán và Tự do.
Tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước, đặc biệt là chịu ảnh hưởng
của K.Lewin, sau này, vào những năm 60 của thế kỷ XX, Dianna Baumrin(1967) đã
góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm học thuyết về phong cách ứng xử của cha mẹ.
Bà xác định hai chiều kích quan trọng trong hành vi cha mẹ. Đầu tiên là sự ấm áp so
với thù địch. Cha mẹ ấm áp mang tình yêu và chăm sóc cho trẻ, trong khi các bậc

cha mẹ thù hằn thì bày tỏ thái độ từ chối và cư xử như thể họ không quan tâm gì đến
trẻ. Chiều kích thứ hai là giới hạn và dễ dãi. Các bậc cha mẹ khác nhau ở phạm vi
mà họ tạo ra và thực thi các quy tắc. Theo đó, bà chia làm ba phong cách ứng xử
của cha mẹ đối với con cái, tương ứng với mỗi phong cách là những hành vi đặc
trưng, cụ thể:

15


Cha mẹ “Dân chủ” có sự kiểm soát nhưng ấm áp. Họ thiết lập các quy tắc rõ
ràng, nhất quán thực hiện chúng và thưởng cho trẻ bằng ấm áp và tình cảm. Họ
truyền đạt kỳ vọng cao dựa trên việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ. Đối với cha mẹ “Độc
đoán”, họ lại gắng sức kiểm soát vàáp đặt ý kiến của mình nhưng không giải thích
lý do của việc đưa ra những quy tắc hay ít thể hiện sự nồng ấm với trẻ. Cha mẹ “Dễ
dãi” có sự chăm sóc, quan tâm ấm áp cho con nhưng không cung cấp đủ hướng dẫn
và kỷ luật để giúp trẻ học được trách nhiệm và quan tâm đến người khác.
Đến thập niên 80, Maccoby và Martin tiếp tục kế thừa lý thuyết của Dianna
Baumrind và bổ sung thêm một phong cách ứng xử của cha mẹ nữa, đó là: Thờ ơ.
Cha mẹ thờ ơ không có sự ấm áp cũng không đặt ra những luật lệ hay hướng dẫn
nào cho trẻ. Việc bổ sung thêm một phong cách ứng xử nữa của hai tác giả này
nhận được nhiều sự ủng hộ, tán thành của thế hệ kế tiếp và tạo thành bốn phong
cách giáo dụcđược đề cập phổ biến hiện nay. Bởi hành vi được xem là biểu hiện bên
ngoài của phòng cách ứng xử, vì vậy, việc quan sát, tìm hiểu hành vi ứng xử của bố
mẹ đối với con cái cũng là một gợi ý quan trọng để chúng ta dự đoán phong cách
ứng xử họ đối với con cái trong gia đình.
Với việc đặt ra giả thuyết: Liệu những phát hiện này có mở rộng đến tuổi vị
thành niên hay không, Laurence Steinberg và cộng sự (1994) đã nghiên cứu nhóm
học sinh trung học ở California và Wisconsin. Họ phát hiện rằng nhìn chung, cha
mẹ dân chủ và thờ ơ có liên quan tương ứng với các hệ quả phát triển tích cực và
tiêu cực nhất. Phát hiện này đúng với các học sinh Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Á và Mỹ

gốc Tây Ban Nha (Lamborn và cộng sự., 1991).
Bên cạnh đó là một số nghiên cứu về ảnh hưởng xuất phát từ hành vi ứng xử
của bố mẹ đối với con cái của các tác giả sau:
Viktor Gecas và Michael L. Schwalbevới nghiên cứu Parental Behavior and
Adolescent Self-Esteem xem xét mối quan hệ giữa hành vi của cha mẹ theo lời tự
thuật của chính họ và nhận thức của trẻ về hành vi của cha mẹ và ảnh hưởng trong
từng khía cạnh khác nhau đối với việc tự đánh giá của trẻ. Nghiên cứu này dựa trên
16


mẫu là128 gia đình, mỗi gia đình bao gồm một người mẹ, một người cha và một trẻ
ở độ tuổi thiếu niên (17 đến 19 tuổi). Tác giả thấy rằng tương quan giữa báo cáo của
cha mẹ về hành vi của họ (về các biện pháp kiểm soát / tự chủ, hỗ trợ , tham gia) và
nhận thức của trẻ về hành vi này ở mức độ thấp. Sự tự đánh giá của trẻ em liên quan
chặt chẽ hơn đến nhận thức của chính các em về hành vi ứng xử của cha mẹ hơn là
hành vi tự báo cáo của cha mẹ. Như vậy, dù không phủ nhận sức ảnh hưởng trong
hành vi ứng xử của cha mẹ đối với con cái nhưng sự tác động đó ở mức độ nào còn
phụ thuộc vào nhận thức, cách nhìn của các em về những tác động của bố mẹ đối
với mình. [33, tr. 37-46]
Liu (2003) nghiên cứu về hành vi của cha mẹ trên 2000 trẻ sống tại các vùng
nông thôn của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng: hai khía cạnh trong hành vi bố mẹ gồm
sử dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc, mắng mỏ, chỉ trích khi con cái có hành vi
không mong muốn tỉ lệ thuận với các rối loạn hướng nội và hướng ngoại ở các em
theo báo cáo của cha mẹ. Về phương diện tình cảm, vì cha mẹ Châu Á không
thường thể hiện trực tiếp tình yêu của mình với con cái qua các hành vi ôm hôn hay
khen ngợi nên Liu cho rằng lời khen và sự quan tâm của cha mẹ có ảnh hưởng tích
cực lên hành vi của trẻ Châu Á nhiều hơn so với ảnh hưởng của cùng hành vi đó
trên trẻ Châu Âu. [32,tr.191]
Nhà tâm lý học Mỹ Carl PickhardtPh.D trong tác phẩm “Adolescence and
parental influence” đã nêu lên tầm quan trọng trong ứng xử của bố mẹ đối với trẻ vị

thành viên. Ông cho rằng ảnh hưởng của cha mẹ lên con cái, đặc biệt là trong thời
niên thiếu, không phải lúc nào cũng đơn giản, một chiều như bố mẹ mong muốn.
Dưới đây là một vài cách ứng xử mà bố mẹ thường sử dụng nhằm gây ảnh hưởng
đến nhận thức - cảm xúc - hành vi của trẻ:
- Dẫn dắt trẻ bằng ví dụ: Thông qua những mô hình, tấm gương mà phụ
huynh cho là tốt để khích lệ trẻ học tập, bắt chước.
- Dạy bằng cách giảng dạy: qua những kiến thức và kĩ năng mà bố mẹ có
được.
17


- Thông báo bằng cách tự tiết lộ: Đưa ra những bài học từ kinh nghiệm sống
của chính bố mẹ.
- Thuyết phục bằng cách giải thích, cung cấp thông tin chứng minh.
- Truyền cảm hứng, tạo động, kết nối với sự đồng cảm.
- Giám sát, đưa ra kỷ luật.
Ông kết luận để giáo dục, thay đổi hành vi của trẻ, trước tiên hãy cân nhắc
đến các cách khác nhau mà phụ huynh có thể thay đổi. Hơn nữa, kiểu dạy dỗ của
cha mẹ có thể đạt kết quả theo những cách đối lập, tùy thuộc vào việc vị thành niên
có nhận dạng hay điều chỉnh nó hay không [42].
1.1.1.3. Các nghiên cứu theo xu hướng mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo
và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và hành vi ứng xử của bố
mẹ với con cái cũng là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả ở nhiều
nơi trên thế giới. Qua việc tìm hiểu, tác giả Vũ Dũng, trong giáo trình “Tâm lý học
dân tộc” cũng đã tổng hợp và nêu lên một số tác giả tiêu biểu sau:
Nhà tâm lý học Đức W.Trillhass cho rằng những ấn tượng tôn giáo mà đứa
trẻ nhận được ở gia đình, thông qua gia đình có ý nghĩa quyết định đối với đời sống
tôn giáo sau này của trẻ. [1, tr.139]
Argyle M.và Beit - Hallami B chỉ ra tâm thế, thái độ tôn giáo của bố mẹ là

một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành nên các thế hệ tôn giáo mới.
Theo các nhà nghiên cứu này, sự tác động của bố mẹ góp phần tạo nên tín ngưỡng
tôn giáo của trẻ. Nhận định được rút ra từ nghiên cứu vấn đề tôn giáo của sinh viên
Mỹ. [1, tr.139]
Nhà tâm lý học MỹC.Hann đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt về mối
quan hệ giữa giáo dục của gia đình và niềm tin tôn giáo của trẻ. Ông chia các gia
đình được nghiên cứu thành bốn loại:

18


- Loại gia đình thứ nhất: cả hai bố mẹ đều tham gia giáo dục trẻ rằng Chúa sẽ
trừng phạt nếu chúng có các hành vi xấu. Có 73% trẻ vị thành niên và 84% đứa trẻ
tuổi mới lớn đến trường tin rằng Chúa sẽ trừng phạt chúng vì hành vi xấu và chúng
cần sợ hãi Chúa.
- Loại gia đình thứ hai: chỉ có người mẹ tham gia giáo dục trẻ bằng hành vi
yêu thương.
- Loại gia đình thứ ba: chỉ có người bố giáo dục trẻ bằng tình yêu thương.
Ở loại gia đình này, có 53% trẻ tuổi vị thành niên và 61% trẻ tuổi mới đến
trường cho rằng chúng cần sợ hãi Chúa và Chúa có thể trừng phạt các hành vi sai
trái của chúng.
- Loại gia đình thứ tư: Không một ai trong số bố và mẹ tham gia về sự sợ hãi
và sự trừng phạt của Chúa [1, tr.139 -140]
Như vậy, bố mẹ với niềm tin tôn giáo của mình có vai trò truyền tải, tạo ảnh
hưởng lên nhận thức - hành vi của con cái thông qua giáo dục về niềm tin tôn giáo
cho trẻ.
Ngoài ra, báo cáo “Religion, beliefs and parenting practices” của nhóm tác
giả Jan Howarth, Janet Lees, Peter Sidebotham, John Higgins, AtifImtiaz rút ra từ
dự án được thực hiện ở Bradford để đánh giá về niềm tin tôn giáo và hành vi ứng xử
của các nghiệm thể là trẻ ở độ tuổi 13 - 17 và bố mẹ các em. Kết quả cho thấy phụ

huynh trong nghiên cứu đã sử dụng một trong những phương pháp để giáo dục con
cái, đó chính là thông qua việc truyền tải các giá trị tôn giáo. Hầu hết những người
trẻ tuổi nói rằng họ đánh giá cao và tôn trọng các giá trị của cha mẹ, mặc dù cuối
cùng họ có thể chọn giữa những niềm tin khác nhau. Họ sẽ tự lựa chọn nghề nghiệp
của mình, nhưng cũng thấy rằng giáo dục của gia đình, đặc biệt là bố mẹ có ảnh
hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn của họ. [43].
Nghiên cứu quy mô Quốc gia về Thanh niên và Tôn giáo (Christian Smith,
2017) từ tháng 8/2001 - tháng 12/2010) nhằm tìm hiểu về đời sống tôn giáo của
19


thanh niên Mỹ từ tuổi niên thiếu (3.370 nghiệm thể từ 13-17 tuổi) vào tuổi trưởng
thành (2.596 nghiệm thể từ 16-21 tuổi). Khảo sát tiến hành qua điện thoại và các
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Qua tìm hiểu, tác giả kết luận: năm khía cạnh
tôn giáo độc đáo quan trọng trong cuộc sống của thanh thiếu niên là giáo lý, độc
quyền tôn giáo, thực hành bên ngoài, thực hành cá nhân và tính tôn giáo. Trong đó,
ông cho rằng chiều cạnh giáo lý là một yếu tố quan trọng để đánh giá xem bản sắc
tôn giáo của nghiệm thể đang phát triển như thế nào, bởi khi thanh thiếu niên trưởng
thành, họ phát triển thêm các kỹ năng nhận thức để xem xét niềm tin của mình,
chiều hướng này trên thực tế trở nên chân thực hơn và đại diện cho hệ thống giá trị
mà họ hướng tới. Tuy nhiên, cũng giống như những tác giả đi trước, tác giả khẳng
định niềm tin tôn giáo của cha mẹ có tác động đến hành vi ứng xử của họ đối với
con cái [41]
Nhìn chung, các nghiên cứu được nhắc tới đều xuất phát từ các nước phương
Tây và được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là Ki - tô giáo. Niềm tin tôn giáo ở đây
cũng được xét trên nhiều khía cạnh: niềm tin vào giáo lý, Chúa,.. Nghiệm thể
nghiên cứu thường bao gồm cả bố mẹ và con cái. Trong khi đó, nghiên cứu cụ thể,
tập trung về mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo của bố mẹ và hành vi
ứng xử của họ đối với con cái, chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào. Vì thế, đây
chính là gợi ý để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, xét trong bối cảnh một

đất nước mà đạo Phật chiếm ưu thế cũng như có sự đổi mới về nhiều mặt kinh tế xã hội - giáo dục như hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.2.1. Các nghiên cứu về tôn giáo và niềm tin vào giáo lý Phật giáo
Ở nước ta, nghiên cứu lý luận về tôn giáo cũng như niềm tin tôn giáo đang
phát triển trong những năm gần đây với nhiều đóng góp của các tác giả đến từ
những lĩnh vực khác nhau như: triết học, tôn giáo học, xã hội học và cả tâm lý học.
Những ấn phẩm đã xuất bản và nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả có thể nhắc
đến, là: Tâm lý học tôn giáo (Vũ Dũng), Niềm tin của con người vào một thế giới
khác (Vũ Dũng), Giá trị Phật giáo đối với công tác xã hội trong xu thế toàn cầu
20


hóa (Nguyễn Hồi Loan), Bàn về niềm tin tôn giáo (Vương Thị Kim Oanh), Lý luận
về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (Đặng Nghiêm Vạn), Phật giáo Việt
Nam với văn hóa Việt Nam (Nguyễn Đăng Duy), Ảnh hưởng của hệ tư tưởng và tôn
giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (Nguyễn Tài Thư).
Xét về mặt nghiên cứu thực tiễn, ở riêng góc độ tâm lý học, chúng ta có
những công trình đáng chú ý sau:
Tác giả Vũ Dũng với “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo (Từ kết quả
của một nghiên cứu thực tiễn)”. Qua nghiên cứu, tác giả nhận định: Niềm tin tôn
giáo chính là một trong những đặc điểm tâm lý cơ bản nhất của người theo tôn giáo.
Hay nói cách khác, khái niệm “người theo tôn giáo” đồng nghĩa với khái niệm
người có niềm tin tôn giáo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin tôn giáo không chỉ
thể hiện qua niềm tin vào các lực lượng thần thánh mà còn biểu hiện rất rõ ở niềm
tin vào một thế giới khác. Đối với người theo tôn giáo, thế giới đó là một nơi tuyệt
vời, mà ở đó mọi nhu cầu mong muốn của con người đều được thỏa mãn và có thể
là một nơi khủng khiếp (địa ngục) nếu con người phạm phải quá nhiều tội lỗi [2,
tr.28]
Tác giả Lê Minh Thiện với đề tài “Niềm tin của tín đồ đạo Công giáo về thế
giới linh hồn”. Kết quả nghiên cứu 980 tín đồ cho thấy, niềm tin của các tín đồ và

thế giới linh hồn chiếm tỷ lệ rất cao (91%) và niềm tin này ở mức độ sâu sắc chiếm
tỷ lệ 78,1%, chỉ có 0,3 % tín đồ tin ở mức độ ít. Đồng thời, qua nghiên cứu, tác giả
cũng thấy rằng gia đình chính là nơi giáo dục, dạy dỗ và khuyên bảo con cái mình
sống theo đạo, tin vào những điều răng dạy trong Kinh thánh, giáo lý [24, tr.86]
Tác giả Vương Thị Kim Oanh với đề tài “Nhận thức và niềm tin đối với đạo
Tin Lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai” đã chỉ ra rằng: Đa số người
dân tộc thiểu số ở Gia Lai có niềm tin đối với tôn giáo này nhưng mức độ niềm tin
chưa thật sâu sắc. Sở dĩ họ có niềm tin vào đạo Tin Lành là do họ rất khó khăn về
kinh tế nên có nhu cầu, khát vọng về cuộc sống ấm no, đầy đủ, nhu cầu về sự
trường tồn vĩnh cửu của con người, hi vọng tìm được những giải pháp cho những bế
tắc trong cuộc sống hằng ngày và do tác động của những thủ lĩnh tôn giáo. Tuy
21


×