Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Hiện trạng môi trường chăn nuôi tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.22 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Chăn nuôi vẫn luôn là ngành kinh tế chủ lực và truyền thống của Việt Nam hiện
nay, nhất là chăn nuôi lợn.Sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực
và truyền thống lâu đời tại Việt Nam, là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta.
Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt.
Thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi lợn có những biến động mạnh về giá cả, lúc
xuống quá thấp, khi lên cao; để ngành thực sự bền vững, lớn, mạnh, đủ sức cạnh
tranh và xuất khẩu, ngành cần phải được tổ chức lại. Vai trò của ngành chăn nuôi
lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm
nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như
chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn
truyền thống khác. Chăn nuôi lợn tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công
nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục
đích nâng cao sức khỏe cho con người. Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung
cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là
nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao. Đối với nhiều vùng nông thôn,
đặc biệt là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi
lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho sự phát triển của
ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống cho các vi
sinh vật đất.
Cùng với sự phát triển ngành chăn nuôi lợn nước ta và hiệu quả kinh tế cao, ở
nhiều tỉnh, thành chăn nuôi lợn nhiều chăn nuôi lợn đã dịch chuyển sang hướng
1


tập trung công nghiệp, trang trại lớn và hộ chuyên nghiệp đặc biệt là tiên phong
cho quy mô chăn nuôi tập trung này là tỉnh Nam Định. Bên cạnh việc gia tăng
sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi, bảo vệ môi trường cũng tiến hành song


song nhằm đảm bảo và nâng cao phát triển bền vững toàn tỉnh.
Vì vậy, với mục tiêu nâng cao phát triển bền vững toàn tỉnh, nhiệm vụ đặt ra: “
thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
trên địa bàn tỉnh nam định”

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1Quy mô, vị trí tỉnh Nam Định.
Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định có tiềm
năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo cơ bản,
có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư khá
đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà Nội cũng như
cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Hạ tầng
điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn sàng đáp ứng tốt
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng kinh tế biển của
tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và
hạ tầng đô thị. Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ
19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam
Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh
Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.
Theo báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh có 2763 trang trại và gia trại
chăn nuôi lợn. Chăn nuôi gia cầm có 456 trang trại, gia trại với quy mô nuôi hơn
1,15 triệu con/năm; chăn nuôi trâu bò có 55 trang trại, gia trại... Tuy nhiên chăn
nuôi nhỏ theo phương thức tận dụng trong nông hộ còn chiếm tỷ trọng lớn (có
95.8% số trâu bò, 80.89% đàn lợn và 71.5% tổng đàn gia cầm được chăn nuôi
theo quy mô hộ).

Trong 26515 trang trại nuôi lợn thì có : 195632 hộ nuôi từ 1 đến 9 con ,
6325 hộ nuôi từ 10 đến 29 con , 546 hộ nuôi từ 30 đến 99 con , 75 hộ nuôi từ
100 đến 299 con , 38 hộ nuôi từ 300 con trở nên . Các hộ có quy mô lớn nuôi từ
1000 con trở nên thì có 132 hộ, tỷ trọng so với cả nước 0,7 % .
3


Trên đàn lợn, hiện nay chủ yếu là các giống lợn ngoại, lợn lai (lai giữa lợn
ngoại với lợn nội với tỷ lệ máu ngoại 1/2, 3/4, 7/8), trong đó lợn ngoại chiếm
khoảng 32%, lợn lai chiếm 66,5%. Rất nhiều giống gia cầm lông màu bản địa đã
được khôi phục, phát triển mạnh mẽ nhờ năng suất, chất lượng vượt trội.
Những năm qua, phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực từ
chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong khu dân cư sang chăn nuôi gia trại, trang trại
tập trung, công nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có 139
trang trại chăn nuôi, trong đó có 56 trang trại chăn nuôi gia cầm, 83 trang trại
chăn nuôi lợn.
Trên địa bàn tỉnh đã có 50 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo
hướng ứng dụng công nghệ cao như công nghệ chuồng lồng, chuồng kín với hệ
thống làm mát, máng ăn, máng uống, vệ sinh tự động, trong đó có 1 cơ sở chăn
nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất; 4 cơ sở chăn nuôi đã
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn giống.
Chăn nuôi Bắc Ninh cũng hình thành một số mô hình liên doanh, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như: Hợp tác xã, câu lạc bộ, chăn
nuôi gia công. Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 HTX dịch vụ chăn nuôi và câu lạc bộ
chăn nuôi; 18 trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp.
Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm đều đã áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động,
trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tự động hóa toàn bộ quá trình sản
xuất, các cơ sở chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn
giống.

1.2 Khái lược tình hình chăn nuôi tại tỉnh Nam Định.
Nam Định là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Bộ, đa số nông dân thu nhập chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Những năm gần đây, chăn nuôi của
4


Nam Định có tốc độ phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn năm 2017, hàng năm địa phương sản xuất khoảng 140
nghìn tấn thịt các loại. Với tổng đàn lợn khoảng 783.491 con; gia cầm khoảng
7,3 triệu con; trâu, bò khoảng 39.634 con, chất thải của gia súc, gia cầm khoảng
trên 1,5 triệu tấn/năm. Phần lớn chất thải được sử dụng làm phân bón hữu cơ,
một phần làm thức ăn cho cá, một phần được xử lý bằng bể biogas.

Hình 1: Trang trại chăn nuôi lợn đạt chuẩn VIETGAP
Trong những năm qua, chăn nuôi ở Nam Định đạt nhiều kết quả quan trọng,
góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi tại
tỉnh chủ yếu phân tán trong khu dân cư, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ
phát triển tự phát, chưa có qui hoạch đồng bộ, xây dựng ngay trong vườn nhà,
trong thôn xóm, đặc biệt là người chăn nuôi chưa nhận thức đúng và chưa quan
tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường tự nhiên. Mặc dù, trong
những năm gần đây, có nhiều dự án đầu tư cho lĩnh vực môi trường trong chăn
nuôi như dự án khí sinh học do Hà Lan tài trợ, chương trình mục tiêu Quốc gia
về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhưng tình trạng ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi vẫn còn là những vấn đề cần được quan tâm. Kết quả
khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Nam Định sẽ là cơ sở đề
xuất những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
5


hộ gia đình và trang trại nhỏ tại đây. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đánh giá:

Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
1.3 Khái lược công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tại tỉnh Nam
Định
Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định, lĩnh vực chăn
nuôi chiếm gần 40%. Các đối tượng chính tham gia vào ngành chăn nuôi của
tỉnh là trâu, bò, gia cầm, lợn. Trong hoạt động chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh Nam
Định có khoảng 138 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, trâu, bò gia cầm, theo số
liệu thống kê, hiện nay lượng rác thải phát sinh trong toàn tỉnh ước tính khoảng
880 tấn/ngày, trong đó thành phố Nam Định là 220 tấn/ngày và 9 huyện còn lại
là 660 tấn/ngày trong đó 02 cơ sở có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/đề
án bảo vệ môi trường chi tiết, và là trang trại chăn nuôi đã hoàn thành xử lý ô
nhiễm môi trường triệt để và được cấp giấy chứng nhận VietGAHP là trang trại
chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của ông Nguyễn Văn Công, xã Hải Xuân
(Hải Hậu) với quy mô 21 nghìn con và trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Văn
Thọ, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); 16 cơ sở có Cam kết bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản và 07 cơ sở chưa có hồ sơ về môi
trường.
Đối với lượng chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón, việc xử lý
chất thải có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi trang
trại thì việc xử lý chất thải chăn nuôi được coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ gắn liền với sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi chủ yếu
được vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, làm
thức ăn cho cá. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi được xử lý bằng các biện pháp chủ
yếu như công nghệ khí sinh học (biogas), ủ phân compost, làm thức ăn cho thủy
sản, làm phân bón trực tiếp cho cây trồng,…
6


Để phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo
các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhiều giải pháp như: xây dựng
quy hoạch chăn nuôi; áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành
chăn nuôi tốt VietGAP; sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc xử lý chất thải
khử mùi hôi chuồng trại và xây dựng bể biogas, vừa đảm bảo vệ sinh môi
trường, vừa cung cấp chất đốt phục vụ sinh hoạt. Qua triển khai thực hiện, đến
nay đã có nhiều hộ chăn nuôi trang trại, gia trại có biện pháp xử lý chất thải như
xây bể biogas (khoảng 10.000 bể), hố ủ phân, áp dụng biện pháp chăn nuôi an
toàn sinh học… nên đã giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường, nhất là khu vực
nông thôn.
Điểm đáng chú ý, trong quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc gia cầm, toàn
tỉnh đã quy hoạch được 139 vùng chăn nuôi tập trung tại các xã thuần nông, như
huyện Hải Hậu 28 xã, huyện Giao Thủy 19 xã, huyện Ý Yên 20 xã,… Một số
vùng có trang trại hạt nhân làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp, sản xuất,
cung ứng con giống, bao tiêu sản phẩm cho các trang trại và gia trại trong xã và
đang từng bước gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện, hầu hết các xã đã
có quy hoạch nông nghiệp, trong đó có quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại
tập trung ngoài khu dân cư. Việc đưa chăn nuôi tập trung ra khu riêng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường; hạn chế phát sinh dịch bệnh, bảo đảm
hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng dân cư.
Với bối cảnh Nam Định là 1 trong 10 tỉnh tham gia Dự án Hỗ trợ nông
nghiệp các bon thấp giai đoạn 2013 - 2018, địa phương đã hỗ trợ người chăn
nuôi xây dựng được khoảng 2.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ. Trong
đó, đã lồng ghép việc quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường
với nội dung hướng dẫn vận hành công trình khí sinh học cho hơn 2.000 chủ
7


trang trại, gia trại chăn nuôi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức của
người dân về bảo vệ môi trường.

Để đạt được kết quả trên, địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến
nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và áp
dụng những mô hình mới thân thiện với môi trường. Sản xuất theo quy trình an
toàn trong chăn nuôi là hướng đang được ngành nông nghiệp khuyến khích áp
dụng rộng rãi (mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng an toàn sinh học,
VietGAP,…). Đây là những mô hình chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường và
mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các chế
phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
Hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại chất thải chăn
nuôi nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Đã xây dựng quy hoạch các điểm giết mổ
gia súc gia cầm tập trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ở một số địa
phương trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng phát triển chăn
nuôi thiếu quy hoạch dẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra ở một số nơi. Quy
hoạch vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung ở một số xã, thị trấn còn bất
cập, thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Chưa làm tốt việc thu gom, xử lý
rác thải ở nông thôn. Những tồn tại nêu trên đã gây ra ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng
đồng.
Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm khoảng 70% (trên 70.000 hộ) số hộ chăn
nuôi toàn tỉnh, do vậy các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu vẫn nằm trong khu dân
cư và hệ thống xử lý chất thải còn khá thô sơ, điều này dẫn đến tình trạng ô
8


nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và con người. Các
trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn hầu hết có hệ thống xử lý chất thải với

các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Việc ban hành
các văn bản quy định và hướng dẫn bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn hạn
chế, đồng thời công tác triển khai, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá môi
trường chưa được quan tâm đúng mức…
Nhìn chung, trong những năm qua, các ngành chức năng đã tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, góp phần tích cực bảo vệ sản xuất, chấn
chỉnh những sai sót, vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Để đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường trong thời gian tới, địa phương
đã xác định tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn gắn với
việc bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề theo các
quy hoạch đã được phê duyệt.
Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong
chăn nuôi để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch,
chất lượng cao và giảm phát thải các khí độc gây ô nhiễm môi trường. Có các
giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn. Từng
bước xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn. Phát huy
vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư cùng với tăng cường các biện pháp quản lý
và chế tài xử phạt nhằm hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
Xây dựng quy chế hương ước làng xã đối với công tác bảo vệ môi trường.
Áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi; tăng cường tuyên truyền,
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Quy hoạch và di chuyển trang trại chăn nuôi,
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Xây dựng cơ chế
chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường
nông nghiệp gắn với triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.
9


10



CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm qui mô trang trại tại tỉnh Nam Định.
- Địa điểm nghiên cứu: Khảo sát hiện trạng quản lý, công tác bảo vệ môi
trường trong chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung, tỉnh Nam Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Lập mẫu phiếu điều tra xác định các thông tin điều tra, điều tra 40 trang
trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tổ chức các nhóm khảo sát thu thập tài liệu tại cấp tỉnh, huyện, xã.
- Khảo sát cấp tỉnh: Thu thập tài liệu, thông tin về chủ trương, định hướng,
các chính sách về quản lý môi trường chăn nuôi tại các cơ quan: Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông,
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
- Khảo sát cấp huyện: Chọn 1 huyện có chăn nuôi phát triển và tình trạng
ô nhiễm môi trường đang ngày gia tăng để thu thập các tài liệu về hiện trạng
quản lý môi trường trong chăn nuôi, các loại hình chăn nuôi. Thu thập thông tin
tại phòng khuyến nông, phòng kinh tế (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn).
- Khảo sát cấp xã: Chọn một xã đại diện cho huyện để thu thập các tài liệu
về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, phỏng vấn cộng đồng để đánh
giá nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường
chăn nuôi.
2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
11


Thu thập số liệu có sẵn từ sách báo, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên
cứu có liên quan. Các thông tin sau khi thu thập, được xử lý bằng phần mềm

Excel và tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê.

12


III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả điều tra hiện trạng chăn nuôi lợn tập trung
3.1.1 Loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chăn nuôi lợn là một trong những thế mạnh của tỉnh, luôn ở vị trí số một
trong sản xuất nông nghiệp về quy mô, giá trị và sản lượng. Trong đó sản lượng
thịt lợn hơi luôn chiếm 80-85% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Hiện tại trên địa
bàn toàn tỉnh Nam Định có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu được phân loại: quy
mô hộ gia đình, trang trại quy mô vừa và lớn, và chăn nuôi nhỏ lẻ.
LOẠI HÌNH CHĂN NUÔ I
Quy mô hộ gia đình
Chăn nuôi lẻ

Trang trại quy mô vừa và lớn
0.00%

18.13%

81.87%

Hình 2. Loại hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nam Định
Qua điều tra và khảo sát loại hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nam Định cho
thấy, loại hình chăn nuôi theo quy mô trang trại vừa và lớn chiếm ưu thế hơn
(82%) do tình hình giá cả thức ăn, con giống liên tục tăng cao, giá sản phẩm đầu
ra nhiều thời điểm xuống quá thấp, đã ảnh hưởng lớn đến phát triển đàn lợn của
tỉnh. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, mang tính bền vững là vấn

đề cấp thiết trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Áp
dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào chăn nuôi, đưa con
13


giống chất lượng cao, thức ăn công nghiệp… vào sản xuất nên đã giảm thời gian
nuôi, tăng số lứa/năm, do vậy sản lượng thịt luôn luôn tăng qua các năm phát
triển nền kinh tế chung toàn tỉnh.
3.1.2 Mức độ xử lý chất thải chăn nuôi ở Nam Định
Khi ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh theo xu hướng trang trại,
gia trại, vấn nạn ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ngày càng phức tạp
ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân khu vực quanh trang trại, gây
khó khăn trong quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Nhằm xử lý triệt để
chất thải chăn nuôi, tỉnh Nam Định đang hỗ trợ các trang trại trong tỉnh thực
hiện các mô hình khắc phục nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường.
Khối lượng (tấn/năm)
Tỷ lệ được xử lý (%)
Chất thải rắn gia súc
1.500.000
55%
Nước thải gia súc
7.3 trieu m3/nam
70%
Bảng 1. Mức độ xử lý chất thải chăn nuôi ở Nam Định
Đối với phân gia súc: Xử lý bằng biogas chiếm 23,3%, Ủ phân khô:
16,5%; sử dụng phân tươi trong nông nghiệp do các thương lái thu mua: 12%,
không xử lý thải vào môi trường: 48,3 %.
Đối với nước thải gia súc: Xử lý bằng biogas chiếm 61,1%; trong Nam
Định, có 1 hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tập trung công suất 300 m 3 /ngày
đêm, mức đầu tư lên tới 7 tỷ đồng cho các trang trại với quy mô vừa và lớn,

chưa xử lý chiếm 39,9%.
3.2

Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại lợn chăn nuôi tập

trung
3.2.1 Thực trạng môi trường nước thải tại các trang trại lợn chăn nuôi tập
trung

14


Có 30/40 trang trại lợn có hệ thống xử lý nước thải sơ cấp, trong đó chỉ có
07/30 trang trại có hệ thống xử lý kết hợp hóa học và vi sinh hoặc bổ sung thêm
biện pháp xử lý bổ sung ngoài hầm biogas và hồ sinh Hệ thống bể lắng gồm 4
ngăn, đặt trước bể bi-ô-ga, mỗi ngăn bố trí ống hút dích dắc ở tầng giữa, có chất
lượng nước thải đạt quy chuẩn cho phép tại cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Nước thải từ bể tắm trong
chuồng chảy vào các bể lắng qua ống hút, phần chất thải được tách giữ lại qua
các bể nên khi đến bể bi-ô-ga nước rất trong.
Các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung sử dụng các công trình xử lý
nước thải chủ yếu gồm: bể lắng, hầm biogas, hồ sinh học. Nước thải sau bể lắng
một số trang trại chăn nuôi dùng để tưới cho cây trồng trong đó có hoa màu.
Nước sau biogas xả ra ao nuôi cá, mương thoát nước.
- Khối lượng nước thải phát sinh:
Có 29 trang trại có lượng nước thải phát sinh dưới 20 m 3/ngày.đêm, 04
trang trại có lượng nước thải phát sinh từ 20 - 30 m 3 và có 07 trang trại có lượng
nước thải phát sinh trên 50 m3/ngày.đêm.
- Kết quả quan trắc môi trường nước thải:
Trước biogas

Thông số

Sau biogas

QCVN
40:2011/

TB

Min-Max

TB

Min-Max

pH

7,23

6.87-7,92

7.19

6.75-7.54

T0 (0C)

30,35

29-32


30,35

28,2-32,6

COD (mg/L)

3684,23

860-4.590

789,23

391-1792

150

N-NH+4 (mg/L)

307,00

100- 780

289,38

100-250

40

SS (mg/L)


2159,50

520-9520

1394,43

360-3280

100

15

BTNMT
6-9


Thông số
Total Coliform
(MPN/100ml)

Trước biogas
TB
372.104

Sau biogas

Min-Max
101.104953.10


5

TB
226.104

QCVN

Min-Max

40:2011/

115.104-

BTNMT
5000

746.105

Bảng 2: Thông số quan trắc dầu vào đầu ra từ các điểm quan trắc tháng 3/2014
+ Theo kết quả quan trắc môi trường nước tháng 3/2014, hầu hết các điểm
quan trắc ở các sông lớn- nơi xả thải trực tiếp nước thải từ các trang trại chăn
nuôi lợn chưa qua xử lý sinh học, đều có hàm lượng oxy hóa các chất hữu cơ và
sinh hóa do vi khuẩn (BOD 5) và hàm lượng oxy hóa học (COD) đều vượt quy
chuẩn cho phép. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trên các sông cũng vượt quy
chuẩn cho phép tại một số vị trí như sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông
Đào. Hàm lượng Coliform (chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Coliform trong
nước) trên các sông Đáy, sông Đào tại một số vị trí đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Đối với các sông nhánh nhỏ nội đồng cũng xuất hiện tình trạng ô nhiễm trên tất
cả các sông như sông Vĩnh Giang, sông Giáng, sông Sắt, sông Hùng Vương,
sông Vân Chàng, sông Châu Thành, sông Lạc Chính… Chất lượng nước mặt

trên hệ thống sông nội đồng so với quy chuẩn cho phép có hàm lượng COD vượt
21/21 mẫu, hàm lượng BOD5 vượt 21/21 mẫu, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng
vượt 10/21 mẫu… Bên cạnh đó, tại các ao, hồ, kênh, mương trên địa bàn tỉnh
cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi sinh vật, các chất vô cơ, dầu mỡ và cặn lơ lửng.
Một số hồ đã có những thông số vượt quy chuẩn cho phép như ở huyện Hải Hậu
và Giao Thủy. Nguồn nước ngầm cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm clorua, hàm
lượng sắt, nitrat cao và có dấu hiệu nhiễm kim loại asen chủ yếu tập trung ở
huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản. Khu vực các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng,
chất lượng nước ngầm có dấu hiệu ô nhiễm do sắt, vi sinh vật, chất hữu cơ và
kim loại độc hại nhưng mang tính cục bộ, tập trung ở một số làng nghề. Qua đó
16


ta thấy với các thông số chất lượng nêu trên, chất thải chăn nuôi lợn sẽ tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
3.2.2 Thực trạng môi trường chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi tập trung
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi nghiêm trọng ở
nông thôn hiện nay là do các trang trại chăn nuôi lợn sử dụng quá nhiều nước để
vệ sinh chuồng trại và làm mát cho lợn, dẫn đến phân lợn lỏng không thể thu
gom, chỉ còn cách xả thải trực tiếp ra nguồn nước hoặc gián tiếp thông qua các
hầm bi-ô-ga gây quá tải cho hầm bi-ô-ga. Trước thực trạng trên, tỉnh Nam Định
triển khai một số mô hình xử lý chất thải ở các địa phương trong tỉnh đối với
trang trại chăn nuôi lợn xây dựng hệ thống bể lắng xử lý chất thải chăn nuôi.

Hình 3: Mô hình bể lắng 4 ngăn xử lý chất thải chăn nuôi trang trại tập trung
Đối với trang trại chăn nuôi tập trung quy mô hộ gia đình nhỏ, việc áp
dụng mô hình bể lắng 4 ngăn đạt hiệu quả trên 80% xử lý chất thải rắn do việc
chăn nuôi thải ra. Hệ thống bể lắng gồm 4 ngăn, đặt trước bể bi-ô-ga, mỗi ngăn
bố trí ống hút dích dắc ở tầng giữa. Nước thải từ bể tắm trong chuồng chảy vào
các bể lắng qua ống hút, phần chất thải được tách giữ lại qua các bể nên khi đến

bể bi-ô-ga nước rất trong. Do hàm lượng phân trong nước thải còn ít đã giảm tải
17


đáng kể cho bể bi-ô-ga, nước ra ngoài cũng không gây ô nhiễm môi trường. Chất
thải rắn lắng xuống bể được hút lên làm phân bón cho cây trồng.
Đối với trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn hơn chiếm 18.11% trên
tổng số trang trại chăn nuôi lợn toàn tỉnh, sử dụng mô hình hệ thống máy tách
phân để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn làm phân bón hữu cơ. Hệ thống máy
tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại bao gồm các thiết bị: máy ép
tách phân, bộ máy bơm hút, bộ máy khuấy, phun rửa, bộ đổi nguồn từ dòng điện
1 pha lên 3 pha... Hệ thống máy tách phân, khi phân lợn đầy hầm lắng máy sẽ
vận hành trộn đều phân và hút lên máy ép thành phân khô, phần chất thải lỏng sẽ
cho trở lại hầm bi-ô-ga để sản xuất khí ga, khả năng giải quyết rất tốt vấn đề ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn; đồng thời còn có lượng phân hữu cơ
cung cấp cho bà con nông dân bón cây trồng.
Hiện nay đàn lợn của tỉnh có gần 800 nghìn con (không kể lợn sữa), trong
đó có khoảng 130 nghìn con lợn nái. Với đàn lợn này hằng ngày cho khối lượng
chất thải rất lớn, gần 2.000 tấn. Việc xử lý chất thải để đảm bảo môi trường trong
chăn nuôi lợn luôn là vấn đề hóc búa đối với các hộ chăn nuôi. Từ trước tới nay,
công nghệ làm hầm bi-ô-ga được xem là giải pháp tốt nhất và được hầu hết các
hộ chăn nuôi áp dụng. hiệu qủa sau khi áp dụng các mô hình đối với từng quy
mô trang trại chăn nuôi đã giúp việc xử lý chất thải rắn trong sản xuất chăn nuôi
trang trại lợn trên địa bàn toàn tỉnh đạt 79%, giúp giải quyết phần nào về vấn dề
ô nhiễm môi trường.
3.2.3 Thực trạng môi trường không khí tại các trang trại chăn nuôi tập trung
Đối với môi trường không khí, theo số liệu quan trắc hàng năm thì chất
lượng môi trường không khí trong toàn tỉnh tương đối tốt, nằm trong giới hạn
cho phép so với quy chuẩn môi trường hiện hành. Tuy nhiên nếu theo dõi theo
từng năm thì chất lượng môi trường không khí một số điểm quan trắc đang có

18


chiều hướng suy giảm do sự gia tăng quy mô sản xuất , đặc biệt là hoạt động của
các làng nghề như huyện Giao Thủy, huyện Ý Yên… ), ô nhiễm mang tính chất
cục bộ và nhiều trang trại chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Các thông số ô nhiễm đáng
chú ý là NO2 và NH3
Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN

trung bình

05:2013/BTNM

T
NO2
µg/m
39
30
NH3
ppm
11.5
10
Bảng 3: Thông số quan trắc không khí tại trang trại lợn tập trung.
3


+ Đối với NO2: Có 11/40 trang trại có giá trị NO 2 vượt QCVN
05:2013/BTNMT từ 1,05 đến 1,3 lần.
+ Đối với NH3: Có 11/40 trang trại có giá trị NO 2 vượt QCVN
05:2013/BTNMT từ 0.85 đến 1,15 lần
Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO 2,
H2O, NO2, NO3. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất
hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH 4, N2, NH3, Indol,
Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng
xấu tới môi trường không khí.
3.3Công tác quản lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập
trung ở Nam Định.
Công tác quản lý:
Các hộ chăn nuôi mới chỉ chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh, đã
thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng dịch như vệ sinh chuồng trại, xây
dựng chuồng trại hợp vệ sinh, tham gia các chương trình tập huấn, tuyên truyền
về vệ sinh phòng bệnh. Các đối tượng chăn nuôi trang trại dù ở qui mô nhỏ cũng
19


đã chủ động áp dụng các biện pháp BVMT như khử mùi hôi chuồng trại, xây
dựng các công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên một số các hộ chăn nuôi qui mô
nhỏ, lẻ hộ gia đình chưa chú trọng đến xử lý chất thải. Sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý môi trường chăn nuôi còn rất hạn chế. Người chăn nuôi chưa
được được tiếp cận với các chương trình truyền thông để nhận biết về trách
nhiệm trong quản lý môi trường
Việc đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 chưa được
nhiều, tình trạng rò rit chất thái sản xuất xuống kênh mương gây ách tắc dòng
chảy vẫn còn xảy ra.
Nắm bắt được các bất cập kể trên, hiện nay các địa phương đều tập trung

thực hiện ráo riết các biện pháp nâng cao chất lượng công tác BVMT trong khu
vực.
Ví dụ điển hình tại trong địa bàn tỉnh Nam Định là huyện Hải Hậu đã tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức, hành động và trách nhiệm của người dân trong công tác BVMT.
Huyện tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền kết
hợp thanh tra, kiểm tra công tác BVMT đối với các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất,
kinh doanh… để kịp thời phát hiện vi phạm, uốn nắn, hướng dẫn trong BVMT
và kiên quyết xử lý hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 7-9-2017, Sở TN và MT phối hợp với Công an tỉnh cùng UBND các
huyện trong tỉnh Nam Định đã kiểm tra việc chấp hành quy định bảo vệ môi
trường tại 3 trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh gồm trang
trại của ông Vũ Trọng Nghĩa, diện tích 20.300m 2; trang trại của ông Lại Văn
Nhân (Cty TNHH Thái Việt), diện tích 59.233m 2; trang trại của ông Phạm Ngọc
Hoan, có diện tích 3.500m2. Căn cứ kết quả kiểm tra, ngày 26-10-2017, Sở TN
và MT đã ra văn bản số 2681 yêu cầu 3 trang trại thực hiện các nhiệm vụ sau:
20


Chấm dứt việc xả nước thải trực tiếp ra sông Sò; khẩn trương có biện pháp xử lý
nước thải để đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi thải ra sông Sò. Thời gian xử lý
xong trước ngày 15-10-2017. Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và thực hiện
thủ tục đề nghị cấp phép xả thải vào nguồn nước trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo đề án, giấy phép được cấp, thời hạn
xong trước ngày 30-3-2018. Thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kỳ
theo quy định tại Thông tư 31/2016/TT-BTNMT. Thực hiện chế độ báo cáo về
bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy
định.
Về hoạt động quan trắc giám sát môi trường:
Thời gian qua, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát tại Nam Định đã

gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, đây là
đợt dịch bệnh lịch sử với ngành chăn nuôi lợn.
Đến ngày 5/12, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tiêu hủy gần 270 nghìn con lợn
(chiếm gần 35% tổng đàn lợn), tổng trọng lượng lợn tiêu hủy khoảng 14.500 tấn
(chiếm gần 10% tổng sản lượng thịt lợn của tỉnh). Trước tình hình trên, UBND
tỉnh đã báo cáo, đề nghị Chính phủ, bộ, ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí để
tỉnh có nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy.
Cùng với ngân sách Trung ương hỗ trợ, UBND tỉnh đã thu xếp các nguồn lực
của ngân sách tỉnh để có nguồn hỗ trợ cho người dân.
“UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố khẩn trương tổ
chức thực hiện việc hỗ trợ theo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách, đảm
bảo công khai, minh bạch; không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách; xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, đã có địa phương chưa làm tốt công
tác hỗ trợ, đã để xảy ra vi phạm phải xử lý hình sự. Từ thực tế trên, ”, ông Phạm
Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các huyện, thành phố tiếp
21


tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ DTLCP. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã
chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của số liệu báo cáo, về mức giá, số
lượng lợn tiêu hủy, Bên cạnh đó, tổ chức thanh, kiểm tra việc sử dụng kinh phí
hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy; xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm…
Ngoài ra, thực hiện công tác bảo vệ môi trường hàng năm Sở Tài nguyên và
Môi trường đã thực hiện quan trắc và phân tích môi trường tại mạng lưới trang
trại các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định với tần suất 04
lần/năm. Ngoài ra, các cơ sở phải định kỳ quan trắc với số lượng theo báo cáo
ĐTM và CCBVMT, Kế hoạch BVMT đã được xác nhận để theo dõi và thực hiện
đảm bảo công tác BVMT. Các trang trại chăn nuôi lợn đã thực hiện việc quan
trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ và báo cáo cho các cơ quan quản lý

theo quy định.
- Tình hình quản lý đối với rác thải chăn nuôi và thú y: chủ yếu là các lọ vắc
xin, bao bì chứa thuốc chữa bệnh, bao bì chứa thức ăn. Biện pháp xử lý chủ yếu
vẫn là để lẫn với rác thải sinh hoạt để mang đi xử lý hoặc thải trực tiếp ra môi
trường.
Phần lớn các trang trại đều có mùi phát sinh , các trang trại nhỏ dưới 30
con lợn thì xử lý tốt hơn . Còn những trang trại lớn thường không đảm bảo về
nước thải đầu ra và quản lý mùi do công suất xả thải lớn và các thiết bị thì không
được bảo dưỡng, theo dõi định kì.
3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Xuất phát từ những thực trạng, phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất một số
giải pháp để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như sau:

22


- UBND tỉnh, huyện cần rà soát lại quy hoạch, hồ sơ thủ tục về đất đai, môi
trường đối với các Trang trại trên địa bàn (đặc biệt là các Trang trại chưa có hồ
sơ thủ tục về môi đất đai, môi trường) và đề xuất tới các cơ quan chức năng biện
pháp xử lý.
- Hằng năm cần có các đợt thanh tra định kỳ và tiến hành thanh tra đột xuất
khi có đơn thư, khiếu nại trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật
liên quan đến quản lý chất thải và nước thải chăn nuôi lợn còn nhiều bất cập,
thiếu tính khả thi. Các tiêu chuẩn kỹ thuật mới chỉ được ban hành cho các công
trình khí sinh học quy mô nhỏ. Chưa có tiêu chuẩn đối với quy mô công trình
khí sinh học trang trại ( từ 50-1.000m3, tương ứng với quy mô từ 200-4.000 con
lợn).
- Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn
nuôi gia súc tập trung, chú trọng đến công tác BVMT chính sách hỗ trợ các cơ
sở nằm trong khu dân cư di dời ra khu chăn nuôi tập trung; chính sách hỗ trợ

nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó có hỗ trợ về hệ thống xử lý chất thải.
- Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra về BVMT, xử lý đúng quy định
đối với các cơ sở vi phạm, đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép đầu
tư, chấm dứt thực hiện dự án đối với các cơ sở gây ô nhiễm, vi phạm nhiều lần
mà không có biện pháp khắc phục; đình chỉ sản xuất đối với trang trại gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y phù hợp với kinh tế thị
trường có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích các ngành kinh tế trong
nước như công nghiệp cơ khí, hóa chất, tin học,... đầu tư gia tăng tỷ lệ nội địa
hóa trang thiết bị và nguyên liệu cho phát triển chăn nuôi.
- Xây dựng quy trình, biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh do ô nhiễm môi
trường chăn nuôi. Nghiên cứu ứng dụng, xây dựng các quy trình chăn nuôi tiết

23


kiệm nước nhằm tăng cường khả năng thu gom chất thải rắn của các trang trại
chăn nuôi để phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ.
- Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải cho các quy mô chăn nuôi khác
nhau theo hướng: Công nghệ KSH cải tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ và một số
công nghệ bổ trợ khác nhằm khắc phục các hạn chế về quá tải hầm KSH; Các
thiết bị giúp sử dụng hết khí ga sinh ra từ các hầm KSH; Công nghệ tách chất
thải rắn từ phân lỏng do chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước tạo
ra nhằm xử lý hiệu quả hơn nước thải từ các trang trại chăn nuôi.
- Có chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón
hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi nhằm thay thế phân hóa học
nhập khẩu.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý
thức trách nhiệm về BVMT cho các chủ hộ trang trại để phát triển kinh tế gắn
liền với phát triển môi trường bền vững.


24


IV. KẾT LUẬN
Nam Định là một trong những tỉnh thành tiên phong trong việc phát triển ngành
chăn nuôi quy mô trang trại gia tăng hiệu quả kinh tế chú trọng song song với
bảo vệ môi trường bền vững.
Qua các phương pháp nghiên cứu khảo sát các trang trại tập trung trên địa bàn xã
phường tỉnh Nam Định kết hơp cùng phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu cho
thấy:
Trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu được phân
loại: quy mô hộ gia đình, trang trại quy mô vừa và lớn, và chăn nuôi nhỏ lẻ.
trong đó loại hình chăn nuôi theo quy mô trang trại vừa và lớn chiếm ưu thế hơn
chiếm 82% tiếp đến quy mô trang trại hộ gia đình nhỏ chiếm 17%.
Với quy mô trang trại lợn trên địa bàn tỉnh Nam ĐỊnh như vậy, hàng năm lượng
chất thải rắn thải ra lên đến 1.5 triệu tấn/ năm. Tương đương với lượng nước thải
được thải ra là 7.3 trm3/ năm.Trong đó, hai hệ thống VAC và AC có khối lượng
phát thải nhiều nhất. Đây là nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao,
đặc biệt là môi trường nước khi chúng có chứa nồng độ cao của các hợp chất
hữu cơ và các chất dĩnh dưỡng.
Hiện nay, chất thải của trang trại được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau,
trong đó các biện pháp phổ biến nhất là: biogas, hồ sinh học. Các biện pháp này
được sử dụng với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống
trang trại.
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số mô hình xử lý chất thải ở các địa phương
trong tỉnh đối với trang trại chăn nuôi lợn xây dựng hệ thống bể lắng xử lý chất
thải chăn nuôi. Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng chất thải của các
25



×