Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số biện pháp gây hứng thú trong môn mỹ thuật cho học sinh cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1. Học và tên người đăng ký: PHAN BÁ LỘC
2. Chức vụ: giáo viên. Tổ Phó Tổ GDCD + Âm Nhạc + Mĩ Thuật
3. Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Dạy Mỹ Thuật 9a1 – 9a9; 6a1 – 6a5, 7a1 – 7a10;
8a5 – 8a10
5.Tên đề tài sáng kiến “Một số biện pháp gây hứng thú trong môn Mỹ Thuật cho học
sinh cấp THCS”.
6.Lĩnh vực đề tài sáng kiến : Mỹ Thuật
5.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú trong môn Mĩ Thuật cho học sinh
cấp THCS”.Lĩnh vực: Mĩ thuật
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Nội dung sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm gây hứng thú trong môn Mĩ Thuật
cho học sinh cấp “THCS”. Trong đó giáo viên phải tạo được “hứng thú sự say mê”
khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho HS một động cơ học tập,
có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì các em
tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất
quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của HS mang lại hiệu quả cao, tránh được
sự căng thẳng và nhàm chán trong tiết học.
8. Thời gian địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2018 – 2019 và những năm học tiếp theo
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng thường xuyên trong mỗi tiết dạy, tại trường THCS Thị Trấn Tri
Tôn. Trong những giờ dạy Mỹ Thuật của trường
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong trường THCS Thị Trấn Tri Tôn, và có thể nhân rộng ra các
đơn vị trường bạn trong huyện.
11. Kết quả đạt được (Lợi ích kinh tế, xã hội đạt được)
Sáng kiến mang lại hiệu quả khá cao, tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh,


giúp học sinh học tập chủ động tích cực hơn, không còn thấy nhàm chán trong học tập
nữa.
Tri Tôn, Ngày 20 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Phan Bá Lộc


PHÒNG GD- ĐT TRI TÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TRI TÔN

Độc lập – Tụ do – Hạnh phúc
Tri Tôn, ngày 31 tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG MÔN MỸ THUẬT
CHO HỌC SINH CẤP THCS
I.

Sơ lược lí lịch tác giả:
-

Họ và tên: PHAN BÁ LỘC. Nam

-


Ngày tháng năm sinh: 10/03/1979

-

Nơi thường trú : Khóm II thị trấn Tri Tôn – huyện Tri Tôn – AG

-

Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn Tri Tôn

-

Chức vụ hiện nay: Tổ phó tổ GDCD + ÂM NHẠC + MĨ THUẬT

-

Lĩnh vực công tác : Dạy Mỹ Thuật cấp THCS

II.

Tên sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú trong môn Mỹ Thuật cho
học sinh cấp THCS”.Lĩnh vực: Mỹ thuật

III.

Lĩnh vực: Mỹ Thuật

IV.

Mục đích yêu cầu của sáng kiến:


1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn mĩ thuật ở trường
THCS nhiều năm cũng rất bân khuân, trăn trở. Tôi nhận
thấy rằng từ khi smartphone ra đời thì học sinh có nhiều
suy nghĩ lệch lạc, thiếu lí tưởng sống, không hứng thú, mặn
mà với việc học nữa. So với thời gian 5 đến 10 năm về
trước thì tình hình học tập của học sinh xuống dốc rất
nhiều, bên cạnh đó nhân cách đạo đức xuống cấp trầm
trọng, học sinh thiếu tôn trọng giáo viên, nhiều học sinh có
thái độ nghênh ngang, ngổ ngáo... Nhiều em chưa hiểu tại sao mình phải đến trường học
để làm gì? Tại sao phải tập trung nghe thầy cô giảng bài....
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua
ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh. Xã hội mới đang
cần mô hình người lao động mới năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển
của thời đại, đang đòi hỏi những phương pháp giáo dục, đào tạo mới. Mô hình Trong xu
thế hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người giáo viên sang phương
pháp tập trung vào vai trò của HS. Nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của
HS. Phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của HS ở mức cao
nhất, Giáo viên phải tạo được “hứng thú sự say mê” khơi dậy ở các em lòng ham hiểu
biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho HS một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu
những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi,
hào hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp
cho việc học tập của HS mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán
trong tiết học.


3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
* Tiến trình thực hiện

Sáng kiến được thực hiện dựa trên thực tế giảng dạy nhiều
năm tại đơn vị. Ngày nay trong xã hội có rất nhiều nghề
nhưng khó nhất có lẻ là nghề day học, dạy học môn Mỹ
Thuật lại càng khó hơn vì đó là dạy cho học sinh biết cảm
nhận cái đẹp, ứng dụng cái đẹp đó vào thực tế cuộc sống...
Một lớp học với hơn 40 học sinh, mỗi học sinh có hoàn cảnh
gia đình cuộc sống khác nhau, diễn biến tâm lí của mỗi em
cũng rất phức tạp, khi vui vẻ, phấn khởi, thì tiếp thu kiến thức
hào hứng, dễ dàng và có hiệu quả, khi bực bội, thiếu hứng
thú, thiếu tập trung, dẫn đến nói chuyện gây mất tự trong lớp,
không tiếp thu được bài...Vì vậy để truyền đạt kiến thức cho
học sinh đòi hỏi giáo viên phải nổ lực rất nhiều, áp dụng
nhiều phương pháp trong giảng dạy. Đó cũng là lí do tôi chọn
đề tài này “Một số biện pháp gây hứng thú trong môn Mỹ
Thuật cho học sinh cấp THCS”
Với thực trạng trên tôi nghĩ vai trò trách nhiệm của người thầy hết sức nặng nề.
không chỉ giảng dạy kiến thức chuyên môn, mà còn phải giáo dục nhân cách lí tưởng
cho học sinh và phải còn dạy bao nhiêu thứ khác nữa ...Về phía giáo viên tôi nghĩ phải
mạnh dạn thay đổi từ tư duy cho đến phương pháp giảng dạy, sau khi nghiên cứu nhiều
phương pháp giáo dục hay bản thân tôi tâm đắc nhất là “ gây hứng thú cho học sinh”
chỉ khi nào nào học sinh có hứng thú, tâm trạng thoải mái, say mê, yêu thích bộ môn của
mình phụ trách thì mới học tốt được.
* Thời gian thực hiện:
Sáng kiến được tìm tòi và nghiên cứu nhiều năm. Địa điểm nghiên cứu tại trường
THCS Thị Trấn Tri Tôn. Áp dụng vào giảng dạy môn Mĩ Thuật tại trường THCS Thị
Trấn Tri Tôn trong nhiều năm nay, và cho những năm học tiếp theo.
* Biện pháp tổ chức:
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn
bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng

thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh.
1. Một số biện pháp gây hứng thú
Mĩ thuật là một trong những môn học tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải có kiến
thức, phải nghĩ, phải thích thú và không gò ép... Vì vậy dạy Mỹ thuật giáo viên cần tạo
cho học sinh sự phấn khởi, chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Muốn được
vậy giáo viên cần phải có nghệ thuật truyền đạt, hay nói cách khác là nghệ thuật dạy
học. Phải làm cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp nhận, chờ đón những điều mới
mẽ. Để thực hiện những việc trên qua thực tế giảng dạy tôi tìm ra được một số biện
pháp nhằm gây hứng thú học môn mĩ thuật cho học như sau:


1.1: Giáo viên cần phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
Tôi nghĩ rằng trong
1 tiết học muốn gây được
sự thích thú cho học sinh
thì việc chuẩn bị kĩ về đồ
dùng dạy học rất quan
trọng.
Giáo viên chuẩn bị
đồ dùng dạy hoc kĩ thì
chúng ta sẽ khai thác
được trọng tâm của bài.
Trong 1 giờ học mĩ thuật
học sinh thường xuyên
tiếp xúc với cái đẹp vì thế
giáo viên cần chuẩn bị đồ
dùng dạy học cho từng
phân môn đảm bảo yêu
cầu đẹp, đúng trọng tâm
của từng bài sát với thực

tế. Dạy trên những gì học
sinh nhìn thấy như hình
vẽ, tranh ảnh cả lời nói
diễn cảm có hình ảnh có
tính trực quan. Sử dụng
đồ dùng dạy học giúp hs
lĩnh hội tri thức nhanh cụ
thể. Ngoài ra còn tác động
đến xúc cảm của học sinh
bằng việc sử dụng đồ
dùng dạy học giáo viên
cung cấp kiến thức từ
khái quát đến chi tiết, tạo
cảm hứng để học sinh suy
nghĩ tìm tòi ý tưởng mới
của bài học.
Để phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học
giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị
đồ dùng dạy học đảm bảo rõ nội dung. Sử dụng đồ dùng
dạy học đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng . Kết hợp
nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy
học cùng với nét vẽ minh họa để cho học sinh lĩnh hội
đồng thời bằng cả thị giác và thính giác.
Giáo viên cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ tranh của
học sinh hoặc của họa sĩ để làm tư liệu giảng dạy cần
phân loại từng bài dạy sao cho sát với đối tượng. Chính
những bài vẽ của học sinh mới là minh chứng sinh động
cho bài dạy bởi chúng sát nội dung, yêu cầu của bài học
phù hợp với khả năng của học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học
tập.



Ngoài ra giáo viên cần nghiên cứu làm đồ dùng dạy học sát với từng bài học và
thực tế địa phương
Nếu giáo viên dạy mĩ thuật mà không có đồ dùng dạy học không biết khai thác
tranh thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, các em sẽ không vận dụng được vào bài vẽ, vào
cuộc sống hằng ngày thì mang lại hiệu quả không cao. Ngoài ra học sinh cũng cần phải
sưu tầm tranh ảnh mà giáo viên yêu cầu
Ví dụ như khi dạy các bài thường thức mĩ thuật, hay tranh đề tài về trò chơi dân
gian.... mà không có tranh minh họa thì không thể gây hứng thú học tập cho học sinh
được.
Tóm lại: Đồ dùng dạy học là ngôn ngữ của mĩ thuật với đường nét, hình mảng,
màu sắc, bố cục, hình khối,… dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri
thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn.
1.2: Chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh
Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng
đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
Ví dụ1: Trong bài vẽ trang trí: Thay vì các em phải tìm họa tiết cho phù hợp với các
mảng nền, những mảng nền giống nhau thì phải vẽ họa tiết giống nhau ... Đối với những
những sinh có năng khiếu thì thực hiện khá dễ dàng, còn những học sinh không năng
khiếu thì đó là cả một vấn đề, tôi thấy thường trong một lớp có từ 3 – 5 em có năng
khiếu, có lớp 1- 2 em, thậm chí không có em nào. Theo tôi có thể cho các em cắt bằng
giấy bìa cứng tạo họa tiết ở một góc, các góc còn lại can lại với cách làm này vừa nhanh
ít mất thời gian, vừa gây được hứng thú học tập với các em, giảm được sự nhàm chán đối
với các em không năng khiếu.
Ví dụ 2: Trong các bài thường thức Mĩ thuật để phát huy tính tích cực cho học sinh
tôi thường làm như sau:
Tôi cho học sinh đọc sơ lược
qua nội dung bài học, sau đó chia
nhỏ nội dung từng phần, mỗi

phần tương ứng với một nhóm,
sau đó yêu các nhóm thảo luận
đưa ra nội dung chính theo sự
gợi ý của giáo viên, thời gian
thảo luận nhiều hay ít tùy theo
từng bài, sau đó yêu cầu các
nhóm lên bảng trình bày phần
thảo luận của nhóm mình, tiếp
theo là phần nhận xét, các nhóm
tự nhận xét với nhau, cuối cùng
là phần nhận xét kết luận của
giáo viên... Học sinh chủ động
tìm kiếm kiến thức cho mình, có vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động trong
học tập và các em sẽ nắm được bài rất nhanh.
Đổi mới phương pháp dạy học không nằm ngoài việc đổi mới cách dạy của giáo
viên và cách học của học sinh. Nhằm giúp hs từ cách học thụ động chuyển sang cách
học tự học chủ động nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo. Muốn cho học sinh
tích cực chủ động trong học tập thì giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong
học tập.
Muốn tiết dạy đem lại kết quả như mong muốn, người giáo viên phải nghiên cứu
bài, nghiên cứu tổ chức tốt các hoạt động học tập có khoa học, gây hấp dẫn và hứng thú


trong mỗi tiết học. Luôn tạo cho không khí lớp học vui vẻ, hào hứng, đưa kiến thức vào
học sinh một cách nhịp nhàng tự nhiên nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.3: Tổ chức dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình
thức giảng dạy cho học sinh học
tập tích cực, trong đó học sinh
được tổ chức thành các nhóm

một cách thích hợp. Trong nhóm
học sinh được thảo luận và
hướng dẫn làm việc hợp tác với
nhau, các em sẽ hỗ trợ nhau về
dụng cụ học tập như giấy, viết
chì , gươm, màu .v..v.
Hoạt động nhóm giúp các
em rèn luyện và phát triển kĩ
năng làm việc, kĩ năng giao tiếp
tạo điều kiện cho học sinh học
hỏi lẫn nhau, phát huy được vai trò
trách nhiệm của từng cá nhân. Các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà
mình không thể làm được trong một thời gian nhất định.
Tổ chức dạy học theo nhóm sẽ tạo học sinh hoàn thành bài vẽ của mình, giáo viên
có bài để đánh giá học sinh ngay tại cuối tiết học, nếu được nhận xét nhiều bài trong tiết
học học sinh sẽ biết được những điểm đã làm được giúp giáo viên phát hiện và bồi
dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn học.
Phát huy được tính tập thể phối hợp cùng suy nghĩ cùng làm việc thảo luận để
cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể là hoàn thành yêu cầu bài vẽ
Mỗi tiết học tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các
em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt động nhóm là rất
quan trọng, không nhất thiết là hoạt động nào cũng cần hoạt động nhóm mới có hiệu
quả, mà tùy vào yêu cầu của từng bài áp dụng hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn.
Ví dụ : như các bài vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu ...
Như vậy việc tổ chức dạy học theo nhóm sẽ giúp hs được học tập, trao đổi, thảo
luận với nhau, đưa ra những ý kiến cá nhân, góp ý cùng tập thể, học hỏi từ các bạn.
Cuối cùng là các em thích học môn mỹ thuật các em hiểu và yêu mến cái đẹp và vận
dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt học tập hằng ngày
1.4: Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và
trò

Mỗi người giáo viên dạy mĩ thuật khi bước lên lớp việc đầu tiên phải tạo không khí
lớp học vui vẻ, hào hứng là việc rất quan trọng. Nếu cần mở đầu bài dạy hay kết thúc
bài dạy nên tổ chức trò chơi mang tính giáo dục.
Ví dụ1: khi dạy bài vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Giáo viên cho sinh hát bài hát nói về thầy cô. Sau đó hỏi học sinh ý nghĩa của bài hát đó
là gì?
(Vào bài như thế cũng rất vui và hào hứng học sinh biết được ý nghĩa của bài hát )
Ví dụ 2: khi dạy bài vẽ tranh đề tài tự chọn
Giáo viên chia bảng ra 4 phần bằng nhau, yêu cầu 4 HS lên bảng tìm đề tài để vẽ
trong khoản thời gian một lời bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” sau đó sẽ khen thưởng
cho bạn nào tìm được nhiều đề tài nhất,... Làm như vậy, lớp học sẽ hào hứng và hấp dẫn
học sinh càng dễ dàng quan sát và chọn nội dung từ lời giới thiệu của bạn mình.


Như vậy giới thiệu đối với 1 bài mới là rất cần thiết và cần thiết hơn khi giáo viên
tìm được cách giới thiệu gây được sự kích thích, hứng thú đối với học sinh
Thường xuyên khen học sinh để các em tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi,
tránh chê bai hay dùng đòn roi khiến học sinh sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học
- Tóm lại: Giáo viên phải dẫn dắt vào bài mới ngay từ đầu tiết cũng làm tăng tính
hứng thú trong học tập của học sinh trong giờ học. Nếu dẫn dắt tốt thì sẽ gây hứng thú
học tập của học sinh, vì việc dẫn dắt vào bài nó đem đến tình huống có vấn đề sau đó
học sinh quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của tiết học
cũng như nhớ bài được lâu và được khắc sâu một cách có khoa học.
1.5: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Đổi mới việc kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh
cũng là phương pháp dạy học tốt.
Vì thế việc kiểm tra cần thường
xuyên, khách quan sẽ gây hứng
thú, động viên khích lệ học sinh:

- Kiểm tra đánh giá lúc quan
sát nhận xét
- Kiểm tra đánh giá lúc thực
hành
- Kiểm tra đánh giá nhận xét
cuối giờ học
Ví dụ: Kiểm tra đánh giá lúc
thực hành: lúc thực hành giờ vẽ theo mẫu, giáo viên quan sát học sinh vẽ và khi phát
hiện nhiều học sinh mắc lỗi bố cục, giáo viên có thể cho dừng giờ lại ít phút đặt bài
chưa tốt đó cạnh mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh nhận xét để tìm ra chỗ
chưa đúng của bài. Như thế học sinh sẽ hiểu thêm, tự điều chỉnh bổ sung kịp thời chỗ
chưa đúng ( với cách đánh giá này học sinh được học ngay trên hiện trạng bài vẽ của
mình. Như thế học sinh sẽ hiểu biết và thích học hơn)
Giáo viên dạy mỹ thuật cần biết kết quả của mỗi tiết dạy được thể hiện cụ thể ở
ngay trên từng bài tập của học sinh. Vì vậy khi giáo viên gặp những bài hoàn thành
chưa tốt không nên chê mà hãy động viên và cho phép học sinh về nhà làm lại bài ( vì
một số học sinh hiểu được, cảm thụ được nhưng rất khó thể hiện)
Khi đánh giá kết quả học mĩ thuật ở cuối giờ giáo viên chỉ nên gợi ý cho học sinh
tự đánh giá lẫn nhau. Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh nói lên nhận
xét rồi tự đánh giá mức độ hoàn thành của mình để rồi tiếp tục hoàn thiện bài hơn.
Ví dụ: 1 số câu hỏi gợi ý đánh giá
Những bài vẽ trên đây bài vẽ nào đẹp? Vì sao bài đẹp? Đẹp ổ chỗ nào?
Bài nào chưa đẹp ? Vì sao? Làm thế nào cho đẹp?
Bố cục bài vẽ như thế nào? Màu sắc ra sao?
Cuối cùng dánh giá chung cho tất cả các bài, chú ý động viên học sinh kém,
khuyến khích học sinh khá giỏi
1.6 Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục
tiêu, lợi ích của bài học
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích
của việc học để tạo động cơ học tập. Vd: trong các bài vẽ trang trí thì giáo viên có thể

động viên các em, nếu làm tốt được các bài trang trí sau này có thể trở thành nhà thiết kế
thời trang... Trong bài vẽ theo mẫu nếu quan sát và vẽ tốt mẫu thì sau này sẽ có khả năng
trở thành kiến trúc sư ... Ngay từ những ngày đầu đối với HS lớp 6, chúng ta cần làm cho
các em nhận thức về lợi ích của việc học bộ môn của mình từ đó gớp phần tạo nên hứng


thú học tập cho các em. Với mỗi bài học
cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh
nhận ra tính lợi ích của từng bài.
1.7 Tạo hứng thú học tập bằng
cách tác động vào nội dung dạy học
Hứng thú của học sinh cũng được
khơi dậy khi giáo viên chỉ ra cái đẹp và
cái chưa đẹp trong bài vẽ của học sinh
vd: như trong bài vẽ theo mẫu, hay các
bài vẽ trang trí hay vẽ tranh đề tài thường
thì các em vẽ thiếu các độ đậm nhạt dẫn
đến bài vẽ nhợt nhạt không làm nổi bậc
được trọng tâm. Lúc này giáo viên có thể
minh họa cách thể hiện độ đậm nhạt ngay trên bài vẽ của học làm như vậy sẽ giúp các
em hiểu mình phải làm gì trong lúc này, khi các em đã biết cách nhấn các độ đậm nhạt từ
đó tạo được hứng thú, say mê trong học tập dẫn đết đạt kết quả cao hơn.
Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của HS còn
được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi
đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài trời, trãi
nghiệm thực tế...
1.8. Tổ chức trò chơi học tập
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học
tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng

kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các
em. Điều đầu tiên khi tổ chức thực hiện một trò chơi nào đó thì cần xác định nội dung
học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắm bắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên
còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục đích học tập.
Sau đó cần lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tuỳ theo đặc điểm của từng
lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi, Giáo viên có thể
phân công vai chơi hoặc để đội tự phân công nhiệm vụ chơi.
Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và quy định thời gian mỗi đội thực hiện trò
chơi đó và nếu cần thiết có thể cho các đội chơi thử trước.
Trong quá trình các đội chơi thì ở ngoài các thành viên khác trong đội có thể cổ vũ
bằng hình thức là hát một bài vui chẳng hạn, như vậy sẽ tạo được không khí vui vẻ, thoải
mái, kich thích tinh thần chơi, khuyến khích trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hoàn thành
nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giống như mọt câu nói mà em rất tâm đắc rằng : “Hoạt
động làm cho lớp ồn ào nhưng là một sự ồn ào có hiệu quả”.
Sau khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập thì người giáo viên có trách nhiệm tổng
kết và đánh giá kết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ
trước.
Và trình tự các bước khi tổ chức trò chơi trong học tập như sau :
- Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập.
- Chọn trò chơi và chia nhóm chơi.
- Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.
- Quy định thời gian thực hiện trò chơi học tập.
- Tiến hành chơi.
- Tổng kết phần chơi : Người giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận bám
vào nội dung học tập.


Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức rò chơi thành công và đạt được hiệu quả
giáo dục như mong đợi thì người giáo viên cần hạn chế và tránh gian lận trong khi chơi
và đặc biệt không nên để tình trạng các em ganh đua nhau trong phần thắng thua trong

khi chơi.
1.9. Tổ chức dạy học ngoài trời
Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất
nhiều kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống. Dạy học
ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có
nhiều lợi thế để phát triển năng lực quan sát cho
HS, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học.
Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan
sát thiên nhiên, từ các hoạt động của con người, về
sự đa dạng của động tác tư thế, cây cối, mây trời
vv... Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS quan sát
trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải quan
sát qua các phương tiện dạy học. Các em có điều
kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý
thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung
quanh. Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em
bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có
tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ,
học hỏi lẫn nhau. Có thể nói hình thức tổ chức dạy
học ngoài trời là cách tốt nhất để tạo hứng thú học
tập cho học sinh trong môn Mĩ Thuật.
* Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
Sáng kiến được áp dụng tại trường THCS Thị Trấn Tri Tôn trong nhiều năm nay, và có
thể nhân rộng đến những đơn vị trường bạn lân cận trong toàn Huyện.
V.Mức độ khả thi
Sáng kiến có tính khả thi cao, phát huy được tính sáng tạo và năng lực tự học gây được
húng thú cho học sinh. Đáp ứng được mục tiêu của ngành đặt ra là “Nhằm phát huy tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của HS”
IV.Hiệu quả đạt được:
Trước khi áp dụng sáng kiến: Nhiều học sinh có thái độ lơ là thờ ơ trong học tập đa số

các em chưa có động lực hứng thú trong học tập, ít tìm tòi khám phá, lười đầu tư suy
nghĩ, chủ yếu là làm theo sự hướng dẫn của thầy.
+ Trong bài vẽ tranh thường thiếu đầu tư bố cục dàn trãi, màu sắc thiếu độ đậm nhạt.
+ Trong bài vẽ theo mẫu thường dựng hình chưa xác với mẫu chưa nắm bắt được đặc
điểm, hình dáng cấu trúc của mẫu, bài vẽ thường thiếu độ đậm nhạt.
+ Trong bài vẽ trang trí thường ít đầu tư suy nghĩ, nên rất nghèo họa tiết, màu sắc
nhợt nhạt, chưa làm nổi bậc trọng tâm bài vẽ.
+ Trong bài thường thức mĩ thuật ít chịu suy nghỉ động não tìm hiểu nội dung kiến
thức bài học.
+ Trong các bài thực hành thường đạt tỉ lệ như sau:
5% xếp loại đạt Giỏi
30% xếp loại đạt Khá


60% xếp loại đạt Trung Bình
5% xếp loại đạt Yếu
Sau khi áp dụng sáng kiến: Học sinh học tập chủ động tích cực hơn, bài vẽ đầu tư sâu
hơn
Kết quả đạt được như sau:
10% xếp loại đạt Giỏi
50% xếp loại đạt Khá
40% xếp loại đạt Trung Bình
* KẾT LUẬN
Tiết học thành công là học sinh
phải học tập chủ động tích cực. Muốn
được vậy về phía giáo viên phải áp dụng
linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp
giảng dạy thích ứng với nhiều đối tượng
học sinh, Mĩ thuật là môn học đòi hỏi sự
sáng tạo để có được sự sáng tạo thì học

sinh phải có hứng thú với môn học, có vậy
các em mới tạo ra được những tác phẩm
hay có giá trị. Giáo viên phải tạo được
hứng thú sự say mê khơi dậy ở các em
lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo
cho HS một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có
hứng thú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực. Hứng thú
với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của HS mang
lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Ph
an Bá Lộc



×