BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG CÔNG TÁC CUNG ỨNG
NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV
NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu
hàng không tại Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu
Hàng không Việt Nam (Skypec)
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. VŨ THỊ HIỀN
Hà Nội - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Hiền. Các thông tin, số liệu được
sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, được
trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Ngọc
ii
LỜI CÁM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép em gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới:
- Trường Đại học Ngoại thương, Khoa sau Đại học cùng các giảng viên đã
tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Vũ Thị Hiền
người hướng dẫn và cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và
động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
- Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân
viên của Công ty TNHH Một thành viên nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec)
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
- Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu
sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................vii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................... ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................. x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TRONG CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG .................. 5
1.1. Tổng quan về logistics ...................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm Logistics ................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại logistics ...................................................................................... 7
1.1.3. Vai trò logistics .......................................................................................... 9
1.1.4. Xu hướng phát triển logistics................................................................... 11
1.2. Hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng không ........................... 14
1.2.1. Khái niệm................................................................................................. 14
1.2.2. Các hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng không .............. 14
1.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng
không ..................................................................................................................... 20
1.3.1. Chất lượng nhiên liệu .............................................................................. 20
1.3.2. An toàn trong dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng không ......................... 21
1.3.3. Tiết kiệm chi phí ...................................................................................... 21
1.3.4. Chất lượng dịch vụ cung ứng nhiên liệu Hàng không ............................. 22
1.3.5. Tiết kiệm thời gian ................................................................................... 23
1.3.6. Các tiêu chí đánh giá hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng
không khác ......................................................................................................... 24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng
không ..................................................................................................................... 24
1.4.1. Môi trường kinh doanh ............................................................................ 24
1.4.2. Các yếu tố về thể chế - pháp luật ............................................................. 25
1.4.3. Biến động thị trường tài chính ................................................................. 25
iv
1.4.4. Khách hàng .............................................................................................. 26
1.4.5. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 26
1.4.6. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 27
1.4.7. Sự phát triển của công nghệ thông tin và tin học .................................... 28
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LOGISITCS TRONG CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU
HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) ............................................................. 29
2.1. Tổng quan về thị trường hàng không và thị trường cung ứng nhiên liệu hàng
không tại Việt Nam ............................................................................................... 29
2.1.1. Tình hình hoạt động của các hãng hàng không tại Việt Nam ................. 29
2.1.2. Các sân bay tại Việt Nam ........................................................................ 30
2.1.3. Thị trường cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Việt Nam ..................... 33
2.2. Giới thiệu Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec) .... 34
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 34
2.2.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh........................................................ 35
2.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi......................................................... 36
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Skypec ........................... 36
2.2.5. Các chi nhánh trực thuộc Công ty Skypec .............................................. 38
2.2.6. Khách hàng và đối tác.............................................................................. 39
2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Skypec giai đoạn từ
năm 2015 đến năm 2018 .................................................................................... 40
2.3. Hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu hàng không của Công
ty TNHH Một thành viên nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) ................. 41
2.3.1. Dịch vụ khách hàng ................................................................................. 42
2.3.2. Hoạt động tiếp nhận và quản lý nhiên liệu tại kho .................................. 43
2.3.3. Hoạt động vận tải ..................................................................................... 45
2.3.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu ....................................... 48
2.3.5. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu .............................................................. 50
2.3.6. Quản lý thông tin ..................................................................................... 51
v
2.4 Các tiêu chí đánh giá hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng
không tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam ..................... 52
2.4.1 Chất lượng nhiên liệu ............................................................................... 52
2.4.2 An toàn trong dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng không .......................... 53
2.4.3 Tiết kiệm chi phí ....................................................................................... 55
2.4.4 Chất lượng dịch vụ cung ứng nhiên liệu Hàng không .............................. 56
2.4.5 Tiết kiệm thời gian .................................................................................... 57
2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics trong công tác cung ứng
nhiên liệu Hàng không của Công ty Skypec ......................................................... 58
2.5.1. Môi trường kinh doanh ............................................................................ 58
2.5.2. Các yếu tố về thể chế - pháp luật ............................................................. 59
2.5.3. Biến động thị trường tài chính ................................................................. 59
2.5.4. Khách hàng .............................................................................................. 60
2.5.5. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 60
2.5.6. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 61
2.5.7 Sự phát triển của công nghệ và tin học ..................................................... 61
2.5.8 Các yếu tố tác động khác tới hoạt động logistics cung ứng nhiên liệu của
Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) .................. 61
2.5. Những kết quả và hạn chế của hoạt động logistics cung ứng nhiên liệu hàng
không của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) .... 63
2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 63
2.5.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động logistics cung ứng nhiên liệu hàng
không của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam ................ 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
LOGISITCS TRONG CÔNG TÁC CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU HÀNG
KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) .......................................................................... 67
3.1. Xu hướng phát triển của ngành Hàng không và thị trường cung ứng nhiên
liệu Hàng không .................................................................................................... 67
vi
3.2. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên
nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) .......................................................... 69
3.2.1. Mục tiêu ................................................................................................... 69
3.2.2. Phương hướng kinh doanh của Công ty Skypec ..................................... 69
3.3. Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu
hàng không của Công ty Skypec ........................................................................... 69
3.3.1. Mục tiêu hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu hàng
không của Công ty Skypec ................................................................................ 69
3.3.2. Phương hướng hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu
của Công ty ........................................................................................................ 69
3.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu hàng
không của Công ty skypec ..................................................................................... 70
3.4.1. Giải pháp về dịch vụ khách hàng ............................................................. 70
3.4.2. Giải pháp về hoạt động tiếp nhận và quản lý nhiên liệu tại kho ............. 74
3.4.3. Giải pháp cho hoạt động vận tải .............................................................. 75
3.4.4. Giải pháp cho hoạt động cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu ................ 76
3.4.5. Giải pháp kiểm soát nhiên liệu ................................................................ 78
3.4.6. Giải pháp quản lý thông tin ..................................................................... 79
3.4.7. Một số kiến nghị khác.............................................................................. 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC .................................................................................................................... i
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1.
Từ viết tắt
AAPA
Từ đầy đủ
The Association of Asia Pacific Airlines
Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á Thái Bình Dương
2.
AFQRJOS
Aviation Fuel Quality Requirements for Jointly Operated
Systems
Yêu cầu về chất lượng nhiên liệu hàng không đối với các hệ
thống vận hành chung
3.
ACV
Airports Corporation of Vietnam
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP
4.
CAPA
Centre for Asia Pacific Aviation
Trung tâm Hàng không Châu Á – Thái Bình Dương
5.
EDI
Electronic Data Interchange
Hệ thống trao đổi dữ liệu
6.
ERP
Enterprise Resource Planning
Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
7.
JIG
Joint Inspection Group
Tổ chức về các tiêu chuẩn cung cấp nhiên liệu hàng không
8.
IoT
Internet of Things
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
9.
ISO
International Organization for Standardization
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
10.
HKVN
Hàng không Việt Nam
11.
HTQLCL
Hệ thống quản lý chất lượng
12.
IATA
International Air Transport Association
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
13.
ICAO
International Civil Aviation Organization
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế
14.
M&A
Mergers and acquisitions - Mua bán và sáp nhập
viii
Stt
15.
Từ viết tắt
MTO
Từ đầy đủ
Multimodal Transport Organization
Vận tải đa phương thức
16.
OMS
Online Management System
Hệ thống quản lý trực tuyến
17.
PA
Petrolimex Aviation Fuel JSC
Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex
18.
SKYPEC
Vietnam Air Petrol Company
Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam
19.
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
20.
TMS
Transportation Management System
Hệ thống quản lý vận tải
21.
VASCO
Vietnam Air Services Company
Công ty bay dịch vụ hàng không
22.
VNA
Vietnam Airlines
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam
23.
WMS
Warehouse Management System
Hệ thống quản lý kho hàng
24.
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
ix
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2018 ................................... 40
Bảng 2.2: Các kho cảng của Công ty Skypec ........................................................... 44
Bảng 2.3: Sản lượng vận chuyển nhiên liệu hàng không từ năm 2015-2018 ........... 46
Bảng 2.4: Các tuyến vận chuyển nhiên liệu hàng không chủ yếu ............................ 47
Bảng 2.5: Phương tiện vận tải nhiên liệu Hàng không ............................................. 47
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty Skypec .........................................37
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cung ứng nhiên liệu Hàng không ..................................................41
Sơ đồ 2.3: Lưu đồ quy trình tra nạp nhiên liệu cho máy bay ....................................49
Hình 1.1: Quy trình dịch vụ logistics ..........................................................................6
Hình 1.2: Các phương thức vận tải ...........................................................................18
Hình 2.1: Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.................................................31
Hình 2.2: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn ..........................................................33
Hình 2.3: Logo nhận diện thương hiệu của Công ty Skypec ....................................34
Hình 2.4: Kho đầu nguồn Thanh Lễ tại TP Hồ Chí Minh ........................................44
Hình 2.5: Sản lượng kinh doanh nhiên liệu giai đoạn 2015-2018 ............................46
Hình 2.6: Xe tra nạp đang tiếp nhiên liệu cho tàu bay Vietnam Airlines .................50
Hình 2.7: Kiểm tra chất lượng nhiên liệu tại xe tra nạp phục vụ chuyên cơ Tổng
thống Mỹ Donald Trump ..........................................................................................51
Hình 2.8: Kho đầu nguồn Liên Chiểu (Đà Nẵng) .....................................................62
Hình 2.9. Xe tra nạp SKYPEC phục vụ chuyến bay quân sự tham gia thực hiện các
nhiệm vụ hòa bình của Liên Hợp Quốc ....................................................................66
x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn Hoạt động Logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng
không tại Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam
(Skypec) với số liệu được thu thập từ năm 2015 đến hết năm 2018.
Trên cơ sở nghiên cứu về logistics và phân tích thực trạng, những đặc điểm
hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu tại Công ty TNHH Một thành viên
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec), đề tài tiến hành làm rõ các vấn đề liên
quan đến hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng không.
Từ việc hệ thống hoá các lý luận về logistics, các xu thế phát triển logistics
và logistics trong cung ứng nhiên liệu Hàng không. Phân tích thực trạng hoạt động
của ngành Hàng không, hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu Hàng không
của Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) và
dựa trên các tiêu chí đánh giá từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế trong
hoạt động logistics cung ứng nhiên liệu Hàng không của Công ty.
Từ những phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu hàng không cho Công ty
Skypec. Đề xuất bao gồm giải pháp về dịch vụ khách hàng, giải pháp về hoạt động
tiếp nhận và bảo quản nhiên liệu hàng không tại kho, giải pháp cho hoạt động vận
tải, giải pháp cho hoạt động cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu, giải pháp kiểm
soát nhiên liệu và một số kiến nghị khác. Các giải pháp về phía nhà nước: hoàn
thiện hệ thống giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ nguồn vốn và một số giải
pháp khác.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mạng đường bay quốc tế của các Hãng hàng không trong nước, hàng không
nước ngoài đã nối Việt nam với rất nhiều thành phố thuộc châu Á, châu Âu, châu
Mỹ và châu Úc... Lưu lượng giao thông tăng mạnh cùng với sự gia tăng số lượng
máy bay và sự gia tăng hoạt động của các hãng hàng không nước ngoài, nhu cầu
hàng không tại Việt Nam đang bùng nổ, cùng với đó mức tiêu thụ nhiên liệu tại Việt
Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục và tiếp tục tăng trong năm tới.
Tuy nhiên, trên thị trường cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Việt Nam
hiện nay chỉ có hai Công ty được cấp phép hoạt động là Công ty Cổ phần Nhiên liệu
bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) với 30% thị phần và Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) là nhà cung ứng nhiên liệu Hàng không
lớn nhất Việt Nam. Mặc dù Công ty Skypec là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung
ứng nhiên liệu hàng không nhưng cơ sở vật chất, hoạt động logistics chưa đồng bộ
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung ứng nhiên liệu cho các Hàng không nội địa
và quốc tế trong khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngày càng phát triển không ngừng.
Công ty Skypec đã chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH Một thành viên, mô
hình quản lý thay đổi và hoạt động sản xuất kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ
hơn. Từ Công ty độc quyền trong cung ứng nhiên liệu Hàng không đến nay Công ty
có thêm đối thủ cạnh tranh là Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex đang ngày
càng phát triển mở rộng thị phần cung ứng nhiên liệu Hàng không. Nếu Công ty
Skypec duy trì hoạt động cung ứng nhiên liệu hàng không theo cách thức truyền
thống như trong thời gian kinh doanh độc quyền sẽ khiến Công ty ngày càng tụt hậu
và bị đối thủ sớm vượt lên chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu
hàng không tại Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam
(Skypec)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới và trong nước đã có các bài viết về đề tài logistics. Đối với
2
trong nước kể đến tác giả GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân với cuốn sách Logistics
những vấn đề cơ bản, do NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2010 giúp
cho người đọc có cách nhìn tổng quan về logistics cũng như các nội dung liên quan
đến hoạt động logistics. Ngoài ra còn có GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Trần Văn
Bão, TS Phạm Cảnh Duy và TS Đặng Thị Thúy Hồng, chịu trách nhiệm đồng chủ
biên cuốn Giáo Trình Quản Trị Logistics (Dùng Cho Ngành Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh) do nhà xuất bản tài chính phát hành năm 2018 với nội dung tập trung
chủ yếu vào quản trị các hoạt động Logistics đầu vào (Inbound Logigistics) và các
hoạt động đầu ra (Outbound Logistics).
Tác giả Kent Goudrin trong “Quản lý logisitcs toàn cầu - Một lợi thế cạnh tranh
trong thế kỉ 21” (2006) đã đề cập đến các phân đoạn thị trường của logistics và các đặc
trưng của từng phân đoạn thị trường đó, đưa ra các phương pháp thích hợp để quản lý
tốt các hoạt động logistics, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp nhờ vào việc kiểm soát hoạt động chuỗi cung ứng nhằm có thể tiết kiệm thời
gian phục vụ khách hàng một cách tối ưu, thông qua đó làm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Ngoài ra có những đề tài liên quan đến logistics trong các lĩnh vực ngành
nghề khác nhau.
Đối với các đề tài liên quan đến hoạt động logistics trong công tác cung ứng
nhiên liệu Hàng không chưa có nhiều đề tài chuyên sâu, hầu như chỉ dừng lại ở mức
độ nhận định những vấn đề đặt ra chưa đưa ra những giải pháp với tính khả thi cao.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu trên cơ sở thừa kế các
công trình có liên quan mà vẫn đảm bảo tính mới của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về logistics, thực trạng hoạt động logistics
trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng không của Công ty TNHH một thành viên
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) đề tài nghiên cứu tổng hợp những điểm
mạnh, điểm yếu của trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng không giai đoạn 2015
– 2018 và đưa ra những đề xuất hoàn thiện hoạt động logistics của Công ty Skypec
trong những năm tiếp theo.
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về logistics và logistics trong cung ứng nhiên liệu
Hàng không.
- Tập trung vào việc thu thập dữ liệu, phân tích hoạt động logistics trong
cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không
Việt Nam (Skypec), chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế hoạt động logistics cung ứng
nhiên liệu hàng không của Công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động logistics trong công
tác cung liệu Hàng không tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không
Việt Nam (Skypec).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động logistics trong công tác cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Công
ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Công ty TNHH MTV Nhiên liệu
Hàng không Việt Nam (Skypec).
Về thời gian: Thu thập dữ liệu từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này bao gồm những
phương pháp sau:
- Về các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thu thập, phân tích,
tổng hợp dữ liệu từ các nguồn có uy tín như: các ấn phẩm, sách chuyên ngành, báo,
tạp chí, tài liệu hội thảo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu có liên quan của
những nhà khoa học và tác giả đi trước. Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so
sánh các số liệu đưa ra những nhận xét chung.
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông
4
qua việc thu thập thông tin số liệu thứ cấp (thu thập qua các báo cáo chính thức của
Công ty, sách báo, tạp chí, ấn phẩm điện tử) và thông tin số liệu sơ cấp (thu thập từ
phỏng vấn trực tiếp cán bộ và nhân viên kế hoạch tổng hợp của Công ty).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu: Từ các số liệu và
công cụ thu được tác giả sẽ tổng hợp, phân tích để có thông tin để có cái nhìn
tổng quan về hoạt động logistics trong cung ứng nhiên liệu Hàng không của
Công ty Skypec.
- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng như là một phương pháp hỗ trợ quan
trọng để tác giả có thể đưa ra những nhận định và giải pháp khách quan, đáng tin
cậy và khả thi.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics và hoạt động logistics trong cung ứng
nhiên liệu hàng không.
Chương 2: Hoạt động logisitcs trong cung ứng nhiên liệu hàng không tại
Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec).
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics trong công tác
cung ứng nhiên liệu Hàng không tại Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu
Hàng không Việt Nam (Skypec).
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng kiến thức nên
luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tác giả mong nhận
được những ý kiến đóng góp từ phía Quý Thầy, Cô và bạn đọc nhằm giúp cho luận
văn được hoàn thiện hơn.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TRONG CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG
1.1. Tổng quan về logistics
1.1.1. Khái niệm Logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos - phản ánh môn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu
tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để
cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Hiện nay trên thế giới có rất
nhiều khái niệm khác nhau về logistics, được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và
mục đích nghiên cứu khác nhau về logistics.
- Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, trong đó nêu rõ: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao”.
- Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập
kế hoạch, tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, các mặt trong chiến dịch
quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân
phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
- Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế
hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển
và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn
tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng.
- Theo Hội đồng quản trị logistics (Council of Logistics Management - CLM)
- 1991: Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu
quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản
6
xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của
khách hàng.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động
liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo
nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân lực mà
còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động này cũng
được phối kết trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ tầm
hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho, bảo
quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói…Và chính nhờ vào sự kết hợp này
mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả,
tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những
giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Hình 1.1: Quy trình dịch vụ logistics
Tạp chí giao thông, Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ
logistics tại Việt Nam, tại địa chỉ: truy
cập ngày 28/3/2019
7
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nhất là đơn vị sản xuất) cần phải quản trị
dòng chảy Logistics liên quan đến dòng chảy nguyên vật liệu từ nhà cung ứng đến
nhà máy, dòng chảy nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tại nhà máy và dòng
chảy của hàng hóa từ nhà máy đến người sử dụng (có thể là người sản xuất khác
hoặc người tiêu dùng cuối cùng). Trong dòng chảy này thì dòng chảy trong nhà máy
gọi là logistics nội biên (không thuê ngoài) còn dòng chảy nguyên vật liệu từ các
nhà cung ứng đến nhà máy và dòng chảy hàng hóa từ nhà máy đến người sử dụng
được gọi là logistics ngoại biên. Để tập trung nguồn lực cho sản xuất các doanh
nghiệp thường thuê ngoài thực hiện logistics ngoại biên. Đó chính là dịch vụ
logistics theo định nghĩa trong Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
1.1.2. Phân loại logistics
1.1.2.1. Theo hình thức
- First Party Logistics (1PL): Logistics bên thứ nhất là việc người chủ sở hữu
hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu
của bản thân.
- Second Party Logistics (2PL): Logistics bên thứ hai là việc một doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động thuộc
về logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán, thủ tục hải quan…) để đáp ứng nhu cầu
của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
- Third Party Logistics (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và
thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.
- Fourth Party Logistics (4PL): Logistics bên thứ tư là việc một doanh nghiệp
tích hợp (hợp nhất) gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ
thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp
chuỗi logistics. 4PL
- Fifth Party Logistics (5PL): Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại
điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ 5 (5PL). 5PL phát triển
nhằm phục vụ cho thương mại điện tử. Chìa khoá thành công của các nhà cung cấp
dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ
8
thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống
này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ
thông tin.
1.1.2.2. Theo quá trình
- Logistics đầu vào (Inbound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung ứng
tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời
gian và chi phí cho quá trình sản xuất. Xét về các hoạt động thì logistics đầu vào
bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, dự trữ, phân phối các nguồn
lực đầu vào để sản xuất ra sản phẩm.
- Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các hoạt động đảm bảo cung cấp
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí
nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Quy trình này diễn ra từ lúc kết
thúc quá trình sản xuất đến khi sản phẩm được người tiêu dùng cuối cùng sử dụng.
- Logistics ngược (Reverse logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế
liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản
xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.1.2.3. Theo phạm vi
- Logistics kinh doanh (Bussiness logistics): là một phần của quá trình chuỗi
cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các
dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm
khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân sự (Military logistics): thiết kế và phối hợp các phương
diện hỗ trợ và các trang thiết bị quân sự cần thiết cho các chiến dịch và trận đánh
của lực lượng quân đội, đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt
động này.
- Logistics sự kiện (Event logistics): tập hợp các hoạt động, các phương tiện
vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, lên chương trình và triển khai
các nguồn lực cho một sự kiện diễn ra và kết thúc tốt đẹp.
9
- Dịch vụ logistics (Service logistics): bao gồm các hoạt động thu nhận, lập
chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu
nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh doanh.
1.1.2.4. Theo đối tượng hàng hóa
Các hoạt động logistics cụ thể gắn liền với đặc trưng vật chất của các loại sản
phẩm. Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động
logistics không giống nhau. Điều này cho phép các ngành hàng khác nhau có thể
xây dựng các chương trình, các hoạt động đầu tư, hiện đại hóa hoạt động logistics
theo đặc trưng riêng của loại sản phẩm tùy vào mức độ chuyên môn hóa, hình thành
nên các hoạt động logistics đặc thù với các đối tượng hàng hóa khác nhau như:
Logistic hàng tiêu dùng ngắn ngày, Logistic ngành ô tô, Logistic ngành hóa chất,
Logistic hàng điện tử, Logistic ngành dầu khí v.v.
1.1.3. Vai trò logistics
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự
cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn.
Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của
quốc gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể
tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới. Phát
triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. logistics là một
hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan
trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi
quốc gia.
Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics đóng góp khoảng
10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Sự
phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh
doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát
triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ.
10
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc
mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản
lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến
lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các
hoạt động của doanh nghiệp. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho
doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu,
hàng hoá, dịch vụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketting. Chính logistics đóng
vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích
hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ
khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định.
Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm được
sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value)
nhất định với con người. Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản
phẩm này cần có nhiều hơn thế. Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và
có khả năng trao đổi với khách hàng. Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm và
vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời
gian và lợi ích sở hữu (place, time and possession utility). Lợi ích địa điểm là giá trị
cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng
vị trí. Lợi ích thời gian là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản
phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả
của hoạt động logistics. Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian
và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào
thời điểm thích hợp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và
nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian
và địa điểm do logistics mang trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản
phẩm. Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global
Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho
các hoạt động kinh tế.
11
Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu thì chi phí logistics có thể vượt
quá 25% chi phí sản xuất. Bất luận một công ty nào, dù ngành nghề kinh doanh là
sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ, mục tiêu hoạt động của họ vẫn là nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận trong khi vẫn đáp ứng được tốt nhất
nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải lựa chọn: hoặc tăng giá vốn hàng bán
hoặc cắt giảm chi phí sản xuất. Trong tình hình cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị
trường như hiện nay, giải pháp cắt giảm chi phí bằng việc quản lý tốt các hoạt động
logistics đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.
1.1.4. Xu hướng phát triển logistics
1.1.4.1. Xu hướng chung
Thị trường logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54%/năm trong
giai đoạn năm 2017-2020, và đạt 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, gần gấp đôi so
với mức 8,2 nghìn tỷ USD vào năm 2016. Thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố
dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới. Mặc dù hiện
chỉ chiếm trên 5% doanh thu toàn thị trường nhưng với tốc độ tăng trưởng luôn cao
hơn mức trung bình của toàn ngành logistics toàn cầu, dự kiến đến năm 2020,
thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới
(Armstrong and Associates, 2017). Các thương vụ M&A sẽ đóng vai trò quan trọng
ở giai đoạn đầu, phần nào giúp giảm sự phân mảnh thị trường, tuy nhiên, về lâu về
dài, chính sự đầu tư vào công nghệ và con người mới là yếu tố quyết định đến sự
phát triển bền vững của logistics toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đi
theo hướng liên minh và hợp tác với nhau để giảm các cuộc chiến về giá. Các hãng
vận tải đường bộ cũng có xu hướng mua lại và sáp nhập những nhà xe nhỏ lẻ để
giảm độ phân mảnh của phân khúc này.
Chuỗi cung ứng và logistics thân thiện với môi trường (green logistics) đang
trở thành một xu hướng không thể thiếu trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và cạn kiệt tài nguyên dẫn đến
tăng chi phí logistics và biến đổi khí hậu. Hưởng ứng xu hướng này, nhiều tập đoàn
lớn trên thế giới đã tích cực phát triển chuỗi cung ứng và các giải pháp logistics
thân thiện với môi trường..
12
1.1.4.2. Xu hướng logistics thời đại 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công
cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân
phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết
nối mỗi ngày. Đối với lĩnh vực logistics, cuộc cách mạng này sẽ ngày càng mở rộng
việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơmooc chở hàng với mạng Internet. Hiện tại, tất cả các công ty logistics quốc tế lớn dự
kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT. Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong
lĩnh vực logistics. Các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công
nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới.
Ngành logistics toàn cầu đang vận động mạnh mẽ trong thời gian này, nhờ
tác động của cả các yếu tố công nghệ và xã hội. Năm 2018 được là thời điểm chính
thức để chuyển giao công nghệ trong ngành Logistics. Tự động hóa và robotic đang
là xu hướng đang phát triển trong ngành hàng này, với nền tảng công nghệ IoT việc
thu thập và phân tích dữ liệu sau đó cho ra các kết quả phân tích chi tiết, giúp các
Doanh Nghiệp phân tích được nhu cầu thị trường và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nển tảng công nghệ, ngành Logistics đã cải tiến
được quy trình kinh doanh, trở thành vũ khí mạnh mẽ, lợi hại giúp các Doanh
Nghiệp cải tiến dịch vụ, gia tăng hiệu suất và mang lại lợi nhuận vượt bậc trong
những năm gần đây.
- Tự động hóa: Sự thiếu hụt lao động và hạn chế năng lực đang thúc đẩy đầu
tư sâu vào công nghệ và tự động hóa, như các thuật toán kết hợp các bảng tải (load
matching), robot, trí tuệ nhân tạo, học tập trên máy móc, API, và các phương tiện tự
lái. Nhiều công ty 3PL đầu tư nguồn lực cho R&D và đổi mới, giúp nhân viên của
họ dự đoán nhanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thương mại điện tử: Chi phí logistics thương mại điện tử toàn cầu dự kiến
sẽ đạt được 17% CAGR cho đến năm 2020. Đây là tốc độ tăng trưởng khó đạt được
trên thị trường 3PLs truyền thống. Các mô hình phân phối truyền thống đang được
13
thay thế bằng các mô hình thương mại điện tử dựa trên trên sự phát triển của công
nghệ, giảm tải hàng tồn kho hơn, đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh hơn và yêu
cầu thời gian nhận và giao hàng chính xác).
- Thuế và Pháp luật: Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ sẽ tạo động lực cho
nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến tăng lương và chi tiêu vốn cần thiết khi các
công ty vận tải cải thiện đội tàu và tăng quy mô hoạt động của họ. Ngoài ra, Quốc
hội thông qua việc đề xuất ngân sách cơ sở hạ tầng có thể giải quyết những thiếu sót
quan trọng trong mạng lưới vận tải của Hoa Kỳ.
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng kinh tế thế giới rất khả quan
trong năm 2018, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2019. Đặc biệt, tăng
trưởng kinh tế ở Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu các
giải pháp logistics hiệu quả ở các nước này.
- Sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng: Các quy định thắt chặt hơn về môi
trường, sử dụng năng lượng và chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc dẫn đến một
số chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng chuyển sang các nước châu Á khác. Các yêu
cầu phân phối nhanh của thương mại điện tử đang dẫn đến các xu hướng tìm nguồn
hàng gần, do các nhà sản xuất và nhà phân phối cố gắng tìm hàng tồn kho gần hơn
với người tiêu dùng.
- Giao nhận, vận tải: Ngành công nghiệp giao nhận quốc tế đang có nhiều cơ
hội trong trong năm 2019. Những yêu cầu về tốc độ giao nhận nhanh hơn đang thúc
đẩy sự dịch chuyển từ vận chuyển hàng hải sang hàng không. Trong khi đó, các
hãng tàu biển đang bổ sung các tàu mới và lớn hơn có thể dẫn đến khả năng dư
cung vận tải bằng đường biển và tạo ra mặt bằng dịch vụ giao nhận hàng hải có giá
thấp hơn.
- Hoạt động mua bán sáp nhập: Hoạt động M & A trong ngành logistics sẽ
tiếp tục trong thị trường thân thiện với người bán vì các công ty 3PLs tìm kiếm cơ
hội tăng trưởng và công nghệ. Hoạt động này trong lĩnhs vực thương mại điện tử sẽ
diễn ra sôi động hơn, trên cơ sở các liên kết dọc và khả năng bao phủ các khu vực
địa lý tập trung.