Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại rừng dừa bẫy mẫu cẩm thanh thành phố hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.31 KB, 89 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh
LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Du Lịch – Đại học Huế, được sự
chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô ngành
Quản trị kinh doanh Du lịch đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết
và thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại
Koi Resort nd Spa Hội An Việt em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở
trường vào thực tế ở khách sạn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực
tế tại nơi đây. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:
Quý thầy cô trường Khoa Du Lịch, đã truyền đạt cho em những kiến thức
bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là thầy Đàm Lê Tân Anh đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách
hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và Ban lãnh đao, các anh chị trong công ty để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết
quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phượng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng



1

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Nguyễn Thị
Phượng, sinh viên đại học khóa 2016 – 2019, Khoa Du lịch, Trường Đại học
Huế. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng thầy Khoa Du Lịch, Đại học Huế.
Sinh viên

Nguyễn Thị Phượng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

2

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................9
2. Mục tiêu và nghiên cứu................................................................................10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát..................................................................10
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.......................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................11
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................11
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................11
5. Bố cục đề tài................................................................................................13
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG............................14
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................14
1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng....................................................................14
1.2. Đặc trưng và lợi ích của du lịch cộng đồng...............................................17
1.2.1. Đặc trưng của du lịch cộng đồng........................................................17
1.2.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng.....................................19
1.3.Các hình thức của du lịch cộng đồng.........................................................21
1.4. Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch cộng đồng............................22
1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng.........................23
1.6. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng với môi trường, cộng đồng địa
phương và các loại hình du lịch khác...............................................................27
1.6.1. Quan hệ giữa du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khác...........27
1.6.2. Quan hệ du lịch cộng đồng và văn hóa...............................................28
1.6.3. Quan hệ du lịch cộng động và du lịch bền vững................................28
1.7. Các hình thức của cộng đồng dân cư tham gia vào DLCD........................29
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................................................................31
1. Xu hướng phát triển du lịch và DLCĐ ở Hội An hiện nay...........................31

SVTH: Nguyễn Thị Phượng


3

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

2. CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HỘI AN...............................32
2.1.Mô hình du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn......................................................32
2.2. Mô hình du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm...........................................33
2.3. Mô hình du lịch cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng.................................34
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
RỪNG DỪA BẪY MẪUXÃ CẨM THANHCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở RỪNG
DỪA BẪY MẪU CẨM THANH......................................................................36
2.1.Khái quát xã Cẩm Thanh............................................................................36
2.1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................36
2.1.2. Chức năng của rừng dừa Bẫy Mẫu.....................................................38
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của rừng dừa Bẫy Mẫu Cẩm Than.........38
2.2.1. Doanh thu rừng dừa Bẫy Mẫu.............................................................38
2.2.2.Thời gian và giá vé tham quan rừng dừa..............................................41
2.2.3. Các dịch vụ sản phẩm khác.................................................................41
2.3. Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại rừng dừa Bẫy Mẫu. . .44
2.3.1. Thuận lợi Đưa lên phần giới thiệu......................................................44
2.3.2 Khó khăn.............................................................................................46
2.4. Những tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng cư dân Cẩm Thanh...47
2.4.1. Tác động tích cực................................................................................47

2.4.2. Tác động tiêu cực................................................................................48
2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình du lịch cộng
đồng ở rừng dừa Bẫy Mẫu Cẩm Thanh.........................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG Ở RỪNG DỪA BẪY MẪU..................................................................74
3.1 Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch......74
3.2. Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi
kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư...............................................................75
3.3. Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh khu du lịch
Rừng Dừa Bẫy Mẫu.........................................................................................77

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

4

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.....................................................................79
3.5. Xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ..........................................82
3.6. Giải pháp về nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp.........................................83
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................85
1. Kết luận........................................................................................................85
2. Kiến nghị.....................................................................................................86
2.1. Đối với sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.....................86
2.2. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh – thành phố Hội An................87

2.3. Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành.....................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................89

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

5

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các hình thức tham gia khác nhau của cộng đồng vào du lịch...............29
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cẩm Thanh....................................38
Bảng 2.2 Bộ thang đo nghiên cứu.......................................................................49
Bảng 2.3: Thông tin cá nhân của người dân địa phương.....................................51
Bảng 2.4: Hệ số Cronbach’s Alpha......................................................................55
Bảng 2.5 : Kiểm định KMO và Bartlett’s Test.....................................................57
Bảng 2.6: Phân tích nhân tố EFA của các thành phần nhận thức về tác động của
du lịch cộng đồng................................................................................................58
Bảng 2.7: Phân tích nhân tố khái niệm sự ủng hộ của người dân đối với du lịch
cộng đồng............................................................................................................60
Bảng 2.8: Kết quả phân tích hồi quy...................................................................61
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt các nhân tố độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp với
tiêu chí ủng hộ du lịch cộng đồng.......................................................................64
Bảng 2.10: Kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố tốt kinh tế với giới tính, độ tuổi,
trình độ nghề nghiệp............................................................................................66

Bảng 2.11 Kiểm định sự khác biệt về yếu tố tốt văn hóa so với độ tuổi, nghề
nghề, giới tính, trình độ văn hóa..........................................................................67
Bảng 2.12 Kiểm định yếu tố tốt về xã hội so với độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
trình độ văn hóa...................................................................................................68
Bảng 2.13 Kiểm định yếu tố tốt về môi trường so với độ tuổi, trình độ văn hóa,
nghề nghiệp, giới tính..........................................................................................69
Bảng 2.14 Kiểm định yếu tố xấu về kinh tế so với độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp,
giới tính...............................................................................................................69
Bảng 2.15 Kiểm định yếu tố xấu văn hóa so với độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp,
giới tính...............................................................................................................70
Bảng 2.16 Kiểm định yếu tốt xấu xã hội so với độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp,
giới tính...............................................................................................................71
Bảng 2.17 Kiểm định yếu tố về xấu môi trường so với độ tuổi, trình độ, nghề
nghiệp, giới tính..................................................................................................71

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

6

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi............................................................................................53
Biểu đồ 2.2: Giới tính..........................................................................................53
Biểu đồ 2.3: Nghề nghiệp....................................................................................54

Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn.............................................................................54

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

7

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa – xã hội của các nước đặc biệt nó đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn được ví như “ con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói”ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp còn non
trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều nhiều cơ hội phát triển.
Mặt khác du lịch là ngành tổng hợp có quan hệ với nhiều ngành kinh tế - xã
hội, nhiều lĩnh vực trong đó có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương
(chủ nhân của lãnh thổ, vùng đất có tài nguyên mà ngành du lịch đang khai thác
và sử dụng). Đặc biệt là những vùng có du lịch sinh thái, du lịch văn hóa phát
triển và sự thành bại của việc khai thác sử dụng tài nguyên trong hoạt động du
lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, mối quan hệ, nghĩa vụ, trách nhiệm của
các bên tham gia như: nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương, du khách,
cộng đồng dân cư…do đó chúng ta có thể nhận thấy rằng , du lịch đem lại nhiều
lợi ích có thể là giáp tiếp hay trực tiếp cho người dân địa phương sinh sống tại
vùng đất đó như: nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cơ sở

vật chất- hạ tầng được cải thiện tốt hơn, giao lưu văn hóa giữa các vùng, góp
phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung…
điều đó có ý nghĩa nhân văn rất lớn thể hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh
tế- xã hội đúng đắn phù hợp với từng vùng, từng quốc gia. Với nhiều thế mạnh
về thiên nhiên, biển đảo, văn hóa - xã hội,…. đã làm cho Quảng Nam trở thành
một trong những trung tâm du lịch lớn của vực duyên hải miền Trung – Tây
Nguyên.
Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam là một trong những điểm đến hấp
dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, thu hút hơn 1 triệu lượt
khách mỗi năm (Sở văn hóa và Thể thao Du lịch Văn hóa Quảng Nam 2018) –
với nhiều loại hình du lịch: Du lịch văn hóa Du lịch biển, Du lịch khám phá,…
Đặt biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là du lịch cộng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

8

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

đồng. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được
môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của
địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò,
mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của
người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với

người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó
trong một khoảng thời gian nhất định ( Theo Viện nghiên cứu và phát triển ngành
nghề Nông thôn Việt Nam – Tài liệu Du lịch cộng đồng năm 2012).
Một trong những vùng quê thuộc thành phố Hội An Cẩm Thanh có những
giá trị đặc sắc về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây có những điều kiện
cần thiết để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên vùng đất này vẫn
chưa phát triển nhiều đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Chính quyền địa
phương có triển khai một số dự án du lịch dựa vào cộng đồng và đã đạt được một
số kết quả khả quan.
Với mong muốn tìm hiểu về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh - Hội An,
em quyết định chọn đề tài: phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại rừng
dừa Bẫy Mẫu Cẩm Thanh - Thành phố Hội An. Với việc chọn đề tài này em
hy vọng với những kiến thức mà mình đã được học sẽ góp một phần nhỏ vào
việc phát triển du lịch tại quê hương của mình.
2. Mục tiêu và nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở
rừng dừa Bẫy Mẫu Cẩm Thanh Hội An” là nghiên cứu các hoạt động phát triển
du lịch tại rừng dữa Bẫy Mẫu, trên thực tế đó sẽ đề ra các giải pháp phát triển du
lịch cộng đồng ở khu vực nghiên cứu, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng
địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện những mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài
bao gồm:

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

9

Lớp: K49-QTKDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

- Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở
khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu
các điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
Đánh giá hoạt động phát triển du lịch cộng đồng theo các nguyên tắc phát triển
du lịch cộng đồng.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở rừng dừa Bẫy Mẫu
Cẩm Thanh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nôi dung: Phát triển loại hình du lịch cộng đồnglà một nghiên
cứu rộng lớn, trong nghiên cứu này việc đánh giá được thực hiện với một điểm
du lịch cụ thể và chỉ tập trung vào các công cụ đánh giá định lượng.
- Phạm vi về không gian: rừng dừa Bẫy Mẫu xã Cẩm Thanh thành phố Hội An
- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thu thập trong phạm vi từ 01/01/2019
đến 30/04/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Phương pháp này được tiến hành bằng cách xây dựng bảng hỏi khảo sát
người dân địa phương.
Bảng hỏi được thiết kế thành 2 phần, phần một là nội dung khảo sát chính
phục vụ nghiên cứu, phần hai là thông tin cá nhân về đối tượng điểu tra. Bảng hỏi

được thiết kế dùng để thu thập ý kiến của người dân về các tác động của du lịch
cộng đồng và sự ủng hộ của họ đối với du lịch địa phương. Thang đo Likert 5 cấp
độ đượcc sử dụng để đo lường mức độ đồng ý với các quan điểm đưa ra ( Quy
ước 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý ).

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

10

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Điều tra bảng hỏi
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham
khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần số
lượng biến quan sát. Với số lượng 38 biến quan sát được sử dụng trong nghiên
cứu này, xác định mẫu tối thiểu phải đạt 190.
Phân tích và xử lý số liệu
Bộ dữ liệu sau khi thu thập sẽ được và xử lý bằng phần mềm spss 20.0 với
214 bảng hỏi được điều tra trong vòng 1 tháng.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s
alpha của 8 nhóm nhân tố về nhận thức tác động du lịch và nhân tố sự ủng hộ du
lịch cộng đồng của người dân. Hệ số Cronbach’s alpha > 0,05 sẽ cho biết mức độ
tương quan giữa các biến trong cùng nhóm. Đồng thời trong kiểm định này, dựa
vào hệ số tương quan biến – tổng để loại đi các biến quan sát không đóng góp cho

sự mô tả khái niệm của đo ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm tìm ra các yếu tố nhận thức về tác
động của du lịch cộng đồng ảnh hưởng đến sự ủng hộ của người dân đối với du
lịch. Để thực hiện phương pháp này cần kiểm tra các điều kiện tiến hành EFA:
kiển tra hệ số KMO (Kaser – Meyer – olkin) kiểm định Barlett. Phân tích nhân tố
khám phá được thực hiện bằng phương pháp phân tích yếu tố chính và phép xoay
Varimax. Sau khi xác định được các nhân tố tiềm ẩn tiến hành kiểm định hẹ số
Cronbach’s alpha nhằm đảm bảo độ tin cậy cảu thang đo mới.
Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố chính về nhận thức tác
động du lịch cộng đồng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sự ủng hộ du lịch của
người dân. Giả định các yếu tố tác động đến sự ủng hộ du lịch của người dân có
tương quan tuyến tính.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

11

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Phân tích ANOVA
Thống kê tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), trung bình (Mean).
Phương pháp phân tích phương sai ANOVA để xác định sự khác biệt trong cách
đánh giá về các tiêu chí khác nhau đối với các nhóm du khách khác nhau về độ

tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp.
Tiến hành kiểm định ANOVA để xem xét mối liên hệ giữa các nhân tố với
người dân địa phương.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì nội dung chính của đề
tài được triển khai ra ba chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại rừng dừa Bẫy Mẫu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở rừng dừa
Bẫy Mẫu theo hướng phát triển bền vững

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

12

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ dựa vào du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng
bản từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về
phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài khách
muốn khám phá hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu

nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn
nhất là đối với khách tham quan. Những lúc như vậy, những khách này rất cần có
sự tương trợ như dẫn đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người
dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó, khách du lịch
thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ - đây là tiền đề cho
phát triển loại hình du lịch cộng đồng (Community - based tourism).
Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của
các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du
lịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điệu kiện giúp đỡ và tham gia
vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh
thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch
vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đên tham quan, người dân
bản xữ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan
nên loại hình du lịch cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa. Trên
thực tế, du lịch cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra sự phong phú,
đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách du lịch vào thập kỷ 80
và 90 của thế ký trước tại các nước trong khi vực châu Phi, châu Úc, chân Mỹ La
Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hội
thiên nhiên Thế Giới. Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạn ở các nước châu
Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN: Indonesia, Philipin, Thái Lan,

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

13

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal, Đài Loan. Về mặt lý luận về du lịch cộng
đồng:Các nước ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều
cuộc hội thảo về mặt xây dựng mô hình và tập huấn, đào tạo kĩ năng phát triển du
lịch cộng đồng.
Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch cộng đồng:
-Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism)
- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism).
- Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – Based Ecotourism).
- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation
in Tourism
Do vị trí về du lịch dựa vào cộng đồng, tùy theo góc nhìn, quan điểm
nghiên cứu mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2000): "Du lịch
sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng
lại nền kinh tế địa phương". Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của
người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý.
Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Luật du lịch 2017 (Tổng cục Du lịch )“
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa
của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, tiến sĩ Võ Quế
(Sách Du lịch cộng đồng của tiến sĩ Võ Quế, 2006) đã rút ra khái niệm Phát triển
du lịch cộng đồng trong cuốn sách của mình: “ Du lịch cộng đồng là phương
thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ
để phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để
phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ
phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.”

Mục đích của DLCĐ là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo tồn các di sản, văn hoá, nâng cao đời sống cộng đồng, xoá đói giảm nghèo,

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

14

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

tạo ra thu nhập cho người dân bên cạnh việc mang lại doanh thu cho du lịch ngày
càng tăng. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của CĐĐP với sự tự nguyện
giúp họ chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch.
Quan điểm về du lịch bền vững dựa vào cộng đồng.
Quan điểm nghiên cứu du lịch cộng đồng
Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng khi nghiên cứu du lịch
Quảng Nam nói chung và khu du lịch cộng đồng nói riêng được thể hiện ở các
khía cạnh là việc khai thác du lịch cộng đồng phải có triển vọng phát triển lâu
dài, không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đâ dạng tự nhiên, văn hóa,
xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh
thái. Phát triển du lịch cộng đồng Rừng dừa bãy mẫu sẽ đưa đến thu nhập cho
người cao tạo dựng ra khu sinh thái này và đồng thời đẩy mạnh phát triển du
lịch Quảng Nam và giúp người dân ở đó có công việc ổn định
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch rừng dừa Bảy mẫu nói
riêng và Quảng Nam nói chung phải đặt trong sự phát triển kinh tế và xã hội của

tỉnh nhằm đảm bảo phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong thời
điểm hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến các thế hệ công dân mai sau của tỉnh
Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng phải được đặt trong mối quan hệ
hỗ trợ lẫn nhau giữa yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người….
Quan điểm sinh thái
Rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hàng chục ha nằm giáp 3 con sông Đế Võng,
Thu Bồn và sông Hoài ngay khu vực Cửa Đại. Là vùng nước lợ nên rất thích hợp
để dừa nước phát triển.
Tại đây du khách sẽ có dịp tham quan rừng dừa, khám phá thiên nhiên,
thưởng thức những món ăn dân dã và hải sản tươi sống. Đặc biệt sẽ có thi đấu trò
chơi giữa các chòi, bạn có thể trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị, năng
động, và rinh giải thưởng về nữa. Nhân viên nhiệt tình, phong cảnh hữu tình, rất
thích hợp để bạn cùng gia đình hay bạn bè trải nghiệm và nghĩ dưỡng cuối tuần.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

15

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Lướt dưới những rặng dừa xanh dịu, nghe mùi nồng nàn của bùn đất, mát
mẻ của thiên nhiên… giúp bạn quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống xô bồ vất
vả, chuẩn bị sức lực cho những ngày làm việc mới. Có dịp đến rừng dừa Bảy
Mẫu, nhất là vào tháng 8 âm lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bụi

dừa nước bạt ngàn đang vào mùa trái chín. Du khách có thể tự tay hái những trái
dừa chín đem về cho người thân của mình.Tại đây, du khách còn có dịp tham
quan làng dừa Bảy Mẫu – một ngôi làng nhỏ nằm giữa rừng dừa
Quan điểm lãnh thổ
Hệ thống du lịch được tạo thành bởi các nhân tố: tự nhiên, nhân văn, văn
hóa,con người và có mối quan hệ qua lại với nhau, mật thiết gắn bó với nhau một
cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu du lịch rừng dừa bảy mẫu phải được
nhìn nhận một cách toàn diện
Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Nghiên cứu khu du lịch rừng dừa bảy mẫu đoạn - Quảng Nam phải được
nhìn trong quá trình lịch sử xây dựng và khai thác. Trên cơ sở đó tiến hành phân
tích tiềm năng du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và hoàn cảnh
thực tế củ người dân, hướng đến sự phát triển lâu dài, phù hợp với quy luật vận
động chung.
1.2. Đặc trưng và lợi ích của du lịch cộng đồng
1.2.1. Đặc trưng của du lịch cộng đồng
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới đương đại, DLCĐ mang trong mình
các đặc trưng tiêu biểu sau:Bình đẳng xã hội: các thành viên cộng đồng tham gia
lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch của cộng đồng mình. Các
lợi ích được chia đều cho các bên bao gồm các công ty lữ hành và các thành viên
cộng đồng.Tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: dù
dưới bất cứ hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương
đều phải chịu những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ
tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống
của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về những tác động của DLCĐ
đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý. Việc tôn

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

16


Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái văn hóa địa phương
(tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu, kiến trúc, nghệ
thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn tài
nguyên cho hoạt động du lịch.Sẻ chia lợi ích và trách nhiệm: Không những lợi ích
được chia đều mà các bên tham gia (doanh nghiệp, cộng đồng) phải có trách nhiệm
đóng góp duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và
hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Trên thực tế, việc bảo tồn thiên
nhiên và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát
triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà
ở, đường giao thông, vườn hoa...) trên nguyên tắc hài hòa. Quyền sở hữu tài
nguyên và nguyên tắc tham gia quản lý của cộng đồng: việc các thành viên cộng
đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể hiện
quan trọng của việc cộng đồng sở hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong
cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách
có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan
trọng hơn là để tương tác với cộng đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ
là những người chia sẻ với du khách những điểm sáng thực hành văn hóa địa
phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của
họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức dân gian trong các bình
diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục –
tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v.. Cả du khách và cộng đồng văn
hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.

Phát triển kinh tế bền vững: để tránh những tác động có hại đến kinh tế, xã
hội và môi trường du lịch, việc tìm kiếm một mô hình du lịch bảo tồn đã dẫn đến
sự ra đời của du lịch bền vững lấy phối hợp giữa sinh thái và văn hoá làm tâm
điểm, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa nâng cao giá trị cuộc sống. Cộng đồng
phải chủ động xây dựng kế hoạch kích thích kinh tế địa phương bằng cách tạo ra
thu nhập thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của
địa phương mình; đồng thời phải biết sáng tạo trong nắm bắt nhu cầu du khách
để chủ động cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và công bằng. Bên cạnh nguồn

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

17

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

lực vật chất, doanh thu từ du lịch cộng đồng giúp duy trì phát triển văn hóa và
truyền thống bản địa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.(Nguồn: Du lịch
cộng đồng tại các nước ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam)
1.2.2. Lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng
Nhằm tránh những kỳ vọng không thực tế, cũng phải thừa nhận rằng thu
nhập từ du lịch có thể sẽ không được chia sẻ một cách bình đẳng trong cộng
đồng. Một trong những mục tiêu chính của Du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo
thu nhập và phân chia công bằng. Thu nhập chung có thể được sử dụng cho đầu
tư sản xuất trong cộng đồng (ví dụ như giếng nước, năng lượng mặt trời, cung
cấp nước, y tế hoặc các chương trình giáo dục) hoặc cho các hộ gia đình nghèo

nhất của làng.
Việc cho khách du lịch biết được hệ thống phân chia thu nhập cộng đồng,
quỹ cộng đồng và mục tiêu của họ là hoàn toàn cần thiết. Sự minh bạch về vấn đề
này có thể giúp khách du lịch trong quyết định lựa chọn tour du lịch của mình.
Thông tin về phân phối thu nhập không chỉ nên được cung cấp trong tờ rơi và các
công cụ tiếp thị khác của Du lịch cộng đồng mà còn nên được nhắc lại nhiều lần
vào những thời điểm thích hợp trong suốt chuyến đi.
Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân trong
cộng đồng cần chú ý cẩn thận. Để đạt được điều này, cần thành lập một ban quản
lý du lịch cộng đồng như một cơ quan đại diện. Lãnh đạo, chính quyền địa
phương, cũng như các tổ chức cộng đồng (ví dụ như hội phụ nữ và hội thanh
niên, nhóm thủ công mỹ nghệ) phải có đại diện trong ban quản lý này. Ban quản
lý phải quản lý tài chính thu nhập từ Du lịch cộng đồng và các vấn đề quản lý
khác như đại diện cho cộng đồng trong các cuộc họp và thảo luận với các bên
liên quan, giám sát phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó đáp ứng các mục tiêu
chính sách trong chương trình hoạt động…
Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tài chính tốt sẽ cung cấp thông tin quan trọng để
quản lý tài chính hiệu quả. Đồng thời cũng giúp đỡ để tạo ra sự minh bạch giữa
các thành viên cộng đồng và, do đó, tránh được sự mất lòng tin khi xảy ra những
vấn đề liên quan đến doanh thu du lịch cộng đồng. Các mục chủ yếu cần thiết
cho việc lưu trữ hồ sơ tốt bao gồm:

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

18

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Hồ sơ gốc (ví dụ như phiếu bán hàng, biên lai, hoá đơn ...)
 Nhật ký ghi chép (ghi lại các chi tiết của mỗi giao dịch theo trình tự hợp
lý, ví dụ như sổ quỹ)
 Sổ cái (tập hợp thông tin từ các sổ nhật ký)
 Báo cáo tài chính
 Báo cáo thu nhập
 Bảng cân đối kế toán
Nhiều dự án Du lịch cộng đồng thiết lập một hệ thống luân phiên giữa các
nhà cung cấp dịch vụ để mỗi hộ gia đình những người quan tâm đến Du lịch cộng
đồng có một cơ hội để tham gia và có thêm thu nhập. Hệ thống luân phiên có thể
được áp dụng cho các nhà trọ, nấu ăn hướng dẫn, vận chuyển, các chương trình
văn hóa, v..v..
Tuy nhiên, hệ thống luân phiên có một bất lợi lớn đó là không phải tất cả
các hộ gia đình, các nhà cung cấp dịch vụ đều có thể cung cấp cùng một tiêu
chuẩn chất lượng. Thường thì các hộ gia đình nghèo nhất không sẵn sàng để
tham gia DLCĐ là vì họ cảm thấy quá nghèo và xấu hổ để cho phép khách ở
trong nhà của họ. Kết quả là các khách du lịch chỉ ở trong những ngôi nhà giàu
có của làng, như vậy các gia đình giàu trở nên giàu hơn có thông qua DLCĐ và
các gia đình nghèo chỉ được hưởng lợi từ DLCĐ thông qua các quỹ cộng đồng.
Mặt khác, nếu các gia đình nghèo hoặc không có kinh nghiệm tham gia cung
cấp dịch vụ cho khách thì có thể chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ thấp hơn.
Nếu, ví dụ, một số khách du lịch đi cùng nhóm ở qua đêm tại nhà của những
người dân có điều kiện kinh tế khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau ví dụ
như nếu khách ở nhà dân nghèo hơn thì cơ sở vật chất sẽ không thể tốt bằng
những ngôi nhà mới với các tiêu chuẩn phòng tắm tốt hơn sẽ dễ dẫn đến việc so
sánh ganh tỵ. Để tránh vấn đề này, người dân nên cùng nhau thảo luận về khả
năng xây dựng, duy trì và quản lý một nhà khách trong hoặc gần khu vực làng

mà có thể cung cấp cùng một tiêu chuẩn cho tất cả các khách du lịch.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

19

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

1.3.Các hình thức của du lịch cộng đồng
Theo Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam ( Tài
liệu hướng dẫn Phát triển du lịch cộng đồng, 2012) các loại hình du lịch sau đây
phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng:
Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch
dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa. Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và
hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án
Du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu
vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung
quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự
quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông
qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng
nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố
thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn
hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay

trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông
nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và
các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du
lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với
dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh
thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ
ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và
học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
Du lịch bản địa: Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc
thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn
hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

20

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn
bản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân
làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ
chính chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm
trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà
nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân,

cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi
cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.
Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ
ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của
du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du
lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ
công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng
có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ
thuật phong phú và độc đáo của họ.
Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng
được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp,
nông thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa.
Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một
thành phần quan trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức
chủ đạo của ngành du lịch.
1.4. Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch cộng đồng
Nguyên tắc để phát triển DLCĐ là người dân địa phương phải biết kết hợp
với hoạt động du lịch để chia sẻ bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá
mà họ mang lại cho cộng đồng. Đây là phương thức phát triển du lịch không chỉ
hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách mà còn hướng đến lợi ích cho cộng
đồng dân cư địa phương.
Các nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng đó là:
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Khả năng bao gồm các điều kiện,
khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

21

Lớp: K49-QTKDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

du lịch. Bên cạnh đó còn là khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong
việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch đối với sự
phát triển của cộng đồng cũng nhƣ biết đƣợc các bất lợi từ hoạt động du lịch và
khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
- Cộng đồng có quyền thamgia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực
hiện, quản lý và đầu tư phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao
quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. Nguyên tắc này cho thấy du
lịch cộng đồng là một phương thức, là một quá trình tương tác giữa chủ (người
tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du lịch) vì sự phát
triển du lịch bền vững, dài hạn. Mối quan hệ này mang hàm ý khuyến khích sự
tham gia của cả hai bên và tạo ra đƣợc các lợi ích kinh tế và đồng thời bảo tồn tài
nguyên và môi trường địa phương.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng
phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh
doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch
được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi
ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho
cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục….
- Tiếp cận bền vững đối với tài nguyên về nhân văn, tài nguyên thiên nhiên,
cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa được khai thác hợp lý. Du lịch cộng đồng chính là
cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa: sử dụng dịch vụ tại

chỗ, trân trọng và phát triển văn hóa truyền thống của các địa phương, trong đó
có việc làm sống lại các làng nghề truyền thống.
1.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phụ
thuộc vào các điều kiện cơ bản là:
Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

22

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,
khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999).
Như vậy ngay trong định nghĩa của tài nguyên du lịch đã cho thấy tầm quan
trọng của nó. Nó được xem như tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch
nào. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu,
càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao
bấy nhiêu.
Nó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện

tương tự nhiên và quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện thường
xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người được sử dụng vào mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo.
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân
tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra; bao gồm toàn bộ những sản phẩm có giá
trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sang tạo ra có giá trị phục vụ du
lịch.Các giá trị đó lại được phân ra thành các giá trị văn hóa vật thể như các di
tích văn hóa, lịch sử, các sản phẩm truyền thống…hay các giá trị văn hóa phi vật
thể như các phong tục, tập quán, các lễ hội…của cộng đồng.
Du lịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá
trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn.
Có thể nói nếu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du lịch.Vì
vậy đứng trên góc độ địa lý thì việc nghiên cứu tài nguyên du lịch luôn là nền
tảng cho sự phát triển du lịch địa phương.
Điều kiện về yếu tố cộng đồng là sự tham gia rộng rãi và hiệu quả
Điều này dược đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân
tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và nhận thức trách nhiệm về tài nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

23

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh


và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sinh hoạt và
lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên.
Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, vừa là
chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có
trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch. Các yếu tố cộng đồng quyết định tới sự
phát triển du lịch cộng đồng là:
Sự ý thức về tầm quan trọng cũng như tính chuyên nghiệp trong việc cung
cấp một sản phẩm du lịch đúng nghĩa; điều đó phải bắt nguồn từ việc nhận thức
về lợi ích của du lịch cộng đồng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và
môi trường của cộng đồng.
Ý thức tự hào về cộng đồng tức là tự hào về truyền thống văn hóa bản địa.Ý
thức về trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, môi trường và văn hóa bản địa.
Cộng đồng phải có một trình độ văn hóa nhất định để hiểu được các giá trị
văn hóa bản địa, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức văn hóa và kỹ thuật phù hơp
vào hoạt động du lịch.
Cộng đồng phải có trình độ hiểu biết về hoạt động du lịch để từ đó cân bằng
giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, môi trường, giữa văn hóa bản địa và nhu cầu của
khách; đó là cơ sở để không làm mai một các giá trị văn hóa bản địa dẫn tới sự
xuống cấp của các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển
du lịch và sự tham gia của cộng đồng
Trước tiên ta phải kể đến chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ trương
của Nhà nước thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triên du lịch quốc
gia đến các văn bản pháp luật có tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch.
Nếu Nhà nước có chủ trương phát triển du lịch thì có các chính sách thuận lợi thu
hút khách du lịch và đầu tư cho du lịch.Từ đó Nhà nước sẽ có những đầu tư cho
địa phương như hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo về kỹ
thuật làm du lịch.
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong điều kiện phát triển du
lịch công đồng. Bằng quyền lực của mình, họ có thể bác bỏ, cấm đoán hay


SVTH: Nguyễn Thị Phượng

24

Lớp: K49-QTKDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Đàm Lê Tân Anh

khuyến khích việc xây dựng điểm du lịch cũng như phát triển du lịch. Sự yểm trợ
cũng như ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở các mặt: Tạo điều kiện
thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan như việc cấp thủ tục hành chính, các
quy định không quá khắt khe đối với khách du lịch.
Khuyến khích và hỗ trợ địa phương tham gia hoạt động du lịch: Hỗ trợ đầu
tư về vốn, kỹ thuật cho cộng đồng, có những chính sách thông thoáng, mở cửa
đối với các tổ chức, đoàn thể tham gia phát triển du lịch.
Tham gia định hướng chỉ đạo và quản lý các hoạt động du lịch.Tạo môi
trường an toàn cho khách du lịch bằng các biện pháp an ninh cần thiết
Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương
Đối tượng của du lịch bao giờ cũng là khách du lịch. Đứng dưới góc độ du
lịch nói chung, họ là khách thể, là yếu tố tạo ra thị trường. Và hơn hết có cầu thì
mới có cung, do đó cho thấy tầm quan trọng mang tính quyết định sự hình thành
và phát triển của một loại hình du lịch cũng như điểm du lịch. Khách du lịch có
động cơ là tiếp cận các nguồn tài nguyên du lịch ở địa phương cũng như nhu cầu
có bản khác. Cộng đồng địa phương sẽ có được lợi ích khi cung cấp các sản
phẩm du lịch cho khách. Nếu nhu cầu của khách du lịch cao thì nguồn cung cũng
phải tương ứng. Như vậy khách du lịch là động lực phát triển cho du lịch.

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân
lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Tổ chức phi chính phủ là các tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển cộng
đồng trong nhiều lĩnh vực nhu kinh tế, văn hóa, du lịch, môi trường và giáo
dục…Trong bối cảnh điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước nói chung cũng như
địa phương nói riêng còn khó khăn thì sự hỗ trợ của các tổ chức này là rât quan
trọng. Đối với du lịch cộng đồng, sự hỗ trợ thể hiện ở các mặt:
- Sự nghiên cứu về tiềm năng du lịch địa phương cùng những giải pháp giải
quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch.
- Sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề tuyên truyền quảng
cáo thu hút khách du lịch

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

25

Lớp: K49-QTKDL


×