Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây ngô tại tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN VIỆT ANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÂY NGÔ
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN VIỆT ANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÂY NGÔ
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: 8900201.01QTD

Cán bộ hƣớng dẫn: TS Nguyễn Xuân Hiển

(Chữ kí của GVHD)



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Hiển, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông
tin đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí các trang website đều đƣợc trích dẫn, các số liệu
sử dụng đều là các số liệu điều tra chính thống.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến cây ngô tại tỉnh Tuyên Quang”, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Xuân Hiển đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa các khoa học liên ngành
trƣờng Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực
tế, kỹ năng nghiên cứu khoa học trong 2 năm học tập vừa qua. Vốn kiến thức tôi tiếp
thu đƣợc trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận

văn mà còn là hành trang vững chắc cho công việc và sự nghiệp của tôi sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục thống kê Tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp
đỡ cung cấp đầy đủ cho tôi các số liệu cần thiết để thực hiện nghiên cứu đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài vừa qua.
Cuối cùng tôi xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc và cuộc sống.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Việt Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 3
5. Bố cục luận văn .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 4
1.1. Một vài khái niệm chung về biến đổi khí hậu (BĐKH) ............................. 4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây trồng
trong và ngoài nƣớc............................................................................................ 5
1.2.1 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây trồng thế giới ....... 5
1.2.2 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây trồng tại Việt
Nam ................................................................................................................. 9
1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................... 14
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................ 14
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 19
1.4. Đặc điểm sinh học cây Ngô và các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sự
phát triển của cây Ngô. .................................................................................... 24
1.4.1. Đặc điểm sinh học cây Ngô ................................................................ 24
1.4.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây Ngô ........... 26
Nhiệt độ ......................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 30
2.1 Cơ sở dữ liệu và mô tả số liệu.................................................................... 30
iii


2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 31
2.2.1 Phƣơng pháp phân tích xu thế và biến đổi trong quá khứ ................... 31
2.2.2 Giới thiệu mô hình AquaCrop ............................................................. 31
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............... 39
ĐẾN CÂY NGÔ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG ................................................. 39
3.1 Xu thế biến đổi khí hậu tỉnh Tuyên quang thời kỳ 1961-2015 .................. 39
3.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................ 39

3.1.2 Lƣợng mƣa ........................................................................................... 40
3.1.3 Bốc hơi ................................................................................................. 41
3.1.4 Tốc độ gió ............................................................................................ 42
3.1.5. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ....................................................... 43
3.2 Đánh giác tác động của biến đổi khí hậu đến cây Ngô tại tỉnh Tuyên
Quang ............................................................................................................... 50
3.2.1 Diễn biến diện tích, sản lƣợng, năng suất Ngô tại tỉnh Tuyên
Quang trong bối cảnh BĐKH ....................................................................... 50
3.2.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất cây Ngô tỉnh Tuyên
Quang ............................................................................................................ 53
3.3 Đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với sản xuất
Ngô ở Tuyên Quang ......................................................................................... 67
3.3.1 Giải pháp ứng phó với BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp tại
Tuyên Quang ................................................................................................. 67
3.3.2 Giải pháp ứng phó với BĐKH đối với sản xuất Ngô tại tỉnh Tuyên
Quang ............................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANLT

An ninh lƣơng thực

BĐKH

Biến Đổi Khí Hậu


BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

Kc

Hệ số cây trồng

IPCC
NS

Intergovernmental Panel on Climate Change, Ban
liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

Năng suất

NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
R

Lƣợng mƣa

R50

Số ngày có lƣợng mƣa lớn hơn hoặc bằng 50mm

R100

Số ngày có lƣợng mƣa lớn hơn hoặc bằng 100mm

RCP

Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trƣng
(Representative Concentration Pathways)

RCP4.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
Thermosensitive Genic Male Sterility, Dòng mẹ

TGMS


bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm
với nhiệt độ

TNn

Nhiệt độ tối thấp nhiệt đối

TP

Thành phố

TXx

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối

TW

Trung Ƣơng
United Nations Environment Programme,

UNEP

Chƣơng trình
Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc

v


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đƣợc phân theo mục đích sử dụng đất và
phân theo Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố của Tuyên Quang (tính
đến 31/12/2017) .................................................................................. 18
Bảng 3.1. Diện tích, sản lƣợng năng suất Ngô niên giám thống kê tỉnh
Tuyên Quang năm 2017 ...................................................................... 51
Bảng 3.2. Sản lƣợng Ngô phân theo đơn vị cấp huyện tỉnh Tuyên Quang
theo niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017 ............................... 52
Bảng 3.3. Diện tích Ngô phân theo đơn vị cấp huyện tỉnh Tuyên Quang theo
niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017 ....................................... 52
Bảng 3.4. Năng suất Ngô phân theo đơn vị cấp huyện tỉnh Tuyên Quang
theo niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017 ............................... 53
Bảng 3.5. Kết quả tính toán năng suất cho đông xuân theo kịch bản nền
(1986-2005) và theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5
cho tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 61
Bảng 3.6. Kết quả tính toán năng suất cho ngô hè thu theo kịch bản nền
(1986-2005) và theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5
cho tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 61
Bảng 3.7. Kết quả tính toán thay đổi năng suất ngô đông xuân (%) theo các
kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5 so với kịch bản nền
(1986-2005) ......................................................................................... 62
Bảng 3.8. Kết quả tính toán thay đổi năng suất ngô hè thu (%) theo các kịch
bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5 so với kịch bản nền
(1986-2005) ......................................................................................... 65

vi


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang (tuyenquang.gov.vn) .............. 14
Hình 1.2: Cơ cấu lao động tỉnh Tuyên Quang 2017 (tuyenquang.gov.vn) ........ 20
Hình 2.1 Sơ đồ tính toán nhu cầu nƣớc cho cây trồng bằng mô hình
Aquacrop ............................................................................................. 36
Hình 3. 1 Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm tỉnh Tuyên
Quang, tại các trạm thời kỳ 1961-2015............................................... 39
Hình 3. 2 Xu thế biến đổi tuyến tính của lƣợng mƣa năm tỉnh Tuyên Quang,
tại các trạm thời kỳ 1961-2015 ........................................................... 40
Hình 3.3 Xu thế biến đổi tuyến tính lƣợng mƣa mùa hè và mùa đông tại trạm
Tuyên Quang, thời kỳ 1961-2015 ....................................................... 41
Hình 3.4 Xu thế biến đổi tuyến tính lƣợng bốc hơi (mm) tại tỉnh Tuyên
Quang ở các trạm, thời kỳ 1961-2015 ................................................ 41
Hình 3.5 Xu thế biến đổi tuyến tính lƣợng bốc hơi (mm) mùa hè và mùa
đông tại trạm Tuyên Quang, thời kỳ 1961-2015................................. 42
Hình 3. 6 Xu thế biến đổi tuyến tính của tốc độ gió năm (m/s) tỉnh Tuyên
Quang, tại các trạm thời kỳ 1961-2015............................................... 42
Hình 3. 7 Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ tối thấp nhiệt đối (TXx)
năm tỉnh Tuyên Quang, tại các trạm thời kỳ 1961-2015 .................... 43
Hình 3.8 Xu thế biến đổi tuyến tính của số ngày nắng nóng năm tỉnh ............... 45
Tuyên Quang, tại các trạm thời kỳ 1961-2015 ................................................... 45
Hình 3. 9 Xu thế biến đổi tuyến tính của số ngày rét đậm năm tỉnh Tuyên
Quang, tại các trạm thời kỳ 1961-2015............................................... 46
Hình 3. 10 Xu thế biến đổi tuyến tính của số ngày rét hại năm tỉnh Tuyên
Quang tại các trạm thời kỳ 1961-2015................................................ 47
Hình 3.11 Xu thế biến đổi của số ngày mƣa lớn trên 50mm (ngày) tại các
trạm khí tƣợng tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 1961-2015 ........................ 47
Hình 3.12 Xu thế biến đổi của số ngày mƣa lớn trên 100mm (ngày) tại các
trạm khí tƣợng tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 1961-2015 ........................ 48

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn đối với nhân
loại toàn cầu trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính
phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra
và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng tại
nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó, Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh
hƣởng nặng nề do những tác động của BĐKH (IPCC, 2007). BĐKH sẽ tác động
đến hầu hết mọi mặt của xã hội nhƣng lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của
BĐKH là nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp và an ninh
lƣơng thực (Đào Xuân Học, 2009).
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 km
về phía Tây Bắc. Diện tích đất tự nhiên là 5.867,3 km2, trong đó diện tích đất
sản xuất nông nghiệp là 81.633 ha, chiếm 13,91% tổng diện tích tự nhiên, diện
tích đất lâm nghiệp 446.641 ha chiếm 76,12% diện tích đất tự nhiên. Đất đai
tƣơi tốt, màu mỡ, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất
lƣơng thực và phát triển vƣờn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả
nƣớc. Tuy nhiên, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết cực
đoan ở Tuyên Quang ngày càng trở nên phức tạp và khó dự đoán, gây ra thiệt
hại lớn về ngƣời và tài sản. Các yếu tố khí tƣợng thủy văn cực trị có diễn biến
bất thƣờng trong thời gian gần đây. Tác động của biến đối khí hậu đến một số
lĩnh vực chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có thể kể đến nhƣ sau:
Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nƣớc: chế độ mƣa thay đổi gây lũ
lụt nghiêm trọng vào mùa mƣa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc
cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực: gây
nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động đến sinh trƣởng, năng suất
cây trồng, thời vụ gieo trồng, dịch bệnh hại phát triển nhanh, ảnh hƣởng đến

sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền
1


dịch của gia súc, gia cầm.
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp: nhiệt độ và mức độ khô hạn gia
tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh...
Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải: làm tăng nguy cơ ngập
nƣớc cho các tuyến giao thông quan trọng, xói lở mặt và nền đƣờng bộ, xói lở và
cạn kiệt các luồng đƣờng thủy.
Ngô là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Tuyên
Quang sau lúa gạo và là một trong những loại cây lƣơng thực đang đƣợc chú
trọng phát triển của tỉnh Tuyên Quang. Không những đảm bảo lƣơng thực cho
ngƣời dân, cây ngô còn đáp ứng nhu cầu cho chăn nuôi. Tuy nhiên, với tình hình
thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đã làm
sụt giảm diện tích, tốc độ sinh trƣởng và thời gian thu hoạch của cây ngô dẫn
đến áp lực sản xuất lƣơng thực trong vùng. Nhiều khu vực cây ngô có năng suất
tăng nhƣng cũng có những khu vực năng suất lại giảm nên việc: “Nghiên cứu
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây ngô tại tỉnh Tuyên Quang” là
rất cần thiết, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo mùa vụ, từ đó làm cơ sở cho việc
triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH
gây ra và phát triển bền vững cho nông nghiệp của tỉnh.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của BĐKH đối với cây ngô trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích xu thế khí hậu cho tỉnh Tuyên Quang
- Đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất cây ngô tỉnh Tuyên Quang
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Tỉnh Tuyên Quang

Giới hạn về nội dung:
- Nội dung BĐKH tập trung vào nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi, tốc
độ gió.
- Cây ngô tập trung vào yếu tố năng suất.
2


- Giới hạn về thời gian: chuỗi số liệu từ năm 2010 đến năm 2017, tập
trung vào các kịch bản tác động ở tƣơng lai.
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Vấn đề nghiên cứu
- Diễn biến và biểu hiện của BĐKH tại tỉnh Tuyên Quang
- Tác động của BĐKH đến năng suất cây ngô tại tỉnh Tuyên Quang
4.2 Câu hỏi nghiên cứu
BĐKH tác động nhƣ thế nào đến năng suất cây Ngô tỉnh Tuyên Quang?
4.3 Giả thuyết nghiên cứu
Dƣới tác động của BĐKH, năng suất cây Ngô tại tỉnh Tuyên Quang có xu
thế tăng nhƣng không rõ ràng. Nhiều khu vực, cây ngô có năng suất tăng mạnh
nhƣng cũng có những khu vực năng suất lại giảm vào cuối thế kỷ 21 so với thời
kỳ nền (1986-2005).
4.4 Nội dung nghiên cứu
-

Xây dựng bộ dữ liệu khí hậu và phân tích xu thế khí hậu cho tỉnh

Tuyên Quang.
-

Đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất cây ngô tỉnh Tuyên Quang


-

Đề xuất một số giải pháp ứng phó.

-

Thảo luận và kiến nghị

5. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo, đƣợc bố cục thành các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2. Mô tả số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Một số kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một vài khái niệm chung về biến đổi khí hậu (BĐKH)
Khái niệm BĐKH: Theo định nghĩa của IPCC, BĐKH là sự biến đổi
trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về
trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một
thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH xuất phát từ sự
thay đổi cán cân năng lƣợng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính,
nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lƣợng bức xạ mặt trời.
Khái niệm về đánh giá tác động của BĐKH: Theo UNEP (2009), đánh
giá tác động của BĐKH thƣờng đƣợc dựa trên các kịch bản của BĐKH trong
tƣơng lai và biểu hiện nhƣ là thay đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển
dâng và những thông tin khác. Chúng ta có thể phân tích những thay đổi và xu

hƣớng trong các thông số khí hậu bằng cách sử dụng thông tin và dữ liệu sẵn
có. Khi phân tích các tác động của BĐKH, điều quan trọng là phải đánh giá
đƣợc những tác động trực tiếp và hậu quả của kinh tế xã hội của BĐKH và
xem xét vai trò của các dịch vụ hệ sinh thái và quy mô xã hội của tác động
BĐKH. Những tác động này có thể dẫn đến các tác động kinh tế (suy giảm cơ
sở hạ tầng, thay đổi hoặc làm mất doanh thu trong sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp, sản xuất công nghiệp..), các tác động lên các dịch vụ hệ sinh thái (nhƣ
là nguồn nƣớc ngọt, chất đốt và lƣơng thực; lụt, ngăn chặn bệnh dịch và các
giá trị văn hóa) các tác động xã hội (bệnh tật, tử vong, giảm năng suất lao
động, xung đột về tài nguyên, di dân và thay đổi trong các mạng xã hội.
Ứng phó với biến đổi khí hậu: là các hoạt động của con ngƣời nhằm
thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH.
Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm
khả năng bị tổn thƣơng do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cƣờng độ phát thải khí nhà kính.
4


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây
trồng trong và ngoài nƣớc.
1.2.1 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây trồng thế giới
BĐKH gây ảnh hƣởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh
thái trên thế giới (IPCC, 2007; Stern, 2005). Những nghiên cứu này đƣợc thể
hiện ở các khía cạnh sau:
- Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng phát sinh, phát triển của
cây trồng, vật nuôi làm cho năng suất và sản lƣợng thay đổi;
- Khi nhiệt độ tăng làm suy giảm tài nguyên nƣớc, nhiều vùng không có
nƣớc và không thể tiếp tục canh tác dẫn đến diện tích canh tác giảm;

- Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn
và ngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng
suất;
- Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm
mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát
triển cây trồng và phát sinh dịch bệnh;
- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, không theo quy luật nhƣ bão sớm,
muộn, mƣa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây
thiệt hại …
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã đƣa ra một số báo cáo đánh
giá các tài liệu khoa học về biến đổi khí hậu. Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC,
đƣợc công bố năm 2001, kết luận rằng các nƣớc nghèo nhất sẽ bị ảnh hƣởng
nặng nề nhất, với việc giảm năng suất cây trồng ở hầu hết các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới do giảm lƣợng nƣớc và tỷ lệ dịch hại côn trùng mới hoặc thay đổi.
Ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, nhiều loại cây trồng trong mƣa gần mức chịu
đựng nhiệt độ tối đa của chúng, do đó năng suất có thể giảm mạnh đối với
những thay đổi khí hậu nhỏ; năng suất nông nghiệp giảm tới 30% trong thế kỷ
21 đƣợc dự kiến.
Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ của biến đổi khí hậu (IPCC,
2007) và Tổ chức các nƣớc hợp tác kinh tế và phát triển (OECD, 2009) thì biến
5


đổi khí hậu tác động đến tất cả các châu lục và vùng lãnh thổ Châu Phi, Châu
Á, Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Bắc Mỹ, Châu Úc và Tân Tây Lan cùng
nhƣ ở vùng Cực và các đảo nhỏ.
Châu Phi
- Sản xuất nông nghiệp, bao gồm tiếp cận tới lƣơng thực, sẽ bị ảnh hƣởng
nghiêm trọng, thời gian gieo trồng và năng suất tiềm năng, đặc biệt ở vùng ven
với những vùng khô hạn và bán khô hạn, sẽ bị giảm sút.

- Vào năm 2020, năng suất cây trồng từ nông nghiệp mƣa trời có thể bị
giảm sút đáng kể.
- Vào năm 2050, sản suất của nhiều loại cây trồng ở Ai Cập sẽ bị giảm đi,
tới 11% đối với lúa và 28% đối với cây đậu tƣơng.
- Nƣớc biển dâng sẽ tác động đáng kể lên vùng ven biển. Vào năm 2050,
tại Guinea, khoảng 130 đến 235 km2 ruộng lúa (tƣơng đƣơng với 17 đến 30%
diện tích trồng lúa hiện nay) có thể bị mất đi là hậu quả của tình trạng ngập nuớc
thƣờng xuyên do nƣớc biển dâng.
Châu Á
- Sự khác biệt đáng kể theo vùng về năng suất lúa mỳ, ngô và gạo sẽ
đƣợc dự báo. Năng suất cây trồng có thể tăng thêm 20% ở Đông và Đông Nam
châu Á và giảm đi tới 30% tại Trung và Nam Á.
- Biến đổi khí hậu dƣờng nhƣ sẽ dẫn đến diện tích đất nông nghiệp cần
đƣợc tƣới tiêu tăng lên, trong khi tài nguyên nƣớc sẵn có lại giảm đi. Nhiệt độ
tăng lên 1oC sẽ dự báo làm tăng nhu cầu sử dụng nƣớc trong tƣới tiêu nông
nghiệp lên 10% tại những vùng khô hạn và bán khô hạn của Đông Á.
- Vào năm 2050, tại Bangladesh, sản xuất lúa và lúa mỳ có thể giảm đi
tƣơng ứng là 8% và 32%.
Châu Âu
- Đến năm 2050, diện tích canh tác dự kiến sẽ mở rộng về phía bắc trong
khu vực. Sự gia tăng lớn nhất trong sản lƣợng cây trồng liên quan đến khí hậu
dự kiến sẽ ở Bắc Âu (ví dụ, lúa mì: 2-9% vào năm 2020, 8-25% vào năm 2050,
10-30% vào năm 2080), trong khi suy giảm lớn nhất dự kiến xảy ra ở phía Nam
6


(ví dụ, lúa mì: +3 tới +4% vào năm 2020, -8 đến 22% vào năm 2050, -15 đến
+32% vào năm 2080).
Nam Mỹ và vùng Carribê
- Vào năm 2020, sự suy giảm trong năng suất lúa và gia tăng năng suất

đậu tƣơng (với tác động của CO2 đƣợcc xem xét) đƣợc dự báo.
- Căng thẳng do nắng nóng và khô hạn hơn có thể làm giảm năng suất cây
trồng trong những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khi sản lƣợng đã đến giới hạn
của sức chịu đựng.
- Vào năm 2020, trong vùng ôn đới nhƣ ở vùng đồng cỏ của Argentina và
Uruguya, năng suất đồng cỏ có thể tăng lên thêm trong khoảng từ 1 đến 9%.
- Vào năm 2050, sa mạc hóa và mặn hóa đƣợc dự báo tác động đến 50%
đất nông nghiệp.
- Đối với những nông dân quy mô nhỏ, năng xuất ngô dự báo sẽ suy giảm
đi 10% vào năm 2055.
Bắc Mỹ
- Biến đổi khí hậu vừa phải trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này có
thể làm tăng tổng sản lƣợng nông nghiệp mƣa trời từ 5 đến 20%, nhƣng với khác
biệt lớn giữa các vùng.
Biến đổi khí hậu gây ra bởi việc tăng khí nhà kính có khả năng ảnh hƣởng
đến cây trồng khác nhau giữa các vùng. Ví dụ, năng suất cây trồng trung bình dự
kiến sẽ giảm xuống 50% ở Pakistan theo kịch bản Met Office, trong khi sản
lƣợng ngô ở châu Âu dự kiến sẽ tăng tới 25% trong điều kiện thủy văn tối ƣu.
Các tác động thuận lợi hơn đối với năng suất có xu hƣớng phụ thuộc vào
một mức độ lớn vào việc nhận ra các tác động có thể có lợi của carbon dioxide
đối với sự tăng trƣởng của cây trồng và tăng hiệu quả sử dụng nƣớc. Giảm năng
suất tiềm năng có thể đƣợc gây ra bởi sự rút ngắn thời gian tăng trƣởng, giảm
lƣợng nƣớc khả năng phân chia kém. Mức CO2 cao hơn có thể ảnh hƣởng đến
năng suất cây trồng. Một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nồng
độ CO2 tăng có thể làm tăng sự phát triển của thực vật. Tuy nhiên, các yếu tố
khác, chẳng hạn nhƣ thay đổi nhiệt độ, ozon, và các hạn chế về nƣớc và dinh
7


dƣỡng, có thể chống lại sự gia tăng tiềm năng này trong năng suất. Ví dụ, nếu

nhiệt độ vƣợt quá mức tối ƣu của cây trồng, nếu không có đủ nƣớc và chất dinh
dƣỡng, tăng năng suất có thể bị giảm hoặc đảo ngƣợc. CO2 tăng cao có liên
quan đến việc giảm hàm lƣợng protein và nitơ trong cỏ linh lăng và cây đậu
tƣơng, dẫn đến giảm chất lƣợng. Chất lƣợng hạt và thức ăn gia súc giảm có thể
làm giảm khả năng của đồng cỏ và vùng đồng cỏ để hỗ trợ chăn thả gia súc.
(Riahi, K., A.Gruebler, N.Nakicenovic 2007)
Ngoài những tác động trên một số nghiên cứu sử dụng mô hình để dự
đoán đƣợc năng suất cây trồng theo các kịch bản BĐKH nhƣ: “Đánh giá mô
hình FAO AquaCrop để mô phỏng tăng trưởng và năng suất ngô trong điều kiện
tưới tiêu thiếu hụt trong môi trường nhiệt đới”, Geneille E. Greaves , 2016. Tóm
tắt về nghiên cứu này, các mô hình mô phỏng cây trồng có vai trò then chốt
trong việc đánh giá các chiến lƣợc quản lý tƣới tiêu để cải thiện việc sử dụng
nƣớc nông nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra và xác nhận mô
hình AquaCrop cho ngô dƣới sự quản lý tƣới thiếu hụt. Kết quả cho thấy dự
đoán AquaCrop có thể đƣợc sử dụng đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả của
các chiến lƣợc quản lý tƣới đƣợc đề xuất cho ngô; tuy nhiên, cần lƣu ý các hạn
chế khi diễn giải kết quả trong điều kiện yếu tố đầu vào bất định.
Nghiên cứu “ Tích hợp hai loại mô hình cây trồng để dự đoán ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến năng suất cây trồng”, Đại học Illinois, Khoa học Nông
nghiệp, Tiêu dùng và Môi trƣờng. Khoa học hàng ngày. ScienceD Daily, ngày 3
tháng 1 năm 2018, ở nghiên cứu này, các nhà khoa học hiện có một công cụ mới
để dự đoán các tác động trong tƣơng lai của biến đổi khí hậu đến năng suất cây
trồng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng kết nối hai loại mô hình cây trồng tính
toán để trở thành những ngƣời dự đoán đáng tin cậy hơn về sản xuất cây trồng ở
Vành đai ngô Hoa Kỳ. Và một số nghiên cứu khác “Ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đối với ngô (Zea mays) Sản xuất và an ninh lương thực ở Swaziland”, T.O.
Oseni and M.T. Masarirambi; “Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt “,
Kondinya Ayyogari, Palash Sidhya and M.K. Pandit, 2013.

8



Từ các kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của
BĐKH đến trồng trọt là tƣơng đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần
khí hậu. Một số nghiên cứu đã ứng dụng các mô hình để đánh giá đƣợc tác động
của BĐKH đến cây trồng, từ đó đƣa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.Việc
giảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc thích ứng và lựa
chọn, cải tiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH, vì vậy việc
ứng dụng mô hình công nghệ vào đánh giá tác động của BĐKH sẽ giúp đƣa ra
các giải pháp thích hợp.
1.2.2 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cây trồng tại Việt
Nam
Cũng giống nhƣ các nƣớc trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam
cũng đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đến
ngành trồng trọt bao gồm: (Nguyễn Văn Viết, Đinh Vũ Thanh 2012)
Diện tích gieo trồng bị thu hẹp, đất đồng bằng bị nhiễm mặn:
Nƣớc biển dâng cao sẽ khiến cho nhiều vùng đất ven biển, khu vực đồng
bằng bị nhiễm mặn, diện tích gieo trồng sẽ bị thu hẹp gây ra hiện tƣợng thiếu đất
canh tác, đảm bảo an ninh lƣơng thực sẽ trở thành gánh nặng cho mọi quốc gia.
Ở nƣớc ta, theo dự báo IPCC (2007), nếu nƣớc biển dâng lên 1m sẽ có khả năng
ảnh hƣởng tới 12% diện tích và 10% dân số Việt Nam, dẫn đến làm ngập 5.000
km2 ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và 15.000 - 20.000 km2 ở Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) tƣơng đƣơng với 300.000 - 500.000 ha tại đồng bằng
sông Hồng và 1,5 - 2 triệu ha tại đồng bằng Sông Cửu Long và hàng trăm ngàn
ha ven biển miền Trung, ƣớc tính Việt Nam sẽ mất đi rất nhiều diện tích đất
nông nghiệp và ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực (ANLT) quốc gia.
- Làm giảm năng suất cây trồng dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực:
Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lƣơng thực
cho thấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên sẽ ảnh hƣởng xấu tới
năng suất do ảnh hƣởng trực tiếp đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (10 0C đối với lúa

mỳ và ngô, 200C đối với lúa nƣớc), nếu tăng lên 300C sẽ gây ra tình trạng cực kỳ
căng thẳng cho tất cả các loại cây trồng ở tất cả các vùng. Nhiệt độ tăng 100C sẽ
9


làm giảm năng suất ngô từ 5 - 20% và có thể giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng
thêm 400C. Tƣơng tự, năng suất lúa có thể giảm 10% đối với mỗi độ tăng lên.
Các cây trồng khác cũng sẽ chịu tác động tƣơng tự của BĐKH, nhất là các cây
ăn quả á nhiệt đới nhƣ vải, nhãn. Năng suất các loại cây này có khả năng giảm
đáng kể khi nhiệt độ mùa đông tăng cao. Nhiệt độ tăng cũng làm cho tính bất
dục đực của các dòng mẹ lúa lai hệ 2 dòng hệ TGMS bị đảo lộn, việc sản xuất
hạt giống lúa lai F1 sẽ gặp khó khăn hơn.
- BĐKH gây đảo lộn cơ cấu cây trồng: nhiệt độ tăng làm thay đổi thời
gian sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng, làm thay đổi quy luật
phân hóa mầm hoa và nở hoa và do đó làm giảm khả năng luân canh, tăng
vụ và đảo lộn cơ cấu các loại cây trồng, đặc biệt là những cây trồng ƣa lạnh
ở vụ đông và cây á nhiệt đới nhƣ đào, mận, mơ…
- Nhu cầu nước tăng cao dẫn đến thiếu hụt nước cho cây trồng:
Nhiệt độ tăng khiến cho nhu cầu tƣới nƣớc lớn và dẫn đến thiếu hụt nguồn
nƣớc sử dụng cho trồng trọt. Trong điều kiện nhiệt độ tăng lên 10 0C thì nhu cầu
tƣới nƣớc cho cây trồng sẽ tăng 10% làm cho năng lực tƣới của các công trình
thủy lợi nhƣ hiện nay không đáp ứng đủ (IPCC, 2007).
- Thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến hạn hán và làm tăng nguy cơ xuất
hiện các loài dịch bệnh:
BĐKH cũng làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên
hiện tƣợng hạn hán. Ví dụ điển hình là các tỉnh ĐBSH đã phải gánh chịu hiện
tƣợng thiếu nƣớc trầm trọng ở vụ Đông Xuân trong 5 năm qua do mực nƣớc
sông Hồng xuống thấp dƣới mức thấp nhất trong lịch sử 100 năm qua. Ví dụ thứ
2 là hiện tƣợng mùa đông ấm ở miền Bắc trong 3 - 4 năm trở lại đây, tiếp tục
biểu hiện rõ trong năm 2009. Sự biến đổi về đất đai, nguồn nƣớc, nhiệt độ sẽ kéo

theo sự thay đổi về cơ cấu cây trồng và mùa vụ trong tƣơng lai mà chúng ta cần
nghiên cứu tác động để từ đó xây dựng chiến lƣợc đối phó thích hợp.
BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loại sinh vật, làm mất đi
hoặc thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn dẫn đến tình
trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngƣợc lại xuất hiện nguy cơ gia tăng
10


các loại thiên dịch. Nhiệt độ tăng trong mùa đông sẽ tạo điều kiện cho nguồn sâu
có khả năng phát triển nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. BĐKH cũng có thể làm
phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà
còn trong bảo quản nông sản, thực phẩm.
Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở
ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hƣởng đến khả năng thâm canh, tăng
vụ và làm giảm sản lƣợng nghiêm trọng ở một số vùng. Ở miền Bắc trong vụ
Đông Xuân 2007 - 2008, sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời
điểm cao diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000 ha, gây thiệt hại đáng kể đến
năng suất lúa và làm tăng chi phí sản xuất. Vụ mùa năm 2009, Miền Bắc cũng
đã bắt đầu xuất hiện một số bệnh lạ trên lúa, tƣơng tự nhƣ bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá ở ĐBSCL, riêng Nghệ An diện tích lúa bị hại đã lên đến gần 6000 ha
(Cục Trồng trọt, 2009).
- Hiện tượng thời tiết diễn biến cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng,
gây bất lợi rất lớn đến sản xuất nông nghiệp:
Theo các báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão TW, trong 3 năm
(2005 - 2007), số cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp ngày
càng gia tăng. Vụ mùa năm 2005, bão đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
150.000 ha lúa; năm 2006, đã có khoảng 200.000 ha lúa phải gieo cấy lại. Các
năm 2004 - 2005, tình trạng khô hạn gay gắt ở miền Trung - Tây Nguyên gây
thiệt hại nặng cho sản xuất trồng trọt; thiếu nƣớc sinh hoạt cho ngƣời và gia súc.
Năm 2007, 5 trận lũ lụt liên tiếp xảy ra ở miền Trung đã làm thiệt hại đáng kể

đến sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu công bố tại Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH, số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng đến nƣớc ta đã giảm đi rõ rệt trong 2
thập kỷ qua nhƣng những biểu hiện dị thƣờng lại xuất hiện. Biểu hiện rõ nhất là
đợt rét lịch sử kéo dài 38 ngày đã xảy ra ở vụ Đông Xuân 2007 - 2008 đã làm
chết 200.000 ha lúa mới cấy, gần 20.000 ha mạ bị chết phải gieo lại, làm chết
137.000 con trâu, bò và ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng, phát triển của hàng
nghìn ha cây trồng và hàng triệu vật nuôi. Có thể nói thiệt hại về vật chất do đợt
11


rét là rất lớn. Các xu hƣớng thời tiết nhƣ các cơn bão ảnh hƣởng đến nƣớc ta
không theo quy luật hoặc tác động của gió màu đông bắc vƣợt qua đèo Hải Vân
đến các tỉnh phía Nam… đã và đang ngày càng rõ nét.
Đánh giá về những tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng trọt,
Phó Cục trƣởng Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho rằng biến đổi khí hậu đã
và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện
tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự
phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Nhận định về những thách thức trong canh tác nông nghiệp thời gian tới,
TS. Phạm Đồng Quảng cho hay, vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc sẽ phải đối mặt
với nguy cơ tăng cƣờng độ hạn hán do biến đổi khắc nghiệt của thời tiết. Tại
Bắc Trung bộ, trong tháng 5-6 có thể trở thành các tháng khô nóng thƣờng
xuyên nhƣ ở Nam Trung bộ, mƣa phùn trở nên hiếm hoi. Còn tại khu vực Tây
Nguyên, tính bất ổn trong chế độ mƣa cũng tăng lên khiến vùng này có khả năng
đối mặt với nguy cơ hạn hán bất thƣờng. Xu hƣớng này ngày càng rõ ràng khi
các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng
thiếu nƣớc sản xuất trong vụ Đông Xuân 2012-2013 và cả vụ Hè Thu, vụ Mùa
năm 2013.
Không những thế, biến đổi khí hậu còn làm thay đổi điều kiện sống của

các loài sinh vật, làm gia tăng một số loài dịch hại mới và các đợt dịch bùng
phát trên diện rộng. Đơn cử, trong khoảng 3 năm trở lại đây, dịch rầy nâu và
vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm đáng kể sản lƣợng lúa ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trong năm 2010, tại đồng bằng sông Cửu
Long đã xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ gây thiệt hại khoảng 400.000 ha lúa, khiến
năng suất lúa giảm từ 30-70%
- Ở Việt Nam việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thời tiết - khí hậu và sự
sinh trƣởng, phát triển ,năng suất của cây trồng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu ở
tổng cục khí tƣợng thủy văn thông qua các đề tài nghiên cứu nhƣ: “Đánh giá
điều kiện khí tuợng nông nghiệp với một số cây trồng chính ở Đồng Bằng Bắc
Bộ và Nam Bộ” của Lê Quang Huỳnh; hay “Tác động của biến đổi khí hậu đến
12


các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” chủ biên PGS.TS Đinh Vũ
Thanh- PGS.TS Nguyễn Văn Viết, 2012. Hay Phạm Quang Hà (2011) “Nghiên
cứu đánh tác động của biến đổi khí hậu đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô,
sắn, đậu tương, cà phê, mía đường), đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm
nhẹ”. Các nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc các tác động của BĐKH đến lĩnh vực nông
nghiệp nói chung và một số cây trồng nói riêng, và đã đề xuất đƣợc những giải
pháp hữu ích để ứng phó với BĐKH tuy nhiên vấn đề nghiên cứu đánh giá
BĐKH, tác động của nó và ứng phó với BĐKH cần đƣợc tiến hành theo một
trình tự nhất định. Song những gì đã xảy ra trên thực tế kể từ còn tồn tại khá
nhiều bất cập. Trƣớc hết, việc đánh giá tác động của BĐKH cần phải dựa trên
thông tin đánh giá BĐKH, tức phải biết khí hậu đã và sẽ biến đổi nhƣ thế nào.
Cho đến nay đã có một số kết quả đánh giá BĐKH trong quá khứ và hiện tại,
nhƣng vẫn chƣa đầy đủ, toàn diện so với nhu cầu thực tế. Còn việc đánh giá tác
động BĐKH cho tƣơng lai vẫn đang là một khoảng trống khá lớn.
Một số nghiên cứu sử dụng mô hình AquaCrop để tính toán năng suất và
nhu cầu nƣớc của một số cây trồng nhƣ của Nguyễn Văn Tuyến và cộng sự“Mô

phỏng năng suất và nhu cầu tưới cho cây bắp (Zea Mays L) vào mùa khô ở
vùng ngập lũ huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang”, hoặc Vƣơng Tuấn Huy và cộng
sự. “Ứng dụng mô hình Aquacrop mô phỏng năng suất lúa trong điều kiện các
yếu tô khí hậu thay đổi tại vùng quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu”. Các nghiên cứu trên
đã đƣa ra đƣợc các kết quả mô phỏng nhu cầu tƣới và năng suất trong mùa khô ở
vùng ngập lũ, hay trong các điều kiện khí hậu thay đổi, nghiên cứu đã ứng dụng
đƣợc việc sử dụng mô hình để đƣa ra các kết quả dự đoán, từ đó tìm ra các giải
pháp ứng phó với các trƣờng hợp trên, tuy nhiên chƣa đƣa ra đƣợc các kết quả
dự báo ở tƣơng lai dài hơn, trong bối cảnh BĐKH hiện tại, vì vậy trong thời gian
tới cần sử dụng các kịch bản BĐKH để áp dụng chạy mô hình đƣa ra các kết quả
dự báo, từ các kết quả đó có thể đƣa ra các giải pháp ứng phó phù hợp dƣới tác
động của BĐKH ở hiện tại và tƣơng lai.
Tại khu vực nghiên cứu tỉnh Tuyên Quang, Ngô là một trong những cây
trồng chủ lực ở địa phƣơng, và tại khu vực nghiên cứu chƣa có nhiều nghiên cứu
13


về tác động của biến đổi khí hậu đến cây Ngô, kế thừa học hỏi những nghiên
cứu ở trong và ngoài nƣớc về đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến cây trồng,
tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm đƣa ra những tác động của biến đổi khí
hậu đến năng suất cây ngô, sử dụng mô hình AquaCrop và các số liệu từ các
kịch bản BĐKH tỉnh Tuyên Quang, từ đó đƣa ra các giải pháp thích ứng cho cây
ngô tại Tỉnh Tuyên Quang ở hiện tại và trong tƣơng lai.
1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Tỉnh có phía
Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc
Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ,
phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lƣu vực sông Lô. Sông Gâm chảy qua

tỉnh theo hƣớng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên
Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang (tuyenquang.gov.vn)
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5820,02 km2 (chiếm 1,76% diện tích cả
nƣớc) với dân số 685,792 ngƣời (chiến 0,88 dân số
(www.tuyenquang.gov.vn)
14

cả nƣớc)


Địa hình địa mạo
Địa hình tỉnh Tuyên Quang tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi núi
cao và sông suối, điểm cao nhất là ở phía Bắc và thấp dần theo hƣớng Đông
Nam. Phần lớn địa hình có hƣớng nghiêng từ bắc - tây bắc xuống nam - đông
nam. Về phía Nam địa hình có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo
các sông, với địa hình nhƣ vậy nên các khu vực này có tiềm năng rất lớn để phát
triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Về kiểu địa hình, đƣợc chia làm 2 khu vực rõ rệt:
- Địa hình núi cao phân bố ở phía Bắc bao gồm huyện Lâm Bình, Na
Hang, phần phía Bắc huyện Chiêm Hóa và Hàm Yên, độ cao trung bình so với
mặt nƣớc biển khoảng 600 - 700m, có một số đỉnh núi cao trên 1.000m
- Địa hình đồi núi thấp phân bố ở khu vực phía Nam của tỉnh gồm các
vùng là phía Nam huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, Thành
phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dƣơng. Địa hình đồi núi thấp, có nhiều loại
hình thuỷ tự nhiên.
Về địa mạo: Tuyên Quang nằm ở khoảng giữa miền núi cao với vùng
trung du, vì vậy vừa có miền núi cao, vừa có miền núi thấp và trung du. Độ dốc
tƣơng đối thấp hơn so với các tỉnh lân cận nhƣ Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Đặc điểm khí hậu
Tuyên Quang nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với mùa
đông lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều.
Tổng lƣợng bức xạ trung bình năm là 80 - 85 kcal/cm2, lƣợng nhiệt trung
bình năm là 8000 - 8500oC. Nhiệt độ trung bình năm ở Tuyên Quang là 2224oC. Thời kì nóng nhất thƣờng diễn ra vào tháng VI và tháng VII, cá biệt có
ngày lên tới 39 - 40oC. Thời kì lạnh nhất thƣờng là các tháng XII, I. Nhiệt độ
thấp nhất xuống dƣới 5oC. Chế độ nhiệt có sự phân hoá. Nhiệt độ trung bình của
thị xã Tuyên Quang luôn cao hơn các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá từ 0.2 oC 0,4oC.
Lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh ở mức 1500 - 1800 mm. Năm cao
nhất có lƣợng mƣa lớn hơn mức trung bình khoảng 400 - 420 mm. Lƣợng mƣa
15


chủ yếu tập trung trong mùa hạ (hơn 80%), kéo dài từ tháng IV đến tháng X.
Mƣa nhiều nhất vào tháng VIII. Ngƣợc lại, mùa đông khô ráo kéo dài từ tháng
XI đến tháng III năm sau. Mƣa ít nhất vào tháng XII, tháng I.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Hàm Yên và Chiêm Hoá là
những nơi có độ ẩm cao hơn cả.
Chế độ gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Về mùa hạ, hƣớng gió
thịnh hành là đông nam và nam. Về mùa đông, khi gió mùa đông bắc tràn về,
hƣớng gió chủ yếu là bắc và đông bắc.
Nhìn chung, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
Với một mùa đông lạnh, nơi đây có khả năng sản xuất đƣợc cả các sản phẩm
nông nghiệp của cân nhiệt và ôn đới.
Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, lốc, bão…đã
có ảnh hƣởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là
đối với nông, lâm nghiệp.
Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rõ rệt, cho phép
phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp đa dạng. Tiểu khu khí hậu phía Bắc bao

gồm Na Hang, phần phía Bắc huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, hợp với cây trồng
nhiệt đới và phát triển thủy sản do mùa đông dài với nhiệt độ thấp, ít mƣa nhƣng
khả năng giữ nƣớc khỏi bay hơi lớn, tuy nhiên hay có gió lốc, gió xoáy vào mùa
hè. Tiểu khu khí hậu phía Nam bao gồm phần phía Nam huyện Chiêm Hóa, Hàm
Yên kéo dài đến huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, mùa đông ngắn và lƣợng mƣa lớn
nên thuận lợi cho việc tích nƣớc phục vụ nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây
nhiệt đới.
Đặc điểm thuỷ văn
Về đặc điểm thủy văn, nhìn chung tỉnh Tuyên Quang có địa hình núi cao,
phân cắt mạnh nên mạng lƣới sông suối khá phát triển, phân bố tƣơng đối đều
trên các huyện, thành phố.
Mạng lƣới sông ngòi ở Tuyên Quang tƣơng đối dày với mật độ
0.9km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn
16


×