Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước sinh hoạt của các cơ sở cấp nước tập trung tại thị xã đông triều tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tú

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC SINH HOẠT
CỦA CÁC CƠ SỞ CẤP NƢỚC TẬP TRUNG
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Tú

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC SINH HOẠT
CỦA CÁC CƠ SỞ CẤP NƢỚC TẬP TRUNG
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

Chuyên ngành:

Khoa học môi trƣờng

Mã số:


8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Thúy

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
TS. Phạm Thị Thúy, Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Nếu
không đúng nhƣ đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
Thầy cô giáo Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc
gia Hà Nội) đã tận tình dạy bảo, truyền đạt, giúp đỡ cho tôi kiến thức nền tảng trong
suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Thúy, Giảng viên
Bộ môn Công nghệ môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội, ngƣời trực tiếp đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn theo quy định của nhà trƣờng.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên
Công ty Cổ phần nƣớc sạch Quảng Ninh, Xí nghiệp nƣớc Đông Triều đã hỗ trợ tạo
điều kiện thuận lợi, hợp tác trong quá trình làm luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên,
chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Học viên

Nguyễn Văn Tú


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT _______________________________________ iii
DANH MỤC BẢNG __________________________________________________ iv
DANH MỤC HÌNH ____________________________________________________ v
MỞ ĐẦU ____________________________________________________________ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ________________3
1.1. Khái quát chung về nƣớc sinh hoạt ___________________________________3
1.1.1. Nƣớc sinh hoạt _______________________________________________3
1.1.2. Các chất ô nhiễm trong nƣớc sinh hoạt _____________________________ 4
1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc ____________________________ 4
1.1.4. Ảnh hƣởng ô nhiễm nƣớc sinh hoạt đên sức khỏe con ngƣời ___________6
1.2. Nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam _________________________________________8
1.2.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam ____________________ 8
1.2.2. Hiện trạng quản lý nƣớc sinh hoạt tại Việt Nam ____________________ 12
1.2.3. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam ____13
1.2.4. Giải pháp đối phó với thiếu nƣớc và xâm nhập mặn _________________ 19
1.3. Thực trạng tài nguyên nƣớc tỉnh Quảng Ninh và các nhà máy xử lý nƣớc trên

địa bàn thị xã Đông Triều _____________________________________________21
1.3.1. Thực trạng tài nguyên nƣớc của tỉnh Quảng Ninh ___________________ 21
1.3.2. Các nhà máy xử lý nƣớc cấp trên địa bàn thị xã Đông Triều ___________21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ___28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ___________________________________28
2.2. Nội dung nghiên cứu _____________________________________________28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu __________________________________________28
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu _________________________ 28
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu thực địa __________________ 28
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu______________________________________33
2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả xử lý của các nhà máy cấp nƣớc sinh hoạt
34

i


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ___________________ 39
3.1. Hiện trạng các nguồn nƣớc, hệ thống cung cấp và xử lý nƣớc sinh hoạt tại thị xã
Đông Triều ________________________________________________________ 39
3.1.1. Hiện trạng cung cấp nƣớc trên địa bàn thị xã Đông Triều _____________39
3.1.2. Hiện trạng các nguồn nƣớc cấp sinh hoạt tại thị xã Đông Triều ________39
3.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc tại hệ thống xử lý nƣớc cấp của các nhà máy xử lý
nƣớc cấp thị xã Đông Triều____________________________________________41
3.2.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc nguồn đầu vào của các nhà máy xử lý nƣớc cấp
41
3.2.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc cấp của các nhà máy xử lý nƣớc cấp _______46
3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý của các nhà máy cấp nƣớc sinh hoạt _____________49
3.3.1. Nhóm tiêu chí về kỹ thuật ______________________________________50
3.3.2. Nhóm tiêu chí về kinh tế _______________________________________50
3.3.3. Nhóm tiêu chí về môi trƣờng ___________________________________51

3.3.4. Nhóm tiêu chí về xã hội _______________________________________51
3.4. Đề xuất một số giải pháp cải tạo công nghệ xử lý, quản lý và giám sát chất
lƣợng nƣớc ________________________________________________________ 54
3.4.1. Giải pháp quản lý ____________________________________________54
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp cải tạo công nghệ xử lý, quản lý và giám sát chất
lƣợng nƣớc _______________________________________________________ 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ________________________________________56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ______________________________________________57

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BYT

Bộ y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)


DN

Doanh nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspendid solids)

TTNSHVSMTNT Trung tâm Nƣớc sinh hoạt Vệ sinh môi trƣờng nông thôn
UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí các điểm lấy mẫu tại mạng lƣới thu gom nƣớc cấp và hệ thống xử lý

nƣớc cấp tại thị xã Đông Triều ....................................................................29
Bảng 2.2: Các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu nƣớc thô trong nghiên cứu [4] ......31
Bảng 2.3: Các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu nƣớc cấp trong nghiên cứu [4] .....33
Bảng 2.4: Các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nƣớc cấp ...................................................................................................35
Bảng 2.5: Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý ......................38
Bảng 3.1: Kết quả điều tra sử dụng các nguồn nƣớc của ngƣời dân trên địa bàn thị xã
Đông Triều ...................................................................................................40
Bảng 3.2: Kết quả cảm quan về màu sắc, mùi, vị của ngƣời dân trên địa bàn thị xã
Đông Triều về chất lƣợng nƣớc cấp.............................................................40
Bảng 3.3: Kết quả phân tích các mẫu nƣớc thô (nƣớc nguồn đầu vào) tại các đơn vị
đƣợc khảo sát ...............................................................................................41
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thành phẩm tại các đơn vị đƣợc khảo sát
......................................................................................................................46
Bảng 3.5: Thang điểm đánh giá của Nhà máy nƣớc Mạo Khê - Đông Triều thông qua
các tiêu chí....................................................................................................51

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế xử lý trong hệ BAC (a) và hệ O3- BAC (b) ......................................14
Hình 1.2. Bể lọc sinh học uBCF tại Nhà máy nƣớc Vĩnh Bảo, Công ty Cấp nƣớc Hải
Phòng............................................................................................................15
Hình 1.3. Sơ đồ lắp đặt hệ thống RO: a) Single pass và multiple pass; b) Single stage
và multiple stage ..........................................................................................20
Hình 1.4. Mô hình tái sử dụng nƣớc ..............................................................................20
Hình 3.1: Hàm lƣợng TSS trong các mẫu nƣớc đƣợc khảo sát ....................................45
Hình 3.2: Hàm lƣợng COD trong các mẫu nƣớc đƣợc khảo sát ..................................45
Hình 3.3: Hàm lƣợng BOD5 trong các mẫu nƣớc đƣợc khảo sát .................................46


v


MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh đang phát triển năng động tại khu vực phía Bắc
với hệ thống sông ngòi, nƣớc ngầm, nƣớc mặt đa dạng phục vụ cho các mục đích phát
triển kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu chất lƣợng nƣớc ăn uống, nƣớc sinh hoạt cho
nhân dân trên địa bàn. Chính vì vậy việc xem xét đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
từ nƣớc nguồn đầu vào tới nƣớc thành phẩm tại các đơn vị cung cấp nƣớc trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh là yếu tố quan trọng.
Về hiện trạng nguồn nƣớc sinh hoạt tại Quảng Ninh hiện nay nguồn nƣớc mặt
phục vụ cấp nƣớc sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thuộc các lƣu vực sông Trung Lƣơng
(Đông Triều); Thác Nhoòng, Mằn (Hoành Bồ); Đá Bạc (Hạ Long); Tiên Yên (Tiên
Yên); Bình Liêu (Bình Liêu); Ba Chẽ (Ba Chẽ); Đầm Hà (Đầm Hà); Hà Cối (Hải Hà);
Đồng Mô, Pắc Hooc (Bình Liêu); các hồ chứa cung cấp nƣớc cho các nhà máy nƣớc
với tổng dung tích hồ khoảng 239,82 triệu m3 gồm các hồ Bến Châu, Khe Chè (Đông
Triều); Yên Lập (Quảng Yên); Cao Vân (Cẩm Phả); Kim Tinh, Đoan Tĩnh, Tràng
Vinh, Vạn Gia (Móng Cái); Trƣờng Xuân, C4, Chiến Thắng (Cô Tô); Mắt Rồng, Khe
Mai (Vân Đồn). Để cung cấp nƣớc cho ngƣời dân trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 29 nhà
máy nƣớc và trạm cấp nƣớc đang vận hành cấp cho 14 đô thị và vùng lân cận với tổng
công suất thiết kế 194.700 m3/ngày - đêm. Tổng lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt tại 14
huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh là 57,869 triệu m3/năm, tỷ lệ cấp nƣớc sinh
hoạt đô thị đạt 91,12% [10].
Các nguồn nƣớc mà ngƣời dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày thƣờng đƣợc
lấy từ: Hệ thống cung cấp nƣớc tại các nhà máy, xí nghiệp nƣớc, cơ sở cấp nƣớc tập
trung (nƣớc máy), nƣớc mƣa, nƣớc giếng khơi, nƣớc máng lần, nƣớc giếng khoan…
Theo tính toán của ngành nƣớc tỉnh, tổng nhu cầu dùng nƣớc của 14 đô thị và
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo các giai đoạn đến năm 2020 là
457.100m3/ngày - đêm; đến năm 2025 là 743.600m3/ngày - đêm; đến năm 2030 là

1.062.100m3/ngày - đêm. Nhƣ vậy, với công suất cấp nƣớc của các nhà máy nƣớc nhƣ
hiện nay thì khả năng cấp nƣớc còn thiếu so với nhu cầu sử dụng nƣớc trên địa bàn
tỉnh. Cụ thể: Đến năm 2020 thiếu 269.300m3/ngày-đêm; đến năm 2025 thiếu
555.800m3/ngày-đêm [10].
Hiện nay, hệ thống cấp nƣớc tập trung do Công ty cổ phần nƣớc sạch Quảng
Ninh quản lý bao gồm hệ bao gồm 20 nhà máy và 187 cơ sở cấp nƣớc tập trung với 19
giếng ngầm và tổng lƣợng nƣớc mặt khai thác: 162.700 m3/ngđ (tỷ lệ nƣớc mặt: 86,6
%), tổng lƣợng nƣớc ngầm khai thác: 26.3500 m3/ngđ (tỷ lệ nƣớc ngầm:13,4 %) phục
vụ cấp nƣớc các khu vực Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm
Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái [10].
1


Tuy nhiên, nguồn nƣớc giếng đào, giếng khoan trên địa bàn đƣợc kiểm tra,
giám sát đạt vệ sinh ngoại cảnh 35.733/115.201 (chiếm 31%). Trung tâm Y tế tuyến
huyện hệ thống Labo xét nghiệm chƣa đạt yêu cầu của thông tƣ 50/2015/TT-BYT
ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế quy định kiểm tra vệ sinh chất lƣợng nƣớc ăn
uống, sinh hoạt nên chƣa đánh giá đƣợc thực tế chất lƣợng nguồn nƣớc này [10].
Đối với hệ thống nƣớc máng lần, tự chảy đƣợc kiểm tra, giám sát và đạt vệ sinh
ngoại cảnh 2.134/4.612 hệ thống (chiếm 46,3%), cũng chƣa đánh giá đƣợc thực tế chất
lƣợng nguồn nƣớc này. Do đó, số lư ơ ̣ng và chấ t lư ơ ̣ng nư ớc cung cấ p tƣ̀ nhiề u cơ s ở
cấ p nư ớc hiện đang bi ̣giảm sút nên hàng năm sẽ có m ột số ngư ời đã đư ơ ̣c hư ởng nư ớc
sạch sẽ trở thành ngƣời chƣa đƣợc hƣởng nƣớc sạch . Thêm vào đó , việc quản lý bề n
vƣ̃ng công triǹ h cấ p nư ớc sau khi xây dƣ̣ng còn yế u , các mô hình quản lý công trình
cấ p nư ớc tập trung mới là thƣ̉ nghiệm, chƣa có tổng kết, đánh giá tin
́ h phù hơ ̣p.
Vì vậy, để hiện trạng chất lƣợng nƣớc cấp sinh hoạt và đánh giá hiệu quả xử lý
tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh luận văn “Đánh giá hiệu quả xử lý nước sinh
hoạt của các cơ sở cấp nước tập trung tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và đề
xuất giải pháp cải thiện” đƣợc lựa chọn nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện góp

phầ n nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chấ t lư ơ ̣ng nư ớc sinh hoa ̣t nhằm đảm bảo
sức khỏe cộng đồng, không để dịch bệnh phát sinh.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nội dung sau:
-

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh;
Đánh giá hiệu quả công nghệ hệ thống xử lý nƣớc cấp tại các cơ sở cung cấp
nƣớc sinh hoạt tại thị xã Đông Triều;
Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về nƣớc sinh hoạt
Khái niêm nƣớc sinh hoạt: là nƣớc đƣợc sử dụng hàng ngày cho nhu cầu sinh
hoạt nhƣ tắm, giặt giũ, nấu nƣớng, rửa,vệ sinh…. thƣờng không sử dụng để ăn, uống
trực tiếp [7].
QCVN 02:2009/BYT: Áp dụng đối với nƣớc sinh hoạt dùng trong các hoạt
động sinh hoạt thông thƣờng hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến
thực phẩm.
Đối tƣợng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác,
kinh doanh nƣớc sinh hoạt bao gồm cả các cơ sở cấp nƣớc tập trung dùng cho mục
đích sinh hoạt (công suất 1000m3/ngày.đêm trở lên).
Áp dụng với nƣớc dùng để ăn uống, nấu nƣớng: QCVN 01:2009/BYT:
Đối tƣợng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác,
kinh doanh nƣớc ăn uống bao gồm cả các cơ sở cấp nƣớc tập trung dùng cho mục đích
sinh hoạt (công suất 1000m3/ngày.đêm trở lên).
Áp dụng đối với nƣớc dùng để uống trực tiếp: Tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT

QCVN 01:2009/BYT áp dụng với nƣớc máy thành phố với 109 chỉ tiêu, mỗi
chỉ tiêu đều có mức độ đánh giá cụ thể. Trên các chỉ tiêu đó mà các cơ quan chức năng
có thể đánh giá và kiểm tra chất lƣợng nguồn nƣớc và tiêu chuẩn xây dựng nhà máy,
trạm cấp nƣớc, đồng thời là cơ sở để ngƣời tiêu dùng tự kiểm tra đánh giá chất lƣợng
nguồn nƣớc mà gia đình mình đang sử dụng.
1.1.1. Nước sinh hoạt
Các loại nguồn nƣớc sinh hoạt đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
 Nguồn nước ngầm hay còn gọi là giếng khoan, giếng đào:
- Nƣớc giếng khoan là nƣớc đƣợc lấy (khoan) từ các mạch nƣớc ngầm sâu trong
lòng đất, qua các tầng địa chất. Nƣớc này thƣờng có nhiều nguyên tố khoáng, khó
kiểm soát đƣợc chất lƣợng do tùy thuộc vào mạch nƣớc khoan đƣợc
- Nƣớc giếng đào: Tƣơng tự nhƣ nƣớc giếng khoan nhƣng thay vì khoan thì
đƣợc đào đất lên, thƣờng có độ nông hơn so với nƣớc giếng khoan.
 Nguồn nước mưa:
- Các hộ gia đình hiện nay, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn thƣờng lƣu trữ
nƣớc mƣa để sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nguồn nƣớc
mƣa thƣờng có tính axit và hiện nay ô nhiễm môi trƣờng nặng nề dẫn đến chất lƣợng
nƣớc mƣa không đảm bảo.
3


 Nguồn nước máy đã qua xử lý của nhà máy nước:
- Nguồn nƣớc này thƣờng đƣợc sử dụng nhiều ở các khu vực thành phố, một số
khu vực ngoại thành, tỉnh lẻ.
- Nƣớc cấp là ngầm sau đó đi qua hệ thống xử lý nƣớc của các nhà máy thƣờng
là lọc thô qua bể lắng, khử sắt sau đó qua khử trùng bằng clo để cung cấp nƣớc cho
các hộ dân cƣ.
1.1.2. Các chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt
Sử dụng nƣớc có kim loại nặng nội tạng sẽ bị ảnh hƣởng vô cùng nghiêm trọng.
Sỏi dễ hình thành trong thận, mật.

Hệ thần kinh trung ƣơng bị nhiễm độc, tuỷ xƣơng bị rối loạn hoạt động, gây tai
biến não, cao huyết áp đối với những ngƣời sử dụng nguồn nƣớc nhiễm chì để ăn
uống.
Crom khiến thận bị viêm, ung thƣ phổi và viêm gan.
Mangan khiến thận, hệ thống tuần hoàn bị thƣơng tổn, thậm chí tử vong nếu
ngộ độc nặng.
Sử dụng nƣớc có lƣợng natri vƣợt quá mức cho phép sẽ khiến tỷ lệ mắc bệnh
tim mạch tăng cao.
Thuốc bảo vệ thực vật gây ra tình trạng nhiễm độc gan.
Xƣơng bị ảnh hƣởng xấu bởi nƣớc nhiễm kali hoặc cadimi.
Chất cực độc là asen. Asen là nguyên nhân gây ra 20 bệnh khác nhau trong đó
phần lớn là các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nƣớc nhiễm asen là cơ hội để
các tế bào ung thƣ xuất hiện và phát triển: ung thƣ da, bang quang, phổi, bệnh
bowen…[13].
Ngoài ra, thƣờng xuyên dùng nƣớc trong chum, vại, bể chứa nƣớc mƣa lâu
ngày… làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đƣờng tiêu hóa gây ra các bệnh nhƣ tiêu chảy,
kiết lỵ. Còn chƣa kể đến nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sống và phát triển trong nguồn
nƣớc nhiễm bẩn từ đó lây truyền dịch bệnh cho ngƣời và động vật.
1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm nguyên
nhân khách quan nhƣ thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tuyết tan,...nhƣng nguyên nhân chủ
quan chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cƣ khu công nghiệp, các phƣơng tiện giao

4


thông vận tải đƣờng biển. Tuy nhiên ta có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản gây ô
nhiễm nguồn nƣớc nhƣ sau.
a. Ô nhiễm do sinh hoạt của ngƣời dân
- Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách

sạn, cơ quan trƣờng học,chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
ngƣời. Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (P, N), chất rắn và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lỗi sống mà lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng các chất có trong nƣớc
thải của mỗi ngƣời trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống cao thì lƣợng
thải và tải lƣợng thải càng cao. Đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt thƣờng là chứa nhiều
tạp chất khác nhau trong đó khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và
một lƣợng lớn vi sinh vật thông thƣờng. Các chất vô cơ phân bố ở dạng tan nhiều hơn
so với chất hữu cơ. Các chất hữu cơ phân bố nhiều ở dạng keo và không tan. Phần lớn
các vi khuẩn này trong nƣớc thải thƣờng ở các dạng vi khuẩn gây bệnh tả lị, thƣơng
hàn [14].
b. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
- Bao gồm các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh
trƣởng,...là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông nghiệp xả
thải vào nguồn nƣớc khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp phát triển.
- Nƣớc tiêu: khoảng 2/3 lƣợng nƣớc tƣới cho cây trồng bị tiêu hao do bốc hơi
trên mặt lá, phần còn lại chảy ra các kênh dẫn hoặc thấm xuống nƣớc ngầm nằm ở
phía dƣới. Hiện tƣợng hòa tan các muối có trong phân bón và sự cô đặc do bay hơi,
phần nƣớc còn lại thƣờng có độ mặn cao từ 3 đến 10 lần so với độ mặn trƣớc đó trong
nƣớc. Những ion chủ yếu trong nƣớc sau khi tƣới gồm Ca2+, Mg2+, Na+ , HCO3-, SO42-,
Cl- , NO3-, NH3,....[3].
- Chất thải động vật: Phân và nƣớc tiểu của động vật là nguồn gây ô nhiễm khá
lớn đối với nguồn nƣớc, đặc tính ô nhiễm của chất thải động vật là chứa hàm lƣợng
chất hữu cơ dễ phân hủy mang nhiều vi sinh vật gây bệnh.
- Nƣớc chảy tràn trên mặt đất: Nƣớc chảy tràn trên mặt đất do nƣớc mƣa hoặc
do thoát nƣớc từ đồng ruộng là nguồn ô nhiễm nƣớc sông, hồ, nƣớc rửa trôi qua đồng
ruộng có thể cuốn theo thuốc trừ sâu, phân bón [3].
Các nguồn nguyên nhân gây ô nhiễm trên nhìn chung đều xuất phát từ ý thức và
trách nhiệm của ngƣời dân chƣa đƣợc cao.


5


c. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng loạt
các khu công nghiệp đƣợc thành lập ngày càng nhiều và chƣa đƣợc xử lý triệt để.
Nƣớc thải công nghiệp chứa các chất hóa học độc hại (kim loại nặng nhƣ Pb, Cd, Hg,
Cr,…), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol, chất hoạt động bề mặt,…),chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thực phẩm. Nƣớc thải
công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản
xuất. Nƣớc thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm (đƣờng, sữa, thịt, tôm, cá, nƣớc
ngọt, bia..) chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy. Nƣớc thải của các xí nghiệp thuộc
da ngoài các chất hữu cơ còn có kim loại nặng. Nƣớc thải của các xí nghiệp ắc quy có
nồng độ axit, chì cao. Nƣớc thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, phenol
[3].
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lƣợng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ
vào các nguồn nƣớc tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nƣớc
quốc tế (SIWI) đƣợc công bố tại Tuần lễ Nƣớc thế giới (World Water Week) khai mạc
tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9 [17].
1.1.4. Ảnh hưởng ô nhiễm nước sinh hoạt đên sức khỏe con người
Nguồn nƣớc sinh hoạt bị ô nhiễm hay nói cách khác nƣớc nhiễm bẩn là một
trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con ngƣời theo
thống kê nguồn nƣớc chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh cho con ngƣời tại Việt Nam
có đến 200.000 ngƣời mắc bệnh ung thƣ do sử dụng nƣớc ô nhiễm. Hiện tại, 5/10 bệnh
truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất liên quan đến nƣớc và vệ sinh (cúm, tiêu
chảy, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm gan A). Mỗi năm có khoảng 1 triệu ca mắc tiêu chảy,
40.000 - 50.000 lƣợt bị lỵ trực khuẩn, thƣơng hàn… Đặc biệt, bệnh tay chân miệng có
nguy cơ bùng phát tại nhiều địa phƣơng. Bệnh giun sán cao dao động trong khoảng 50
- 90% dân số [5]. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc cao ở học sinh tiểu học. Các bệnh do muỗi

truyền nhƣ SXH, sốt rét. Các bệnh do các trung gian khác nhƣ sán lá gan, bệnh sán lá
phổi... Ô nhiễm nƣớc là sự vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép của một số thành phần trong
nƣớc dẫn đến chất lƣợng nƣớc không đáp ứng đƣợc các mục đích sử dụng khác nhau
ảnh hƣởng xấu đến đời sống của con ngƣời và sinh vật. Chung sống với nguồn nƣớc ô
nhiễm có thể coi nhƣ đang sống chung với tử thần có thể gây ra các bệnh:

6


Nhóm bệnh do vi sinh vật: Có thể gây thành các vụ dịch với nhiều ngƣời mắc.
Do vi khuẩn (tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…), virus (bại liệt, viêm gan A, rotavirus, các
enterovirus), ký sinh trùng (giun sán), đơn bào (Entamoeba historitica,
Cryptosporidium pavum…).
Nhóm bệnh không do vi sinh vật: Các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do ô
nhiễm nguồn nƣớc: kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực
vật, hoạt chất phóng xã có trong nƣớc; các hóa chất phát sinh trong quá trình xử lý
nƣớc; ngoài ra còn có các vấn đề sức khỏe do thiếu hoặc thừa các chất vi lƣợng trong
nƣớc, ví dụ thiếu hoặc thừa fluor.
Có 7 dấu hiệu có thể nhận biết nguồn nƣớc sinh hoạt bị ô nhiễm [3]:
-

Nguồn nƣớc có mùi tanh, hôi, thậm chí khai, nƣớc có các màu nhƣ vàng nhẹ,
nâu đỏ, đục… Đây là dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy nguồn nƣớc này đã bị ô
nhiễm sắt, phèn và một số tạp chất, kim loại nặng khác;

-

Nƣớc bốc mùi nặng khiến ngƣời dùng khó thở, gây hiện tƣợng buồn nôn. Đây
là dấu hiệu cơ bản cho thấy nguồn nƣớc bị nhiễm phenol, clo ở mức độ nặng;


-

Nƣớc có mùi thum thủm nhƣ mùi trứng thối là do nƣớc nhiễm hợp chất H 2S.
(Hydro sulfua);

-

Nƣớc nhiễm amoni khiến thực phẩm (các loại thịt) sau khi luộc có màu hồng
nhƣ chƣa chín;

-

Nƣớc mùi clo nồng nặc, hiện tƣợng này diễn ra chủ yếu ở nƣớc máy, nếu sử
dụng gây cảm giác khó chịu, nếu hàm lƣợng vƣợt quá mức cho phép gây ra
nhiều bệnh vệ hô hấp, ảnh hƣởng đến da, tóc;

-

Nƣớc đun sôi kết tủa cặn trắng dƣới đáy nồi, bám thành từng mảng trong các
dụng cụ chứa nƣớc, các thiết bị vệ sinh. Đây là dấu hiệu cơ bản của nguồn nƣớc
nhiễm cứng, hay chứa hàm lƣợng Ca, Mg cao vƣợt mức;

-

Hiện tƣợng nƣớc bám mảng bám màu đen trong các dụng cụ chứa, bồn rửa mặt
do nhiễm mangan.
Trên đây đều là những dấu hiệu cơ bản và dễ dàng để nhận biết nguồn nƣớc

sinh hoạt đang trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, để biết chính các mức độ ô nhiễm
và xác định rõ nguồn có chứa thành phần độc hại không màu, không mùi hay không

(tiêu biểu nhƣ asen,) thì cần áp dụng các biện pháp công nghệ cao cấp và cần phải xét
nghiệm chất lƣợng nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mới đảm bảo cho kết
quả chính xác.

7


1.2. Nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam
Thực trạng quản lý, phát triển cấp nƣớc và giải pháp đảm bảo, nâng cao chất
lƣợng nƣớc sạch các đô thị Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất
nƣớc, hệ thống đô thị đƣợc mở rộng cả về quy mô và số lƣợng. Theo số liệu thống kê
của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2014, cả nƣớc có 774 đô thị, bao gồm: 2 đô thị đặc
biệt, 15 đô thị loại I, 21 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 65 đô thị loại IV và 629 đô thị
loại V; trong đó có khoảng 100 đô thị là trung tâm KT-XH quan trọng của các vùng
miền. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2014 đạt khoảng 34,5% với dân số đô thị khoảng 31 triệu
ngƣời. Cùng với phát triển hệ thống đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ
thống công trình cấp nƣớc nói riêng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, góp
phần phát triển KT - XH và cải thiện đời sống của ngƣời dân [1].
 Một số giải pháp quản lý, phát triển cấp nƣớc và đảm bảo chất lƣợng nƣớc sạch:
Hoàn thiện cơ chế chính sách. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuâ ̣t liên quan đ ến lĩnh vực cấp nƣớc.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý cấp nƣớc tại các khu
đô thị mới, khu chung cƣ; trách nhiệm của đơn vị cấp nƣớc bán buôn và bán lẻ; hợp
tác công tƣ lĩnh vực cấp nƣớc; trách nhiệm và xử lý vi phạm của các bên liên quan
trong hợp đồng dịch vụ cấp nƣớc. Nghiên cứu xây dựng Luật cấp nƣớc nhằm nâng cao
tính pháp lý lĩnh vực cấp nƣớc và đảm bảo cung cấp nguồn nƣớc sạch cho nhu cầu
thiết yếu của con ngƣời và sự phát triển KT - XH.
Rà soát, sửa đổi QCVN 01:2009/BYTL do Bô ̣ Y tế chủ trì nh ằm giám sát chất

lƣợng nƣớc ăn uống và sinh hoạt phù hợp với điều kiện KT-XH và đảm bảo sức khỏe
của ngƣời dân, cũng nhƣ không gây biến động về giá nƣớc [9].
Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lƣợng, chất lƣợng nguồn nƣớc đặc biệt
khả năng khai thác nguồn nƣớc phục vụ công tác quy hoạch, khai thác sử dụng và bảo
vệ nguồn nƣớc; Đối với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau cần quản lý việc
cấp phép khai thác và khai thác hợp lý nguồn nƣớc ngầm. Rà soát, đánh giá việc triển
khai thực hiện các quy hoạch cấp nƣớc quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ƣơng.
Triển khai thực hiện kế hoạch cấp nƣớc an toàn. Tăng cƣờng kiểm soát, bảo vệ
nguồn nƣớc, hệ thống cấp nƣớc; đảm bảo chất lƣợng nƣớc theo quy định và nâng cao
chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc. Tăng cƣờng công tác phối hợp liên ngành trong hoạt
8


động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc tại các nhà máy, cơ sở cấp nƣớc, bể
ngầm chứa nƣớc tại các khu chung cƣ. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan đề xuất nghiên cứu xây dựng
Chƣơng trình quốc gia về cấp nƣớc an toàn và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ xem xét,
phê duyệt.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chƣơng trình quốc gia chống thất thoát, thất
thu nƣớc sạch nhƣ đầu tƣ, cải tạo các tuyến ống cũ, rò rỉ và các trang thiết bị quản lý
hệ thống cấp nƣớc; trong đó tập trung ở các đô thị lớn nhƣ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh.
Triển khai thực hiện Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống
cấp, thoát nƣớc và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014, nhằm thu hút nguồn vốn
đầu tƣ cho lĩnh vực cấp nƣớc và hỗ trợ đầu tƣ cấp nƣớc theo mô hình hợp tác công tƣ
(PPP)…
Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trƣớc tiên, tập
trung đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, vận hành, bảo dƣỡng, bảo trì hệ thống cấp

nƣớc cho đơn vị cấp nƣớc, bao gồm cả đơn vị quản lý cấp nƣớc tại các khu đô thị mới,
khu chung cƣ. Sau đó, tổ chức nghiên cứu, tái cấu trúc doanh nghiệp cấp nƣớc đáp ứng
yêu cầu phát triển cấp nƣớc và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc.
Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nƣớc,
công trình cấp nƣớc và có ý thức sử dụng nƣớc tiết kiệm.
 Thực trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt khu vực nông thôn Việt Nam:
Vấn đề lớn của nƣớc sạch nông thôn nƣớc ta sau Chƣơng trình MTQG nƣớc
sạch và VSMT nông thôn là quản lý kém hiệu quả, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vì chủ yếu tập trung vào khâu đầu tƣ, quy mô công trình cấp nƣớc manh mún
(quy mô thôn, xóm; đầu tƣ thiếu tính đồng bộ) nên suất đầu tƣ cao, hiệu quả vận hành
thấp.
Muốn tăng tính bền vững công trình, cần cải tiến mô hình quản lý sau đầu tƣ,
chuyển đổi sang mô hình dịch vụ thay vì bao cấp nhƣ trƣớc đây, chất lƣợng nƣớc bảo
đảm quy chuẩn, đáp ứng nhu cầu ngƣời sử dụng bao gồm cả nhu cầu phục vụ phát
triển nông nghiệp sạch.
Xã hội hóa cấp nƣớc nông thôn đang đƣợc triển khai mạnh mẽ tại một số khu
vực và địa phƣơng. Các chính sách do Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành về xã hội
hóa cấp nƣớc đang phát huy tác dụng, với nhiều DN quan tâm, tham gia đầu tƣ vào
lĩnh vực này.

9


Nhiều địa phƣơng đã chủ chủ động ban hành chính sách thu hút sự tham gia của
khu vực tƣ nhân đầu tƣ công trình cấp nƣớc sạch nông thôn, điển hình nhƣ Thái Bình,
Hà Nam, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Tiền Giang, Long
An Cần Thơ…
Tuy nhiên, việc xã hội hóa trong đầu tƣ, quản lý và khai thác công trình cấp
nƣớc còn chậm , chƣa thu hút đƣợc các thành phần kinh tế , sự tham gia của DN còn
thấp (chiếm 5,3%) do sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc còn kém hiệu quả ,

thủ tục hành chính phức tạp , nhiều cấp trung gian, thông tin thiếu minh bạch và công
khai. Việc này cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của cấp uỷ Đảng cơ sở và vai trò của
đảng viên cần phát huy hơn nữa [2].
Công trình cấp nƣớc tập trung hoạt động hiệu quả chủ yếu ở vùng đồng bằng,
Nhà nƣớc không thể trợ giúp nông dân thông qua các DN nhà nƣớc, vì thu lợi nhuận là
mục tiêu chính và trƣớc hết của DN, bởi vậy phải thực hiện các hỗ trợ của Nhà nƣớc
thông qua các dịch vụ công.
Hiện nay, các dịch vụ cấp nƣớc sạch nông thôn còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo
ít đƣợc hƣởng lợi. Chúng ta đang tiến hành xã hội hóa nƣớc sạch nông thôn, Nhà nƣớc
và nhân dân cùng làm, phát triển nƣớc sạch thành một thị trƣờng tiềm năng. Tuy nhiên
điều này chỉ mới thành công ở một số tỉnh, thành, ở những khu vực mà ngƣời dân sẵn
sàng chi trả tiền sử dụng nƣớc sạch, tới đây cần nhân rộng các mô hình này ra nhiều
địa phƣơng.
Một vấn đề khác là, chi phí sản xuất nƣớc sạch tại nông thôn cao hơn đô thị,
nhƣng nhu cầu sử dụng thiếu tính ổn định. Chúng ta còn yếu trong công tác tiếp thị để
tăng nhu cầu sử dụng nƣớc ở nông thôn. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ công trình
cấp nƣớc sạch nông thôn thu không đủ bù chi, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề
và điều tất yếu xảy ra đó là công trình thiếu tính bền vững.
 Vấn đề nông dân với nƣớc sạch
Một thực tế là, nông dân tại một số vùng còn quá nghèo, chƣa sẵn sàng/chƣa đủ
khả năng để chi trả tiền sử dụng nƣớc sạch hoặc để tự xây dựng đƣợc công trình cấp
nƣớc nhỏ lẻ hộ gia đình đảm bảo chất lƣợng nƣớc. Một hạn chế cố hữu nữa đó là, nông
dân nƣớc ta thụ động, chờ đợi sự hỗ trợ từ ngân sách, trừ một số vùng đặc biệt có vốn
xã hội hóa cao.
Mặt khác, nƣớc ta đang bị ảnh hƣởng lớn của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn
hán, xâm nhập mặn, lũ, lụt gây ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân và ngƣời nông dân
chiếm phần lớn trong số ngƣời bị thiệt hại trực tiếp khi có thiên tai xảy ra. Vì vậy vấn
đề nƣớc sạch chính là ổn định an sinh xã hội và là một phần của công tác hỗ trợ khẩn
cấp về phòng chống thiên tai.


10


Theo số liệu năm 2017, với hơn nửa dân số nông thôn (56,5%) sử dụng nƣớc từ
công trình nhỏ lẻ hộ gia đình và 55% công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn do cô ̣ng
đồ ng quản lý, vận hành thì việc chú ý đến công tác truyền thông, tập huấn quản lý vận
hành cho ngƣời nông dân là hết sức cần thiết.
Phát triển nƣớc sạch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới, con
đƣờng đúng đắn không phải là xóa bỏ hoàn toàn công trình cấp nƣớc nhỏ lẻ hộ gia
đình, mà cần quan tâm để đảm bảo chất lƣợng nƣớc đối với công trình cấp nƣớc nhỏ
lẻ, đặc biệt tại những vùng trình độ dân trí hạn chế, chƣa thể hoặc không có khả năng
phát triển công trình cấp nƣớc tập trung.
Hiện nay, trên thị trƣờng có rất nhiều loại thiết bị xử lý nƣớc hộ gia đình đƣợc
giới thiệu với nhiều công nghệ có thể xử lý triệt để các vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc,
tuy nhiên, chúng ta đang thiếu giải pháp tổng thể trong công tác quản lý chất lƣợng
nƣớc cho mảng cấp nƣớc nhỏ lẻ này. Nƣớc sạch nông thôn còn thiếu các thể chế dựa
vào cộng đồng nhƣ HTX và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân phụ trách việc cung
cấp các dịch vụ công.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, khoảng cách về tỷ lệ sử dụng nƣớc
sạch giữa thành thị và nông thôn đƣợc thu hẹp lại, tuy nhiên vấn đề chất lƣợng nƣớc
sạch ở nông thôn và thành thị cần đƣợc thống nhất thành một quy chuẩn.
Vấn đề xã hội hóa nƣớc sạch nông thôn cần có cái nhìn toàn diện hơn để phát
triển không chỉ ở vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi. Các nguyên nhân gây cản trở cho
việc xã hội hóa cấp nƣớc nông thôn không thể chỉ giải quyết bằng các biện pháp tình
thế, mà có thể phải thay đổi ngay từ trong đƣờng lối cải cách.
Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các DN tham gia hoạt động từ thiện. Cần có
một đƣờng lối xã hội hóa công cuộc cải cách ngành nƣớc sạch, không lẫn lộn xã hội
hóa với thị trƣờng hóa và tƣ nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của quần
chúng. Phát triển mạnh xã hội dân sự để huy động ngƣời dân tham gia vào việc cung
cấp nƣớc sạch chính là áp dụng quan điểm quần chúng của Đảng ta.

Với nhiệm vụ cấp nƣớc sạch nông thôn phải đảm bảo tính bền vững trong điều
kiện môi trƣờng nƣớc tại nông thôn đang bị ảnh hƣởng lớn bởi các hình thức thời tiết
cực đoan do biến đổi khí hậu, do hậu quả phát triển “kinh tế nóng” gây ra nên có các
hoạt động bảo vệ môi trƣờng (bao bồm cả môi trƣờng nƣớc) gắn liền Nhà nƣớc, DN và
các cộng đồng nông thôn cùng chung tay bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.
Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới cho thấy, nếu giao việc bảo vệ môi
trƣờng cho các tổ chức nông dân thì có thể biến việc bảo vệ môi trƣờng trở thành
những hoạt động kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Việc phát triển du
lịch nông thôn cũng góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng.

11


1.2.2. Hiện trạng quản lý nước sinh hoạt tại Việt Nam
Đến nay, cả nƣớc có gần 100 doanh nghiệp cấp nƣớc, quản lý trên 500 hệ thống
cấp nƣớc lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc với tổng công suất cấp nƣớc đạt 7 triệu
m3/ngày, đêm tăng trên 800.000 m3/ngày, đêm so với năm 2011; tỷ lệ dân cƣ thành thị
đƣợc cung cấp nƣớc qua hệ thống cấp nƣớc tập trung đạt 80%, tăng 4% so với năm
2011; tỷ lệ thất thoát, thất thu bình quân khoảng 25,5% giảm 4,5% so với năm 2010
(30%); mức sử dụng nƣớc sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/ngƣời/ngày, đêm [11].
Để đảm bảo chất lƣợng nƣớc, Bộ Xây dựng đã đƣa việc thực hiện cấp nƣớc an
toàn vào quy định pháp luật và hƣớng dẫn tổ chức triển khai thực hiện tại các đô thị
toàn quốc. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự phối hợp của các Bộ
ngành liên quan, việc thực hiện kế hoạch cấp nƣớc an toàn tại các địa phƣơng đã đạt
đƣợc những thành công bƣớc đầu. Đối với nhà máy nƣớc, trạm cấp nƣớc tập trung có
quy mô lớn tại đô thị, các đơn vị cấp nƣớc đã quản lý, giám sát chặt chẽ chất lƣợng
nƣớc cấp và cơ bản đảm bảo yêu cầu quy định. Điển hình là Công ty Xây dựng và
Công nghiệp Thừa Thiên - Huế là đơn vị cấp nƣớc tiên phong công bố thực hiện kế
hoạch cấp nƣớc an toàn, đảm bảo uống nƣớc tại vòi. Ngoài ra, Công ty áp dụng thí
điểm thành công công nghệ tiên tiến, hiện đại để nƣớc đạt chất lƣợng cao đầu tiên tại

Việt Nam.
Bên cạnh những thành tích nêu trên, việc cấp nƣớc vẫn còn gă ̣p nh ững khó
khăn, thách thức do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc
đầu tƣ phát triển cấp nƣớc chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp
nƣớc còn thấp (chỉ có khoảng 80% dân số thành thị đƣợc cấp nƣớc qua hệ thống cấp
nƣớc tập trung), chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc cũng chƣa ổn định. Chất lƣợng nƣớc của
một số trạm cấp nƣớc quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cƣ hay tại giếng
khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chƣa đạt yêu cầu quy định nhƣ: chỉ số clo
dƣ thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Mạng lƣới
đƣờng ống cấp nƣớc đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tƣ đã cũ, rò rỉ, gây tỷ lệ thất
thoát nƣớc cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải.
Nguồn nƣớc đã và đang bị suy thoái cả về chất lƣợng và trữ lƣợng. Nguồn nƣớc
mặt bị ô nhiễm do chất thải, nƣớc thải sinh hoạt và sản xuất; ngoài ra còn chịu tác
động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nƣớc mặn xâm nhập sâu
vào đất liền hàng chục km, khu vực chịu ảnh hƣởng mạnh là vùng đồng bằng sông
Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung. Nguồn nƣớc ngầm khai thác quá mức cho
phép dẫn đễn ô nhiễm nguồn nƣớc một số nơi TP. Hà Nội và gây sụt lún ở TP. Hồ Chí
Minh và TP. Cà Mau.
12


Chất lƣợng nƣớc cấp của các nhà máy nƣớc tuân thủ theo QCVN 01:2009/BYT
với tổng số 109 chỉ tiêu phải xét nghiệm. Ngoài TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh và Quảng
Ninh, các tỉnh/thành phố khác chƣa có phòng thí nghiệm và đủ các trang thiết bị để xét
nghiệm 109 chỉ tiêu. Hơn nữa, việc tuân thủ đầy đủ Quy chuẩn này đòi hỏ i mô ̣t nguồ n
kinh phí lớn đ ể đầu tƣ trang thiết bị và có thể gây biến động về giá nƣớc do tăng chi
phí xét nghiệm.
Giá nƣớc sạch tại các đô thị đƣợc ban hành theo hƣớng tiệm cận, với nguyên
tắc tính đúng, tính đủ, nhƣng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Giá bán nƣớc
sạch chƣa bao gồm đầy đủ các chi phí đầu tƣ đảm bảo cấp nƣớc an toàn, giảm thất

thoát nƣớc, khấu hao một số hạng mục đầu tƣ công trình; lợi nhuận doanh nghiệp thấp;
việc điều chỉnh giá nƣớc chƣa phù hợp với sự biến động giá của thị trƣờng. Nhìn
chung, giá tiêu thụ nƣớc sạch chƣa thực sự khuyến khích đƣợc doanh nghiệp tƣ nhân
tham gia đầu tƣ phát triển cấp nƣớc.
Nhiệm vụ đặt ra cho lĩnh vực cấp nƣớc đến năm 2020 là rất lớn, đó là tỷ lệ dân
số thành thị đƣợc cấp nƣớc sạch đối với đô thị loại IV trở lên đạt 90%, đô thị loại V
đạt 70%; tỷ lệ thất thoát; thất thu nƣớc sạch dƣới 18% đối với đô thị loại IV trở lên,
dƣới 25% đối với các đô thị loại V; cấp nƣớc liên tục 24 giờ đối với các đô thị loại IV
trở lên; chất lƣợng nƣớc đạt quy chuẩn quy định. Dự kiến, nhu cầu vốn đầu tƣ phát
triển cấp nƣớc giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 70.000 tỷ đồng, bình quân vào khoảng
10.000 tỷ đồng/năm [11].
1.2.3. Một số phương pháp xử lý nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
a. Lọc sinh học với than hoạt tính dạng hạt (BAC)
Than hoạt tính dạng bột (PAC) hay dạng hạt (GAC) từ lâu đã đƣợc sử dụng
rộng rãi nhƣ một loại vật liệu hấp phụ. Than hoạt tính bột PAC có thể đƣa vào nƣớc để
tiền xử lý các hợp chất hữu cơ, khử màu… Than hạt GAC thƣờng đƣợc đƣa vào sau bể
lọc cát, để loại bỏ các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm vết còn lại trong nƣớc.
Trƣớc kia việc sử dụng phƣơng pháp sinh học trong xử lý nƣớc cấp thƣờng hạn
chế do lo ngoại đƣa các vi sinh vật vào nƣớc. Tuy nhiên do ngày càng nhiều chất hữu
cơ, dinh dƣỡng dƣ đƣợc phát hiện trong nƣớc, các phƣơng pháp lý - hóa tốn kém và có
nguy cơ sinh ra các sản phẩm phụ, trong khi nhiều chất có thể phân hủy đƣợc bằng
sinh học, và nhu cầu mới trong việc xử lý các chất hữu cơ phân hủy đƣợc bằng sinh
học - sản phẩm của quá trình ozone hóa, ngƣời ta bắt đầu áp dụng phƣơng pháp lọc
sinh học trong xử lý nƣớc cấp.

13


Trong bể lọc sinh học, than hoạt tính dạng hạt (GAC) hoặc anthracite là vật liệu
lọc phổ biến đƣợc sử dụng kết hợp với cát thạch anh. Anthracite có chi phí thấp hơn,

có thể áp dụng ở các nƣớc nhiệt đới, trong khi quá trình sinh hóa lý diễn ra trên bề mặt
màng vi sinh với diện tích tiếp xúc lớn hơn của GAC (3-8 lần so với anthracite) cần
trong mùa đông ở xứ lạnh. Có một lớp cát thạch anh dày 15 - 30 cm ở dƣới GAC hay
anthracite để giữ màng vi sinh trôi theo nƣớc. Bể lọc sinh học đƣợc vận hành tƣơng tự
bể lọc hai lớp vật liệu thông thƣờng, trừ khi trong nƣớc xử lý có chứa Clo hay
Cloramines. Một số nhà máy nƣớc bổ sung 4 - 5 mg/L Clo vào nƣớc rửa ngƣợc (3 lần
rửa lại 1 lần cho Clo) để kiểm soát sự phát triển của các vi sinh vật trong bể lọc và
tránh việc tăng dần tổn thất áp lực trong mỗi chu kỳ [15].
Hệ BAC tổng hợp các quá trình tƣơng tác giữa 4 yếu tố: các hạt than, vi sinh
vật, các chất ô nhiễm, oxy hòa tan (Hình 1.1a). Các bon hoạt tính có diện tích tiếp xúc
lớn, nhiều lỗ rỗng, có khả năng hấp phụ oxy hòa tan, các chất hữu cơ trong nƣớc. Với
BAC, các bon hoạt tính đƣợc sử dụng nhƣ vật liệu mang, nơi dính bám và phát triển hệ
màng vi sinh. Trong điều kiện môi trƣờng thích hợp (nhiệt độ, dinh dƣỡng,…), các vi
sinh vật này phát triển và tạo thành BAC, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất
hữu cơ, dinh dƣỡng trong nƣớc. Vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để hô hấp, phân hủy
chất ô nhiễm.
BAC cho phép kiểm soát các sản phẩm hữu cơ phân hủy sau ozon hóa (hầu hết
là các chất phân hủy đƣợc bằng sinh học), ngăn cản sự phát triển màng vi sinh vật
trong đƣờng ống, tiết kiệm Clo khử trùng, loại bỏ tốt hơn các chất ô nhiễm vô cơ nhƣ
Amoni, nhờ quá trình nitrat hóa sinh hóa, giúp giảm thiểu sự tiêu thụ Clo khử trùng và
sự phát triển màng vi sinh trong đƣờng ống cấp nƣớc. BAC giảm nguy cơ tạo ra những
chất hữu cơ khó xử lý, gây mùi vị bất lợi trong nƣớc thƣơng phẩm và tạo sản phẩm
phụ DBPs khi khử trùng nƣớc bằng Clo ở bƣớc tiếp theo.

Hình 1.1. Cơ chế xử lý trong hệ BAC (a) và hệ O3- BAC (b)
14


Các thông số cơ bản thiết kế hệ BAC: tốc độ lọc 8-15 m/h; thời gian lƣu nƣớc
6-30 min (khử mùi: 8-10 min, xử lý CODMn: 12-15 min). Hàm lƣợng oxy hòa tan cần

không chế: DO>1 mg/L (tƣơng đƣơng tỷ lệ khí/nƣớc = 4-6/1). Chiều dày lớp vật liệu
lọc than hoạt tính: 1.5-3 m, đƣờng kính hạt than 0,4-2,5mm. Các thông số rửa bể lọc:
(1) Rửa khí kết hợp với nƣớc: cƣờng độ rửa ngƣợc 7-11 L/(m2·s), thời gian rửa 8-20
min, cƣờng độ sục khí 14 L/(m2·s), thời gian sục khí 5 min; (2) Rửa nƣớc kết hợp
nƣớc rửa bề mặt: cƣờng độ rửa ngƣợc 7-11 L/(m2·s), thời gian rửa 8-20 min, cƣờng độ
rửa bề mặt 1.7 L/(m2·s), thời gian rửa bề mặt 5 min [16].
Ở Việt Nam, công nghệ BAC bắt đầu đƣợc quan tâm. Trong chƣơng trình hợp
tác giữa Công ty Cấp nƣớc Hải Phòng và Cục nƣớc Kitakyushu - Nhật Bản, hệ thống
BAC dòng chảy từ dƣới lên (uBCF) lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu áp dụng tại Nhà máy
Nƣớc Vĩnh Bảo, và hiện đang đƣợc nghiên cứu áp dụng cho một số nhà máy nƣớc
khác. Ở đây BAC đƣợc sử dụng nhƣ một công đoạn tiền xử lý, loại bỏ Ammonia và
các hợp chất hữu cơ. Nƣớc nguồn chứa nhiều cặn, sét, độ đục cao và biến động là
những trở ngại để đạt hiệu suất xử lý cao của uBCF.

Hình 1.2. Bể lọc sinh học uBCF tại Nhà máy nƣớc Vĩnh Bảo,
Công ty Cấp nƣớc Hải Phòng
b. Lọc sinh học kết hợp với ozone hóa (O3 - BAC)
Lọc sinh học không loại bỏ đƣợc hết các chất ô nhiễm, nhất là các chất khó
phân hủy sinh học. Các chất này có nguy cơ tạo các sản phẩm phụ gây ung thƣ khi khử
trùng bằng Clo. Để nâng cao hiệu suất xử lý, trƣớc BAC, ngƣời ta áp dụng phƣơng
pháp ozone hóa. 3 quá trình sau sẽ diễn ra trong hệ: ozone hóa, hấp phụ, và phân hủy
sinh học. Trong hệ O3-BAC, ban đầu các chất hữu cơ sẽ đƣợc oxy hóa bởi chất oxy
hóa mạnh là ozone, tạo các phân tử nhỏ hơn. Các phân tử nhỏ có thể phân hủy sinh
học này đƣợc hấp phụ sau đó lên than hoạt tính và đƣợc phân hủy bởi vi sinh vật. Oxy
tạo thành từ phản ứng của ozone sẽ làm tăng hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc và
giúp quá trình phân hủy sinh học trong BAC (Hình 1.1b).
15


Màng vi sinh vật từ BAC có thể bong ra và trôi cùng với nƣớc. Những nghiên

cứu trên nhiều hệ O3-BAC cho thấy, không có vi sinh vật gây bệnh trong hệ. Tuy
nhiên vấn đề này vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và cần kiểm soát tốt.
Trạm xử lý kết hợp ozone hóa và BAC đƣợc áp dụng lần đầu tiên ở Amstaad,
Đức năm 1961. Thành công của ứng dụng này đã đƣợc nhân rộng ra khắp nƣớc Đức
những năm 70 và châu Âu sau đó. Năm 1976, Cục BVMT Mỹ (US EPA) đƣa ra quy
định than hoạt tính phải đƣợc áp dụng để xử lý nƣớc cấp cho khu đô thị với dân số trên
150.000 ngƣời. Cuối những năm 90 của thế kỷ trƣớc Mỹ bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn
phải dùng lọc sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ sinh ra sau ozone hóa (EPA, 1997).
Các nhà máy áp dụng công nghệ ozone hóa - BAC đƣợc xây dựng ở Nhật từ những
năm 1988-1992 [19].
c. Khử trùng và kiểm soát sản phẩm phụ sau khử trùng
 Clo và các hợp chất của Clo
Clo đƣợc sử dụng phổ biến trên khắp thế giới để khử trùng nƣớc cấp. Đây là
chất ôxy hoá mạnh, dù ở dạng nguyên chất hay hợp chất, tự do hay liên kết. Clo tác
dụng với nƣớc tạo ra phân tử axit HOCl, là chất khử trùng rất mạnh. Tùy theo pH, Clo
có thể tồn tại trong nƣớc dƣới dạng Cl2, HOCl hay OCl-. Quá trình tiêu diệt mầm bệnh
xảy ra theo cơ chế: Clo hay hợp chất của Clo khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh
vật, phản ứng với men bên trong tế bào, và phá hoại quá trình trao đổi chất, dẫn đến sự
diệt vong của tế bào. Clo cũng ngăn cản sự phát triển trở lại của vi sinh vật trong
đƣờng ống, bể chứa,… Tác dụng tốt với liều lƣợng nhỏ, giá cả hợp lý, dễ kiếm, dễ sử
dụng, là các ƣu điểm làm cho Clo đƣợc sử dụng làm chất khử trùng nƣớc phố biến trên
thế giới hàng trăm năm và cho đến ngày nay.
Hạn chế của phƣơng pháp Clo hóa là vấn đề an toàn khi làm việc với Clo. Bên
cạnh các thiết bị an toàn, công nhân phải đƣợc tập huấn tốt, tuân thủ quy trình chuẩn,
cùng với các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghiêm ngặt khi vận chuyển, lƣu giữ, vận
hành và bảo dƣỡng các thiết bị Clo. Một nhƣợc điểm khác của Clo là tác dụng với các
chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên (NOMs), các hợp chất hữu cơ nhân tạo có trong
nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc trừ sâu,… tạo nên các sản phẩm phụ nhƣ
THMs, HAAs, có liên quan đến nguy cơ ung thƣ.
Nƣớc Javen (NaOCl), Dioxit Clo (ClO2), hay Cloramins là các chất diệt trùng

thay thế Clo, hoặc đƣợc sử dụng nhƣ chất diệt trùng thứ cấp sau ozone, UV, để giảm
thiểu những rủi ro của Clo. Javen có thể đƣợc điều chế tại chỗ bằng điện phân muối
ăn. Nƣớc Javen có ƣu điểm là an toàn hơn Clo rất nhiều, nguyên liệu sẵn có, độ tin cậy

16


×