Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khảo sát thực trạng tồn trữ vắc xin tại trung tâm y tế quận 11 thành phố hồ chí minh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 85 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC AN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ VẮC-XIN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11 THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Hà Nội 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC AN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ VẮC-XIN
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11 THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LAN ANH
Thời gian thực hiện: Từ 0/06/2018 đến 31/10/2018

Hà Nội 2018


LỜI CẢM ƠN


Để có thể thực hiện hoàn chỉnh bài luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy, Cô bộ môn Quản lý và Kinh
tế dược, sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, Phòng sau Đại học và
các thầy cô giảng dạy lớp Dược sĩ CKI – khóa 20. Dù trực tiếp hay gián
tiếp, Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành
nhất đến tất cả các Thầy, Cô đã dạy bảo cho tôi, giúp tôi tiếp thu được rất
nhiều những kiến thức hết sức hữu ích từ lý thuyết cho đến thực tiễn.
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ. Trần Thị Lan Anh
- người đã tận tình dành thời gian quý báu của mình để chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh, chị em tại khoa
dược-VTTBYT, các khoa phòng liên quan tại Trung tâm y tế dự phòng
Quận 11 đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về thời gian, tư liệu, tài
liệu, kinh nghiệm khi thực hiện đề tài.
Sau cùng, là lời cảm ơn tôi xin gửi đến Ban cán sự lớp CKI – Khóa 20,
các bạn học cùng lớp đã hết sức đoàn kết, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng !
Tp. HCM, Ngày 20 tháng 11 Năm 2018
Học viên

Trần Ngọc An


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ VẮC-XIN VÀ TIÊM CHỦNG ............................... 3

1.1.1. Vắc-xin .................................................................................................... 3
1.1.2. Tiêm chủng .............................................................................................. 9
1.2. DÂY CHUYỀN LẠNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG BẢO QUẢN
......................................................................................................................... 14
1.2.1. Dây chuyền lạnh .................................................................................... 14
1.2.2. Các quy định trong bảo quản Vắc-xin................................................... 14
1.3. THỰC TRẠNG TỒN TRỮ VẮC-XIN HIỆN NAY Ở NƢỚC TA ....... 20
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ...................................................................................................... 22
1.4.1. Đặc điểm................................................................................................ 22
1.4.2. Về cơ cấu nhân sự ................................................................................. 22
1.4.3. Giới thiệu sơ nét về Khoa Dƣợc-TTB-VTYT....................................... 24
1.5. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 27
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................. 27
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 27
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 27
2.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 27

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 27


2.2.2. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 27

2.2.3. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 30
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................... 30
2.2.6. Phƣơng pháp trình bày kết quả nghiên cứu........................................... 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 33
3.1 KHẢO SÁT CÔNG TÁC CẤP PHÁT VẮC-XIN TRONG CHƢƠNG
TRÌNH TCMR QUỐC GIA VÀ VẮC-XIN DỊCH VỤ SỬ DỤNG TẠI TRUNG
TÂM NĂM 2017 ............................................................................................. 33
3.1.1. Quy trình mua sắm vắc-xin tại TTYT Quận 11 .................................... 33
3.1.2. Thực trạng cấp phát Vắc-xin tại TTYT quân 11 ................................... 35
3.1.3. Phân tích danh mục Vắc-xin mua sắm của TTYT Quận 11 năm 2017
......................................................................................................................... 41
3.2. KHẢO SÁT CÔNG TÁC BẢO QUẢN VẮC-XIN TCMR VÀ VẮC-XIN
DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM NĂM 2017..................................................... 50
3.2.1. Điều kiện kho tàng bảo quản Vắc-xin .................................................. 50
3.2.2. Trang thiết bị bảo quản Vắc-xin tại TTYT quận 11 ............................ 54
3.2.3. Thực trạng bảo quản vắc-xin của các thiết bị bảo quản........................ 58
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 60
4.1. KHẢO SÁT CÔNG TÁC CẤP PHÁT VẮC-XIN TRONG CHƢƠNG
TRÌNH TCMR QUỐC GIA VÀ VẮC-XIN DỊCH VỤ SỬ DỤNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN 11 NĂM 2017 ................................................................. 60
4.1.1. Về Quy trình mua sắm Vắc-xin tại TTYT Quận 11.............................. 60
4.1.2. Về Thực trạng cấp phát Vắc-xin tại TTYT quận 11 ............................. 61
4.1.3. Về Danh mục Vắc-xin mua sắm của TTYT Quận 11 năm 2017
............................................................................................................... 64


4.2. KHẢO SÁT CÔNG TÁC BẢO QUẢN VẮC-XIN TCMR VÀ VẮC-XIN
DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11 NĂM 2017 ......................... 68
4.2.1. Về Điều kiện kho tàng bảo quản Vắc-xin ............................................. 68

4.2.2. Về Thực trạng bảo quản vắc-xin ........................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 71


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y Tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

DCL

Dây chuyền lạnh

DM

Danh mục


DSĐH

Dƣợc sĩ đại học

DSTH

Dƣợc sĩ trung học

KD – TTBVYTT

Khoa Dƣợc –Trang thiết bị Vật tƣ y tế

KM

Khoản mục

KSBT

Kiểm soát bệnh tật

QLVẮC-XIN

Quản lý vắc-xin

SYT

Sở Y Tế

TCMR


Tiêm chủng mở rộng

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTYT

Trung Tâm Y Tế

TTYTDP Tp. HCM

Trung Tâm Y Tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh

TYT

Trạm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam

VSDTTƢ

Viện vệ sinh dịch tễ trung ƣơng


VVM

Chỉ thị nhiệt độ trên lọ vaxcin

VNVC

Công ty vắc-xin Việt nam

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng liệt kê các thành phần không sinh miễn dịch thƣờng dùng

Trang

1.1

trong chế phẩm vắc-xin.

7

1.2

Tỷ lệ TCMR qua các giai đoạn

11


3.1

Tổng hợp số lƣợng và giá trị vắc-xin cung ứng

35

3.2

Số lƣợng liều Vắc-xin theo nhu cầu của các Trạm y tế

36

3.3

Danh mục vắc-xin không cung ứng nhu cầu sử dụng tại các TYT

37

3.4

Vắc-xin chƣa cung ứng đủ theo nhu cầu sử dụng tại TYT

38

3.5

Danh mục vắc-xin TCMR sử dụng tại TTYT quận 11 năm 2017

40


3.6

Số lƣợng và giá trị Vắc-xin theo loại bệnh phòng ngừa

41

3.7

Số lƣợng và giá trị vắc-xin theo nguồn gốc xuất xứ

45

3.8

Số lƣợng và giá trị vắc-xin cùng ngừa 1 loại bệnh

48

3.9

Trang Thiết Bị Nhà Kho Vắc-Xin

52

3.10

Danh mục thiết bị bảo quản lạnh tại TTYT Q.11

55


3.11

Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin

56

3.12

DM các thiết bị kiểm soát nhiệt độ tại kho vắc-xin TTYT Q.11

57

3.13
3.14

Đánh giá chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt kế thủy tinh với nhiệt kế
điện tử tự ghi ( Fridge – tags2)
Kết quả ghi nhận sự cố tại kho Vắc-xin TTYT Quận 11 năm
2017

58
58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH
/
BIỂU
ĐỒ

1.1

TÊN HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

TRANG
13

1.3

Thành tựu 30 năm TCMR Việt Nam
Thiết bị theo dõi nhiệt độ trong bảo quản và vận chuyển
vắc-xin
Vắc-xin VN trong chƣơng trình TCMR quốc gia

1.4

Sơ đồ tổ chức TTYT Quận 11 năm 2017

23

3.1

Quy trình lĩnh vắc-xin TCMR

33

3.2

34


3.5

Quy trình mua sắm Vắc-xin Dịch vụ
Biểu đồ Số bệnh phòng ngừa và tỷ lệ giá trị của vắc-xin
TCMR và Dịch vụ
Biểu đồ khoản mục vắc-xin sử dụng theo nguồn gốc xuất
xứ
Biểu đồ giá trị vắc-xin sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

3.6

Hình ảnh minh họa về trang thiết bị nhà kho vắc-xin

51

3.7

Hình minh họa sắp xếp vắc-xin Dịch vụ

53

3.8

Hình minh họa sắp xếp vắc-xin TCMR

53

3.9

Các thiết bị theo dõi nhiệt độ


57

1.2

3.3
3.4

18
21

35
46
47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói việc nhà khoa học Jenner phát minh ra vắc-xin vào năm 1796
là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. Kể từ khi văc xin ra đời loài
ngƣời đã thực sự có đƣợc một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu
nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhƣ: Bại
liệt, Sởi, Viêm não, Bạch hầu, lao, viêm gan…. Góp phần rất lớn trong việc
bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, xã hội. Chính điều đó đã thúc đẩy nền y
học thế giới ngày càng phát triển mạnh, nhiều loại vắc-xin lần lƣợt đƣợc
phát minh đã làm thay đổi hiệu quả tình hình sức khỏe của con ngƣời.
Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng quốc gia bắt đầu triển khai ở Việt
Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xƣớng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chƣơng trình
Tiêm chủng mở rộng quốc gia có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm
chủng miễn phí cho trẻ em dƣới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc các loại bệnh

truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân nói chung và việc tiêm vắc-xin phòng một số
bệnh truyền nhiễm nói riêng Bộ Y Tế giao trách nhiệm cho Trung Tâm Y
Tế Dự Phòng từ tuyến tỉnh đến các tuyến cơ sở phải theo sát mục tiêu
“phòng bệnh hơn chữa bệnh” là hƣớng đi đúng đắn cho việc chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho các thế hệ mai sau.[16]
Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị
nhƣng Trung Tâm Y Tế Quận 11 hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân thông qua công tác tiêm chủng.
Công tác dƣợc tại đơn vị từ việc cung ứng cho đến bảo quản Vắc-xin đều
đƣợc thực hiện rất tốt, vừa luôn tuân theo các quy định tại các thông tƣ,
hƣớng dẫn của các ban ngành quản lý cấp trên, Khoa dƣợc vừa luôn ngày
1


càng nâng cao chất lƣợng phục vụ sức khỏe nhân dân thông qua việc cung
ứng đầy đủ và bảo quản tốt vaxcin để vắc-xin đạt hiệu quả phòng bệnh tối
ƣu khi đƣợc tiêm cho ngƣời dân.
Hiện nay, tại Trung Tâm Y Tế Quận 11 chƣa có nghiên cứu, đánh giá
nào cụ thể về tình hình cung ứng và bảo quản vắc-xin tại đơn vị, do đó để
có một cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động này tại đơn vị, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Khảo sát thực trạng tồn trữ và bảo quản Vắc-xin tại
TTYT Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017” với các mục tiêu
sau:
1. Khảo sát công tác cấp phát vắc-xin trong chƣơng trình TCMR quốc
gia và vắc-xin dịch vụ sử dụng tại TTYT quận 11 TP HCM năm 2017
2. Khảo sát công tác bảo quản vắc-xin TCMR và vắc-xin Dịch vụ tại
TTYT quận 11 TP HCM năm 2017.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả công tác tồn trữ vắc-xin tại Trung Tâm Y Tế Quận 11 đƣợc tốt hơn .


2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ VẮC-XIN VÀ TIÊM CHỦNG

1.1.1. Vắc-xin
1.1.1.1. Định nghĩa vắc-xin: Là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho
cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh,
chữa bệnh. [7]
Đó là những chế phẩm đƣợc làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một
phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy, vắc-xin không có
khả năng gây bệnh cho cơ thể, ngƣời đƣợc tiêm vắc-xin không phải bị bệnh
hoặc bị các biến chứng dẫn đến tàn tật thậm chí có thể đe dọa đến mạng
sống nhƣ khi bị nhiễm bệnh tự nhiên.
1.1.1.2. Phân loại vắc-xin:
Vắc-xin có nhiều loại, có thể chia ra 2 nhóm chính dựa vào cách tạo
kháng nguyên:
- Vắc-xin sống, giảm hoạt độc lực – Live attenuated (weakened): Bại
liệt (OPV);

Sởi; Quai bị; Rubella, Thủy đậu; Rotavirus; Lao (BCG);

Thƣơng hàn uống.
- Vắc-xin bất hoạt – Inactiveated
+ Toàn tế bào – Whole cell: Bại liệt (IPV);Viêm gan A; Ho gà nguyên
bào; Dại; một số vắc-xin Cúm.

+ Chọn lọc – Fractional:
* Protein – based:
>> Giải độc tố - Toxoid (inactived bacterial toxin): Tetanus
>> Tiểu phần – Subunit (subvirion products): Vi khuẩn và virus nhƣ
Viêm gan B; HPV (human papillomavirus); Ho gà vô bào; Cúm.
* Polysaccharide – based:
3


>> Tinh chất – Pure (pure cell wall polysaccharide): Phế cầu (23valent); Thƣơng hàn (Vi)
>> Kết hợp – Conjugate (polysaccharide that is chemically linked to a
protein): Phế cầu ( 10- and 13- valent); Haemophilus influenzea type b;
Meningococal (đơn giá và tứ giá).
Chú ý có một số loại vắc-xin phối hợp như:
- Phòng 6 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm
gan B, bệnh do Hib: 3 mũi tiêm dƣới 6 tháng, mũi 4 nhắc lại lúc 18 tháng.
- Phòng 5 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib
(pentaxim).
- Phòng 4 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại
liệt(Tetraxim).
- Phòng 3 bệnh trong 1 mũi: sởi, quai bị, rubellạ( priorix, MMR); bạch
hầu, uốn ván, ho gà (DTC).
1.1.1.3. Miễn dịch:
Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận biết, đáp ứng và loại bỏ các yếu
tố lạ (kháng nguyên) gây hại xâm nhập cơ thể. Ở ngƣời, đáp ứng miễn dịch
chia làm 2 loại:
- Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu): Da, niêm mạc, acid
béo trong tuyến bã, dịch vị, lysozyme trong nƣớc bọt….
- Miễn dịch thu đƣợc (miễn dịch đặc hiệu): không sẵn có ttrong cơ thể
nhƣ miễn dịch không đặc hiệu. Là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể

đã có tiếp xúc với kháng nguyên hoặc khi truyền các tế bào có tính sinh
miễn dịch hoặc truyền kháng thể vào cơ thể.
+ Miễn dịch thụ động: Cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu sau khi tiếp
xúc với kháng nguyên:
4


>> Miễn dịch chủ động tự nhiên: do tiếp xúc với kháng nguyên 1
cách ngẫu nhiên trong cuộc sống (do nhiễm trùng tự nhiên, tức là để cơ thể
tiếp xúc với mầm bệnh thực sự và mắc bệnh). Ví dụ: cơ thể tạo miễn dịch
sau khi mắc bệnh sởi.
>> Miễn dịch chủ động nhân tạo: trong tiêm chủng vắc-xin (tiêm
vắc-xin trƣớc khi mắc bệnh).
+ Miễn dịch thụ động có chủ ý: cơ thể có kháng thể là nhờ đƣa kháng
thể từ ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất.
>> Miễn dịch thụ động tự nhiên: khi kháng thể đƣợc chuyển 1 cách
tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ thể khác. Ví dụ: kháng thể từ Mẹ chuyển
sang cho con qua nhau thai, qua sữa.
>> Miễn dịch thụ động có chủ ý: khi kháng thể đƣợc chủ động đƣa
vào cơ thể. Ví dụ: dung huyết thanh điều trị, tiêm kháng huyết thanh.
1.1.1.4. Nguyên tắc chung về hoạt động của Vắc-xin:
- Nguyên tắc của vắc-xin dựa trên 2 đặc điểm cơ bản của đáp ứng miễn
dịch chủ động đó là: tính đặc hiệu và trí nhớ miễn dịch.
- Vắc-xin tạo đáp ứng miễn dịch tƣơng tự hiện tƣợng nhiễm trùng
(nhiễm trùng giả). Tuy nhiên, loại nhiễm trùng này không gây bệnh mà còn
giúp hệ thống miễn dịch sản xuất tế bào lympho T và lympho B – kháng
thể.
- Đôi khi, sau khi tiêm chủng, sự nhiễm trùng giả cho vắc-xin có thể
gây ra các triệu chứng nhỏ, chẳng hạn nhƣ sốt. Những triệu chứng nhỏ nhƣ
vậy là bình thƣờng, là phản ứng của cơ thể khi tạo miễn dịch.

- Một khi nhiễm trùng giả do vắc-xin mất đi, cơ thể sẽ có các tế bào
nhớ lympho T và lympho B, và khi tiếp xúc với mầm bệnh, chúng sẽ tiêu
diệt mầm bệnh nhanh chóng trƣớc khi có thể gây bệnh cho cơ thể. Tuy
5


nhiên, phải mất 1 vài tuần để cơ thể sinh ra

T-lymphocytes và B-

lymphocytes sau khi chủng ngừa. Do đó, 1 ngƣời cũng có thể bị nhiễm
bệnh ngay trƣớc hoặc sau khi tiêm ngừa vì vắc-xin chƣa có đủ thời gian để
tạo miễn dịch bảo vệ.
1.1.1.5. Thành phần vắc-xin:
- Thành phần sinh miễn dịch: tất cả vắc-xin đều có thành phần hoạt
động-kháng nguyên để tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ.
- Thành phần không sinh miễn dịch:
+ Tá dƣợc hay môi trƣờng: thành phần không hoạt động trong sản
phẩm sau cùng, đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất hay trong dƣợc phẩm
sau cùng để duy trì chất lƣợng.
+ Chất bổ trợ- Adjuvants, chất bảo quản-Preservatives và các chất
thêm vào khác-Additives : là các tá dƣợc hay môi trƣờng, là thành phần
thiết yếu của vắc-xin.
Những quá trình xảy ra của vắc-xin sau khi tiêm trực tiếp vào mô cơ:
- Kháng nguyên vắc-xin phân tách từ chất bổ trợ.
- Các tế bào của hệ miễn dịch không đặc hiệu (đại thực bào và các tế
bào dendritic) nhận ra kháng nguyên là ngoại lai và nuốt chửng nó. Các tế
bào này sau đó phân cắt các kháng nguyên thành các mảnh nhỏ hơn và bày
ra trên bề mặt tế bào của chúng.
- Tế bào dendritic di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến 1 hạch bạch

huyết gần đó, nơi các tế bào đặc hiệu T và B nhận biết đƣợc các mảnh của
kháng nguyên và tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Các thành phần khác trong vắc-xin nhƣ chất bổ trợ và chất bảo quản,
nếu có, đƣợc hấp thu vào máu nơi chúng lƣu thông và đƣợc bài tiết qua
phân và nƣớc tiểu.
6


Các vắc-xin khác nhau kích thích hệ thống miễn dịch theo những cách
khác nhau. Vắc-xin ảnh hƣởng đến đáp ứng miễn dịch bởi bản chất của các
kháng nguyên, lƣợng kháng nguyên, đƣờng tiêm cũng nhƣ sự hiện diện các
chất bổ trợ. Phản ứng sau tiêm vắc-xin không chỉ do kháng nguyên vắc-xin
mà còn có thể do tất cả các thành phần có trong mỗi loại vắc-xin. (chẳng
hạn: chất nhựa latex có từ cao su thiên nhiên đƣợc sử dụng trong nắp lọ
vắc-xin hoặc trong bơm kiêm tiêm cũng là nguy cơ cho những ngƣời bị dị
ứng nghiêm trọng với latex). [10]
Bảng 1.1. Bảng liệt kê các thành phần không sinh miễn dịch thƣờng
dùng trong chế phẩm Vắc-xin
Tên thành
phần

Mục đích

Ví dụ

Vaccin
thƣờng dùng

Chất bảo quản
(Preservatives)


Ngăn ngừa

Thimerosal
Phenol

Vaccin đa liều
(DPT Hib IPV
HepB)

Chất hỗ trợ

- Giúp tăng cƣờng đáp
ứng miễn dịch của cơ thể
đối với kháng nguyên
trong vaccine.
- Vaccin có muối nhôm
đƣợc gọi là vaccine hấp
thụ (Absorted vaccines);
muối nhôm là nguyên

Muối nhôm
(AS04;
AS03)

DPT, Infanrix
Hexa, HepB,
Gardasil,
Cervarix,
H5N1

Flu
vaccine.

nhân gây dông bang
vaccine cũng nhƣ nốt
cứng ở nơi tiêm vaccine.

7


Chất ổn định
(Stabilizers)

-Giúp bảo vệ vaccine
trong quá trình sản xuấtkiểm soát độ acid(pH)

Sorbitol
Lactose
Gelatin…

MMR, Cúm
mùa,
Varivax…

Nacl
0,9%
Sterile water

Các loại
vaccine đông

khô

-Giúp ổn định kháng
nguyên trong những bƣớc
của quy trình sản xuất
-Giữ vaccine ổn định
trong bảo quản và vận
chuyển, tránh khỏi ảnh
hƣởng của nhiệt độ và
dính vaccine vào thành vỏ
lọ.
Dung môi
(Diluents)

Dùng để hoàn nguyên
vắc-xin

Dƣ chất
(Residual
substances)

Vết vật liệu sử dụng còn sót lại trong quá trình sản xuất.

Vật liệu nuôi
cấy tế bào
(cell culture
materials)
Chất bất hoạt
Formaldehyt
(Inactivating

ingredients)

Dùng để nuôi cấy các
kháng nguyên vaccine

Protein trứng
men

Cúm
mùa
Sốt vàng

-Dùng để bất hoạt virus
hoặc độc tố trong quá
trình sản xuất; lƣợng sót
lại là lƣợng nhỏ hơn
lƣợng tự nhiên có trong

thể.
-Dùng để diệt vi khuẩn
hay virus khi bị nhiễm
không mong muốn trong
quá trình sản xuất.

Formaldehyt

IPV, DPwT

8



Kháng
sinh
(Antibiotics)

Ngăn ngừa vaccine nhiễm
khuẩn trong quá trình sản
xuất.

Neomycin,
Streptomycin,
Polymycin b,
Gentamycin,
Kanamycin.

Infanrix Hexa,
MenB, MMR,
Cúm
mùa,
Varivax,
HepA.

1.1.2. Tiêm chủng:
1.1.2.1. Định nghĩa tiêm chủng:
Tiêm chủng là việc đƣa vắc-xin vào cơ thể ngƣời với mục đích tạo cho
cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng.[3]
Tiêm phòng để bảo vệ cơ thể chúng ta phòng những bệnh do vi sinh
vật gây nên. Bên cạnh đó, khi tiêm phòng, bạn còn giúp cho cộng đồng
sống xung quanh không bị nhiễm căn bệnh đó. Nhờ có tiêm chủng mà
nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã đƣợc khống chế, thậm chí đƣợc

thanh toán hoàn toàn trên thế giới (bệnh Đậu mùa).
Mọi ngƣời đều cần phải tiêm chủng để đƣợc bảo vệ khỏi những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm. Các đối tƣợng cần ƣu tiên đƣợc tiêm chủng bao
gồm:
- Trẻ em
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
- Tất cả những ngƣời có nguy cơ tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm (nhân
viên y tế, những ngƣời thƣờng xuyên làm việc với môi trƣờng có nguồn
bệnh).
1.1.2.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Là một chƣơng trình y tế quốc gia, thực hiện tiêm chủng miễn phí tại
các cơ sở y tế dự phòng do nhà nƣớc quản lý.
9


Sự hình thành và phát triển của chƣơng trình TCMR:
- Giai đoạn thí điểm (1981-1984):
+ Chủ yếu sử dụng hình thức tiêm chủng chiến dịch hoặc định kỳ
tại một số địa phƣơng.
+ Hình thức tiêm chủng thƣờng xuyên (tiêm chủng hàng tháng)
bắt đầu đƣợc áp dụng ở một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và từng bƣớc
đƣợc mở rộng.
+ Đến năm 1984 đã có 50% số tỉnh triển khai TCMR. Tuy nhiên,
tỷ lệ tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp.
- Giai đoạn mở rộng trên phạm vi cả nƣớc (1985-1990): ngày
5/12/1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị số 373CT về việc đẩy mạnh Chƣơng trình TCMR cho trẻ em trong cả nƣớc.
+ Chƣơng trình TCMR ban đầu với 6 loại vắc-xin phòng bệnh
truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao: Lao; Bạch hầu;Ho gà; uốn ván;
bại liệt; Sởi.

+ Trong giai đoạn này có sự kết hợp giữa 3 hình thức là tiêm
chủng chiến dịch với tiêm chủng định kỳ và tiêm chủng thƣờng xuyên.
+ Tỷ lệ địa bàn áp dụng hình thức tiêm chủng thƣờng xuyên tăng
dần.
Đến năm 1990: Diện tích triển khai TCMR đã đƣợc mở rộng tại
100% tỉnh, huyện trong cả nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã trắng về
TCMR.
- Giai đoạn xóa xã trắng về TCMR (1991-1995):
+ Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ y tế, sự kết hợp của quân y,
quân y bộ đội biên phòng, ngành y tế từng bƣớc xóa các xã trắng về TCMR
và đạt mục tiêu này vào năm 1995.
10


+ Việc xóa xã trắng về TCMR có thể đƣợc ccoi là một thành công
kỳ diệu của ngành tế Việt Nam khi nƣớc ta có tới 4.734 xã biên giới, miền
núi, hải đảo - chiếm 42,5% tổng số xã, phƣờng vào thời điểm đó. [8]
Bảng 1.2- Tỷ lệ TCMR qua các giai đoạn
Năm

1991

1992

1993

1994

1995-Nay


96,0

97,4

98,0

99,9

100

Tỷ lệ (%) xã bao
phủ Chƣơng trình
TCMR

- Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lƣợng TCMR (từ 1996-Nay):
+ Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dƣới 1 tuổi luôn đạt
mức cao trên 95% trên toàn quốc.
+ Nâng cao tỷ lệ xã triển khai tiêm chủng thƣờng xuyên.
+ Tăng cƣờng hỗ trợ đối với vùng sâu , vùng xa, miền núi, hải
đảo nhằm đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.
+ Đƣa thêm vắc-xin mới vào chƣơng trình TCMR cùng với tăng
cƣờng chất lƣợng và an toàn tiêm chủng.
+ Năm 2017 trên cả nƣớc đã có 14.000 điểm tiêm chủng .
TCMR Là một trong 6 chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc ƣu tiên, là
chƣơng trình phòng bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất và hiệu quả nhất tại
Việt Nam. Sau một thời gian thí điểm, Chƣơng trình tiêm chủng mở
rộng từng bƣớc đƣợc mở rộng dần cả về địa bàn và đối tƣợng tiêm chủng và
các loại vắc-xin. Đến nay, đã có 12 vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ
biến, nguy hiểm cho trẻ em đƣợc đƣa vào chƣơng trình tiêm chủng mở rộng
hiện nay bao gồm loại vắc xin sau:[1][15]

11




Vắc- xin phòng bệnh lao



Vắc- xin phòng bệnh viêm gan B



Vắc- xin phòng bệnh bạch hầu



Vắc- xin phòng bệnh ho gà



Vắc- xin phòng bệnh uốn ván



Vắc -xin phòng bệnh bại liệt



Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib




Vắc- xin phòng bệnh sởi



Vắc- xin phòng bệnh rubella



Vắc- xin phòng viêm não Nhật Bản



Vắc- xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao)



Vắc- xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao)

TCMR đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, góp phần đƣa dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu tới mọi ngƣời, mọi nhà và cộng đồng.

12


Hình 1.1 – Thành tựu 30 năm TCMR Việt Nam (Trung tâm tư liệuTTXNV)[17]

13



1.2.

DÂY CHUYỀN LẠNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG

BẢO QUẢN
1.2.1. Dây chuyền lạnh:
Là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt độ và vận chuyển vắc-xin
từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng [9]. Cụ thể: Kho lạnh, xe tủ lạnh,
phích vắc xin, hòm lạnh, nhiệt kế, logtag,…
1.2.2. Các quy định trong bảo quản Vắc-xin:
Vắc-xin - chế phẩm sinh học - từ khâu sản xuất, lƣu trữ, vận chuyển
cho đến khi sử dụng phải đƣợc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất,
thích hợp nhất đối với quy định bảo quản của từng loại vắc-xin [3]. Nếu
việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo vệ phòng
bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Vì vậy, việc bảo quản, vận chuyển
vắc-xin phải tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế và Dự án
Tiêm chủng mở rộng .
Bảo quản vắc-xin TCMR và Dịch vụ:
Vắc-xin là 1 sinh phẩm nhạy cảm. vài loại Vắc-xin nhạy cảm với nhiệt
độ đông băng, vài loại nhạy cảm với nhiệt độ cao và số khác nhạy cảm với
ánh sáng.
Hiệu lực của Vắc-xin là khả năng bảo vệ đối tƣợng tiêm chủng khỏi
bệnh. Hiệu lực này có thể bị giảm xuống khi vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ
không thích hợp. một khi bị mất, hiệu lực vắc-xin không thể phục hồi lại
đƣợc. Chất lƣợng vắc-xin đƣợc duy trì bằng cách sử dụng dây chuyền lạnh
đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ cụ thể.
Việc bảo quản vắc-xin trong TCMR đƣợc thực hiện theo “Quy định về
sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị” của Bộ Y tế


14


ban hành theo Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014[4] và hƣớng
dẫn của Dự án TCMR.[13]


Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản đối với Vắc-xin( theo quyết

định số 1730/QĐ-BYT)[4]
Quốc
gia

Khu
vực

Tỉnh/
Tphố

Quận
Huyện

Cơ sở
y tế

0

OPV


Bảo quản từ -15 C đến 0

25 C

BCG

0

Bảo quản từ +2 C đến

0

0

từ +2 C đến +8 C

0

Sởi

+8 C

MR

Có thể từ -15 C đến -25 C

0

0


nếu không đủ chổ
Hib đông khô
Hib dung dịch
Viêm gan B
0

DPT/TT/Td

0

từ +2 C đến +8 C

DPT-VgB-Hib
DPT-VgB-HibIPV
Lƣu giữ tối đa

12
tháng

12
tháng

15

06
tháng

03
tháng


01
tháng


Các loại vắc-xin cần đƣợc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và phù hợp
với từng tuyến trong kho cũng nhƣ khi vận chuyển. Trong quá trình bảo
quản và vận chuyển, vắc-xin cần đƣợc theo dõi nhiệt độ để đảm bảo chất
lƣợng của vắc-xin.
Tất cả các loại vắc-xin đều không thể bị hỏng ngay khi tiếp xúc với
nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp vì vắc-xin đều có tính bền vững nhất định.
Mỗi loại vắc-xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu nhiệt
độ bảo quản vắc-xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải điều
chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc-xin tới bảo quản ở nơi có nhiệt độ bảo
quản thích hợp.


Thời gian bảo quản vắc-xin

Để đảm bảo luôn sẵn có vắc-xin cho các đối tƣợng tiêm chủng trong
chƣơng trình TCMR, đồng thời đảm bảo không bảo quản quá nhiều vắc-xin,
thời gian bảo quản các vắc-xin trong TCMR tại các tuyến phải thực hiện
đúng “Quy định về sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và
điều trị”. Tại kho vắc-xin tuyến Quốc gia, thời gian bảo quản vắc-xin là 6 9 tháng; kho tuyến khu vực là 3 - 6 tháng; kho tuyến tỉnh tối đa 3 tháng; kho
tuyến huyện là 1 - 3 tháng; tại các cơ sở y tế nơi tổ chức tiêm chủng là 1
tháng.[13]


Vận chuyển vắc-xin

Vắc-xin từ khi sản xuất tới khi đƣợc sử dụng cho đối tƣợng tiêm chủng

đƣợc vận chuyển qua rất nhiều nơi. Để đảm bảo chất lƣợng, vắc-xin cần
đƣợc bảo quản ở nhiệt độ +20C đến + 80C trong quá trình vận chuyển.
Nếu vận chuyển từ cơ sở sản xuất hoặc từ kho vắc-xin Quốc gia, vắcxin đƣợc vận chuyển bằng đƣờng hàng không trong các thùng lạnh, việc
vận chuyển bằng đƣờng hàng không quốc tế các vắc-xin nhập ngoại có
16


×