Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Chất lượng hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư xây dựng tổng công ty tư vấn xây dựng việt nam VNCC CPTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

KHÂU THANH TÙNG

CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG
QUẢN L THIẾT KẾ D

N ĐẦU TƢ XÂY „D NG

T NG C NG TY TƢ VẤN XÂY D NG VIỆT NAM VNCC-CTCP‟

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

KHÂU THANH TÙNG

CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG
QUẢN L THIẾT KẾ D

N ĐẦU TƢ XÂY „D NG

T NG C NG TY TƢ VẤN XÂY D NG VIỆT NAM VNCC-CTCP‟



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Khâu Thanh Tùng


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể:
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau Đại học, Viện Quản trị Kinh doanh - Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Đăng Minh, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và trợ giúp tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các giảng viên trong chương trình cao học
Quản trị Kinh doanh đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo, giúp tôi có một kiến thức
nền tảng vững chắc để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên Tổng
công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số
liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Khâu Thanh Tùng


MỤC LỤC
DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: T NG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ L

LUẬN VỀ HỆ

THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ............... 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài. .......................................................................... 5
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 5
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................................ 6
1.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................................... 9

1.2. Cơ sở lý luận về quản trị chất lƣợng và quy trình sản xuất. ....................... 10
1.2.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm ................................................................. 10
1.2.2. Khái niệm “Quản trị chất lượng” ............................................................... 11
1.2.3. Nhiệm vụ của Quản trị Chất lượng ............................................................ 13
1.2.4. Tổng quan về quy trình sản xuất ................................................................ 14
1.2.4.1. Khái niệm quy trình ................................................................................. 14
1.2.4.2. Quy trình sản xuất ................................................................................... 18
1.3. Các tiêu chí đánh giá để xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả ................ 22
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ thống quản trị chất lƣợng và quy trình sản
xuất của doanh nghiệp ........................................................................................... 25
1.

Cam kết của lãnh đạo .................................................................................... 25

2.

Hoạch định .................................................................................................... 26

3.

Hỗ trợ ............................................................................................................ 26

4.

Nhận thức: ..................................................................................................... 27

5.

Trao đổi thông tin: ......................................................................................... 27


6.

Lập kế hoạch và kiểm soát điều hành: .......................................................... 27

7.

Trao đổi thông tin với khách hàng: ............................................................... 28

8.

Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ: ................................................. 28


9.

Kiểm soát quá trình sản xuất: ........................................................................ 29

10.

Đánh giá nội bộ: ........................................................................................ 29

11.

Cải tiến liên tục: ........................................................................................ 29

Tóm tắt Chƣơng 1 .................................................................................................. 31
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PH P
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 32
2.1. Thiết kế Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 32
2.1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 32

2.1.2. Thu thập dữ liệu.......................................................................................... 33
Thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................................................... 33
Thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 33
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................... 33
2.2.2. Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề ...................................................... 34
2.2.3 Phương pháp quan sát được áp dụng trong thực tế doanh nghiệp .............. 34
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 35
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp .............................................................. 35
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp ................................................................ 36
2.4. Tổ chức quá trình điều tra khảo sát .............................................................. 36
Tóm tắt Chƣơng 2 .................................................................................................. 37
CHƢƠNG 3: TH C TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN L

THIẾT KẾ D

N

ĐẦU TƢ XÂY D NG T NG C NG TY TƢ VẤN XÂY D NG VIỆT NAM
VNCC-CTCP .......................................................................................................... 38
3.1. Giới thiệu về công ty ....................................................................................... 38
3.1.1 Tổng quan về Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP (VNCC) . 38
3.1.2. Thực trạng quy trình tổ chức thiết kế của VNCC ...................................... 44
3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống quy trình tổ chức thiết kế thông qua điều tra
nghiên cứu tại Tổng công ty VNCC kết hợp quan sát thực tiễn ........................ 57
3.2.1 Nhận thức của cán bộ công nhân viên tại công ty ....................................... 57


3.2.2 Thực trạng quy trì tổ chức thiết kế - phân tích dựa trên các tiêu chí về hệ
thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất. .................................................. 58

3.2.3. Thực trạng quy trì tổ chức thiết kế Tổng công ty qua xác định nhu cầu, mục
đich, phạm vi áp dụng .......................................................................................... 58
3.2.4. Thực trạng quy trì tổ chức thiết kế theo số bước công việc. ...................... 59
3.2.5. Thực trạng quy trì tổ chức thiết kế theo tiêu chí xác định các điểm kiểm
soát. ....................................................................................................................... 60
3.2.6. Thực trạng qua việc bố trí người thực hiện, phương pháp kiểm soát và điểm
thử nghiệm. ........................................................................................................... 61
+ Xác định phương pháp kiểm soát các bước công việc. ..................................... 61
+ Xác định các điểm cần kiểm tra thử nghiệm. .................................................... 61
+ Mô tả/diễn giải các bước công việc. ................................................................. 62
+ Hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu tham khảo, biểu mẫu kèm theo. .............. 62
Tóm tắt Chƣơng 3 .................................................................................................. 64
CHƢƠNG 4: GIẢI PH P NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG QUẢN
L

THIẾT KẾ D

N ĐẦU TƢ XÂY D NG T NG C NG TY TƢ VẤN

XÂY D NG VIỆT NAM VNCC-CTCP .............................................................. 65
4.1. Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lƣợng hệ thống quản lý thiết kế dự án
xây dựng tại VNCC ................................................................................................ 65
Đề xuất giải pháp .................................................................................................... 65
4.2. Xây dựng kế hoạch lộ trình chi tiết nâng cao chất lƣợng hệ thống quản lý
thiết kế của tổng công ty VNCC............................................................................ 68
Tóm tắt chƣơng 4 ................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74



DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CTCP

Công ty cổ phần

2

DNTV

Doanh nghiệp Tư vấn thiết kế xây dựng

3

KT, KC, DT

Kiến trúc, kết cấu, Dự toán

4

KVP


Khối văn phòng

5

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

6

PCN

Phòng chức năng

7

PKD

Phòng kinh doanh

8

PKH

phòng kế hoạch

9

PTGĐ


Phó tổng giám đốc

10

TPM

Duy trì năng suất tổng thể

11

VNCC

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam CTCP

12

ISO

Hệ thống quản lý chất lượng

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1


Bảng 3.1

2

Bảng 4.1

Nội dung
Tổng quan các vấn đề trong quy trình tổ chức
thiết kế của VNCC

Trang
55

Bảng 4.1. Kế hoạch đào tạo hệ thống quy trình
tại Tổng công ty VNCC

ii

70


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang


1

Hình 1.1 Mô hình chuỗi giá trị chung

17

2

Hình 1.2 Nội dung cần xác lập khi xây dựng mô hình

22

3

Hình 2.1 Quy trình thực hiện các bước nghiên cứu

32

4

Hình 3.1 Hình ảnh tổng quản về VNCC

39

5

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức công ty

42


6

Hình 3.3 Các công trình do VNCC thiết kế

44

7

Hình 3.4 Quy trình thiết kế và quản lý thiết kế

46

8

Hình 4.1

Mô hình triển khai đào tạo về hệ thống quy trình quản trị
chất lượng

iii

68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu xây dựng càng phát triển, trong đó tư vấn thiết kế xây dựng dự án là
phần đầu tiên của một dự án xây dựng. Do đó để đánh giá một dự án đầu tư có hiệu
quả hay không và có mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, môi trường sống hay
không thì tư vấn đầu tư và thiết kế là việc cực kỳ quan trọng.

Đẩy mạnh đảm bảo chất lượng khâu thiết kế ngay từ đầu đã giúp cho dự án có
được hiệu quả quản lý về ngân sách, tránh thất thoát do các yếu tố ngoại vi tác động,
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Trong khoảng 10 năm gần đây, các công trình xây dựng ngày một lớn về quy
mô và mức độ hiện đại, tiện nghi trong sử dụng đặc biệt là các hệ thống k thuật và
công nghệ bên trong công trình. Bên cạnh đó nhận thức của các nhà đầu tư và đòi
hỏi của người sử dụng về tầm quan trọng của các hệ thống này cũng đã thay đổi và
nâng lên rõ rệt. Chính vì vậy, lĩnh vực tư vấn thiết kế các dịch vụ cung cấp thiết bị
và thi công đang phát triển mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp tư vấn thiết kế trong
lĩnh vực này tăng lên nhanh, chủ yếu là công ty có quy mô vừa và nhỏ của Việt
Nam cũng như của nước ngoài.
Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC-CTCP (VNCC) là một đơn
vị có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường về lĩnh vực tư vấn thiết kế
với nhiều công ty trực thuộc như: CDC, Nageco và VCC. Đây là những công ty độc
lập được hình thành trên cơ sở các tổ chức tư vấn thuộc Nhà nước từ nhiều năm
trước đây. Từ đầu năm 2007, các công ty này đã được cổ phần hóa và trở thành
công ty con của VNCC.
Tuy nhiên hệ thống quản lý chất lượng thiết kế dự án xây dựng của VNCC
còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Đặc biệt,
các vấn đề về thời gian và k thuật công nghệ cao chưa đáp ứng được yêu cầu, quy
trình lỗi thời và tư duy của cán bộ thiết kế vẫn mang tính dựa dẫm vào các kinh
nghiệm tự thân, chưa bài bản, gây nhiều phát sinh trong quá trình triển khai thi công

1


sau giai đoạn thiết kế, làm ảnh hưởng thất thoát vốn đầu tư xây dựng, lãng phí về
thời gian, nhân công và vật tư. Do vậy, cần tổ chức nghiên cứu nâng cao Chất lượng
hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư xây dựng trong công việc tư vấn thiết kế của
VNCC.

Thông qua những kiến thức đã được học trong khóa học về Quản trị kinh
doanh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả đã nghĩ tới
việc áp dụng mô hình quản trị ph hợp vào hoạt động quản trị, nâng cao chất lượng
hệ thống quản lý thiết kế dự án của VNCC.
Do đó, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất đề tài: “Chất lƣợng hệ thống quản lý
thiết kế dự án đầu tƣ xây dựng Tổng công ty tƣ vấn xây dựng Việt Nam
VNCC- CPTP” qua đó phân tích thực trạng của hệ thống quản lý thiết kế, đặc biệt
là quy trình thiết kế, tìm ra các điểm chưa ph hợp của quy trình và nguyên nhân
dẫn đến chất lượng hồ sơ thiết kế không đảm bảo, không hiệu quả trong quá trình
thực hiện thiết kế dự án đầu tư xây dựng, để từ đó đưa ra được một lộ trình ph hợp
để áp dụng các công cụ về quản trị chất lượng vào trong hệ thống quy trình thiết kế
dự án của công ty. Từ đó đẩy mạnh tổ chức lại hệ thống quản lý quy trình thiết kế
dự án xây dựng, đem lại hiệu quả là cần thiết cho sự phát triển của VNCC. Giúp
công ty có thể đứng vững và phát triển trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của
thị trường tư vấn thiết kế xây dựng, cũng như nền kinh tế nhiều biến động hiện nay.
Câu hỏi nghiên cứu:
Làm thế nào để nâng cao Chất lượng hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư
xây dựng Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC- CPTP?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng,
đặc biệt là các hệ thống quy trình sản xuất.
- Phân tích thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý thiết kế tại VNCC từ

năm 2014-2016 nhằm tìm ra bất cập và hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình và duy trì hệ thống quản lý
thiết kế trong thời gian tới.

2



b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa các kiến thức về quản trị chất lượng,
đặc biệt là các quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến quy
trình sản xuất với doanh nghiệp đặc th như dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng.
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản trị chất lượng
trong quy trình thiết kế dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty tư vấn xây dựng
Việt Nam - CTCP
- Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình và duy trì hệ
thống quản lý thiết kế với ngành dịch vụ đặc th là tư vấn thiết kế tại Việt Nam,
hướng cho VNCC phát triển trong thời gian tới.
Từ lý luận và kết quả phân tích thực tiễn, bài nghiên cứu hướng tới việc xây
dựng phương thức sản xuất hợp lý nhất để hoàn thiện quy trình tổ chức thiết kế áp
dụng tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam-CTCP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó là hệ thống quy trình tổ chức thiết kế
của Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn đó là thực tế triển khai áp dụng hệ thống
quy trình tổ chức thiết kế của Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP giai
đoạn 2014-2016.
4. Những đóng góp của luận văn
Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước
về phương pháp quản trị chất lượng, đi sâu và các quy trình tổ chức sản xuất và
ngành đặc th dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng. Qua đó đánh giá được các vấn đề
mang tính thực tiễn hiện còn tồn tại trong hoạt động quản lý thiết kế dự án đầu tư
xây dựng tại VNCC và nguyên nhân của các vấn đề đó. Từ đó, tác giả đề ra các giải
pháp áp dụng mô hình quản trị ph hợp, các công cụ về quản trị để cải thiện và


3


nâng cao hiệu quy trình tổ chức thiết kế dự án tại Tổng công ty dưới góc nhìn quản
trị doanh nghiệp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Nội dung của luận văn được chia làm 4 chương chính:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống quản trị chất
lượng và quy trình sản xuất
- Chương 2: Thiết kế quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư xây dựng Tổng
Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC- CTCP
- Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý thiết kế dự án
đầu tư xây dựng Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC-CTCP

4


CHƢƠNG 1: T NG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ L LUẬN VỀ HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.1 Tổng quan nghiên cứu đề tài.
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
John Charles Anderson, Manus Rungtusanatham, Roger G. Schroeder (1994)
“A Theory of Quality Management Underlying the Deming Management Method”.
Nghiên cứu đã đề xuất và đưa ra một lý thuyết về quản trị chất lượng để mô tả và
giải thích các tác động của việc áp dụng phương pháp quản lý Deming. Tại thời
điểm đó, phương pháp quản lý Deming chứa một tập hợp quy định gồm 14 điểm
đóng vai trò là hướng dẫn cho hành vi tổ chức và thực hành ph hợp về quản lý chất

lượng. Mặc d có tác dụng rõ rệt của 14 điểm này đối với cả thế giới công nghiệp và
thực tiễn lý thuyết quản lý trên toàn thế giới, có rất ít bằng chứng về vai trò của
phương pháp quản lý Deming trong việc chính thức hóa và tiến bộ của lý thuyết
quản lý. Mặc d tác động của nó đối với thực tiễn quản lý là rõ ràng, nhưng đóng
góp về mặt lý thuyết cũng như cơ sở lý thuyết của nó vẫn chưa được khớp nối. Lý
thuyết về quản lý chất lượng theo phương pháp quản lý Deming tồn tại nhưng lý
thuyết này được trình bày dưới dạng quy định của 14 điểm này. Lý thuyết này dựa
trên sự tổng hợp khái niệm các tác phẩm của Deming, tài liệu về phương pháp quản
lý Deming, quan sát thực tiễn và cụ thể hơn là kết quả của một nghiên cứu Delphi
liên quan đến một nhóm chuyên gia về phương pháp quản lý Deming. Nhóm nghiên
cứu đã theo dõi sự phát triển của phương pháp này, định vị nó trong bối cảnh lý
thuyết, mô tả quá trình hình thành lý thuyết, đề xuất và giải thích một lý thuyết cơ
bản về quản lý chất lượng và đưa ra ý nghĩa cho thực tiễn và nghiên cứu thêm.
Rui Sousa, Christopher Avoss (2002) với nghiên cứu: “Quality management
re-visited: a reflective review and agenda for future research”. Nghiên cứu đã chỉ ra
việc quản trị chất lượng đã trở thành một triết lý quản trị toàn diện, có mặt tại hầu
hết các lĩnh vực kinh doanh ngày nay. Bài viết này phản ánh về những nghiên cứu
học thuật trong lĩnh vực này, tổng hợp, tổ chức và cấu trúc kiến thức và đưa ra đề
xuất cho nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu đưa ra năm chủ đề chính: định

5


nghĩa về quản trị chất lượng, định nghĩa về chất lượng sản phẩm, tác động của quản
trị chất lượng đến hiệu suất của công ty, quản trị chất lượng trong bối cảnh lý thuyết
quản trị và việc thực hiện quản trị chất lượng. Bài viết dựa trên các chủ đề này để
làm sáng rõ về ba câu hỏi cơ bản: (i) Quản trị chất lượng là gì? (ii) Tập hợp các thực
tiễn được liên kết với quản trị chất lượng có hợp lệ không? (iii) Làm cách nào để
triển khai quản trị chất lượng trong môi trường kinh doanh thực tế?
Jugraj Singh Randhawa, Inderpreet Singh Ahuja (2017) với nghiên cứu “5S

implementation methodologies: literature review and directions”. Nghiên cứu đã
điều tra quá trình thực hiện 5S trên tất cả các cấp của các tổ chức và nêu bật những
đóng góp quan trọng của 5S cho các tổ chức đó. Nghiên cứu dựa trên đánh giá tài
liệu, phương pháp kiểm tra việc triển khai k thuật 5S và nhận ra sự đóng góp đáng
kể cho sự cải thiện của các tổ chức khác nhau về chất lượng, năng suất, sử dụng
hiệu quả không gian, an toàn và giá trị tinh thần của nhân viên. Bản thảo trình bày
các phương pháp triển khai thực hiện 5S một cách có hệ thống được đề xuất bởi các
nhà nghiên cứu và thực hành khác nhau. Các yếu tố thành công làm phong phú việc
thực hiện 5S trong tổ chức cũng được xác định và thảo luận dần dần. Nghiên cứu
cũng nêu bật những thành tựu sản xuất thông qua các sáng kiến 5S thành công và
những trở ngại tạo ra sự cản trở trong con đường thực hiện k thuật 5S. Bài viết
cung cấp triển vọng toàn diện về cách tiếp cận 5S cho chủ doanh nghiệp để thực
hiện 5S như là cách đạt được hiệu suất ổn định cho các tổ chức của họ.
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tư
vấn xây dựng của Việt Nam gặp rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển,
những thách thức cũng có thể trở thành cơ hội mới để nâng cao sức cạnh tranh kinh
tế. Sản phẩm của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất
gay gắt với các công ty tư vấn thiết kế xây dựng nổi tiếng trên quốc tế. Các doanh
nghiệp xây dựng Việt muốn tồn tại và phát triển phải chủ động tìm kiếm giải pháp
nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng các nhu cầu của thị trường ngày càng cao
như: nâng cao chất lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ; tăng năng suất lao động;

6


giảm giá thành sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, đặc biệt là
mảng tư vấn thiết kế dự án đầu tư xây dựng cần phải thay đổi nhằm ph hợp với xu
thế toàn cầu. Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo và nâng
cao chất lượng, năng suất là giải pháp về xây dựng cho phép doanh nghiệp biến đổi

thích hợp với xu thế, tăng uy tín của doanh nghiệp, tạo ra các sản phẩm về tư vấn
xây dựng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhiều chuyên gia, giảng viên, các nhà
nghiên cứu… cũng đã nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp nâng cao hệ thống quy
trình quản lý chất lượng trong công việc tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng,
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm về quy trình, hệ thống quản lý.
+ Nguyễn Minh Vương (2007), “Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty Cổ phần thang máy Thiện Nam”.
Luận văn Thạc sĩ - Đại học kinh tế TPHCM. Nghiên cứu hệ thống chất lượng thông
qua hệ thống chất lượng ISO 9000:2000 và các công cụ cải tiến chất lượng 5S, hệ
thống khuyến nghị Kaizen. Từ cơ sở lý thuyết hệ thống chất lượng ISO 9000:2000
tác giả phân tích thực trạng của Công ty Cổ phần thang máy Thiện Nam tìm các yếu
tố ảnh hưởng đến hệ thống chất lượng. Thực trạng của nhà máy Thiện Nam, tác giả
đề xuất giải pháp và áp dụng các công cụ cải tiến chất lượng nhằm nâng cao hiệu
quả hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần thang máy Thiện Nam.
Kết quả của luận văn: tác giả đã nghiên cứu khảo sát, thực trạng quản lý chất
lượng tại Công ty Thiện Nam và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý chất lượng, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, ngành liên quan
nhằm tăng tính khả thi của giải pháp.
+Nguyễn Việt Quang (2013), “Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai và
đề xuất giải pháp duy trì hệ thống quản lý chất lượng và ISO 9001-2008 trong công
ty vắc xin và sinh phẩm số 1”. Luận văn thạc sĩ - Đại học Bách khoa Hà Nội.
Mục đích của đề tài tác giả tổng hợp cơ sở lý thuyết quản lý chất lượng và hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000, đánh giá thực trạng áp dụng tại Công ty. Tác
giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008, từ
đó đưa ra các yêu cầu chuẩn mực. Tác giả so sánh các yêu cầu chuẩn mực với thực

7


tế áp dụng tại Công ty, xử lý phân tích đánh giá số liệu thu được từ thực tế áp dụng.

Thêm nữa luận văn sử dụng phiếu điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi để thu thập
số liệu phản hồi về thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Luận văn đã đưa ra được các giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả của hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 như: tăng cường cam kết và duy trì hoàn
thiện của lãnh đạo, của nhân viên, đào tạo nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm
của CBCNV, cải tiến liên tục HTCL, ứng dụng các công nghệ thông tin vào thực tế
áp dụng, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng một số công cụ
thống kê để đánh giá chất lượng và công cụ 5S áp dụng vào toàn bộ các bộ phận
trong Công ty.
+ Lê Đoàn Dũng, Hà Duyên Tư (2009), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất bánh tươi”.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ các trường Đại học K thuật, số 70.
Bài báo đề cập đến hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ISO
22000:2005 hệ thống có rất nhiều ưu điểm bởi nó là sự kết hợp hệ thống quản lý
chất lượng ISO:2000 và hệ thống phân tích mối nguy và xác định các điểm kiểm
soát quan trọng của HACCP. ISO 22000:2005 được khuyến khích áp dụng đối với
cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam hiện nay vẫn
chưa có nhiều cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 nhưng xu thế chung và
theo thời gian sẽ có rất nhiều cơ sở áp dụng tiêu chuẩn này, đặc biệt là đối với sản
phẩm thực phẩm xuất khẩu.
Tác giả khảo sát thực trạng sản xuất dựa trên những yêu cầu trong các điều
khoản của hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và quyết
định số 39 của Bộ Y tế về các điều kiện vệ sinh chung đối với các cơ sở sản xuất
thực phẩm. Tác giả đề xuất khắc phục những điểm chưa ph hợp, xây dựng bộ tài
liệu theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005 kế hoạch thực hiện HACCP.
+Ngô Phúc Hạnh (2/2013), “Áp dụng ISO 22000:2005 tại các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.

8



Bài báo giới thiệu về ISO 22000:2005 - Hệ thống an toàn thực phẩm, yêu
cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm, tiêu chuẩn được xây dựng
để hoàn thiện tương thích với hệ thống ISO 9001. ISO 22000 tiếp thu các nguyên
tắc của GMP, HACCP, nó được thiết kế cho tất cả các chuỗi cung ứng thực phẩm.
Tác giả giới thiệu phạm vi áp dụng; lợi ích áp dụng ISO 22000:2005 nhằm đảm bảo
an toàn cho người sử dụng, thỏa mãn yêu cầu khách hàng, giảm chi phí vận hành,
ph hợp luật pháp, quản lý rủi ro trong quá trình sản xuất, các bước áp dụng. Trong
bài báo tạp chí này tác giả cũng nói đến thực trạng áp dụng ISO 22000 tại các doanh
nghiệp Việt Nam, áp dụng ISO 22000 cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Tạp
chí đề cập đến những điều kiện nhằm áp dụng thành công hệ thống quản lý ISO
22000 cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, quan trọng nhất để thành công là sự
cam kết của lãnh đạo về việc thực hiện chính sách an toàn thực phẩm. Thêm nữa
doanh nghiệp cần toàn bộ CBCNV tham gia tích cực, doanh nghiệp tổ chức đào tạo
kiến thức cơ bản cho toàn bộ CBCNV nhằm tạo ý thức tự giác tuân thủ các yêu cầu
của tiêu chuẩn, đào tạo chuyên sâu cho các thành viên chủ chốt trong công ty,
doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các chương trình SSOP/GMP trước tiên....
1.1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu về hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000; ISO
22000, hệ thống quy trình sản xuất và các tài liệu về các doanh nghiệp đã được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như: thương mại thiết bị y tế,
kinh doanh thiết bị thang máy, sản xuất chế biến và xuất khẩu thực phẩm (thức ăn,
thủy sản, gia cầm...), dược phẩm (cho người)... Hơn nữa qua các bài báo, tạp chí
khoa học cũng phần nào phản ánh các yêu cầu cần thiết để xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng nhằm đáp ứng với xu thế hội nhập. Tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy
công trình nghiên cứu nào về quy trình thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh
vực tư vấn thiết kế dự án mà tác giả đang công tác. Cụ thể là hệ thống quản lý quy
trình thiết kế dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, với đề tài “Chất lƣợng hệ thống quản
lý thiết kế dự án đầu tƣ xây dựng Tổng công ty tƣ vấn xây dựng Việt Nam
VNCC- CPTP” tác giả hy vọng sẽ được kế thừa những luận điểm của các công


9


trình nghiên cứu đã có, đồng thời mang lại cách nhận định tổng quan hơn về hệ
thống quản lý chất lượng trong ngành dịch vụ tư vấn thiết kế dự án đầu tư xây dựng
nói chung, đặc biệt là hệ thống quy trình tổ chức thiết kế của Tổng công ty Tư vấn
xây dựng Việt Nam – CTCP nói riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị chất lƣợng và quy trình sản xuất.
1.2.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
Quan niệm thế nào là một sản phẩm có chất lượng có thể có nhiều ý kiến
khác nhau. Chất lượng sản phẩm là một phạm tr phức tạp mà con người hay gặp
trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều các định nghĩa khác nhau t y
thuộc góc độ của người quan sát.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 –1994 định nghĩa: “Chất lượng là một tập
hợp những đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những
nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn”
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo ISO 9000:2000, đã
đưa ra định nghĩa sau:
"Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan".
Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất
lượng:
1. Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
d trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết
luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh
doanh của mình.
2. Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn

biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều
kiện sử dụng.

10


3. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi
đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu
cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các
yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
4. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử
dụng.
5. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình và phải
có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các Chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng.
1.2.2. Khái niệm “Quản trị chất lượng”
Quản trị chất lượng là một khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục,
thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp phức tạp của vấn đề chất lượng và
phản ánh sự thích ứng với điều kiện môi truờng kinh doanh mới. Tuy nhiên, t y
thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu,
t y thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về quản
trị chất lượng. Sau đây là một số khái niệm cơ bản đặc trưng cho các giai đoạn phát
triển khác nhau cũng như nền kinh tế khác nhau:
Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô: “Quản trị chất lượng là việc xây dựng,
đảm bảo và duy trì mức tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu
d ng” - Quản trị chất lượng đồng bộ, JonhS Oakland.
Theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản (JIS – Japan Industrial
Standards):

“Quản trị chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điều kiện sản xuất
những hàng hoá có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn
nhu cầu người tiêu d ng”
*Theo ISO 8402:1994: “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động của
chức năng quản trị chung, nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất

11


lượng, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch
chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
Trong khái niệm trên, chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung về
chất lượng của một tổ chức do lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức đề ra.
Lập kế hoạch chất lượng là các hoạt động thiết lập mục đích và yêu cầu chất
lượng cũng như yêu cầu về việc thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng.
Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và k thuật có tính tác nghiệp được
sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng là tập hợp những hoạt động có kế hoạch và có hệ thống
được thực hiện trong hệ thống chất lượng và được chứng minh ở mức cần thiết rằng
thực thể (đối tượng) sẽ hoàn thành đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
Cải tiến chất lượng là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức
nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động và quá trình để tạo thêm
lợi ích cho tổ chức và các bên có liên quan.
*Theo ISO 9000: 2000: “Quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp
nhằm chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
“Trong khái niệm trên chỉ đạo hoặc kiểm soát một tổ chức về chất lượng
thường bao gồm thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng.”
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của tổ chức liên quan

đến chất lượng do lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức đề ra.
Mục tiêu chất lượng là một phần của quản trị chất lượng là điều quan trọng
nhất được tìm kiếm hoặc hướng tới về chất lượng.
“Hoạch định chất lượng là một phần của quản trị chất lượng tập trung vào
việc thiết lập các mục tiêu và định rõ quá trình tác nghiệp cần thiết, các nguồn lực
có liên quan để thỏa mãn các mục tiêu chất lượng.”
Kiểm soát chất lượng là một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc
thỏa mãn các yêu cầu chất lượng.

12


Đảm bảo chất lượng là một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc
tạo lòng tin rằng các yêu cầu được thỏa mãn.
“Cải tiến chất lượng là một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc
nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của quá trình để tạo thêm lợi ích cho tổ chức và
các bên có liên quan.
Quản trị chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ, tìm con đường
đạt tới một hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong các doanh
nghiệp là đảm bảo chất lượng ph hợp với yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp
nhất. Đó là sự kết hợp giữa nâng cao những đặc tính kinh tế - k thuật hữu ích của
sản phẩm đồng thời giảm lãng phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng thị
trường. Thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp phản
ứng nhanh với nhu cầu thị trường, mặt khác cũng góp phần giảm chi phí trong sản
xuất kinh doanh.
Thực chất của quản trị chất lượng là một tập hợp các hoạt động chức năng
quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Đó là một hoạt động tổng
hợp về kinh tế - k thuật và xã hội. Chỉ khi nào toàn bộ các yếu tố về kinh tế - xã
hội, công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ thống nhất rằng
buộc với nhau trong hệ thống chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản

phẩm sẽ được đảm bảo.
Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một số cơ chế nhất định
bao gồm những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế - k thuật biểu thị mức độ
thỏa mãn nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển về hệ thống chính
sách khuyến khích phát triển chất lượng. Chất lượng được duy trì, đánh giá thông
qua việc sử dụng các phương pháp thống kê trong quản trị chất lượng.
Hoạt động quản trị chất lượng không chỉ là hoạt động quản trị chung mà còn
là các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trực tiếp từ khâu thiết kế triển khai đến sản
xuất sản phẩm, mua sắm nguyên vật liệu, kho bãi, vận chuyển, bán hàng và các dịch
vụ sau bán hàng.”
1.2.3. Nhiệm vụ của Quản trị Chất lượng

13


Nhiệm vụ của quản trị chất lượng là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng
trong các doanh nghiệp. Trong đó:
+ Nhiệm vụ đầu tiên: Xác định cho được yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở
từng giai đoạn nhất định. Tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thỏa mãn
nhu cầu thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể.
“+ Nhiệm vụ thứ hai là: Duy trì chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ những
biện pháp nhằm bảo đảm những tiêu chuẩn đã được quy định trong hệ thống.
+ Nhiệm vụ thứ ba: Cải tiến chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ này bao gồm
quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơn
những đòi hỏi của khách hàng. Trên cơ sở đánh giá, liên tục cải tiến những quy
định, tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện lại, tiêu chuẩn hoá tiếp. Khi đó chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
+ Nhiệm vụ thứ tư là: Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở mọi cấp,
mọi khâu, mọi quá trình. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính tác nghiệp.
Ở cấp cao nhất của doanh nghiệp thực hiện quản trị chiến lược chất lượng.

Cấp phân xưởng và các bộ phận thực hiện quản trị tác nghiệp chất lượng. Tất cả các
bộ phận, các cấp đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích trong quản trị
chất lượng của doanh nghiệp.”
1.2.4. Tổng quan về quy trình sản xuất
1.2.4.1. Khái niệm quy trình
Quy trình là trình tự, “cách thức thực hiện một hoạt động đã được quy định,
mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị
(quản lý và cai trị). Những hoạt động này bao gồm tất cả các dạng thức hoạt động
(hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con người, ví dụ như các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu, tôn giáo, nghệ thuật, chiến
tranh. Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển của vạn
vật”, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc săn mồi của
hổ báo....

14


Đặc điểm của quy trình.
Ƣu điểm: “Đơn giản hóa đối tượng (nhiệm vụ) phức tạp. Dễ tăng năng suất
và quy mô sản xuất. Tăng cường an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Tăng
sự thỏa mãn và góp phần xây dựng lòng tự hào của lực lượng lao động. Khả năng
cải tiến liên tục để tăng năng suất và chất lượng. Có thể phổ thông hóa yêu cầu
chuyên môn khi tuyển dụng. Dễ tổ chức hoặc gắn kết thành dây chuyền hoạt động,
dây chuyền sản xuất. Dễ kiểm tra, giám sát và đánh giá. Dễ ứng phó khi khủng
hoảng nhân sự. Giảm thiểu lãng phí của "Phương pháp thử và sai"”, phòng ngừa các
rủi ro. Dễ bảo mật.
Nhƣợc điểm: Có thể rắc rối,“rườm rà về thủ tục hành chính. Tuy nhiên,
theo ISO 9000:2000 (2.7.2) thì hồ sơ hành chính là những tài liệu cung cấp bằng
chứng khách quan về các hoạt động đã được thực hiện hay kết quả thực hiện. Do
đó, trong Quy trình không tồn tại (hay quá ít) các hoạt động khai thác thủ pháp hành

chính khi quản trị Quy trình là một trong những điểm yếu mang tính hệ thống của
quy trình”.
Ngoài ra, thủ tục kiểm soát tài liệu còn là một trong 6 thủ tục bắt buộc theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Do vậy, một nhà Quy trình học toàn diện là người luôn
quan tâm đầu tư việc xây dựng, kiểm soát và khai thác triệt để Bộ biểu mẫu, hồ sơ –
thủ tục hành chính của Quy trình, đáp ứng các mục tiêu cụ thể của hoạt động quản
trị.
- Dễ tắc nghẽn, đổ vỡ.
- Khó kiểm soát chất lượng.
- Mặc nhiên chứa đựng sự giới hạn của nguồn tri thức khởi phát.
Phân loại Quy trình: Sự phân loại này không xét đến quy mô hoạt động lớn
hay nhỏ, chỉ xét đến cấu trúc vật liệu của sản phẩm hoặc các ứng dụng khoa học
bên trong Quy trình, bao gồm 2 dạng như sau:
Quy trình đơn giản: là loại Quy trình hoạt động tạo ra các sản phẩm có kết
cấu đồng nhất về vật liệu, chỉ ứng dụng một vài ngành khoa học, hoặc đơn thuần chỉ
mang tính lắp ráp cơ học; bao gồm các dạng thức hoạt động như:

15


×