Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội hoa tại bà nà hills đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.4 KB, 72 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN
ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH LỄ HỘI HOA TẠI BÀ NÀ HILLS - ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Kim Liên
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hương-Lớp: K49KTDL
Huế, tháng 04/2019
MỤC LỤC
1

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

2

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Du Lịch-Đại Học sau 4 tháng thực tập em
đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Đánh giá của du khách về phát triển bền vững
du lịch lễ hội Hoa tại Bà Nà hill-Đà Nẵng”
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự
hướng dẫn tận tình của thầy cô.
Em chân thành cảm ơn Cô giáo – TS. Lê Thị Kim Liên, người đã hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù Cô bận dạy trên giảng đường và đi công tác
nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn Cô và chúc Cô dồi dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, công ty đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời
gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt ở Công ty dịch vụ cáp
treo Bà Nà mặc dù số lượng công việc của công ty ngày một tăng lên nhưng công ty
vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất
mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2019.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hương

3

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong chuyên đề do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hương

DANH MỤC BẢNG

4

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

5

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

DANH MỤC HÌNH VẼ

7

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

PHẦN MỞ ĐẦU.
I.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.


Nghị quyết hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương khóa VIII đề ra mục tiêu
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó
nghị quyết cũng khẳng định rõ vai trò của văn hóa “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Là một
trong những thành tố quan trọng của văn hóa, lễ hội không chỉ đáp ứng đời sống tinh
thần của con người mà nó mang giúp cho kinh tế-xã hội không ngừng phát triển.
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội
dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn
giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội
khác (chiếm 0,5%). Theo thống kê này mỗi ngày nước ta có đến hơn 20 lễ hội chưa kể
tới những lễ hội tổ chức một, hai ngày trong năm có những lễ hội kéo dài cả tuần, cả
tháng thu hút đông đảo người dân cũng như du khách trong và ngoài nước tham gia.
Trong giai đoạn hiện nay bên cạnh việc duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống thì
phát triển các lễ hội hiện đại là một việc không thể thiếu đối với một nước đang phát
triển như ở Việt Nam.
Trong vòng 10 - 15 năm trở lại đây, lễ hội đương đại hay còn được gọi với rất nhiều
tên khác: lễ hội hiện đại, lễ hội mới, lễ hội đại chúng, liên hoan, festival... xuất hiện
ngày càng nhiều ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ VH-TT và DL, hiện cả nước có
khoảng 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài, chiếm 0,13% trong tổng số các loại lễ hội.
Nhìn chung, các lễ hội du nhập thể hiện sự hội nhập mang tính tự nhiên và thú vị. Khi
thế giới không có bức tường ngăn cách thì sự giao lưu, hòa nhập sẽ tạo nên sự phong
phú cho đời sống văn hóa người Việt. Các lễ hội được nhiều người biết đến như:
Festival Huế, Festival Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Valentine (Lễ tình nhân), Noel (Lễ
giáng sinh), Halloween (Lễ hội hóa trang), Lễ hội Thời trang và Công nghệ, Lễ hội
Ánh sáng và các cuộc liên hoan văn hoá các dân tộc toàn quốc hoặc khu vực, do Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức. Một số lễ hội có
8

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

mời cả đại diện một số nước tham gia. Một số lễ hội hiện đại được du nhập từ phương
Tây như là Lễ hội Thời trang và Công nghệ, Lễ hội Ánh sáng, được "khai sinh" năm
2017. Theo đại diện Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh (đơn vị tổ chức) đây là 2 lễ hội hiện
đại du nhập từ phương Tây, được Việt hóa để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Lễ hội
Thời trang và Công nghệ được tổ chức lần đầu từ ngày 20 đến 22-10-2017. Còn Lễ
hội Ánh sáng diễn ra vào đêm cuối cùng của năm, ngày 31-12-2017. Đêm đó, có tới
50.000 người đổ ra đường tham dự, trầm trồ trước sự ảo diệu của ánh sáng và những
màn biểu diễn nghệ thuật.
Tần suất của loại hình lễ hội này diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền của Tổ
quốc; phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lượng, quy mô, tầm vóc, phạm vi, nội dung
và hình thức thể hiện, ngay một lúc khó có thể thống kê đầy đủ và đánh giá một cách
thực sự toàn diện, chính xác tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội đương đại
nói chung và của từng lễ hội cụ thể nói riêng. Sự ra đời của lễ hội đương đại là nhu
cầu tất yếu khách quan, là sự cần thiết của một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ
trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là sự sáng tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng,
thế mạnh của địa phương và đất nước với bạn bè quốc tế. Lễ hội đương đại cũng góp
phần làm giàu thêm kho tàng đồ sộ hơn 8.000 lễ hội các loại hàng năm của cả nước.
Bà Nà là một vùng núi cao thuộc về dãy núi Trường Sơn của thành phố Đà Nẵng.
Theo số liệu từ công ty, trung bình mỗi ngày có 5.000 lượt khách đến Bà Nà Hills.
Vào mùa cao điểm và lễ đón từ 18.000 – 20.000 lượt khách. Khách du lịch đến với Bà
nà hills chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc và khách nội địa, gần đây có rất
nhiều du khách phương Tây và khách Thái Lan đến đây vì sự nổi tiếng của cây cầu
Vàng. Du khách đến đây không chỉ để được trải nghiệm tuyến cáp treo dài gần
6000m, chiêm ngưỡng cây Cầu Vàng được nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới nói đến

mà một đặc điểm nổi bật nữa của Bà Nà hills thu hút nhiều khách du lịch đó là không
khí lễ hội. Bà Nà thay đổi từng ngày như mùa lễ hội của nó, lễ hội thay đổi theo từng
mùa trong năm như lễ hội Hoa được tổ chức khoảng từ tháng 02 đến tháng 03 hàng
năm, lễ hội bia B’estival thời gian tổ chức là vào tháng 05 đến tháng 09 hàng năm, lễ
9

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

hội Halloween thời gian tổ chức là khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, lễ hội
Mùa Đông, thời gian tổ chức từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
Được xem như là “xứ sở ngàn hoa” hành trình quy hoạch cảnh quan từ năm 2012 với
việc nhập mới các giống hoa từng được người Pháp trồng ở Đà Lạt như păng- xê,
viola, forget me not, tường vi, phong lữ... nhưng phải đến 2015, công cuộc “khoác áo
mới” cho Bà Nà Hills mới thực sự được làm ráo riết. Từ chỗ có vỏn vẹn gần 10 giống
hoa bản địa, đến nay, Bà Nà đã có hàng trăm loài khác nhau đua nở trên đỉnh cao gần
1.500 m. Hệ thống vườn ươm rộng cả hecta được bố trí làm nơi thử nghiệm các giống
mới. Với lợi thế về khí hậu những loài hoa ở đây phát triển rất tốt, không chỉ đơn
thuần là trồng hoa ở khu du lịch mà Bà Nà hills còn tổ chức các mùa Lễ Hội Hoa hằng
năm trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 3. Lễ hội Hoa thường được tổ chức ở đầu năm
nên rất thu hút khách du lịch đến đây tham quan và mang lại những phản hồi tích cực
về lễ hội khi kết thúc chuyến du lịch của mình.
Ngày 15/5/2014, tại Khu du lịch Bà Nà Hills vừa chính thức khai mạc Lễ hội hoa lần
thứ nhất với quy mô lớn tại vườn hoa Le Jardin D’Amour. Lễ hội kéo dài trong ba
tháng (từ 15/5 – 15/8/2014). Vườn hoa Le Jardin D’Amour (Vườn hoa Tình yêu)
được thiết kế như một thung lũng hoa đa dạng, phân chia thành các khu: vườn Bí ẩn,

vườn Uyên Ương, vườn Suy Tưởng, vườn Thần Thoại, vườn Thiêng, vườn Địa Đàng,
nhà Thư Giãn, nhà Tĩnh Tâm, vườn Nho, vườn Ký Ức, quảng trường Ước hẹn… Mỗi
khu vườn đều mang một sắc thái, cách trình bày chủ đề khác nhau.
Lợi thế về thời tiết thuận tiện một ngày bốn mùa, khí hậu mát mẻ được xem như
“Đà Lạt giữa thành phố Đà Nẵng”. Nên việc phát triển du lịch lễ hội ở đây là rất cần
thiết và việc đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội Hoa là một
việc làm quan trọng để duy trì và phát triển vẻ đẹp sẵn có của những loài hoa ở Bà
Nà và giới thiệu nó đến bạn bè quốc tế.
Bên cạnh các vấn đề trên, công tác đánh giá và nhìn nhận các vấn đề thiếu bền vững
trong các mô hình du lịch tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, phương pháp đánh giá chưa
có cơ sở chặt chẽ, và hiển nhiên các giải pháp được đề xuất để nâng cao tính bền vững
cho các điểm du lịch vẫn chưa cụ thể. Chính vì các lý do trên, tác giả đã lựa chọn thực
10

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

hiện đề tài “Đánh giá của du khách về phát triển bền vững du lịch lễ hội Hoa tại Bà
Nà hills-Đà Nẵng” nhằm tìm kiếm và áp dụng một phương pháp đánh giá bài bản dựa
trên cơ sở định lượng để phát hiện các khía cạnh thiếu bền vững, qua đó đề xuất các
biện pháp cải thiện cần thiết. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để rút ra bài học cho các
mô hình phát triển bền vững du lịch lễ hội khác đối với mục tiêu phát triển một cách
an toàn và ổn định trong tương lai.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


II.

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá của du khách về phát triển bền vững du
lịch lễ hội Hoa tại Bà Nà hills. Từ đó đề xuất một số phương án để phát triển bền
vững du lịch lễ hội này tại khu du lịch cáp treo Bà Nà.


2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch bền vững lễ

hội Hoa Bà Nà hills.
• Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự đánh giá của du khách về phát
triển du lịch bền vững lễ hội Hoa tại Bà Nà hills.
• Đề xuất một số phương án nhằm phát triển bền vững du lịch lễ hội Hoa tại Bà
Nà hills.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng


Đối tượng nghiên cứu là sự đánh giá của du khách về phát triển du lịch bền
vững lễ hội Hoa-Bà Nà.



Đối tượng điều tra là khách du lịch tại khu du lịch cáp treo Bà Nà.

b. Phạm vi nghiên cứu


11

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN



Không gian: Tại khu du lịch cáp treo Bà Nà hills.



Thời gian: Đề tài thu thập số liệu sơ cấp từ giữa tháng 2-2019 đến tháng 3

năm 2019. Những số liệu thứ cấp được thu thập từ 2016-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp
- Các số liệu về khách du lịch của công ty dịch vụ cáp treo Bà Nà và tình hình
hoạt động du lịch tại công ty.
- Các tài liệu liên quan từ Sở du lịch, Ngành du lịch ...và các tài liệu thống kê từ
internet, sách báo, tạp chí du lịch.


Số liệu sơ cấp


- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua việc phát bảng hỏi
ngẫu nhiên cho các khách du lịch.
- Quy mô mẫu: Nhóm điều tra mẫu.
b. Phương pháp phân tích và xử lý sô liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS để phân
tích và xử lý số liệu bao gồm:
- Sử dụng thang đo likert (1-5)
- Thống kê mô tả:
Tần suất (Frequencies)
Phần trăm (Percent)
Giá trị trung bình (Mean)
- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ thống Crobach Alpha
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị
1.00-1.80: Hoàn toàn không đồng ý
1.81-2.60: Không đồng ý
2.61-3.40: Bình thường
2.41-4.20: Đồng ý
4.21-5.00: Hoàn toàn đồng ý
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
12

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5, 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-MeyerOlkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số

KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa
thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các
biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê
(Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm
biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho
biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương, ngoài mục lục,
lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục hình vẽ, danh mục bảng, danh mục biểu đồ,
chương mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1: Tổng quan lý luận về phát triển bền vững du lịch lễ hội
Chương 2: Đánh giá của du khách về lễ hội Hoa tại Bà Nà hills
Chương 3: Kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
LỄ HỘI
Lễ hội
1.1.1 Khái niệm:
1.1.

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống
những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng,
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Đặc điểm của lễ hội:
+ Tính Thiêng: Muốn hình thành một lễ hội bao giờ cũng phải tìm ra một tính
1.1.2

“thiêng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị thương, ngã xuống mảnh đất ấy,

lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển
13

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết
đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ
phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành để tưởng nhớ đến ngày sinh, ngày mất của
một người có công với làng nước ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa
bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh
giặc...) Song, những người đó bao giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần
thánh" trong tâm trí của người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành thần thánh không chỉ có thể phụ hộ
cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm như: chữa bệnh, làm nghề, đánh
giặc…mà còn làm cho họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chính tiếng “Thiêng” đã là chỗ dựa tinh thần cho người dân những lúc khó khăn và
thêm hy vọng vào cuộc sống và tương lai.
+ Tính Cộng Đồng: lễ hội chỉ được sinh ra hình thành và phát triển khi nó trở thành nhu
cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi
thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.
+ Tính Địa Phương: lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định.
Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái lễ hội của vùng đó.Tính đại phương của lễ hội
chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng
những nhu cầu tinh thần và văn hóa cảu nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn
ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu

lọng, ở lễ vật dâng cúng…
+Tính Cung Đình: Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ
hội của người Việt, là người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế
những nghi lễ diễn ra trong lễ hội từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu… đều mô phỏng
sinh hoạt cug đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bày trí, trang phục, động tác đi
lại... điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng và lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung
đình cũng làm cho người tham gia cảm tháy được nâng lên một vị thế khác với thường
ngày, đáp ứng tâm lý, những khát khao nguyện vọng của người dân.
+ Tính Đương Đại: Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động
của lịch sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới những cách
bày trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như radio, video, tăng âm… đã tham gai
vào lễ hội giúp cho việc tổ chức lễ hội diễn ra dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu mới.

14

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

Tuy vậy nhưng sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân
dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý …
1.1.3


Phân loại lễ hội:

Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội.


+ Lễ hội truyền thống:
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Những lễ hội ra đời trước
năm 1945 thường được coi là lễ hội truyền thống. Những lễ hội này diễn ra chủ yếu
dân cư ở các địa phương khác nhau. Loại lễ hội này thường được tổ chức theo định
kì, lặp đi lặp lại theo thời gian âm lịch với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định.
Ví dụ như hội đền Hùng (Phú Thọ), hội chùa Hương (Hà Nội), hội Bà Chúa Xứ
(An Giang)… Với số lượng đồ sộ và nội dung phong phú, lễ hội truyền thống bao
gồm:
Lễ hội dân gian: Đó là kho tàng di sản văn hóa của người Việt Nam, mang dấu ấn
các giai đoạn phát triển của địa phương và dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử. Nó
bao gồm các “lễ hội làng”, gắn với lao động sản xuất của tầng lớp cư dân địa
phương khác nhau tạo nên những giá trị lớn lao trong kho tàng văn hóa quý báu
của dân tộc ta
Lễ hội cung đình: Gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà
đỉnh cao là sự các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, lễ
Truyền lô.
+ Lễ hội hiện đại:
Là loại lễ hội mang tính thương mại cao, mang tính chính trị, hơi thở của thời đại
và sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Lễ hội hiện đại ra đời từ sau cách mạng
tháng Tám 1945, lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, lễ hội hiện đại chủ yếu gắn
với: Các nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng và các hoạt động văn
hóa thể thao – du lịch. Các sự kiện lịch sử cách mạng, nhân vật lịch sử đã trở thành
tâm điểm, cảm hứng sáng tạo lễ hội của nhân dân, ví dụ như: Lễ hội kỉ niệm 1000
15

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

năm Thăng Long – Hà Nội, ngày Quốc khánh (2/9), ngày giải phóng miền Nam
(30/4)…Rất nhiều lễ hội được hình thành, thu hút sự tham gia đông đảo của quần
chúng nhân dân dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó,
các hoạt động văn hóa thể thao – du lịch như các lễ hội du lịch, festival, hội chợ
cũng là những hình thức chính của lễ hội hiện đại. Đây là những hoạt động mang
nặng yếu tố kinh tế, phản ánh nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại mới, thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ví dụ như: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải
Phòng lần thứ 1- 2012, lần thứ 2 -2013, lễ hội hoa Đà Lạt, Carnaval Hạ Long…
- Căn cứ vào không gian tổ chức
Theo tác giả Dương Văn Sáu, căn cứ vào không gian, có thể chia lễ hội theo các
hình thức sau đây:
+ Lễ hội mang tính quốc tế:
Là những lễ hội được du nhập từ bên ngoài vào trong đời sống chính trị, văn
hóa, xã hội của người Việt Nam, được cả người Việt Nam và thể giới tổ chức
như ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3…Lễ hội mang tính
quốc tế thường được tổ chức vào các dịp kỉ niệm về các nhân vật, sự kiện lịch
sử, có liên quan...
+ Lễ hội mang tính Quốc gia:
Là những lễ hội mà nhân vật, hoặc sự kiện được thờ cúng có liên quan ảnh
hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc và đất nước. Những lễ hội đó thường
được gọi là “quốc hội”, “quốc lễ”, “ quốc tự” như lễ hội đền Hùng (10/3 âm
lịch), lễ hội chùa Hương…Hoặc các lễ hội hiện đại, phản ánh các sự kiện lịch
sử, có vai trò to lớn, tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lịch
sử dân tộc như các lễ hội chào mừng Quốc khánh mồng 2/9, lễ hội mừng ngày
sinh nhật chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5…
+ Lễ hội mang tính vùng miền: là những ngày lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện

được thờ khá nổi tiếng. Khi tổ chức lễ hội được sự tham gia, có mặt của đông
đảo nhân dân trong vùng ví dụ như: lễ hội Phủ Giầy 3/3, lễ hội đền Kiếp Bạc
20/8 âm lịch…

16

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

+ Lễ hội làng: là hình thức phổ biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung
phong phú, đa dạng và sinh động nhất. Đây là lễ hội chủ đạo trong đời sống văn
hóa của các tầng lớp dân cư, trở thành hạt nhân, nền tảng cho kho tàng lễ hội của
dân tộc tồn tại, phát sinh, phát triển trong suốt tiến trình lịch sử.


Căn cứ vào mục đích thờ cúng
+ Lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất: Viêt Nam là một nước nông nghiệp,
nên những lễ hội gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm số lượng
lớn. Văn hóa lúa nước có nhịp điệu mùa, tương ứng với công việc làm ăn là
những ngày xuống đồng khẩn trương, những ngày mùa rộn rã hay các tháng
“nông nhàn” rỗi việc, khá thảnh thơi. Bên cạnh đó là các lễ thức thờ cúng hồn
lúa, cầu nước, tạ ơn chứa đựng những yếu tố về đời sống của cư dân nông
nghiệp mong sao mùa màng bội thu, người an vật thịnh...
+ Lễ hội tôn vinh các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị thành
hoàng và các chư vị thánh phật, các vị thiên thần và nhân thần đã có công
khai minh, khai mang đến chùa giúp dân diệt ác, trừ tà, bảo vệ cái thiện

Có thể thấy, nhiều trong các lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc này còn đồng
nhất với hệ thống lễ hội có liên quan tới tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.
+ Lễ hội liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo:
Lễ hội tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (thờ tổ nghề, tổ nước), ở phương diện quốc
gia, lễ hội đền Hùng được coi như lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên lớn nhất của người Việt, tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm,
tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các thần
tự nhiên như Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần, mộc Thần…, tín ngưỡng phồn
thực.
Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: là tín ngưỡng tôn thờ những hiện vật mang
biểu tượng về sinh thực khí âm dương và những nghi lễ biểu đạt hành động tính
giao để cầu mong sự sinh sôi nảy nở, no đủ và phát triển. Đây là một lễ hội đặc
sắc, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Lễ hội Kitô giáo: thường là những hình thức nghi lễ tôn giáo mang tính toàn
cầu và được thực hiện nghiêm túc, thống nhất…Những nghi lễ tôn giáo đố
thường chỉ là một trong những biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo ở bất kì một
17

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

giáo xứ nào, ví dụ như lễ phục sinh, lễ chúa nhật, lễ chúa hiển linh… Lễ hội
Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo du nhập sớm nhất vào Việt Nam ta và có ảnh
hưởng sâu sắc nhất. Trong năm có khá nhiều lễ hội liên quan đến những mốc
thời gian gắn với Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni như lễ Đản Sinh (15/4 âm
lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch)…

1.1.4 Đặc trưng của lễ hội:
Lễ hội ở nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên
nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là
minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta. Theo thống kê của Bộ VH,
TT&DL thì nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội trong năm. Mỗi lễ hội mang một nét
tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có
công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi
động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho
thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê
hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh,
vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có
công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội
thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật
(hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném
còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v... Có lễ hội lại gọi theo những trò chơi
dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội chọi gà, chọi
trâu, hội đâm đuống... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa
dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước.
Quy trình của lễ hội
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
18

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa
lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành
ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử
mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại
đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục)
cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ
rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý
nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội,
diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong
những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Thời gian mở hội
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai
khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết
trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải
mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
1.2 Du lịch lễ hội:
1.2.1 Khái niệm: Du lịch lễ hội thuộc loại hình du lịch du lịch văn hoá. Du lịch lễ hội

có thể hiểu là hoạt động mà mọi người muốn thõa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền
thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian…Thông qua
việc tham dự, chứng kiến kiến các hoạt động của lễ hội.
- Sở dĩ chúng ta đặt ra vấn đề này là do mối quan hệ có tính tất yếu khách
quan của lễ hội và du lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hoá có tính tất yếu và thiết
yếu trong đời sống văn hoá xã hội của mỗi một quốc gia, dân tộc. Đây là một sản
phẩm của lịch sử, nó tồn tại và vận hành cùng lịch sử. Trong khi đó du lịch ra đời

muộn hơn nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một nhu cầu không
thể
thiếu của con người trong xã hội hiện đại. Tự thân hai hoạt động này tạo ra nhau

tìm đến nhau như là những thành tố của một xã hội phát triển, là một xu hướng tất
19

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

yếu khách quan của xã hội loài người trong không gian, môi trường, điều kiện và
hoàn cảnh mới
1.2.2

Đặc điểm của du lịch lễ hội:
Khác với loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch giải trí…du lịch lễ
hội có các đặc điểm sau:


Du lịch lễ hội thường gắn với không gian, thời gian và địa điểm nhất định

Chẳng hạn lễ hội Đên Hùng chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 10/3 âm lịch hàng năm lại
tỉnh Phú Thọ, lễ hội Quan Thế Âm chỉ diễn ra một lần vào 2 ngày 18 và 19
tháng 6 âm lịch hàng năm trên núi Tứ Tượng trong khuôn viên Trung tâm du
lịch tâm linh Phật giáo Quan Thế Âm tại xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế…Do vậy, việc tổ chức các hoạt động lễ hội phải nắm chắc

thời gian, địa điểm và các hoạt động văn hóa đặc trưng, các nội dung chính của
lễ hội để khai thác đúng hướng và hiệu quả. Thời gian, không gian thiêng và
tính chất thiêng của lễ hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách du
lịch. Bởi vì nếu các yếu tố này được “thiêng hóa” khách du lịch sẽ tri giác được
cái “linh thiêng” của lễ hội, nó có sức mạnh tinh thần to lớn, là niềm tin thiêng
liêng để lôi cuốn con người trở về với quê hương cội nguồn. Đây chính là một
đặc điểm riêng biệt của du lịch lễ hội, mà không loại hình du lịch nào có được.
- Du lịch lễ hội mang tính mùa vụ.
Do du lịch lễ hội luôn gắn với thời gian mở hội nên thường diễn ra theo mùa
vụ. Các lễ hội ở Việt Nam được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân, một số ít lễ hội
tổ chức vào mùa thu. Do vậy, yếu tố mùa vụ của lễ hội sẽ chi phối lớn đến các
thiết chế phục vụ hoạt động du lịch lễ hội như hệ thống tài nguyên du lịch, quy
hoạch tuyến du lịch, điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các
chương trình du lịch … cũng phải tuân theo các yếu tố mùa vụ. Do vậy, việc
chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt động du lịch lễ hội phải có sự sắp xếp khá
chu đáo và khoa học. Nếu không có sự chuẩn bị trước (từ cơ sở vật chất, các
dịch vụ, công tác tổ chức lễ hội…) sẽ dẫn đến không đáp ứng nhu cầu du khách
hoặc xảy ra tình trạng quá tải do lượng du khách tăng đột biến so với những
ngày thường.
20

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

- Du lịch lễ hội là một hoạt động văn hóa sâu sắc vừa mang ý nghĩa lịch sử
vừa có giá trị nghệ thuật độc đáo.

Bản sắc của du lịch là văn hóa do vậy bản sắc văn hóa của từng vùng, từng địa
phương, tộc người là một khía cạnh cần được khai thác, nghiên cứu trong phát
triển du lịch. Sự phong phú và sâu sắc về văn hóa của hoạt động du lịch lễ hội
thể hiện ngay trong nội dung, hình thức và cách tổ chức của lễ hội. Bên cạnh
đó, lễ hội còn là sản phẩm của lịch sử, do đó nó phản ánh lịch sử bằng hình
ảnh, sự kiện mang tính nghệ thuật hóa, biểu tượng hóa. Điểm đến du lịch với
những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập
quán, lịch sử, ngôn ngữ, tín ngưỡng và các giá trị cuộc sống… thì càng hấp dẫn
du khách bấy nhiêu.
- Du lịch lễ hội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích và các công trình
kiến trúc nghệ thuật.
Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc sản sinh ra các điểm đến du lịch
trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết chặt chẽ với nhau. Các hệ
thống kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, các di tích lịch sử gắn với các sự kiện,
các nhân vật thờ tự là phần vật thể. Còn lễ hội tại các di tích ấy mới là phần
hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử. Chẳng hạn lễ hội Đền
Hùng và hệ thống di tích lịch sử tại đền Hùng, lễ hội Đền Trần và các di tích
Đền Trần… đang là điểm hấp dẫn thu hút đông đảo du khách hàng năm. Do
vậy để phát triển tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa
lễ hội truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản của
nó.
1.2.3

Phân loại:

Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội
Phần nghi lễ: Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức
nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo không gian và thời gian. Phần nghi lễ
mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện
lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

xã hội.
21

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu
mong được thiên thời, địa lợi nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành
nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối
với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.
Phần hội:
Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn
hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội
và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát,
tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.
Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn,
mang lại niềm vui cho mọi người. Các chàng trai, cô gái đi hội là cái cớ để được gặp
nhau, tìm nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có
phong vị tình.
Hội làng người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống rất tiêu biểu
cho làng xã nông thôn Việt Nam và truyền thống của người Việt Nam. Tại lễ hội này,
người ta thường diễn những sinh hoạt thường niên do nhu cầu tồn tại và phát triển
cộng đồng, mặt khác cũng là để cân bằng sinh thái và tâm lý của người lao động
nông nghiệp.
Lễ hội cũng có rất nhiều quy mô khác nhau, có hội làng, hội vùng và hội cả nước,
nhưng đều phải có một làng làm gốc, là nơi tổ chức. Bởi làng là tổ chức thuần Việt

và là cơ cấu gốc của xã hội cổ truyền. Bản sắc dân tộc ở từng làng quy tụ thành bản
sắc dân tộc chung của Việt Nam.
1.3 Phát triển bền vững du lịch lễ hội

Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternative tourism)
(alternative tourism), để chỉ các loại hình du lịch có quan tâm đến môi trường bao
gồm “du lịch xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”. Từ năm 1975 đến năm
22

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về những suy
thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard
tourism) để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến
lược mới tôn trọng môi trường.
Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainable
tourism), ủng hộ và chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trường
trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk.
Theo “Luật Du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp
ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về
du lịch của tương lai”.
Từ những năm 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát
triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường
sinh thái, đến nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động ấy sẽ lại ảnh hưởng
đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Nhưng định nghĩa phát triển

du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung
vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế,
mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. Phát triển du lịch bền
vững được coi là một nhánh của Phát triển bền vững, có nhiều định nghĩa đã được
đưa ra và nhóm nghiên cứu đưa ra một số khái niệm đã đưa ra:
Theo Hội nghị ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy ban
Brundtland) xác định năm 1987: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động
phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và
bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả
năng hỗ trợ.”
Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism) được Tổ chức Du lịch thế giới
(United National World Tourist Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau:
“Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và
của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai.
Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm
mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh”. Hoặc: “Du lịch
23

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành
du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên
mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu
xã hội của cộng đồng địa phương”

Tổ chức du lịch thế giới (WTO, 2002) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch
là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này
quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng
góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa
để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên
quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai
thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo
sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về
văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi
trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Đây cũng là
khái niệm mà nhóm tác giả sử dụng để làm căn cứ thực hiện nghiên cứu.
1.4 Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du
lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc đã đề
ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền
vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng
của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định

24

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. LÊ THỊ KIM LIÊN

hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội
nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là
để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát
triển một cách đồng đều và hài hòa.
Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền
vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ
môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống
trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được
hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài
hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho
môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc
khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời
sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm
đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm
du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và
người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc
giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong
vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên
một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và
phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan
trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt

25

SVTT: LÊ THỊ HƯƠNG


×