Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trình bày khái niệm quyết định quản lý kinh tế và các loại quyết định quản lý kinh tế. Phân tích những yêu cầu chung đối với một quyết định quản lý kinh tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.31 KB, 3 trang )

Câu 16
Trình bày khái niệm quyết định quản lý kinh tế và các loại quyết định
quản lý kinh tế. Phân tích những yêu cầu chung đối với một
quyết định quản lý kinh tế.
-------------------------* Khái niệm:
Quyết định quản lý kinh tế là các chỉ thị, mệnh lệnh của chủ thể quản lý
nhằm tổ chức, định hướng và kích thích các hoạt động kinh tế của đối tượng quản
lý để thực hiện mục tiêu.
* Các loại Quyết định quản lý kinh tế:
- Dựa vào tính chất, người ta phân quyết định quản lý kinh doanh thành hai
loại:
+ Quyết định mang tính chiến lược: là nhứng quyết định định mà nội dung
của nó có khả năng làm thay đổi một cách cơ bản đặc điểm và phương hướng phát
triển kinh tế trong tương lai hoặc có khả năng đảm bảo sự phát triển kinh tế một
cách ổn định lâu dài.
+ Quyết định mang tính tác nghiệp: là những quyết định nội dung của nó
mang tính tổ chức điều hành trực tiếp nhằm thực hiện, giải quyết từng công việc cụ
thể hoặc trực tiếp phối hợp các hoạt động đó.
- Xét theo cấp quản lý thì quyết định quản lý kinh tế có hai loại:
+ Quyết định quản lý vĩ mô: là những quyết định liên quan trực tiếp liên
quan đến những quan hệ tổng thể của nền kinh tế.
+ Quyết định quản lý vi mô: là những quyết định có nội dung trực tiếp liên
quan đến quá trình tái sản xuất của các đơn vị kinh tế cơ sở.
- Phân theo chức năng quản lý thì có:
+ Quyết định quản lý nhà nước về kinh tế: đó là những quyết định mang
tính quyền lực của Nhà nước, thông thường đó là nhứng quyết định hành chính kinh tế do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Quyết định sản xuất kinh doanh: là những quyết định mang tính quyền
lực của các đơn vị kinh tế cơ sở do giám đốc xây dựng và ban hành. Khách thẻ là
lợi nhuận.
* Những yêu cầu chung đối với một quyết định quản lý kinh tế:
Thứ nhất: Quyết định quản lý kinh tế phải có căn cứ khoa học: Với yêu cầu


này đòi hỏi quyết định quản lý kinh tế phải phù hợp với quy luật kinh tế khách
quan. Đặc biệt là các quy luật kinh tế thị trường, dựa vào sự phân tích đặc điểm
kinh tế - xã hội. Nghĩa là phải đảm bảo những thông tin chính xác đủ để xây dựng
quyết định.


Thứ hai Quyết định quản lý kinh tế phải đảm bảo tính thống nhất và toàn
diện: Đảm bảo tính thống nhất và toàn diện là vì hoạt động kinh tế có liên qian đến
nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẻ với
nhau. Vì thế các quyết định quản lý kinh tế phải có mối quan hệ hữu cơ bao gồm
quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới, giữa quyết định trước và quyết định sau, giữa các
ngành và lĩnh vực của nền kinh tế trong cùng một khoản thời gian nhất định. Các
quyết định quản lý kinh tế không được chồng chéo hoặc mâu thuẩn mà phải có sự
phối hợp, liên kết tạo thành hiệu lực chung của toàn bộ quá trình ra quyết định.
Ngoài ra tính thống nhất và toàn diện còn đòi hỏi các quyết định quản lý kinh tế
phải bao quát hết các yếu tố kinh tế - xã hội. Suy cho cùng quyết định quản lý kinh
tế bao giờ cũng hướng vào lợi ích của con người.
Thứ ba: quyết định quản lý kinh tế phải đúng thẩm quyền: Đúng thẩm
quyền là vì quyết định quản lý kinh tế luôn gắn liền với quyền hạn của mỗi cấp,
mỗi ngành trong ngành kinh tế. Vì thế mỗi cấp không được ra quyết định vượt quá
chức năng, thẩm quyền quy định. Cơ quan quản lý cấp trên không được lạm dụng
quyền để can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới và các cơ quan
quản lý nhà nước về kinh tế không can thiệp sâu vào các quyết định mang tính chất
tác nghiệp hàng ngày của đơn vị kinh tế cơ sở.
Thứ tư: quyết định quản lý kinh tế phải kịp thời, ngắn gọn và chính xác:
Quyết định phải mang tính kịp thời là nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ các
ngành, các thành phần kinh tế đòi hỏi chủ thể quản lý phải đưa ra quyết định quản
lý đúng lúc và nhanh nhạy. Điều này rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Mặt khác để cho đối tượng quản lý dễ tiếp thu và tiếp thu nhanh chống
mệnh lệnh của chủ thể quản lý thì quyết định quản lý kinh tế phải được diễn đạt rỏ

ràng, dễ hiểu, tránh tình trạng quyết định có nhiều cách hiểu khác nhau từ đó dẫn
tới việc triển khai công việc củng khác nhau trong một quyết định quản lý kinh tế.
Thứ năm: Quyết định quản lý kinh tế phải đảm bảo tính kinh tế và tính giáo
dục: Tính kinh tế của các quyết định quản lý kinh tế được quy định bởi những chi
phí có liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin…. Và tổ chức thực hiện các
văn bản đó. Tuy nhiên yếu tố cơ bản quy định tính kinh tế vẫn là hiệu quả về kinh
tế mà các quyết định đó mang lại.
Ngoài ra các Quyết định quản lý kinh tế còn phải có tính giáo dục, tính
nhân văn là vì suy cho cùng quá trình thực hiện Quyết định quản lý kinh tế là quá
trình định hướng phát triển nhân cách và tâm lý của tập thể người lao động.
Tóm lại: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, một Quyết
định quản lý kinh tế chỉ được coi là hiệu quả khi hội đủ 5 yêu cầu nêu trên nếu nhà
quản lý khi ra quyết định mà thiếu đi một yều cầu nào sẽ đem lại hậu quả cực kỳ


nghiêm trọng đối với sự phát triển của cơ quan, tổ chức thậm chí kiềm hảm sự phát
triển của cả nền kinh tế./.
-------------------------------------------



×