Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu các kỹ năng mềm cần thiết đối với bộ phận hướng dẫn viên du lịch của proud vietnam travel từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho bộ phận hướng dẫn viên proud vietnam travel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.74 KB, 52 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này , ngoài sự cố gắng của bản thân
cũng như là sự động viên, giúp đỡ từ phía bạn bè, gia đình và thầy cô.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo tại Khoa Du
Lịch – Đại học Huế đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trong suốt khoảng thời gian theo học tại trường. Xin cảm ơn Lãnh đạo Khoa
Du Lịch – Đại Học Huế, toàn thể thầy cô bộ môn Lữ Hành và Hướng Dẫn đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S Nguyễn
Thị Ngọc Cẩm là người trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian làm bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Du Lịch Tự Hào Việt Nam ( Proud
Vietnam Travel), quý anh chị nhân viên của công ty đã tạo điều kiện để tôi có
được cơ hội học hỏi và trao dồi kiến thức trong một môi trường làm việc chuyên
nghiệp để tôi có thêm những kỹ năng trang bị cho mình những hành trang để
bước vào cuộc đời. Đặc biệt xin cảm ơn quý anh chị nhân viện bộ phận hướng
dẫn viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để phục vụ cho
đề tài.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu trong phạm vi cho phép
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô giáo và các bạn để đề tài này
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

1




Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung bên trong nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan,
phù hợp với thực tiễn và chưa công bố ở đâu dưới bất kì hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, trong bài chuyên đề còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu có bát kì gian lận nào tôi xin cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm về
nội dung chuyên đề của mình.
Người cam đoan
Lê Hoàng Đức

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

MỤC LỤC


Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
CLB

Câu lạc bộ

HDV

Hướng dẫn viên

EQ

Emotional Quotient

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

PVN

Proud Vietnam Travel


%

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

Phần trăm

4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết
Trong sự phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng cần phải có

các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, khoa học – công nghệ và
con người,... Trong đó, con người là nguồn lực quan trọng nhất, có tính quyết
định đến sự tăng trưởng của mọi ngành kinh tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các
quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực du lịch nói
riêng đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cuộc sống hiện đại với môi trường
học tập và làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ
năng mềm là một yếu tố không thể thiếu cần trang bị. Thực tế cho thấy người
thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại là quyết
định bởi những kỹ năng mềm học được trang bị. Sau một thời gian thực tập tại
bộ phân hướng dẫn viên của Proud Vietnam Travel tôi nhận thấy một thực tế
rằng: ngoài những kiến thưc chuyên môn thì kỹ năng mềm cơ bản là một yếu tố
rất quan trọng đòi hỏi người làm nghề cần phải trang bị nếu muốn đạt được
những thành công trong công việc và cuộc sống. Dù nhận thức được mức độ
quan trọng của kỹ năng mềm, những một số nhân viên vẫn chưa được định
hướng đúng đắn và đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện và nâng cao kỹ
năng mềm. Từ đó tôi nhận thấy việc nghiên cứu một số kỹ năng mềm cơ bản cho
bộ phận hướng dẫn viên Proud Vietnam Travel là một vấn đề rất cần thiết.
II. Mục tiêu đề tài
1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các kỹ năng mềm cần thiết đối với bộ phận hướng dẫn viên du
lịch của Proud Vietnam Travel từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao kỹ năng mềm cho bộ phận hướng dẫn viên Proud Vietnam Travel.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các kỹ năng mềm cần thiết đối với hướng
dẫn viên.

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

6



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

- Nghiên cứu các kỹ năng mềm cần thiết đối với bộ phận hướng dẫn viên
Proud Vietnam Travel.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng mềm
cho bộ phận hướng dẫn viên Proud Vietnam Travel
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
Các kỹ năng mềm cơ bản cho bộ phận hướng dẫn viên Proud Vietnam Travel.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện trong phạm vi
Proud Vietnam Travel.
- Phạm vi thời gian: Đề tài có thể được tiến hành dự kiến vào khoảng thời
gian từ 12/01/2019 đến 24/4/2019
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số kỹ năng mềm đối với bộ phận hướng
dẫn viên Proud Vietnam Travel từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho bộ phận hướng dẫn viên Proud
Vietnam Travel.
- Tài liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu, sách chuyên ngành liên quan đến
kỹ năng mềm cho hướng dẫn viên.
- Tài liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng hỏi các hướng dẫn viên ở Proud
Vietnam Travel.
IV. Phương pháp nghiên cứu
5. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thu thập dữ liệu thứ cấp qua sách vở, các công trình nghiên cứu khoa học

đã được công bố, qua cá phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, các
wedsite và các bài báo liên quan.
-Thu thập dữ liêu sơ cấp:
Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng quan sát thực tiễn và điều tra bằng bảng hỏi.
6. Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích và thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0: thống kê tần suất thống
kê. Sử dụng kiểm định one – simpel T – test để kiểm định giá trị trung bình của

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

tổng thể nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không để thực hiện kiểm
định Anova.
V.Bố cục của đề tài
PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu, bố cục đề tài.
PHẦN 2.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bố cục của phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng mềm.
Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 3: Một số giải pháp giúp học hỏi và nâng cao các kỹ năng mềm cho
hướng dẫn viên.
Từ kết quả nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luạn và thực tiễn, tác giả của

đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực và có hiệu quả hướng dẫn
viên Proud Vietnam Travel có thể tự nỗ lực rèn luyện hơn những kỹ năng mềm
đáp ứng yêu cầu công việc và cuộc sống...
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề cuất kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp
đã nêu.
Do thời gian và kiến thức cũng như ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách
quan khác nên còn có nhiều hạn chế nhất định, vì vậy đề tài không tránh khỏi sai
sót, rất mong đọc giả và quý thầy cô góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KỸ NĂNG MỀM
I. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề nào đó, chúng ta phải tìm hiểu về
bản chất cũng như những vấn đề liên quan cấu thành chúng. Trong du lịch cũng
vậy, khi nghiên cứu về các vấn đề liên quan thì chúng ta cần phải tìm hiểu về các
khía cạnh xung quanh để vấn đề chúng ta cần nghiên cứu được rõ ràng hơn.
1.1.Kỹ năng

Theo Từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Theo Từ điển giáo khoa tiếng
Việt: “Kỹ năng là khả năng thực hành thành thạo”. Tổng hợp các khái niệm
trên, có thể đưa ra một khái niệm như sau: Kỹ năng là năng lực hay khả năng
chuyên biệt của một cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để
giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Để giải thích nguồn gốc hình thành có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt
hơn hai lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc
sống của cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà
các nhân sinh ra đã có). Trong đó, kỹ năng được hình thành gần như thuộc về cái
gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là khả năng được hình thành từ khi một cá
nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia các hoạt động thực tế trong cuộc sống. Ví
dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống...
Trừ kỹ năng bấm sinh thì bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một
khía cạnh cụ thể nào, nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống
đào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ các quốc gia nào. Như vậy, đa số kỹ năng
mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc
chúng ta được đào tạo. Và như thế, nền tảng thành công của chúng ta trong cuộc
sống 98% là do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ
Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

năng bẩm sinh góp phần vào sự thành công của chúng ta. Tất cả đều phải rèn
luyện và nỗ lực không ngừng.

Bất cứ một kỹ năng được hình thanh nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng
lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách
luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì
kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
- Hình thành mục đích: Lúc này, thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “
Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”, “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”...
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó: Thường thì tự làm. Cũng có những kế
hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là: “ngày mai tôi bắt đầu
tập luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức, lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó: Thông qua tài
liệu, báo chí hay buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này
chúng ta học được từ trường và từ thầy, cô của mình.
- Luyện tập kỹ năng: có thể luyện tập kỹ năng ngay trong cuộc sống, học
tập, công việc, luyện tập với thầy cô giáo hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh: để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải
ứng dụng nó vào cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động
không ngừng nên việc hiệu quả là quá trình diễn ra thường xuyến nhằm hướng
tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi đã hoàn thiện kỹ năng thì cũng
có nghĩa là đang hoàn thiện bản thân mình.
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống
của chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Ví
dụ: nghề kỹ sư thì cần kỹ năng kỹ sư, nghề họa sĩ thì cần kỹ năng về hội họa,
nghề dầu bếp thì cần có kỹ năng hành nghề của đầu bếp. Như thế bất kỳ hoạt
động hay nghề nghiệp nào mà cần chúng ta tham gia đều phải đáp ứng những kỹ
năng mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu chúng ta không thể tham gia
cuộc chơi.

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.2. Phân loại kỹ năng
Người ta phân chia kỹ năng thành hai loại cơ bản là: Kỹ năng cứng và kỹ
năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ
nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Kỹ năng mềm là loại kỹ
năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề
nghiệp. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng vô cùng phong phú và quan trọng. Để
thành công trong cuộc sống, chúng ta cần có hai loại kỹ năng cứng và kỹ năng
mềm. Cần phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong
cuộc sống và công việc.
1.3 Khái niệm về kỹ năng mềm.
Theo khái niệm trên Wikipedia: “Kỹ năng mềm (solf skills) là thuật ngữ
dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng
sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn,
vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”
Kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi người, cách thức tương tác và giải
quyết sự việc hay vấn đề bằng trí tuệ cảm xúc (EQ). Bên cạnh tầm hiểu biết và
chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định
tuyển dụng của doanh nghiệp. Kỹ năng này thể hiện ở cách sống, cách tích lũy
kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa
vàng dẫn đến thành công.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải kỹ
năng cá tính đặt biệt, chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo
hiệu quả cao trong công việc. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường

xuất hiện trên bản lý lịch – khả năng học vấn của bản thân, kinh nghiệm và sự
thành thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao
tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây là cá
dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng mềm của các bạn.

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.4. Yêu cầu về kỹ năng của doanh nghiệp:
Những nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng mềm, bởi vì các nghiên
cứu cho thấy chúng ta là một n hân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ
năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng cứng. Một nghiên cứu mới
đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tình, tính dễ
chịu là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề
nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm về làm việc.
Các lĩnh vực khác nhau thì yêu cầu về các kỹ năng khác nhau, yêu cầu của
các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ cao hơn hẳn so với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Có thể nhận thấy các kỹ năng mềm như: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, sáng tạo, tự tin... là tiêu chí
đánh giá của các nhà tuyển dụng.
1.5. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên
1.5.1. Trong cuộc sống
Ở mọi thời đại, giao tiếp, ứng xử giữa con người và con người diễn ra liên
tục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong

công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện ở
mức độ văn minh của xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Trong quá trình sống và tồn tại,
giữa con người và con người luôn tồn tại nhiều mối quan hệ khác nhau. Đó có
thể là quan hệ huyết thống như cha mẹ, anh em, ông bà, cô, dì chú bác... quan hệ
hành chính trong công việc: giám đốc với nhân viên, thủ trưởng với nhân dân;
quan hệ tâm lý: bạn bè , tình yêu... Trong các mối quan hệ đó chỉ có một số ít là
có sẵn ngay khi chúng ta sinh ra, còn lại đa số các quan hệ được hình thành, phát
triển trong quá trình chúng ta sống và hoạt động xã hội, thông qua tiếp xúc, gặp
gỡ thường xuyên... Chúng ta thường gọi là sự giao tiếp. Có thể nói, con người
không thể sống mà thiếu đi sợi dây liên kết với xung quanh.
Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc tạo ra các sự
kết nối ngày càng mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác giữa con người với con
Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

người không chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu. Do đó,
ngoài các kỹ năng giao tiếp con người cần phải chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ
năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lỹ thời gian, kỹ năng quan sát, kỹ năng
thuyết minh ...
Kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, từ người già
đến người trẻn, cho dù bạn đang ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm. Với

các bạn sinh viên, việc học tập trau dồi kỹ năng mềm ngày càng quan trọng . Tại
Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây bộ GD & ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập
đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan trong của kỹ năng mềm. Ta có thể thấy
điều đó qua việc trường Đại học Quốc gia đưa ra yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ
năng mềm. Đó là một trong các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp và cấp
bằng. Việc được trang bị kỹ năng mềm đầy đủ và sớm sẽ giúp sinh viên nhanh
chóng thích ứng, hòa nhập môi trường học tập, lao động. Việc trang bị kỹ năng
mềm càng sớm càng tốt cho sinh viên, vì khi đó sinh viên có động lực, sự tự tin,
ký tưởng để theo đuổi ngành nghề, có phương pháp để làm việc nhanh chóng, có
khoa học... Sinh viên biết tạo cho mình những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phát
triển năng lực ngành nghề.
1.5.2. Trong môi trường làm việc
Kỹ năng mềm đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị
những phương pháp làm việc có khoa học, nhanh chóng. Người đã được trang bị
kỹ năng mềm biết phương pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ
hội để phát triển năng lực chuyên môn và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất
một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Diễn giả Quách Tuấn Khánh – Giám đốc Trung tâm Thành công và hạnh
phúc khẳng định: “Nếu có kiến thức về chuyên môn mà không có những kỹ
năng mềm sẽ rất khó thành công trong công việc. Kỹ năng mềm được ví như
chất bôi trơn giúp cho công việc chạy tốt, giúp nhân viên biết cách làm việc với
đồng nghiệp và xây dựng được các mối quan hệ tốt”

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

13


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

Theo ông Steven Schwartz, phó Hiệu trường trường Đại học Macqurie, Úc
cho rằng : “ Sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người sinh ra cùng
với nó , đó là các yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau
dồi theo năm tháng.”
Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsubishi UFJ
Việt Nam, chia sẻ: “Tôi rất tiếc là các sinh viên học được rất nhiều ở trường,
nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm được,
không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói
chuyện hay trao đổi được với cấp trên”.
Nghiên cứu của Công ty Giải pháp Nguồn nhân lực L&A cho thấy có khoảng
70% sinh viên ra trường khó xin việc vì thiếu năng lực tự chủ. Cơ hội tìm được
công việc thích hợp, lương cao, môi trường tốt ở các công ty hay tập đoàn nước
ngoài là khá xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có bề dày hoạt động lâu năm và tổ
chức hoàn chỉnh, việc một nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm
chủ bản thân,… là hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu.
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc
sống và quá trình làm việc với một thời đại mới và quá trình hội nhập của xã hội
hiện nay.
1.6. Một số kỹ năng mềm cở bản.
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ ( The U.S. Department of Labor) cùng hiệp hội
Đào tạo và phát triển Mỹ (The American Society of Trainning and Development)
gần đây đã thực hiện một nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết
luận đươc đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc.
1. Kỹ năng học và kỹ năng tự học (Learning to learn)

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL


14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamword)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)

13.Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Trong cuốn sách “ Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) do Hội
đồng giáo dục quốc gia kết hợp với Bộ giáo dục , Đào tạo và khoa học cùng với
Hội đồng kinh doanh Úc đã xuất bản thì bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamword)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative àn enterprise skills)

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL


15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc(Planning and organisingskills
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self – management skills)
7. Kỹ năng học tập (Learning Skills)
8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills)

Và còn có rất nhiều quốc gia, các tổ chức đã nghiên cứu và đưa ra nhiều kỹ
năng cơ bản khác nhau nhằm giúp năng cao khả năng nhận thức về tầm quan
trọng của kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống.
1.7. Bộ phận hướng dẫn viên
Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới
thiệu và giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một
vùng cụ thể được các cơ quan liên quan công nhận. Nói cách khác, hướng dẫn
viên du lịch là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng cung
ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế và
giúp du khách hiểu biết thêm về điểm đến (điểm tham quan) thông qua chuyến đi
và bài thuyết minh.
Luật Du lịch 2017 đã dành 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng
dẫn viên. Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng
thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên hành
nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.
1.7.1 Phân loại hướng dẫn viên
Luật Du lịch năm 2017 quy định có ba đối tương tham gia hướng dẫn du lịch
1. Hướng dẫn viên nội địa ( phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam

trong phạm vi toàn quốc)
2. Hướng dẫn viên quốc tế (phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài)

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

3. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm (phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du
lịch, điểm du lịch). Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết
minh viên du lịch được xác định tên mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh
trùng lặp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng, đồng thời thể hiện rõ được vai
trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch,
điểm du lịch.
II. Một số kỹ năng mềm cơ bản cho Hướng dẫn viên du lịch
Tổng hợp các nghiên cứu các nước và thực tế ở Việt Nam, dưới góc độ của
người nghiên cứu đề tài tôi thấy rằng 8 kỹ năng sau là những kỹ năng căn bản và
quan trọng hàng đầu cho người lao động nói chung và trong ngành hướng dẫn
viên du lịch nói riêng:
1. Kỹ năng thuyết minh trong du lịch
2. Kỹ năng giao tiếp
3. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
4. Kỹ năng xử lý tình huống
5. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
6. Kỹ năng sử dung các phương tiện Internet – Truyền thông

7. Kỹ năng làm việc nhóm & Làm việc độc lập
8. Kỹ năng tổ chức và quản lý
Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn thì người lao động cần phải
được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để không chỉ đảm bảo có việc làm mà
còn tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy điểm mạnh của bản thân và
đóng góp vào định hướng chiếc của bản thân cũng như là của tổ chức, góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
(1) Kỹ năng thuyết minh trong du lịch
Thuyết minh trong du lịch là một trong những yếu tố sống còn tạo nên bản
sắc, thương hiệu cho một người hướng dẫn viên. Thuyết minh không chỉ là
truyền đạt thông tin đến với du khách, mà chứ trong đó là cả một tâm hồn nghệ
sỹ. Những người hướng dẫn du lịch là nghệ nhân. Điều đó nghĩa là chúng ta phải

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

thổi hồn vào mỗi câu từ trong thuyết minh để thêm sinh động và hấp dẫn, không
khiến du khách buồn ngủ.
Chúng ta có biết tại sao hai giảng viên - dù ở mức độ kiến thức chuyên
môn ngang nhau, nhưng một người cất lên bài giảng thì cả lớp sẽ lắng nghe theo
từng lời nói, cử chỉ của giáo viên và sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến. Còn người
kia giảng thì cả lớp trở nên buồn ngủ, không khí ảm đảm...đó là do phong cách
giảng dạy, tiếp cận học trò của mỗi giảng viên khác nhau. Nếu ai nắm bắt được
tâm - sinh lý của học trò thì sẽ thành công trong công tác giảng dạy.

Đối với Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng vậy, nếu ai nắm bắt được tâm lý
du khách và biết thổi hồn vào những kiến thức lịch sử - những con số khô khan,
thì sẽ gây dựng được sự hứng thú, tò mò trong du khách...và bài thuyết minh
sẽ thành công.
(2) Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là quá trình tương tác hai chiều qua lại giữa hướng dẫn viên và du
khách, đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với bất kỳ ngành nghề nào. Đối với
nghề hướng dẫn du lịch lại cực kỳ quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi, công việc
này có tính đặc thù là giao tiếp và giao tiếp, nghĩa là giao tiếp liên tục trong mọi
tình huống.
Người hướng dẫn viên giỏi cần phải giao tiếp tốt – giao tiếp trực tiếp hoặc
gián tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ... Nghĩa là bạn phải nói rất nhiều, nói bằng
nhiều ngôn ngữ và nhiều hình thức khách nhau, và trên mặt bao giờ cũng nở
những nụ cười rạng ngời – những nụ cười này sẽ làm tiêu tan mọi khoảng cách
giữa hướng dẫn viên và khách du lịch. Có 3 yếu tố cơ bản tạo nên quá trình giao
tiếp: Thái độ, kỹ năng và kiến thức. Do vậy chúng ta luôn luôn phải hoàn thiện
bản thân để có phong cách giao tiếp hấp dẫn du khách.
(3) Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là sự tác động qua lại bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu
bộ...đôi khi nó còn có tác dụng to lớn, quyết định đến sự thành công trong giao
tiếp. Chỉ những cái bắt tay, ôm hôn, vỗ vai...cũng đủ để khích lệ, động viên cực
kỳ to lớn. Trong du lịch sự vui vẻ, hòa đồng, cảm thông lẫn nhau giữa người
Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm


hướng dẫn viên và khách du lịch có vai trò quyết định đến sự thành công của
chuyến đi.
Theo nghiên cứu, ngôn ngữ không lời chiếm tới 70% sự thành công của
cuộc giao tiếp. Tuy vậy, để thực sự thành công chúng ta cần phải trau dồi thêm
các kỹ năng cần thiết để kết hợp và sử dụng hài hòa giữa ngôn ngữ có lời - ngôn
ngữ không lời để đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng đưa ra thông điệp gây
nhầm lẫn đáng tiếc. Bởi các hành động, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...của ngôn ngữ
không lời rất dễ gây hiểu nhầm - nó như là "con dao hai lưỡi". Cho nên các
Hướng dẫn viên cần hết sức chú ý tới việc sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đúng
lúc, đúng chỗ.
(4) Kỹ năng xử lý tình huống
Để trở thành người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và thành công Yêu cầu không chỉ dừng lại ở khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt, mà còn cần
phải rất tinh tế, nhảy bén trong việc xử lý các tình huống phát sinh.
Trong khi đi Tour có rất nhiều tình huống mà bản thân không thể lường trước
được, đòi hỏi người hướng dẫn viên phải luôn luôn tự tin làm chủ mọi vấn đề. Như
một luật sư lão luyện hàng đầu thế giới đã từng chia sẻ, nếu bạn muốn thắng trong
mộ vụ kiện tụng nào, thì trong túi bạn không chỉ có 1 giải pháp - một vấn đề, mà
bạn phải lường trước và tìm ra giải pháp trước khi nó có cơ hội xảy ra.
(5) Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
Đối với một người hướng dẫn viên du lịch quốc tế kỹ năng sử dụng ngoại
ngữ vô cùng quan trọng, và nó đã trở thành một trong những điều kiện cần và đủ
để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở mức độ nghe - nói - đọc viết mà là sự am hiểu những nét văn hóa độc đáo của từng quốc gia - dân tộc.
Chúng ta phải đi sâu vào nội tâm, khám phá tính cách của du khách để có thể
chia sẻ và hiểu nhau hơn, và lựa chọn cho mình phong cách hướng dẫn du lịch
phù hợp đối với mỗi du khách.
Hiện nay, ở Việt Nam đang thịnh hành một số ngôn ngữ sau: Anh, Trung,

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL


19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

Nga, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...Chúng ta cần lựa chọn cho mình một hoặc
nhiều ngôn ngữ để bắt kịp cùng xu thế hội nhập và phát triển.
(6) Kỹ năng sử dụng các phương tiện Internet – Truyền thông
Ngày nay, việc sử dụng marketing, quảng cáo và truyền thông bằng nhiều
hình thức khác nhau trong mọi ngành nghề đang trở thành yếu tố quyết định đến
sự phát triển bản thân và doanh nghiệp.
Đối với ngành du lịch - dịch vụ, việc sử dụng truyền thông, quảng cáo
không chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm lợi nhuận, mà nó là sự giao thoa, nâng cao
hiểu biết những nét văn hóa của mọi vùng miền, khu vực và quốc tế.
Có thể sử dụng các công cụ truyền bá thương hiệu, hình ảnh của thiên nhiên
và những nét văn hóa độc đáo của đất nước và con người thông qua mạng xã hội,
truyền thanh - truyền hình, quảng cáo đa phương tiện...Là một hướng dẫn viên tài
ba bạn cần nắm vững những hình thức Pr trên đến với khách hàng, và làm thay
đổi hành vi tâm lý du khách.
(7) Kỹ năng làm việc nhóm & Làm việc độc lập
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong ngành du lịch, để
thành công là sự hợp tác của nhiều người. Hướng dẫn viên là một bộ phận trong
chuỗi hoạt động du lịch, dịch vụ. Cũng có thể trong một đoàn lớn, phải có hai
hoặc nhiều hướng dẫn viên đảm nhiệm. Vậy nên phải thường xuyên tương tác, hỗ
trợ lẫn nhau giữa các bộ phận để có kết quả cao nhất.
Và trong quá trình đi tour... Thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề
không mong muốn, do vậy bạn phải tiên liệu và tìm giải pháp cho những vấn đề

có thể xảy ra. Có một câu nói rất nổi tiếng "Để đối phó với một bầy sâu trong
nón bạn luôn phải thủ ít nhất 10 con thỏ". Bên cạnh đó yếu tố cá nhân vẫn được
đề cao, nó là chất xúc tác tạo nên sự thành công và bản sắc riêng của mỗi một
hướng dẫn viên tài ba.
(8) Kỹ năng tổ chức & Quản lý
Công việc đi tuor là một công việc vô cùng gian nan và vất vả, chúng ta
phải quản lý một khối lượng lớn các thành viên, từ hai người đến vài trăm người.
Do vậy chúng ta phải biết cách tổ chức và quản lý các nhóm du khách, tránh để
Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

ra xung đột. Đồng thời cũng phải có những kỹ năng tổ chức các teambuilding,
hội trại, trò chơi... Để liên kết giữa các nhóm khách du lịch lại với nhau, tạo
thành một khối thống nhất.

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm


Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Giới thiệu Proud Vietnam Travel
1.1 Giới thiệu Proud Vietnam Travel
Proud Vietnam Travel ( PVN Travel) là doanh nghiệp được thành lập từ
năm 2010, Công ty ban đầu đặt ở Hà Nội. Sau đó vào năm 2015, công ty mở chi
nhánh ở thành phố Huế với tên gọi công ty TNHH du lịch Tự hào Việt Nam. Với
hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, Công ty đem lại cho quý
khách những dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý:
- Công ty chuyên tư vấn và cung cấp thông tin du lịch
– Cung cấp ấn phẩm, bản đồ du lịch, truy cập internet miễn phí
– Tổ chức tham quan trong và ngoài nước dành cho khách đoàn – khách
ghép theo yêu cầu
– Đại lý vé máy bay quốc tế và nội địa
– Vận chuyển hành khách bằng đường bộ
– Dịch vụ đặt phòng khách sạn, resort toàn quốc
– Dịch vụ hướng dẫn viên đa ngôn ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nhật…)
– Dịch vụ thuyền tham quan trên sông Hương
– Dịch vụ ca Huế, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, ghita, violon…
– Dịch vụ tàu tham quan và ngủ đêm trên vịnh Hạ Long
- Địa chỉ đăng ký: 1/63 La Sơn Phu Tử, P. Tây Lộc, TP Huế, tỉnh TT-Huế.
Địa chỉ giao dịch: 31 Chu Văn An, P. Phú Hội, TP Huế, tỉnh TT-Huế
Giám đốc: Vũ Văn Chương
Số điện thoại: (0234) 393 3266 – 629 0668
Email:

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

22



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

1.2 Tình hình hoạt động của công ty Proud Vietnam Travel giai đoạn (2016 – 2018)
CHỈ TIÊU



Thuyết

số

minh

2016

2017

2018

TÀI SẢN
I. Tiền và các khoảng tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính
1. Chứng khoán kinh doanh
2. Đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính(*)
III. Các khoảng phải thu
1. Phải thu của khách hàng

2. Trả trước cho người bán
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
4. Phải thu khác
5. Tài sản thiếu chờ xử lý
6. Dự phòng phải thu khó đòi(*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
VI.Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế(*)
VII. XDCB dở dang
VIII. Tài sản khác
Thuế GTGT được khấu trừ
Tài sản khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

110
120
121
122
123
124
130
131
132
133

134
135
136
140
141
132
150
151
152
160
161
162
170
180
181
182

815.520.125
0
0
0
0
0
11.446.762
11.446.762
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
3.155.105
3.155.105
0

920.850.850 1.015.599.850
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
13.812.763
15.308.800
13.812.763
15.308.800
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
5.012.125

6.412.412
5.012.125
6.421.421
0
0

(200=110+120+130+140+150+160+170+180)

200

830.121.922

939.675.738 1.037.321.071

NGUỒN VỐN

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

23


Chuyên đề tốt nghiệp
I. Nợ phải trả
1. Phải trả người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Phải trả khác
6. Vay và nợ thuế tài chính
7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

8. Dự phòng phải trả
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi
10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
II. Vốn chủ sở hữu

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
300
311
312
313
314
315
316
317
318
319
320
400

83.255.330
80.253.425
0
800.235
0
2.201.670
0
0
0
0
0


109.822.630
103.889.530
0
1.033.890
0
4.899.210
0
0
0
0
0

158.816.458
150.123.500
0
1.872.358
0
6.820.680
0
0
0
0
0
878.504.613

1.000.000.00
1. Vốn góp của chủ sử hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chử sở hữu

4. Cổ phiếu quỹ(*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(500=300+400)

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

411
412
413
414
415
416
417
500

1.000.000.000
0
0
0
0
0

0 1.000.000.000
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
121.495.387
1.037.321.071

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

BẢNG NHÂN SỰ PROUD VIETNAM TRAVEL
Vũ Văn Chương
Giám đốc

Phó Giám đốc

BỘ PHẬN ĐIỀU BỘ
HÀNH
PHẬN KẾ TOÁN - HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN
- CNTT
SALES & MARKETING

Nguyễn Như Khánh Linh

Trưởng Điều hành

Nguyễn Thị Phương Thảo
Kế toán

Phan Đình Bảo Ngọc
NV Điều hành

Huỳnh Trọng Tấn Phát
Marketing Online

Trần Thị Vũ Thiện
Sales Văn phòng

Lê Thị Phương
Thảo
Sales Văn phòng

Trần Quang Cương
Phụ trách CNTT

Phạm Thị Diệu Hiền
Sales Thị trường

Dương Đức Vinh
Sales Manager

Nguyễn Thị Mộng Thành
Sales Manager


Lê Văn Chánh
Sales Thị trường

Nguyễn Thị Như
NV Sales

Nguyễn Khắc Loan Châu
NV Sales

NV Sales

Phan Văn Sang
NV Sales

Lê Hoàng Đức - K49 HDDL

25


×