Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

LÊ ANH TUẤN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH
CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

LÊ ANH TUẤN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH
CAO BẰNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN QUỐC THÀNH

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học
sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu, các
thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các cấp lãnh đạo,
các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo

Khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo bộ phận sau Đại học đã giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm, tạo điều kiện để em hoàn thiện Luận
văn của
mình.
Đặc biệt, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Quốc
Thành - Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các cấp lãnh đạo Sở giáo dục
và đào tạo Cao Bằng; các cán bộ quản lí, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và
học sinh của các trường Phổ thông DTNT Hòa An đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, các đồng
nghiệp và độc giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO
DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ ......................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 8
1.2. Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ................................ 11
1.2.1.Nếp sống và nếp sống văn hóa ................................................................. 11
1.2.2. Giáo dục nếp sống văn hóa...................................................................... 17
1.3. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú................................................. 19
1.3.1. Trường phổ thông DTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân..................... 19
1.3.2. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú................................................ 20
1.3.3. Nếp sống của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ........................ 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.4. Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông dân
tộc nội trú ........................................................................................................... 23
1.4.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

dân tộc nội trú .................................................................................................... 23
1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh dân tộc nội trú...
27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học
sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ............................................................... 32
1.5.1. Nhận thức và thái độ thực hiện nếp sống văn hóa của học sinh.............. 32
1.5.2. Mối quan hệ của học sinh với gia đình và môi trường xã hội................. 33
1.5.3. Tác động của các chủ thể giáo dục nếp sống của học sinh ..................... 34
1.5.4. Điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện nếp sống văn hóa ........................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NẾP SỐNGVĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG ................................... 37
2.1. Khái quát địa bàn và phương pháp khảo sát thực tiễn ............................... 37
2.1.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng..................... 37
2.1.2. Phương pháp và đối tượng khảo sát thực tiễn ......................................... 39
2.2. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông
dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng ............................................................. 40
2.2.1. Thực trạng nếp sống của học sinh ........................................................... 40
2.2.2. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh............................... 47
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường
phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng ............................................ 55
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục
nếp sống văn hóa cho học sinh .......................................................................... 55
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nếp sống văn hóa cho học sinh .
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa
cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng.................
59
2.4.1. Những thành công và hạn chế ................................................................. 59
2.4.2. Những nguyên nhân của thực trạng......................................................... 62
Kết luận chương 2.............................................................................................. 63
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN
HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG......................................................................... 65
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................... 65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.......................................................... 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 66
3.2. Các biện pháp cụ thể................................................................................... 67
3.2.1. Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo
dục nếp sống văn hóa......................................................................................... 67
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông
dân tộc nội trú .................................................................................................... 70
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học..................
72
3.2.4. Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của ....... 74
3.2.5. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng
trong nhà trường ................................................................................................ 76
3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú ......... 79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 82
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................... 84
3.4.1. Đối tượng khảo sát................................................................................... 84
3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát................................................................... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.4.3. Mục đích khảo sát.................................................................................... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.4.4. Các biện pháp được khảo sát ................................................................... 85
3.4.5. Nội dung khảo sát .................................................................................... 85
3.4.6. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 85
Kết luận chương 3.............................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 90
1. Kết luận.......................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 95
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của học sinh về thực trạng nếp sống học sinh nội trú ....... 40
Bảng 2.2. Thời gian dành cho tự học của học sinh ........................................... 41

Bảng 2.3. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập .......................... 42
Bảng 2.4. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt ....................... 43
Bảng 2.5. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong quan hệ và ứng xử ........ 45
Bảng 2.6. Hiệu quả các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho học sinh..... 47
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động
giáo dục nếp sống văn hóa của ban giám hiệu nhà trường.............. 50
Bảng 2.8. Đánh giá của Cán bộ quản lí và giáo viên về các biện pháp chỉ đạo
giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ......................................... 56
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
nếp sống văn hóa cho học sinh của lãnh đạo nhà trường ................ 58
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về quản lý giáo dục nếp
sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An......... 60
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp............................ 85
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp............................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là
phương thức bảo tồn, bảo vệ kho tàng tri thức văn hóa xã hội. Nhân dân Việt

Nam vốn có truyền thống hiếu học và có nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời
kì lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo
đức, tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách
con người Việt Nam. Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hóa xuất hiện từ
khi có loài người, có xã hội. Văn hóa tồn tại khách quan và tác động vào con
người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con
người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp
con người trở thành “người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con
người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ.
Hiện nay, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ với đạo lý, truyền thống dân
tộc xuất hiện và phát triển. Không ít các em học sinh hiện nay có biểu hiện sống
buông thả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, thờ ơ với bạn bè, không quan tâm
tới gia đình, nhà trường và xã hội, đã quay lưng với các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Các em học sinh trường Phổ thông DTNT Hòa An là
những người được lựa chọn từ các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn
trong huyện Hòa An, nay đang được học tập, rèn luyện trong môi trường nhân
văn, đoàn kết, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc xây dựng nếp sống văn hóa sẽ giúp
các em nhận thức sâu sắc các giá trị văn hóa nhân văn, nâng cao chất lượng học
tập, rèn luyện, sinh hoạt và những hành vi giao tiếp, ứng xử, không ngừng vươn
lên trong học tập cũng như hoàn thiện nhân cách, đồng thời đấu tranh với những
nhận thức và hành vi lệch lạc, tiêu cực hiện nay.
Nhận thức rõ vấn đề này nhà trường đã coi trọng và tiến hành có hiệu quả
các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng toàn diện công tác giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên nhận thức của một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với việc xây dựng nếp sống văn hóa của học
sinh còn chưa đầy đủ, từ đó chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và sự gương
mẫu tham gia. Một số em học sinh trong quá trình giáo dục và đào tạo chỉ quan
tâm tới nâng cao trình độ kiến thức, lối sống ích kỷ của cá nhân, chưa coi trọng
đúng mức việc tu dưỡng, rèn luyện về lối sống văn hóa. Cá biệt còn có học sinh
có những hành vi sống thực dụng, thiếu trung thực, thiếu lành mạnh, còn vướng
vào các tệ nạn xã hội như chơi điện tử, sống ảo trên mạng xã hội…
Nhiệm vụ của nhà trường không ngừng đổi mới mạnh mẽ công tác giáo
dục và đào tạo để tạo ra các thế hệ học sinh không những có một nền kiến thức
sâu rộng, mà còn có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực và lối sống văn
hóa. Sau này các em sẽ là lực lượng nòng cốt trong các trường, tổ chức, cơ quan
đơn vị công tác.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục nếp
sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao
Bằng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục nếp sống
văn hóa và quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông
dân tộc nội trú Hòa An, Cao Bằng, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nếp
sống văn hóa cho học sinh của nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn
diện cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông
DTNT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường
phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3.3. Khách thể khảo sát
- Học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Cha mẹ học sinh có con học tại trường phổ thông DTNT.
- Giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao
Bằng.
4. Giả thuyết khoa học
Trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm giáo dục,
quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh của trường. Song kết quả giáo
dục cũng còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường. Nếu phân tích rõ cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục
nếp sống văn hóa cho học sinh thì có thể đề ra được những biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh một cách sát thực, hợp lý;
kết quả giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh phổ thông DTNT Hòa An sẽ
được cải thiện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Xác lập cơ sở lý luận về giáo dục nếp sống văn hóa và quản lý giáo
dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa và quản lý
giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh
Cao Bằng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học
sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nếp sống văn hóa của học sinh có thể thể hiện ở nhiều hoạt động, trong
phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục nếp
sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT biểu hiện ở những hoạt

động diễn ra trong phạm vi nhà trường như trên lớp học, trong kí túc xá. Những
hoạt động ngoài phạm vi nhà trường, đề tài không có điều kiện nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6.2.Về thời gian : Đề tài sử dụng các số liệu của nhà trường trong 3 năm học
gần đây: 2015- 2016, 2016 - 2017 và 2017 - 2018
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ
thống hoá các tài liệu lý luận về giáo dục nếp sống văn hóa và quản lý giáo dục
nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT.
7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Xây dựng 03 mẫu phiếu hỏi để lấy ý kiến:
+ Phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý nhà trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Bí thư đoàn trường và giáo viên.
+ Phiếu hỏi ý kiến học sinh đang học.
+ Phiếu hỏi cha mẹ học sinh
* Phương pháp phỏng vấn (lấy ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, các
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có con học ở trường Phổ thông DTNT Hòa
An nhằm làm rõ thực trạng nếp sống hiện nay)
* Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các đồng chí
lãnh đạo Sở giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đã
giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường DTNT về biện thực hiện
các hành vi có văn hóa trong học sinh).
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu điều

tra.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn có 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục và quản lý giáo dục nếp sống văn
hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
Chương 2: Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa và quản lý giáo dục nếp
sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học
sinh trường phổ thông DTNT Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “văn hóa” ở nước ta hiện nay dùng trong các khoa học xã hội
và nhân văn có nguồn gốc ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông,
từ "văn hóa" cũng xuất hiện rất sớm. Lưu Hướng (thời Tây Hán, Trung Quốc)

trong sách “Thuyết Uyển bài Chi Vũ” viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước
dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực” [15, tr.15]. Đây là quan điểm Văn trị
giáo hóa, nhân văn giáo hóa, nghĩa là đem cái Đẹp của con ngƣời (nhân văn)
làm chuẩn mực giáo dục những người khác trong các rợ tộc xung quanh vùng
Hoa Hạ thoát khỏi tình trạng dã man, kém hiểu biết. Ở phương Tây, “văn hóa”
có nguồn gốc từ chữ La tinh “cultus” với nghĩa cụ thể (nghĩa đen) là khai
hoang, trồng trọt cây lương thực (Cultus Agri). Sau này đƣợc mở rộng nghĩa
dùng trong xã hội chỉ sự gieo trồng trí tuệ cho con người, giáo dục đào tạo con
người (Cultus Animi). Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa thuật ngữ “văn hóa”
theo cách hiểu này. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588 - 1679): "Lao
động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng
tinh thần" [31, tr.1719]. Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) định
nghĩa văn hóa theo trình độ phát triển: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa
rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào
mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội [31, tr.1719]. Năm 1988, khi phát động Thập kỷ Thế giới Phát triển Văn hóa, Tổng giám
đốc UNESCO Federico Mayor đã tiếp cận văn hóa theo nghĩa là toàn bộ diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mạo đặc trưng khắc họa nên bản sắc của mỗi dân tộc: “Văn hóa là tổng thể sống
động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện
tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của
mỗi dân tộc” [39, tr.14]. Như vậy, chúng ta có thể tiếp cận văn hóa dưới nhiều
góc độ khác nhau. Song, dưới góc độ phương pháp luận nghiên cứu về nếp sống
văn hóa thì cần tiếp cận văn hóa như tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao các
giá trị mang tính nhân văn do con người sáng tạo theo tiêu chí chân, thiện, mỹ
trong tiến trình lịch sử và trở thành nhân tố nuôi dưỡng, hoàn thiện, phát triển
phẩm chất con người cùng đời sống cộng đồng.
Trên thế giới thuật ngữ “Lối sống”, “Nếp sống” đã được nêu ra và nghiên
cứu từ cuối thế kỉ XIX.Vào những năm 70 - 80 của thế kỉ XX việc nghiên cứu
lối sống, nếp sống ở các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu phát triển khá mạnh
mẽ.
Có thể nói lối sống là thuật ngữ mới trong tiếng Việt. Sách cổ, sách chữ
Hán, chữ Nôm, hiếm thấy xuất hiện. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, nhất là
sau cách mạng tháng 8 đã bắt đầu hình thành khái niệm về cách thức, lề lối, nề
nếp của con người trong cuộc sống. Các khái niệm này có thể mượn dịch, hoặc
phỏng theo từ nước ngoài. Thuật ngữ về khái niệm này trong các tiếng Pháp,
Anh, Đức, Nga được viết: “Mode de vie”, “Way of life”, “Obraz jiznhi”,
“Lebens Weise”, … Các từ điển không có sự phân biệt rõ ràng về lối sống, nếp
sống, thí dụ từ điển tiếng Việt - Nxb Khoa học xã hội 1988 chỉ đề cập tới ý
nghĩa của lối và nếp như sau: Lối là hình thức diễn ra của hoạt động đã trở
thành ổn định mang đặc điểm riêng…Ví dụ như lối sống tiểu tư sản, lối châm
biếm… Còn Nếp được hiểu là cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen: Nếp
sống văn minh, nếp suy nghĩ…
Hầu hết đều khẳng định cơ sở của lối sống, nếp sống Xã hội chủ nghĩa
bắt nguồn từ phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và luôn dựa trên cơ sở của
tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





tập thể, tính giai cấp, đối lập với lối sống, nếp sống tư bản chủ nghĩa chạy theo
đồng tiền, lối sống thực dụng.
Trong những thập kỉ gần đây vấn đề lối sống, nếp sống của học sinh, sinh
viên cũng được nghiên cứu nhiều. Trong cuốn “The student revolution
Aglobananalysis” xuất bản năm 1970 tại Ấn Độ đã đề cập đến vấn đề của sinh
viên thế giới: thái độ đối với những sự kiện chính trị, đảng phái, chính sách của
Chính phủ: sự tham gia của các sinh viên trong phong trào chính trị- xã hội ở
các nước; các tổ chức xã hội và đoàn thể của sinh viên… Nhưng vấn đề nếp
sống cũng chỉ được xem xét và mô tả một cách rời rạc, chưa khai thác được
khía cạnh văn hóa trong một chỉnh thể nếp sống, lối sống.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu lối sống, nếp sống đã được đề cập đến từ
lâu qua nhiều công trình nghiên cứu công phu như công trình “Việt Nam phong
tục”của Phan Kế Bính (1875-1921). Trong tác phẩm này hầu hết những phong
tục xã hội, phong tục trong gia tộc, thói quen, nếp sống của con người Việt Nam
kể từ xưa đến đầu thế kỷ XX được tác giả phản ánh một cách khách quan, từ đó
ca ngợi những phẩm chất, thói quen tốt của con người Việt Nam, đồng thời
mạnh dạn phê phán các yếu tố lạc hậu, trì trệ trong các phong tục, thói quen,
nếp sống… không phù hợp với thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
Tư tưởng tiến bộ của Phan Kế Bính đã được Đảng ta quán triệt trong các nghị
quyết nhằm xây dựng ở Việt Nam một nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại cũng đã
nhấn mạnh việc xây dựng “Đời sống mới” (sau này đổi thành nếp sống mới),
cách làm việc mới, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ lòng
nhân ái, kính già, yêu trẻ, có lối sống thật thà, khiêm tốn, trung thực, yêu lao
động, yêu đồng bào và yêu Tổ quốc. Trong lúc nước nhà chưa thống nhất, việc

xóa bỏ, cải tạo nếp sống cũ lạc hậu và xây dựng nếp sống mới là nhiệm vụ to
lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




và phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành, như Hồ Chủ tịch nói: “Một cách rất cẩn
thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [22, tr.151].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt
Nam luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa, Nếp sống văn hóa, coi đó là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã
hội mới, con người mới. Vấn đề nghiên cứu nếp sống, Nếp sống văn hóa đã
được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu là trong Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung
Ương khóa VIII, Đảng ta đã dành riêng để bàn về lĩnh vực văn hóa. Nội dung
nghị quyết gồm 6 vấn đề quan trọng thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, nếp
sống được đặt lên đầu tiên. Trong toàn văn nghị quyết V thuật ngữ lối sống, nếp
sống được nhắc đến nhiều lần như “tư tưởng đạo đức và lối sống là những vấn
đề then chốt của văn hóa” hay như “lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh”.
“Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,
lòng yêu nước, đạo đức, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý
chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước…Xây dựng
nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân
tộc thiểu số…Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khóa IX đã nhấn mạnh: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ
chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn
minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở và
động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; đặc biệt trong văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đề cập việc “…Phát huy tính năng

động, chủ động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân, các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, các hộ gia đình, cá
nhân, các trí thức tham gia hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa. Xây dựng và
triển khai chương trình giáo dục văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- thẩm mỹ, nếp sống văn minh, hiện đại trong nhân dân”. Như vậy, có thể khẳng
định vấn đề nếp sống, quản lý nếp sống, Nếp sống văn hóa của các tầng lớp
nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dân, trong đó có lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên đã được các nhà lãnh
đạo đất nước, quản lý xã hội rất quan tâm.
Trong thời gian gần đây việc nghiên cứu lối sống, nếp sống nói chung và
lối sống, nếp sống học sinh, sinh viên nội trú nói riêng đã được rất nhiều tác
giả quan tâm và một số công trình, luận án đã đi sâu vào những vấn đề cụ thể
như:
+ Vũ Dũng: “Nếp sống xã hội của sinh viên” Tạp chí Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp (01/1997)
+ Mạc Văn Trang : “Đặc điểm lối sống Sinh viên hiện nay và những biện
pháp giáo dục lối sống cho Sinh viên” Đề tài cấp Bộ.
+ Khúc Năng Toàn : “Nếp sống có văn hóa của sinh viên sư phạm” Luận

văn thạc sỹ Tâm lý học, Hà Nội 1999.
+ Trần Văn Trọng: “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh
trường Văn hóa 3, Bộ Công an”, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Hà Nội 2009
+ Trần Công Thanh: “Thực trạng và các biện pháp giáo dục nếp sống
cho sinh viên nội tru trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, mã số 5.07.03, Luận
văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Hà Nội 1999.
+ Đinh Thị Tuyết Mai: “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý
đời sống sinh viên nội tru - Đại học Quốc gia Hà Nội”, mã số 60.14.05, Luận
văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Hà Nội, 2003.
Như vậy có thể thấy vấn đề nếp sống, quản lý nếp sống học sinh, sinh
viên nội trú là một đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên trong các
công trình của các tác giả mà chúng tôi tìm kiếm được thì chưa có công trình
hay bài viết khoa học nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý học sinh nội
trú. Nếu nghiên cứu về học sinh nội trú thì các tác giả mới chỉ đi sâu vào khía
cạnh ôn tập và tự học mà chưa đề cập, phân tích đến các mặt khác như ăn ở,
sinh hoạt tại ký túc xá của học sinh nội trú. Đã có một số công trình nghiên
cứu của một số tác giả đưa ra thực trạng và giải pháp quản lý về các hoạt động
ngoài giờ lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lớp và đời sống là những hoạt động song song với hoạt động học tập nhưng
không nghiên cứu về học sinh nội trú mà là sinh viên của các trường đại học.
Mặt khác, ở trường Phổ thông DTNT Hòa An cho đến nay, cũng chưa có
tác giả nào nghiên cứu về công tác học sinh nói chung và công tác học sinh nội
trú nói riêng. Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú là vấn đề mới mẻ phù hợp với
yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Giáo dục và giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh
1.2.1.Nếp sống và nếp sống văn hóa
1.2.1.1. Nếp sống
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Thói quen in sâu vào cách làm
vào suy nghĩ gọi là nếp” [34, tr.21],
L.V. Côkan cho rằng: Nếp sống của con người được coi như là sự phán
ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như sự phán
ánh của xã hội vào cá nhân.
Như vậy có thể nói rằng nếp sống là những hành vi ứng xử của con người được
lặp đi lặp lại, được định hình trong đời sống thành nề nếp, thói quen thành
phong tục, tập quán của cá nhân hay nhóm và được xã hội công nhận. Đặt
trong mối quan hệ chung, nếp sống bao gồm nếp sinh hoạt, hoạt động, cách
thức giao tiếp….Nếp sống chính là những quy tắc, nội quy, kỷ luật phù hợp của
nhóm xã hội đã trở thành hành vi của mỗi cá nhân phù hợp với điều kiện sống,
môi trường và đặc biệt là phù hợp với đặc trưng hoạt động nghề nghiệp. Đây
chính là cơ sở khoa học để hình thành và giáo dục nếp sống cho thanh niên nói
chung và học sinh, sinh viên nói riêng.
Nếp sống có những đặc điểm sau ;
- Nếp sống là những phẩm chất, thuộc tính có tính ổn định cao.
- Nếp sống là những hành vi đã trở thành thói quen có tính tự động hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Nếp sống không tách rời khỏi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định
trong cuộc sống hàng ngày của con người.
1.2.1.2. Nếp sống và khái niệm liên quan
Thuật ngữ “văn hóa” ở nước ta hiện nay dùng trong các khoa học xã hội

và nhân văn có nguồn gốc ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông,
từ "văn hóa" cũng xuất hiện rất sớm. Lưu Hướng (thời Tây Hán, Trung Quốc)
trong sách “Thuyết Uyển bài Chi Vũ” viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước
dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực”. Đây là quan điểm Văn trị giáo hóa,
nhân văn giáo hóa, nghĩa là đem cái Đẹp của con người (nhân văn) làm chuẩn
mực giáo dục những người khác trong các bộ tộc xung quanh vùng Hoa Hạ
thoát khỏi tình trạng dã man, kém hiểu biết. Ở phương Tây, “văn hóa” có nguồn
gốc từ chữ La tinh “cultus” với nghĩa cụ thể (nghĩa đen) là khai hoang, trồng
trọt cây lương thực (Cultus Agri). Sau này được mở rộng nghĩa dùng trong xã
hội chỉ sự gieo trồng trí tuệ cho con người, giáo dục đào tạo con người (Cultus
Animi). Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa thuật ngữ “văn hóa” theo cách
hiểu này. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588 - 1679): "Lao động dành
cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần" [1,
tr.17-19]. Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917)
định nghĩa văn hóa theo trình độ phát triển: văn hóa hay văn minh hiểu theo
nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán
nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội [1,
tr.17-19]. Năm 1988, khi phát động Thập kỷ Thế giới Phát triển Văn hóa, Tổng
giám đốc UNESCO Federico Mayor đã tiếp cận văn hóa theo nghĩa là toàn bộ
diện mạo đặc trưng khắc họa nên bản sắc của mỗi dân tộc: “Văn hóa là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”. Cùng với sự giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×