Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

đề cương ôn thi môn quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.48 KB, 47 trang )

Có tại photo Sỹ Giang

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KD

NHÓM CÂU HỎI 1 Chương 1
1. Khái niệm sản xuất và các yếu tố của quá trình sản xuất. Lấy ví dụ một sản phẩm
2.
3.
4.

5.
6.

hoặc dịch vụ cụ thể để minh hoạ cho quá trình này.
Phân biệt hàng hoá và dịch vụ qua một số đặc điểm cơ bản. Lấy ví dụ cụ thể để
minh hoạ cho sự khác nhau giữa hàng hoá và dịch vụ.
Các mục tiêu của quản trị sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ nên sắp xếp
thứ tự các mục tiêu như thế nào?
Khái niệm quản trị sản xuất và các mục tiêu cơ bản của quản trị sản xuất. Vì sao
mục tiêu « linh hoạt » ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh môi trường
kinh doanh hiện nay.
Vì sao đạt mục tiêu “chất lượng” có ảnh hưởng quyết định tới thành công của
doanh nghiệp sản xuất?
Các đặc điểm cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. Lấy ví dụ cụ thể để
phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp.
Chương 2


7. Khái niệm và vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm đối với hoạt động của doanh

nghiệp. Các sai số trong dự báo thường do những nguyên nhân nào?
8. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu sản phẩm? Lấy ví dụ một sản
phẩm/ngành hàng cụ thể để minh hoạ.
9. Các phương pháp dự báo định tính. Thiết kế một phiếu điều tra để thu thập thông
tin dự báo qua khách hàng.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

11


Có tại photo Sỹ Giang
10. Khái niệm và các đặc điểm của chuỗi dữ liệu theo thời gian. Lấy ví dụ một sản

phẩm cụ thể để minh hoạ cho 4 đặc điểm: tính xu hướng, tính thời vụ, tính chu kỳ
và biến động ngẫu nhiên.
Chương 3
11. Khái niệm thiết kế sản phẩm và các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm. Tốc

độ phát triển sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thành công của sản
phẩm khi đưa ra thị trường?
12. Các phương pháp phát triển ý tưởng về sản phẩm. Nêu ý tưởng cải tiến một sản
phẩm thân thuộc với đời sống hàng ngày.
13. Ba nội dung cơ bản của thiết kế sản phẩm là thiết kế chức năng, thiết kế kiểu dáng
và thiết kế sản xuất. Lấy ví dụ minh hoạ về thiết kế chức năng cho một sản phẩm
cụ thể.
14. Các loại quá trình sản xuất theo tính chất lặp lại. Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại
quá trình này.

15. Khái niệm và bốn thành phần cơ bản của công nghệ. Lấy ví dụ một loại công nghệ
cụ thể để minh hoạ cho từng thành phần nêu ra.
16. Khái niệm công suất và ba loại công suất cơ bản. Doanh nghiệp nên hoạt động ở
mức công suất nào? Lấy ví dụ một cơ sở sản xuất cụ thể để minh hoạ cho câu trả
lời của anh (chị).
Chương 4
17. Khái niệm và vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh hoạ về ảnh hưởng của địa điểm
tới hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
18. Các nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng đặt nhà máy sản xuất
của doanh nghiệp. Nhân tố lao động có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của
nhà máy trong tương lai, ví dụ minh hoạ.
19. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vị trí đặt nhà máy sản xuất của doanh
nghiệp. Yếu tố “điều kiện giao thông nội vùng” ảnh hưởng như thế nào tới hoạt
động của nhà máy trong tương lai, ví dụ minh hoạ. Chương 5
20. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất. Việc “tối ưu hoá dòng di chuyển nguyên
vật liệu” có ảnh hưởng như thế nào tới năng suất sản xuất?
21. Khái niệm và ưu nhược điểm của bố trí mặt bằng theo sản phẩm. Lấy ví dụ một sản
phẩm cụ thể và vẽ sơ đồ minh hoạ cho cách bố trí này.
22
Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới


Có tại photo Sỹ Giang
22. Khái niệm và ưu nhược điểm của bố trí mặt bằng theo quá trình. Lấy ví dụ một sản

phẩm cụ thể và vẽ sơ đồ minh hoạ cho cách bố trí này.
23. So sánh bố trí mặt bằng theo sản phẩm và bố trí mặt bằng theo quá trình, vẽ sơ đồ
minh hoạ cho hai cách bố trí này.

24. Quy trình/kỹ thuật cân bằng dây chuyền sản phẩm. Tại sao không thể cân bằng
hoàn toàn dây chuyền sản xuất?
Chương 6
25. Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Phân biệt « nhu cầu độc lập » và «

nhu cầu phụ thuộc », lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho hai loại nhu cầu này.
26. Các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu. Lấy ví dụ minh hoạ về « hồ sơ cấu trúc sản phẩm » của một sản phẩm cụ
thể.
27. « Phát lệnh đơn hàng » và « phát lệnh sản xuất » khác nhau như thế nào?
28. Các giai đoạn của quy trình mua nguyên vật liệu. Doanh nghiệp nên dựa trên các
tiêu chí gì để lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Chương 7
29. Khái niệm và các mục tiêu của điều độ sản xuất. Sự chậm trễ trong việc giao hàng

có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
30. Cách hiểu về bốn phương pháp sắp xếp thứ tự công việc sau đây: FCFS, EDD, SPT
và SLACK. Một cửa hàng ăn nên phục vụ khách hàng của mình theo thứ tự như
thế nào?
31. Chủ một tiệm may nên sắp xếp việc thực hiện các đơn hàng theo phương pháp
nào?
Chương 8
32. Khái niệm dự trữ và các loại hàng hoá dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất. Hoạt

động dự trữ có ảnh hưởng như thế nào đối với việc tiết kiệm chi phí của doanh
nghiệp.
33. Các loại chi phí liên quan tới dự trữ và mối quan hệ giữa các loại chi phí đó. Lấy ví
dụ minh hoạ cho chi phí khi doanh nghiệp thiếu hoặc hết hàng.
34. Khái niệm quản trị dự trữ và ba nội dung cơ bản của quản trị dự trữ. Các mô hình
EOQ và POQ có liên quan đến nội dung nào của quản trị dự trữ?

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

33


Có tại photo Sỹ Giang
35. Hai hệ thống đặt hàng cơ bản trong quản trị dự trữ của doanh nghiệp. Lấy ví dụ

minh hoạ cho 1 trong hai hệ thống đặt hàng này.
Chương 9
36. Khái niệm chất lượng theo ISO 9000:2000. Ở góc độ của khách hàng, chất lượng

được nhìn nhận như thế nào?
37. Ở góc độ của nhà sản xuất, chất lượng được nhìn nhận như thế nào?
38. Các loại chi phí cho chất lượng. Lấy ví dụ minh họa về việc đầu tư chi phí để có
sản phẩm tốt đối với một sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
39. Các nguyên lý cơ bản của hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp. Lấy ví
dụ cụ thể minh họa cho 1 trong các nguyên lý này.
40. Khái niệm quản trị chất lượng. Doanh nghiệp cần làm gì để cải tiến chất lượng, lấy
ví dụ minh hoạ.
NHÓM CÂU HỎI 2

Đối với nhóm câu hỏi này, sinh viên được yêu cầu bình luận, đưa ra nhận định
đúng hay sai và giải thích tại sao cho câu trả lời của mình. SV cần lấy ví dụ minh
hoạ cho câu trả lời của mình. Các “phát biểu” được đưa ra như sau: Chương 1
1. “Hoạt động sản xuất (hiểu một cách đầy đủ) bao gồm cả sản xuất hàng hoá và sản

2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

xuất dịch vụ vì để bán được sản phẩm, doanh nghiệp phải cung cấp thêm các dịch
vụ đi kèm”.
“Các doanh nghiệp ngày càng phải tìm cách làm ra sản phẩm có chất lượng hơn
nhưng rẻ hơn và nhanh hơn để cạnh tranh”.
“Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng thực hiện tích hợp hàng hoá –
dịch vụ để tạo giá trị gia tăng cho khách hàng”.
“Sản xuất tinh gọn là nhằm mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá với
chi phí thấp”.
“Để đạt năng suất cao, doanh nghiệp phải làm đúng việc và đúng cách.” Chương 2
“Dự báo nhu cầu sản phẩm vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật”.
“Không thể dự báo chính xác nhu cầu bán ra của một doanh nghiệp, vì vậy dự báo
ít có ý nghĩa đối với việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp”.
“Độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào dữ liệu thu thập được mà phụ
thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dự báo”. Nhận định này đúng hay sai và tại
sao? Anh (chị) hãy lấy ví dụ minh hoạ cho câu trả lời của mình.
Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

44


Có tại photo Sỹ Giang
9. “Độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào các dữ liệu thu thập được và phương pháp

sử dụng”.
Chương 3

10. “Doanh nghiệp nên hoạt động ở mức công suất tối đa để tiết kiệm chi phí”.
11. “Sản xuất liên tục (continuous flow) là quá trình sản xuất linh hoạt nhất”.
12. “Trong nội dung thiết kế sản xuất, phương pháp tiêu chuẩn hoá là phương pháp

thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.”
13. “Thiết kế sản phẩm là một hoạt động mang tính kỹ thuật, tách rời hoạt động
marketing và dựa trên việc nghiên cứu tính năng cần thiết của sản phẩm.”
14. “Diện tích mặt bằng và kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp
tới việc lựa chọn công suất sản xuất”.
15. “Các quy định về bảo vệ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn công
nghệ và chi phí sản xuất”.
Chương 4
16. “Yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là thị trường tiêu thụ, vì vậy nên đặt

nhà máy sản xuất càng gần nơi tiêu thụ càng tốt”.
17. “Nên đặt nhà máy sản xuất càng gần nguồn nguyên liệu càng tốt vì đây là yếu tố
ảnh hưởng quyết định tới chi phí sản xuất”.
18. “Nên đặt nhà máy sản xuất ở nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ vì đây là yếu
tố quan trọng nhất quyết định năng suất sản xuất”.
Chương 5
19. “Cách bố trí mặt bằng sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sản xuất của

doanh nghiệp”.
20. “Không thể cân bằng hoàn toàn dây chuyền sản xuất vì năng suất làm việc của mỗi
người là khác nhau”.
21. “Thời gian chu kỳ là tổng thời gian mà sản phẩm chạy qua các công đoạn của quy
trình sản xuất”.
22. “Bố trí mặt bằng theo sản phẩm gắn với mô hình sản xuất gián đoạn-job shop”.
23. “Bố trí mặt bằng theo quá trình gắn với mô hình sản xuất theo dòng-flow shop”.
24. “Trong bố trí mặt bằng của doanh nghiệp bán lẻ, mặt bằng được thiết kế sao cho

tăng được doanh số bán hàng thay vì giảm thiểu chi phí như trong bố trí của doanh
nghiệp sản xuất”
Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

55


Có tại photo Sỹ Giang
Chương 6
25. “Phân tích kết cấu sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu khi sử dụng hệ

thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP”.
26. “Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP có thể thay thế cho các mô
hình quản trị dự trữ trong quản lý nguyên vật liệu”.
27. “Có thể áp dụng các phương pháp dự báo định tính và định lượng đối với các nhu
cầu phụ thuộc trong hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu”.
Chương 7
28. “Theo phương pháp EDD, doanh nghiệp sắp xếp trình tự sản xuất theo nguyên tắc

công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước”
29. “Phương pháp Johnson là phương pháp bố trí các trang thiết bị của nhà máy.”
30. “Theo phương pháp SLACK, doanh nghiệp sắp xếp trình tự sản xuất theo nguyên
tắc công việc có thời gian hết hạn sớm nhất sẽ làm trước”.
31. “Theo phương pháp SPT, doanh nghiệp sắp xếp trình tự sản xuất theo nguyên tắc
công việc có thời gian dự trữ ngắn nhất sẽ làm trước.”
Chương 8
32. “Mục đích của dự trữ bảo hiểm là nhằm cân đối giữa chi phí hết hàng và chi phí

lưu kho”
33. “Mô hình EOQ nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho”.

34. “Kỹ thuật ABC nhằm phân loại hàng dự trữ, từ đó doanh nghiệp sẽ loại bỏ hàng
giá trị thấp nhưng chiếm diện tích lớn trong kho”
35. “Theo mô hình POQ, doanh nghiệp xây dựng nhà kho có dung lượng càng lớn
càng tốt” càng tốt”

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

66


Có tại photo Sỹ Giang

Chương 9

hàng”. tiêu”. năng”. định
lượng, ở chương 2.
chương 4 phẩm ở
chương 5
chương 7
HẾT

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

77


Có tại photo Sỹ Giang

|
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QTSX

CÂU 1 : Khái niệm sản xuất và các yếu tố của quá trình sản xuất. Lấy ví dụ cụ thể
về 1 sp hay dv cho quá trình này?
Sản xuất được hiểu là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ
đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Các yếu tố của quá trình sản xuất: Có 4 yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sx là : Các
yếu tố đàu vào, quá trình biến đổi, yếu tố đầu ra và yêu tố phản hồi
1.Yếu tố đầu vào (Input): là tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng để chế biến, biến
dổi. Đó là tài nguyên thiên nhiên, con người, vốn, công nghệ, máy móc thiết bị,
NVL,công cụ, dụng cụ,.. Chúng là những đk cần thiết cho baastcuws quá trình sản xuất
hoặc cung cấp dv nào.
2.Qúa trình biến đổi: Nôi dung cv chính yếu của qtrinh sx là quá trình biến đổi. Đó là quá
trình chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa, dv mong muốn đầu ra, đáp
ứng ycau của tt và tạo ra gtgt cho DN. Kq đầu ra của DN phụ thuộc rất lớn vào quá trình
biến đổi này.
3.Yếu tố đầu ra (output): sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm 2 loại chính là hàng
hóa và dịch vụ. Hàng hóa hay SP hữu hình là kq của quá trình sx thỏa mãn nhu cầu của
con người và tồn tại dưới dạng vật thể. DV hay sp vô hình là kq của quá trình sx thỏa
mãn nhu cầu của con người nhưng k tồn tại dưới dạng vật thể.
4. Yếu tố phản hồi: đề cập tới hệ thống thông tin phản hồi giúp phối hợp và điều chỉnh
các yếu tố của quá trình sản xuất . Tùy theo nhu cầu về sản phẩm và dv mà doanh nghiệp
phải điều chỉnh các yếu tố đầu vào sao cho hợp lí và điều chỉ quá trình biến đổi

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

88


Có tại photo Sỹ Giang
Câu 2. Phân biệt hàng hóa và dịch vụ qua một số đặc điểm cơ bản. Lấy ví dụ cụ thể
để minh họa cho sự khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ?

Phân biệt hàng hóa và dịch vụ
Chỉ tiêu
1.về hình thái sản phẩm
2.thời điểm tiêu dùng
3.thời gian tồn tại
4.khả năng dự trữ
5.sự tham gia của khách
hàng
6.đo lường chất lượng

Hàng hóa
Hữu hình
Tách biệt với sản xuất
Dài
Có thể dự trữ
Tham gia gián tiếp

Dễ đánh giá dựa vào các tiêu
chí định lượng
7.phạm vi phân phối bán Phạm vi phân phối có thể vận
hàng
chuyển
8. Đăng ký bằng sáng chế Dễ dăng ký

Dịch vụ
Vô hình
Gắn liền với sản xuất
Ngắn và nhanh
Không thể dự trữ
Tham gia trực tiếp

Khó lượng hóa
Phạm vi phân phối bị giới
hạn về địa lý
Khó đăng ký

Câu 3. Các mục tiêu của quản trị sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ nên
sắp xếp thứ tự các mục tiêu như thế nào?
QTSX là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hệ thống sản xuất
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.
Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất là tạo ra và cung cấp đầy đủ các sản phẩm và
dich vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả
các yếu tố đầu vào.
Mục tiêu cụ thể của quản trị sản xuất liên quan đến 4 khía cạnh: chi phí, chất lượng, tốc
độ và sự linh hoạt.
-Mục tiêu chi phí: một trong những mục tiêu đầu tiên của quản trị sản xuất là tối đa chi
phí sản xuất sản phẩm.
-Mục tiêu chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng mong muốn và kỳ
vọng của khách hàng.
-Mục tiêu tốc độ: liên quan tới thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

99


Có tại photo Sỹ Giang
-Mục tiêu linh hoạt: là khả năng thích ứng nhanh về đặc tính sản phẩm số lượng sản
phẩm hoặc mẫu mã thiết kế cho nhà nước và vai trò của phân tích rủi ro.
*Các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ có thể sắp xếp thứ tự các mục tiêu như sau: mục tiêu
tốc độ, mục tiêu linh hoạt, mục tiêu chất lượng, mục tiêu chi phí. Vì khách hàng thường

mong muốn bỏ ra ít thời gian nhưng vẫn được hưởng chất lượng các dịch vụ tốt nhất nên
các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ cần phải đặt mục tiêu tốc độ lên đầu tiên để thóa mãn
tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Câu 4. Khái niệm quản trị sản xuất và các mục tiêu cơ bản của quá trình sản xuất.
Vì sao mục tiêu linh hoạt ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh môi trường
kinh doanh hiện nay?
*Mục tiêu linh hoạt ngày càng quan trọng trong bối cảnh thị trường kinh doanh hiện nay
bởi vì thị hiếu của khách hàng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh và các yếu tố của môi
trường kinh doanh biến đổi không ngừng nên sự linh hoạt có ảnh hưởng tới sự sống còn
của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phải có khả năng liên tục sáng tạo để
thích ứng với sự thay đổi “cá biệt hóa hàng loạt” - sản phẩm sản xuất đại trà nhưng phải
cá biệt hóa theo nhu cầu của khách hàng và trở thành một thách thức rất lớn đối với
doanh nghiệp sản xuất.
Câu 5. Vì sao đạt mục tiêu chất lượng có ảnh hưởng quyết định tới thành công của
doanh nghiệp sản xuất?
Mục tiêu chất lượng là đảm bảo lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng mong muốn và kỳ
vọng của khách chính vì vậy mục tiêu chất lượng có ảnh hưởng quyết định tới thành công
của doanh nghiệp sản xuất do: ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ
cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường vì chất lượng của sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố
sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những
yêu cầu của khách hàng lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1010


Có tại photo Sỹ Giang

cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp
trên thị trường.
Câu 6. Các đặc điểm cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. Lấy ví dụ cụ thể
để phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp?
Những đặc điểm của cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay là:
- Toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh doanh.
- Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ. Tốc độ đổi mới công nghệ
nhanh, chu kì sản phẩm giảm, năng suất và khả năng máy móc thiết bị tăng,...
- Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nhiều nước. Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế.
- Các quốc gia tăng cường kiểm soát và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ
môi trường.
- Những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế xã hội dẫn đến sự thay đổi của nhu cầu.
CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU
Câu 7. Khái niệm và vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Các sai số trong dự báo thường do những nguyên nhân nào?
Dự báo : là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai
Dự báo nhu cầu của sản phẩm là dự đoán lượng sản phẩm /dịch vụ mà doanh nghiệp
phải chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm đối với hoạt động của doanh nghiệp:


Giúp DN đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược, chính sách và chiến

thuật kinh doanh:


Cơ sở để xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh


Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1111


Có tại photo Sỹ Giang


Giúp DN chủ động nắm bắt được các cơ hội kinh doanh



Giúp DN sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Các sai số trong dự báo thường do những nguyên nhân như:
-Nhận thức về dự báo chưa đúng.
-Dự báo thiếu cơ sở (dự báo hay đoán bừa).
-Các số liệu phục vụ cho công tác dụng báo không đầy đủ, không đảm bảo tính liên tục.
-Các yếu tố liên quan đến sự báo thay đổi và biến động.
-Dự báo không có kiểm chứng.
-Lựa chọn sai chuyên gia,...
Câu 8. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu sản phẩm. Lấy ví dụ một sản
phẩm/ ngành hàng cụ thể để minh họa?
1.Khái niệm: Dự báo nhu cầu của sản phẩm là dự đoán lượng sản phẩm /dịch vụ mà
doanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai.
2.Các nhân tố ảnh hưởng tới dự báo nhu cầu sản phẩm:
*Các nhân tố khách quan:
a.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố như: mức độ ổn định ( hay

biến động ) của chính trị, kinh tế xã hội theo chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, sự
tăng trưởng kinh tế vĩ mô với cascyeesu tố như GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ
lạm phát, thất nghiệp…; Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế với những biến động của các
yếu tố xã hội và dân cư.Các nhân tố khách quan nêu trên thường được phân tích, đánh giá
ở tầm vĩ mô, làm cơ sở cho các dự báo dài hạn và trung hạn, dự báo kinh tế và chính trị xã hội của mỗi nền kinh tế.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1212


Có tại photo Sỹ Giang
b.Các nhân tố thuộc môi trường vi mô của doanh nghiệp
+ Chu kì sống của sản phẩm, đặc điểm và tính chất sản phẩm, dich vụ và mức độ phù hợp
nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dv của DN;
+ Năng lực và động thái của các ĐTCT;
+ Gía cả và sự biếnđộng của quan hệ cung-cầu sp và dv trên tt;
+ Xu hướng và sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của KH
+ Nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm
Các nhân tố trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN ,
đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sản phẩm, dv vafvieejc dự báo nhu cầu sp đối
với DN đó.
VD: Việc xuất hiện ĐTCT mới, việc gia tăng mức độ cạnh tranh trên các thị trường đầu
vào và đầu ra của DN sẽ ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp và kq của việc dự báo
nhu cầu sp dv cạnh tranh.
*Các nhân tố chủ quan:
a.Năng lực sản xuất của dn
Bao gồm các nhân tố như:
+Sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng phục vụ kh của
dn

+ Khả năng đầu tư các nguồn lực cho sản xuất để đáp ứng nhu cầu của KH (công nghệ,
máy móc, thiết bị, tài chính, nhân lực,…)
+Chiến lược và chính sách MKT của DN
+ Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của DN so với ĐTCT

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1313


Có tại photo Sỹ Giang
b.Tổ chức công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của DN
Bao gồm các nhân tố:
+ Nhận thức và quan điểm về công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của người lãnh đạo DN.
+ Công tác tổ chức lực lượng làm công tác dự báo của dn
+ Quy trình và pp dự báo nhu cầu sp
+ Ngân sách dành cho công tác dự báo
=> Phân tích và đánh giá các nhân tố chủ quan trên có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến
công tác dự báo và kq dự báo nhu cầu sp, dv và chất lượng phục vụ khách hàng .
Câu 9. Các phương pháp dự báo định tính. Thiết kế phiếu điều tra để thu thập
thông tin dự báo qua khách hàng?
Dự báo định tính là dựa vào sự suy đoán, cảm nhận, nghĩa là phụ thuộc nhiều vào trực
giác kinh nghiệm, sự nhạy cảm của người làm dự báo. Các dữ liệu thu thập để phục vụ
dự báo chủ yếu là các dữ liệu định tính.
Các phương pháp dự báo định tính
+ Lấy ý kiến của ban điều hành + Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
+ Lấy ý kiến của khách hàng+ Lấy ý kiến chuyên gia (phương pháp delphi)
a.Lấy ý kiến của ban điều hành
Dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến ý kiến của ban giám đốc, cán bộ điều hành các phòng
ban chức năng (marketing, tài chính, sản xuất)

*Ưu điểm -Sử dụng kinh nghiệm và trúi tuệ của cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ ở cơ sở.
-Thông tin sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
*Nhược điểm -Chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ quan.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1414


Có tại photo Sỹ Giang
-Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người có quyền lực
b.Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
Nhân viên bán hàng sẽ dự đoán hàng bán được trong tương lai ở phạm vi/ khu vực mình
phạm phụ trách. Người quản lý sẽ thẩm định và tập hợp các dự báo riêng lẻ thành dự báo
nhu cầu bán hàng cho doanh nghiệp.
Phương pháp phổ biến đối với các công ty có hệ thống liên lạc tốt và đội ngũ nhân viên
trực tiếp bán hàng
*Ưu điểm -Phát huy được ưu thế của nhân viên bán hàng: họ là người hiểu rõ về nhu cầu
của khách hàng, số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm cần thiết.
*Nhược điểm-Phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng (lạc quan, bi quan,
mục tiêu cá nhân)
-Năng lực, trình độ không đồng đều.
c.Lấy ý kiến của khách hàng
Là phương pháp tập trung vào việc lấy ý kiến của KH (bao gồm KH hiện tại và KH tiềm
năng) về nhu cầu tiêu dùng sp của họ ( số lượng, chất lượng,chủng loại,…) làm cơ sở DL
cho việc dự bào nhu cầu SP
Có thể sd nhiều pp lấy ý kiến như: Phỏng ván trực tiếp, phỏng vấn qua đt, gửi phiếu điều
tra…
*Ưu điểm : Không chỉ giúp dự báo nhu cầu mà còn tìm hiểu được thị hiếu và những đánh
giá khác của khách hàng về sản phẩm để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.

*Nhược điểm
Chất lượng dự báo phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người điều tra
Tốn kém nhiều hơn công sức thời gian chi phí.
d.Phương pháp Delphi (phương pháp láy ý kiến chuyên gia)

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1515


Có tại photo Sỹ Giang
Lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp,mỗi chuyên gia đưa ra ý kiến
độc lập của họ về DBNCSP, pp này huy động được trí tuệ của nhiều chuyên gia khác
nhau về việc dự báo.
Các bước thực hiện pp
1.Tuyển chọn chuyên gia dự báo
2.Soạn soạn văn bản câu hỏi về lĩnh vực dự báo.
3. Gửi bảng câu hỏi cho các chuyên gia
4. Tập hợp và phân loại ý kiến ý kiến trả lời của các chuyên gia.
5.Gửi các chuyên gia tham khảo bảng tổng hợp ý kiến, đặc biệt là các ý kiến khác
biệt (không cho ai biết ai đưa ra nhận định nào).
6.Lặp lại bước 3-5 đến khi các ý kiến gần thống nhất.
*Ưu điểm: Tạo ra và nhận được ý kiến phản ứng hai chiều từ người ra quyết định đến các
chuyên gia và ngược lại
Tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân.
Không có sự va chạm giữ người này và người khác hoặc bị ảnh hưởng bởi một người nào
đó có ưu thế hơn
*Hạn chế: Đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các điều tra viên và nhà quản trị
Qúa trình triển khai thực hiện khá phức tạp và cũng khá tốn kém
Phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm cũng như sự thay đổi thành phần của

các chuyên gia.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1616


Có tại photo Sỹ Giang
Câu 10. Khái niệm và các đặc điểm của chuỗi dữ liệu theo thời gian. Lấy ví dụ một
sản phẩm cụ thể để minh họa cho bốn đặc điểm: tính xu hướng, tính thời vụ, tính
chu kỳ và biến động ngẫu nhiên?
Chuỗi dữ liệu theo thời gian (còn gọi là nhu cầu theo thời gian) là tập hợp các dữ liệu
được thu thập và sắp xếp theo một đơn vị thời gian (năm, quý, tháng, tuần, ngày) từ quá
khứ đến hiện tại.
Đặc điểm của chuỗi dữ liệu theo thời gian
-Tính xu huớng: thể hiện thông qua sự thay đổi của nhu cầu theo thời gian.
-Tính thời vụ: thể hiện qua sự thay đổi của nhu cầu trong khoảng thời gian xác định và
mang tính đặt đi lặp lại.
-Tính chu kỳ: thể hiện sự thay đổi của dòng cầu trong khoảng thời gian tương đối dài. Sự
biến động này thường gắn liền với chu kỳ kinh tế hoặc chu kỳ sống của sản phẩm
-Tính biến động ngẫu nhiên là sự biến động ngẫu nhiên của nhu cầu do các yếu tố ngẫu
nhiên tác động không theo quy luật và không thể giải thích bởi các tính chất trên.
* ví dụ: nhu cầu về mua sắm quần áo.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ
HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT
11. Khái niệm thiết kế sản phẩm và các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm.
Tốc độ phát triển sản phẩm có ảnh hưởng như đến khả năng thành công của sản
phẩm khi đưa ra thị trường?
Thiết kế sản phẩm là hoạt động bao gồm việc định hình, sáng tạo, đổi mới và tạo ra sản
phẩm xuất phát từ một nhu cầu cần phải thỏa mãn. Sản phẩm dự kiến có thể là mới hoàn

toàn hoặc được cải tiến từ một sản phẩm đã có.
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm:

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1717


Có tại photo Sỹ Giang
+người sử dụng (các yêu cầu cụ thể về tính năng của sản phẩm),
+doang nghiệp (khả năng sản xuất của doanh nghiệp),
+thị trường (sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, khả năng thương mại hóa sản phẩm).
Qúa trình thiết kế sản phẩm cần những tiêu chí sau
-Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng: câu hỏi đầu tiên cần trả lời là sản phẩm có thể
đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến đâu. Nếu khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
không tốt hơn trước đây hoặc không tạo ra được ưu thế cạnh tranh thì ý tưởng dù có hay
cũng không thể sử dụng để phát triển sản phẩm mới.
- Tốc độ phát triển sản phẩm: cần xác định xem cần bao nhiêu thời gian để sản phẩm có
thể được đưa ra thị trường. Khoảng thời gian này bao gồm cả thời gian nghiên cứu, thiết
kế sản phẩm, chế thử sản phẩm, rút kinh nghiệm đưa ra sản xuất đại trà và đưa sản phẩm
ra tiêu thụ trên thị trường. Khi sản phẩm được đưa ra thị trường doanh nghiệp có thể thu
được lợi nhuận không, có đáp ứng được yêu cầu thu hồi vốn hay không?
-Chi phí cho sản phẩm: là chi phí cho toàn bộ các hoạt động từ khi nghiên cứu, thiết kế,
tiến hành sản xuất cho tới khi đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối đến tay người tiêu
dùng. Yêu cầu chung cho tôi xem xét và cân nhắc là phải đảm bảo mức chi phí sao cho
toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất.
*Tốc độ phát triển sản phẩm có ảnh hưởng như đến khả năng thành công của sản
phẩm khi đưa ra thị trường?
- Tốc độ phát triển sản phẩm: cần xác định xem cần bao nhiêu thời gian để sản phẩm có
thể được đưa ra thị trường. Khoảng thời gian này bao gồm cả thời gian nghiên cứu, thiết

kế sản phẩm, chế thử sản phẩm, rút kinh nghiệm đưa ra sản xuất đại trà và đưa sản phẩm
ra tiêu thụ trên thị trường. Ở đây không chỉ là vấn đề thời gian dài hay ngắn mà là sản
phẩm có thể được đưa ra sớm hay muộn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Khi sản phẩm

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1818


Có tại photo Sỹ Giang
được đưa ra thị trường doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận không, có đáp ứng được
yêu cầu thu hồi vốn hay không?
Câu 12. Các phương pháp phát triển ý tưởng về sản phẩm. Nêu ý tưởng cải tiến một
sản phẩm thân thuộc với đời sống hàng ngày?
Các phương pháp phát triển ý tưởng về sản phẩm:
Đồ thị trực giác: là phương pháp được thực hiện nhằm so sánh nhận thức của khách hàng
về những sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Đối thủ cạnh tranh sẽ là nguồn của những ý tưởng
và là động lực thúc đẩy doanh nghiệp hành động. Đô thị trực giác so sánh nhận thức của
khách hàng về những sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. -Chuẩn so sánh: là việc so sánh sản phẩm hoặc quy trình sản xuất của doanh
nghiệp với sản phẩm/quy trình có chất lượng cao nhất cùng loại. Trước hết DN phải tìm
đc những sp hoặc quy trình sx có clg cao nhất, ss với sp cùng loại của DN và thực hiện
cải tiến từ những kq ss
-Kỹ thuật ngược: là phương pháp tìm kiếm ý tưởng từ phía đối thủ cạnh tranh. DN có thể
mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh , tháo dỡ sản phẩm, nghiên cứu khám phá cẩn
thận, từng chi tiết trong sp của ĐTCT từ đó thực hiện cải tiến cho những sản phẩm của
mình
Câu 13. Ba nội dung cơ bản của thiết kế sản phẩm là thiết kế chức năng, thiết kế
kiểu dáng và thiết kế sản xuất. Lấy ví dụ minh họa về thiết kế chức năng cho một
sản phẩm cụ thể?

Thiết kế chức năng sản phẩm:Thiết kế chức năng sản phẩm làm việc xác định những đặc
tính của sản phẩm. Đây là một phần quan trọng trong mẫu thiết kế ban đầu đòi hỏi sự
quan tâm thích đáng của kỹ sư thiết kế. Thiết kế chức năng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu
cầu về đặc điểm sản phẩm mà bộ phận marketing đưa ra để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng. Các đặc tính quan trọng cần xem xét là khả năng sử dụng (dễ sử dụng, dễ học cách
sử dụng, sự thuận tiện của sản phẩm khi dùng), độ tin cậy (khả năng không thể sai hỏng
của sản phẩm trong một khoảng thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra
lỗi), khả năng bảo trì (khả năng sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng nếu sản phẩm bị hư

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

1919


Có tại photo Sỹ Giang
hỏng).
Thiết kế kiểu dáng sản phẩm :Thiết kế kiểu dáng tức là quan tâm tới khía cạnh thẩm mỹ
sản phẩm được nhìn thấy và cảm nhận như thế nào trong con mắt khách hàng. Thiết kế
kiểu dáng sản phẩm nhằm tạo ra các tiêu chuẩn vật lý của sản phẩm như: hình dáng, màu
sắc, kích cỡ, thẩm mỹ, sự lôi cuốn đối với khách hàng các đặc trưng cho sử dụng cá
nhân,... Trong nhiều trường hợp việc thiết kế chức năng phải được điều chỉnh để đảm bảo
sản phẩm có tính thẩm mỹ.
Thiết kế sản xuất:Thiết kế sản xuất được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản
phẩm mới được dễ dàng và đạt hiệu quả về chi phí. Các phương pháp thường được sử
dụng trong thiết kế sản xuất bao gồm đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và thiết kế theo
môđun.
14. Các loại quá trình sản xuất theo tính chất lặp lại. Lấy ví dụ minh họa cho từng
loại quá trình này?
Theo tiêu chí và số lượng sản phẩm sản xuất ra và tính chất lặp lại trong quá trình sản
xuất có 4 kiểu quá trình sản xuất là sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo lô, sản xuất hàng

loạt và sản xuất liên tục.
-Sản xuất đơn chiếc (hay sản xuất theo dự án): là loại hình sản xuất gián đoạn và được
làm theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại hình sản xuất có chủng loại sản phẩm được
sản xuất ra rất nhiều nhưng số lượng mỗi loại sản phẩm sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi
loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc, quá trình sản xuất không
lặp lại thường được tiến hành một lần. Ví dụ nhà may nhỏ may áo theo yêu cầu của từng
khách hang
-Sản xuất theo mẻ/ lô: đây là lại sản xuất mà các mẫu mã hay chủng loại sản phẩm sản
xuất lặp lại với số lượng nhất định nhưng số lượng chưa đủ lớn để hình thành dây chuyền
sản xuất. Ví dụ một cửa hàng bánh mì mỗi buổi sáng sản xuất ra một mẻ bánh mì với vài
chủng loại sản phẩm.
-Sản xuất hàng loạt: là loại hình sản xuất có số lượng lớn các sản phẩm có đặc điểm
giống nhau, sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa và cung cấp cho thị trường rộng lớn. áp

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2020


Có tại photo Sỹ Giang
dụng đối với các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối
nhiều nhưng khối lượng sản xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại
sản phẩm có thể được hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất
phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với mỗi loại
sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên chúng mang tên "sản
xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng
cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất
-Sản xuất liên tục: là quá trình sản xuất với các công đoạn nối tiếp nhau, liên tục không
thể dừng do tính chất đặc thù của nguồn nguyên liệu đầu vào và đòi hỏi của quy trình
công nghệ. Ví dụ sản xuất các chế phẩm hóa học, sản xuất bia rượu

15. Khái niệm và bốn thành phần cơ bản của công nghệ. Lấy ví dụ một loại công
nghệ cụ thể để minh họa cho từng thành phần nêu ra?
Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức những quy trình được
sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm dịch vụ.
Bốn thành phần cơ bản của công nghệ:
-Phương tiện hữu hình: máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ và những yếu tố vật chất hữu
hình khác để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ.
-Con người: người vận hành,, quản lý kiểm soát các phương tiện sản xuất.
-Phương thức tổ chức: các tổ chức kết hợp nguồn lực con người và thiết bị để đạt được
hiệu quả sử dụng cao nhất.
-Thông tin: bao gồm các thông tin về tính năng kỹ thuật của các phương tiện sản xuất, các
bước công nghệ, quy trình vận hành, lịch bảo dưỡng, những hư hỏng thường gặp, những
kỹ năng vận hành cần thiết, các chuẩn mực về kết quả nhu yêu cầu vật liệu.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2121


Có tại photo Sỹ Giang
16. Công suất và ba loại công suất cơ bản. Doanh nghiệp nên hoạt động ở mức công
suất nào. Lấy ví dụ một cơ sở sản xuất cụ thể để minh họa cho câu trả lời của anh
(chị)?
Công suất: là khả năng sản xuất tối đa của một đối tượng sản xuất trên một đơn vị thời
gian. Đối tượng sản xuất có thể là con người, máy móc, thiết bị, dây chuyền, phân xưởng,
nhà máy hay toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.
Ba loại công suất cơ bản là: công suất thiết kế, công suất hiệu quả, và công suất thực tế.
-Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện theo công bố
của nhà cung cấp (máy, thiết bị,...) Với các điều kiện vận hành như thiết kế. Đây là giới
hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Thực tế rất khó đạt

được công suất thiết kế.
-Công suất hiệu quả: là tổng đầu ra tối đa là doanh nghiệp kỳ vọng đạt được trong những
điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, kho bãi, lao động, quản lý,... Công suất hiệu quả được
thể hiện bằng mức độ sử dụng (tỉ lệ %) công suất thiết kế. Trong thực tế công suất hiệu
quả là công suất mong muốn của doanh nghiệp.
-Công suất thực tế: là tổng đầu ra mà doanh nghiệp thực hiện được trong thực tế. Không
phải lúc nào mà doanh nghiệp cũng tổ chức sản xuất được như kỳ vọng mà có thể xảy ra
những trục trặc, bất thường không kiểm soát được vì thế khối lượng sản xuất ra sẽ thấp
hơn dự kiến.
Doanh nghiệp nên hoạt động ở mức công suất hiệu quả vì: Nhu cầu của thị trường
không sử dụng hết sản phẩm nếu sản xuất ở mức công suất thiết kế làm dư thừa những
sản phẩm không sử dụng hết gây ra tổn thất lớn về chi phí để sản xuất ra những sản phẩm
dư thừa. Máy móc, thiết bị cũng dễ bị hỏng hóc hơn khi hoạt động ở công suât cao hơn
công suất mong muốn làm doanh nghiệp có thể tốn chi phí cho sủa chữa hỏng hóc máy
móc, thiết bị. Nhân công vận hnahf máy móc làm việc trong thời gian nhất định nên nếu
sản xuất ở công suất cao hơn thì nhân công sẽ phải tăng ca và doanh nghiệp cũng phải trả

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2222


Có tại photo Sỹ Giang
chi ví tiền lương cho việc tăng ca của nhân viên mà chi phí trả lương cho tăng ca lại cao
hơn nhiều so với mức lương cơ bản trả cho nhân viên.
*Ví dụ: một doanh nghiệp chuyên sản xuất xe đạp có công suất thiết kế là 2600
chiếc/ngày. Căn cứ vào điều kiện hiện tại doanh nghiệp tính toán công suất hiệu quả là
2000 chiếc/ngày. Tuy nhiên khi đi vào sản xuất doanh nghiệp chỉ sản xuất được 1800
chiếc/ngày.
Chương 4: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP

17. Khái niệm và vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa về ảnh hưởng của địa điểm
sản xuất tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp?
Địa điểm sản xuất hay còn được gọi là vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nơi
là doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh
doanh.
Vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
-Địa điểm sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp theo
quan điểm “an cư, lạc nghiệp”.
-Địa điểm sản xuất góp phần quan trọng vào việc xây dựng nâng cao hiệu quả của quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở giảm chi phí, tăng sản lượng tiêu
thụ, ổn định sản xuất kinh doanh.
-Hạn chế được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do địa điểm mang lại.
-Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ những lợi thế về địa điểm kinh
doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2323


Có tại photo Sỹ Giang
*Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của địa điểm sản xuất tới hiệu quả sản xuất kinh doanh:
các nhà máy sản xuất cà phê thường ở trên cao nguyên trồng cà phê do loại chi phí sản
xuất ở khu vực này khá rẻ so với các địa điểm khác, gần nguồn nguyên liệu, hạ tầng giao
thông rộng rãi, thuận tiện cho việc chuyên chở, chất lượng nguyên liệu thuộc loại tốt
nhất.
18. Các nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng đặt nhà máy sản
xuất của doanh nghiệp. Nhân tố lao động có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động

của nhà máy trong tương lai. Ví dụ minh họa?
Các nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng đặt nhà máy sản xuất của
doanh nghiệp
-Các điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố như địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng,
tài nguyên, kinh tế,...
-Các điều kiện văn hóa xã hội: bao gồm tình hình dân số, dân cư, phong tục tập quán, thói
quen, thái độ của chính quyền địa phương, của lao động và năng suất lao động ,các hoạt
động kinh tế của địa phương cơ sở hạ tầng của địa phương, trình độ văn hóa khoa học kỹ
thuật, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự phát triển của ngành lĩnh
vực sản xuất ơhuj trợ trong vùng,..
-Các điều kiện kinh tế của địa phương: bao gồm khả năng cung ứng các yếu tố vào cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính, phụ,
nguồn cung ứng nhân lực,, nguồn cung ứng dịch vụ tình hình thị trường, mức thu nhập
bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế của vùng tình hình giao thông vận tải, các đối
thủ cạnh,...
-Thị trường tiêu thụ
-Nguồn nguyên liệu
-Nhân tố lao động: số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2424


Có tại photo Sỹ Giang
Ảnh hưởng của nhân tố lao động đến hoạt động của nhà máy trong tương lai.
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại nó là chủ yếu. Đặc điểm
của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ
chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả các hoạt
động sản xuất kinh doah của doanh nghiệp sau này.

Nguồn lao động dồi dào được đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là
một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao
động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư. Nhưng
cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao và hỏi gần thành phố lớn, gần trung tâm đào
tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh
nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường
muốn đặt doanh nghiệp của mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên khi
phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động
trung bình của vùng.
Thái độ lao động đối với thời gian với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động cũng tác
động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư
có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hóa khác nhau. Việc chọn
phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt
về văn hóa của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
19. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vị trí nhà máy sản xuất của doanh
nghiệp. Yếu tố điều kiện giao thông nội vùng ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
của nhà máy trong tương lai. ví dụ
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định vị trí
-Điều kiện giao thông nội vùng

Phô tô Sỹ Giang luôn cập nhật tài liệu mới

2525


×