Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CPTPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.98 KB, 12 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA)
thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,
Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. So với các Hiệp định thương mại
đa phương khác mà Việt Nam đã ký kết, CPTPP có quy mô lớn và được kỳ vọng sẽ tạo
ra những lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. CPTPP cũng sẽ tạo ra sức
ép thúc đẩy các cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, theo các tiêu chuẩn cao về
đầu tư, sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính…Vậy, chính sách thuế được quy định cụ thể
trong CPTPP như thế nào, tác động của chính sách đối với các doanh nghiệp Việt Nam
là gì, các đề xuất nhằm tận dụng cơ hội của hội nhập CPTPP sẽ được làm rõ trong bài
viết này.
1.Chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập CPTPP
Trong bối cảnh hội nhập CPTPP, gần như 100% biểu thuế đối với thương mại hàng hóa
sẽ được đưa về 0% theo lộ trình. Đối với các nước phát triển có lộ trình khoảng 7 năm,
còn các nước đang phát triển có lộ trình dài hơn, phù hợp với điều kiện phát triển. Về cơ
bản, các nước sẽ giảm thuế cho Việt Nam về 0% đối với tất cả các mặt hàng. Những thị
trường lớn như Mexico, Canada, Úc hay Nhật đều có sự mở cửa hay dỡ bỏ các hàng rào
thuế quan cho các ngành hàng của Việt Nam. Trung bình mức thuế được cắt giảm
khoảng hơn 60% ngay khi CPTPP bắt đầu có hiệu lực và tăng lên 80% sau 3 năm.


Đối với thuế xuất khẩu: xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang
áp dụng thuế xuất khẩu, lộ trình từ 05-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Mức thuế
xuất khẩu ưu đãi trung bình: Thuế suất trung bình năm 2019 là 19,1%; năm 2020 là
17,4%; năm 2021 là 15,7%; năm 2022 là 14,1%. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như
1



than đá, than non, dầu thô, vàng, một số loại quặng, khoáng sản; nông sản gồm nhóm
12.11 cây và các bộ phận của cây dùng để chế biến dược phẩm, nước hoa (rễ nhân sâm,
rễ cam thảo, trầm hương, kỳ nam ...) được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu (70 mặt hàng)).
Đối với thuế nhập khẩu: Cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế theo lộ trình:


65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;



86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực (năm 2021);
97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu



lực (năm 2029);
Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối



đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.


Miễn thuế đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa tái nhập khẩu sau khi được sửa chữa hoặc thay thế bất kể việc sửa chữa hoặc
thay thế đó có làm tăng giá trị hay không
- Hàng tạm nhập khẩu để sửa chữa hoặc thay thế:mà không thay đổi đặc tính cơ bản của
sản phẩm
- Hàng mẫu thương mại có giá trị không đáng kể và ấn phẩm quảng cáo

Mức thuế suất cụ thể đối với từng ngành khi hiệp định CPTPP thực thi được thể hiện ở
Bảng 1.
Bảng 1: Mức thuế suất đối với các ngành trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP
TT Ngành
1

Thủy
sản

Cam kết CPTPP đối với một số
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam
Tất cả các sản phẩm thủy sản sẽ
được xóa bỏ thuế, phần lớn
ngay sau khi Hiệp định có hiệu
lực, các sản phẩm còn lại xóa
bỏ theo lộ trình, trong đó:
- Nhật Bản: 99% các sản phẩm
sẽ được xóa bỏ thuế quan trong
vòng 11 năm và còn lại là 16
2

Mức cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu của Việt Nam cho các nước
CPTPP
Chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào
năm thứ 5
Thủy sản: đa số được rút ngắn đáng
kể lộ trình so với cam kết tại Hiệp
định FTA Việt Nam

- Nhật Bản: Cam kết suất 0% ngay
sau khi Hiệp định có hiệu lực các
mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ


năm
- Canada: Tất cả các sản phẩm
thủy sản sẽ xóa bỏ thuế quan
ngay sau khi Hiệp định có hiệu
lực
- Pê-ru: Ngay khi Hiệp định có
hiệu lực tất cả các mặt hàng
thủy sản sẽ xóa bỏ thuế
2

3
4
5

7

sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá
tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ....
- Toàn bộ các dòng hàng thủy sản
không cam kết xóa bỏ thuế trong
FTA Việt Nam
- Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong
CPTPP với lộ trình xóa bỏ vào năm
thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16
kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.


Dệt may Canada: xóa bỏ toàn bộ thuế
quan cho dệt may sau 3 năm Mexico và Peru: chỉ xóa bỏ sau
16 năm
Giấy
Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực
Thép
- Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ
thuế vào năm thứ 11
Ô tô
+ Xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối
với các loại ô tô mới, riêng ô tô con
có dung tích xi lanh từ 3000cc trở
lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ
10;
+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối
với ô tô cũ với lượng hạn ngạch ban
đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ
tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm
thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm
về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài
hạn ngạch thực hiện theo mức thuế
suất MFN.
Gỗ
- 9 nước xóa bỏ thuế quan ngay
đối với hầu hết sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam, chiếm từ
85-100% kim ngạch xuất khẩu
tùy từng đối tác.

- Nhật Bản áp dụng lộ trình 15
năm đối với các mặt hàng gỗ
cây lá kim ván ép và áp dụng
quy chế ngưỡng nhập khẩu đối
với một vài mặt hàng nhưng
đảm bảo lợi ích xuất khẩu của
3


Việt Nam
Lương
Chính sách thuế quan đối với các sản phẩm trong ngành về cơ bản
thực,
chia làm 2 xu hướng: (i) bị áp dụng hạn nhạch thuế quan đối với các
thực
sản phẩm thế mạnh của mỗi nước như: cá sản phẩm bơ, trứng sữa
phẩm,
(Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico); thịt lợn, thịt gà
đồ uống, (Nhật Bản, Canada) hoặc (ii) cam kết giảm thuế trong thời gian lâu
thuốc lá hơn so với các ngành nghề khác như: sản phẩm thực phẩm thủy sản
đông lạnh (Mexico). Trong đó, mức cam kết giảm thuế nhập của Việt
Nam cho các nước CPTPP với một số mặt hàng như : Thịt gà: xóa bỏ
thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12; Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập
khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 năm đối với
thịt lợn đông lạnh; Rượu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3
đối với rượu sake, các mặt hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11,
một số loại vào năm thứ 12
Nguồn: Trung tâm WTO (VCCI)
2. Tác động của chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập CPTPP đối với doanh
nghiệp

Quy mô thị trường của các nước tham gia CPTPP khá lớn, với GDP của cả khối chiếm
13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy,
việc tham gia CPTPP được kỳ vọng là có lợi cho Việt Nam, giúp thuế quan giảm, đa
dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. CPTPP là cơ hội tăng lợi nhuận cho DN,
thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống
của người dân, cơ hội để đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế của
Việt Nam thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường.
Bên cạnh đó, CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các
thể chế hiện đại ở Việt Nam. Trong dài hạn, lợi ích đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu
mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Ngoài ra, đầu tư tăng
nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để
khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ.
4


Với lợi thế đó, theo đánh giá của World Bank, với giả định năng suất bình thường,
CPTPP dự kiến sẽ giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1%. Kim ngạch xuất
khẩu nếu có CPTPP tăng thêm 4,2%. Nhập khẩu ước tính tăng trưởng thấp hơn, chỉ ở
mức khoảng 5,3%. Trong trường hợp kích thích tăng năng suất, mức tăng trưởng GDP
được kỳ vọng đạt cao hơn với mức tăng thêm 3,5%. (xem bảng 2)
Bảng 2: Tác động kinh tế vĩ mô của CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam tính đến
năm 2030

Mô phỏng với giả Mô phỏng trong trường
định năng suất bình hợp kích thích tăng nâng
thường
suất
Tăng trưởng GDP (tăng thêm 1,1%


3,5%

Kim ngạch xuất khẩu (tăng 4,2%
thêm)

6,9%

Kim ngạch nhập khẩu (tăng 5,3%
thêm)

7,6%

Nguồn: World Bank
Xét trên phạm vi của doanh nghiệp, đặc biệt là một số ngành cụ thể, tác động của chính
sách thuế đối với hộp nhập CPTPP như sau:
Bảng 3: Cơ hội đối với một số ngành ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP

STT
1

Ngành
Thủy sản

Cơ hội
Cơ hội để doanh nghiệp thủy sản mở rộng thị trường xuất
khẩu, đặc biệt là các thị trường mới trong khối này. Riêng
với mặt hàng cá ngừ, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong
CPTPP vì 2 đối thủ lớn nhất là Thái Lan và Trung Quốc
đều không phải thành viên hiệp định này.
5



2

Ngành dệt
may

CPTPP không mang lại tăng trưởng mạnh cho ngành dệt
may. Thị trường được kỳ vọng nhất là Canada và Úc. Riêng
Nhật đã có hiệp định song phương với Việt Nam từ trước
nên không hy vọng tăng trưởng nhiều.

3

Thép

Cơ hội xuất khẩu thép sang thị trường khác ngoài Mỹ, đặc
biệt là Canada.

4

Nông nghiệp CPTPP cũng mang đến cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp,
(lúa gạo, trái trong đó, lúa gạo, trái cây sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu.
cây)

5

Gỗ

CPTPP mang lại cơ hội vàng cho ngành gỗ khi mà tại thị

trường Canada, sản phẩm ván sàn, gỗ thanh sẽ không còn
chịu mức thuế 3,5% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các
sản phẩm như hàng thủ công mỹ nghệ, ván dán, ván ghép,
khung tranh, khung cửa, nhất là đồ nội thất cũng ngay lập
tức được giảm thuế về 0% từ mức 6% - 9,5% hiện tại.
Mexico xóa bỏ thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm
gỗ, bao gồm cả ván dán, ván dăm, gỗ thanh, ván sàn và đồ
nội thất, ngoại thất với lộ trình tối đa là 10 năm là cơ hội
lớn cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Trước đây, mức thuế
nhập khẩu áp cho đồ gỗ là khá cao từ 10-15%.
Không chỉ hưởng lợi về thuế nhờ CPTPP, chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung cũng mở cửa cho ngành sản xuất
gỗ Việt Nam gia tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
nhờ mức thuế suất 0%.

6

Nhựa

Sau khi CPTPP có hiệu lực, một số nguyên liệu đặc thù của
ngành nhựa khi nhập về sẽ có thuế suất giảm sâu, tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất nhựa trong nước.

7

Thực phẩm,
đồ uống,
thuốc lá

Cơ hội tăng xuất khẩu theo lộ trình giảm thuế.

Nguồn: Tác giả tự tập hợp và đánh giá

Thách thức của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập CPTPP
6


Hội nhập CPTPP mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách
thức:
Thứ nhất, sự hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP và tác động của hiệp định này đến
sản xuất, kinh doanh. Nhiều DN chưa thực sự sẵn sàng cho hội nhập quốc tế dù chúng ta
đã có hàng chục FTA đang thực thi. Nhiều doanh nghiệp không biết về những cơ hội
thuế quan này, không hiểu về điều kiện quy tắc xuất xứ để hàng hóa được hưởng thuế ưu
đãi và không biết làm thế nào để tuân thủ các thủ tục phức tạp.
Thứ hai, CPTPP tạo sự lo ngại về xuất xứ hàng hóa, các DN đã cố gắng hạn chế nguyên
liệu nhập khẩu nhưng vẫn phải nhập nước ngoài với tỷ lệ khá lớn, điển hình ngành dệt
may nhập trên 60% nguyên phụ liệu nước ngoài, trong đó 50% từ Trung Quốc.
Thứ ba, CPTPP đặt ra tiiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cơ chế
giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, áp lực cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước trên 3 cấp độ: sản phẩm, doanh
nghiệp và quốc gia.
Bảng 4: Thách thức đối với một số ngành ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP

STT

Ngành

Thách thức

1


Thủy sản

Thuế nhập khẩu thủy sản lâu nay tương đối thấp
nên thuế quan không phải là vấn đề lớn đối với
doanh nghiệp trong ngành. Gia nhập CPTPP tạo
áp lực về các tiêu chuẩn và những vấn đề liên
quan như môi trường, chất lượng, trách nhiệm xã
hội, người lao động… Chẳng hạn, các yêu cầu
đặt ra như sản xuất phải đảm bảo không hủy hoại
môi trường; đảm bảo về yếu tố xã hội, tức không
ảnh hưởng cuộc sống người xung quanh hoặc
phải có giải pháp tích cực để giúp cho cuộc sống
người dân xung quanh tốt hơn…
7


2

Ngành dệt may Thách thức chính là khi Mỹ đánh thuế cao vào
hàng sản xuất tại Trung Quốc, khả năng các nhà
đầu tư Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất sang
Việt Nam để “lách luật” về nguồn gốc xuất xứ,
tạo thêm sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nước.

3

Gỗ

-Trung Quốc sẽ đẩy hàng sang Việt Nam và sau

đó xuất sang Mỹ. Nếu khối lượng gỗ Trung Quốc
xuất sang Việt Nam lớn, sớm muộn sẽ khiến Mỹ
có biện pháp tương tự khi hàng Việt Nam ồ ạt
xuất sang quốc gia mình.
- Các nước đều quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ
của gỗ

4

Giấy, thép, ô tô xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ ngày càng khó
khăn do Mỹ áp thuế 25% với thép và 10% với
nhôm.

5

Ngành nhựa

Doanh nghiệp từ các nước thành viên sẽ đưa sản
phẩm nhựa vào Việt Nam (đặc biệt là Malaysia,
Singapore) với chất lượng và mẫu mã vượt trội
hẳn, giá cả rất cạnh tranh, và người tiêu dùng sẽ
có sự cân nhắc trước dòng sản phẩm chất lượng
cao, mang tính toàn cầu.

6

Ngành nông
nghiệp (heo,
gà)


Ngành chăn nuôi, trồng trọt các loại cây công
nghiệp phải đối phó với cạnh tranh gay gắt do các
sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ hơn…Hiện kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang
nhóm nước CPTPP tương đối thấp, ước đạt
khoảng 1,3 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 8,2%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017.

4. Một số đề xuất
Các ưu đãi về thuế thực sự phát huy tác dụng khi sản phẩm của các nước đáp ứng các
điều kiện theo quy định của Hiệp định. Do đó, nhằm tận dụng được cơ hội và vượt qua
8


thách thức khi tham gia CPTPP, Chính phủ và các doanh nghiệp cần thực thi tốt một số
giải pháp sau:
* Đối với Chính phủ
Thứ nhất, đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành có liên quan trong việc triển
khai việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực thi các cam kết của
CPTPP. Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai mạnh các biện pháp chống gian lận xuất
xứ. Thực tế cho thấy, hiện tượng hàng hóa Trung Quốc nhưng dán nhãn mác sản xuất tại
Việt Nam đã xuất hiện không ít (vật liệu xây dựng, giày dép, hàng dệt may, trà, café,
tivi…) nhằm hưởng các ưu đãi về thuế. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành
các quy định pháp lý nhằm xử lý các sai phạm này và thành lập tổ công tác phản ứng
nhanh để chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong việc phát hiện và xử lý những
trường hợp, mặt hàng có gian lận nguồn gốc xuất xứ. Hơn nữa, để CPTPP sớm đi vào
cuộc sống, mang lại những kết quả quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế, Chính
phủ cần phải xây dựng một chiến lược về công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp
thông tin về Hiệp định cũng như chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ của từng
bộ phận để có sự tham gia, mang tính chủ động.

Thứ hai, tăng cường triển khai và giám sát việc thực thi các nghị định, trong đó có 3
nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng
dụng khoa học - công nghệ... nhằm tạo điều kiện cho ngành nâng cao sức cạnh tranh và
gia tăng xuất khẩu.
Thứ ba, tăng cường cải cách, kiên trì gỡ bỏ từng giấy phép con, từng thủ tục hành chính
đang còn gây phiền hà... tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh
tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

9


Thứ tư, đẩy mạnh cải cách về thể chế. CPTPP ràng buộc Việt Nam phải cải cách thể
chế. Chẳng hạn, vấn đề sử dụng lao động, tổ chức công đoàn mà nơi đó được lập ra với
nhiều hình thức và người lao động tự do lựa chọn; quyền sở hữu trí tuệ phải được đảm
bảo và thực thi; đầu tư công và nợ công cũng chịu sự giám sát; mua sắm Chính phủ và
địa phương cần công khai; giải quyết những vấn đề tham nhũng…


Đối với Doanh nghiệp

Thứ nhất, cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt
Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan
theo hiệp định này đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều
tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Thứ hai, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm xuất khẩu, đảm
bảo môi trường và trách nhiệm xã hội. Qua đó, các sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu của các
nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Lợi thuế của giảm thuế khi CPTPP có hiệu lực chỉ phát
huy hiệu quả khi các sản phẩm đáp ứng các rào cản về kỹ thuật trong đó có vấn đề về an
toàn thực phẩm.

Thứ ba, cần đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh được với các sản
phẩm đến từ các nước tham gia Hiệp định. Các doanh nghiệp cần chủ động nguồn
nguyên liệu sẽ giải quyết nỗi lo phụ thuộc nguyên phụ liệu từ ngoại khối và giúp doanh
nghiệp hưởng lợi từ CPTPP và các FTA khác. Đặc biệt, với lĩnh vực nông nghiệp phải tổ
chức lại sản xuất, người nông dân phải dần quen với sản xuất lớn, có cơ chế khuyến
khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, các sản phẩm
nông nghiệp (đặc biệt là chăn nuôi, nông sản, thực phẩm) mới nâng cao tính cạnh tranh.
Thứ tư, cần thiết lập chuỗi sản xuất, đặc biệt là ngành dệt may (sợi - vải - may mặc).
Gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may đã phát triển công nghệ, quản trị tiên tiến; xây
dựng và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế để sản xuất theo hình thức FOB (tự chủ
nguyên liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất); liên kết chặt chẽ để giải quyết nguồn cung
10


thiếu hụt; tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đưa sản phẩm
Việt Nam, thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.
Thứ năm, cần có đội ngũ nhân lực dồi dào được đào tạo bài bản. Sự kết hợp giữa nguồn
nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ sẽ tăng cường sức
cạnh tranh và tận dụng được cơ hội của tham gia hiệp định CPTPP.
Thứ sáu, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh; xây
dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, vệ
sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường…) phù hợp với các cam kết quốc tế
và bảo vệ người tiêu dùng. Việc ứng dụng công nghệ trong việc chứng minh nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa là một trong yêu cầu được đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Thứ bảy, cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác để thu hút mạnh mẽ
đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao
công nghệ từ các tập đoàn lớn.
Thứ tám, cần nhận thức và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn. Sau khi các điều
khoản về lao động và Công đoàn có hiệu lực, bên cạnh tổ chức Công đoàn hiện nay,
người lao động được quyền tự nguyện thành lập, gia nhập một hoặc một số tổ chức khác

nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình; tổ chức này chỉ có chức năng đại diện,
chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. Việc ra đời tổ chức đại diện người lao động
tại doanh nghiệp sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu thực thi các điều khoản về lao
động và công đoàn theo quy định của CPTPP.
Tham gia CPTPP mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết tận dụng
các cơ hội từ CPTPP và vượt qua các thách thức. Các cơ quan Nhà nước và các doanh
nghiệp cần hiểu kỹ các cam kết trong hiệp định, tìm được trong đó các xu hướng chính
sách có lợi cho mình, phân tích được tác động của các chính sách đó. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp phải liên kết với nhau, cùng với các hiệp hội doanh nghiệp để vận động và
11


tham gia vào quá trình rà soát và điều chỉnh pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền
thực thi cam kết CPTPP cũng như hợp tác để xây dựng chuỗi sản xuất.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ, “Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP) của Chính Phủ”.
2. Báo cáo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, “ Đánh giá tác động của hiệp định

CPTPP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam”
3.

Phương Nhung, “Chính thức mở cửa CPTPP”.

4.Lan Phương, “Việt Nam cần chủ động trước cơ hội và thách thức từ CPTPP”
5.Tri Túc, “Ngành gỗ Việt Nam và cổ phiếu gỗ trước "gió lớn" CPTPP: Liệu diều
sẽ bay”

12




×