Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật quảng cáo ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.99 MB, 102 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








HÀ THU TRANG

PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAMNHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIẺN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 50515

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC___
T H Ữ v ĩỊT rTRUÔNG ĐẠI H O C LỎÂT HÀ NỘI I
PHỎNG GV —

--------

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. Nguyễn Am Hiểu


HÀ NỘI - 2004


2

J íò 'i c ẩ m ơ n

(X)ittchăn thành cátn đtt C7cV. Qtạuụỉn t hu 'Tỗiểu - r()lió r()ụ ii ttóin)
rỉ)u p h á p
ỉu ù Uu ị

í u ă t ^/)ân s u ’ - ~Kùth tê - (Bộ

Ỡ ií’

p h á p - OlxỊxiồi ĩtũ tr ự e tỉê'fí

d ẫ n , (ỊỈiìp ĩtõ t ô i h o à n t h à n h Ẩ itiậ n iUÌn « « / / .

(Xìin e ả m tìH c á c t h ầ ụ (‘ồ ụ iá tì, ạ ỉ a đ ì n h , b a n b ỉ DÙ c á c ửở’ q u a n ĩtũ
(ỊÌúp đ õ , tí!í) ĩtỉề u liiẻ n (‘h ở t ò i ttíUKỊ

q u á tr ìn h h o e t ậ p ơ ù n g h i ê n c ú n đ ề

fflậ r , fts/ế 'ỉ// / o

ộI 7

'3ôoe. ơ iè n
T ỉũà l i m


~ ĩt'a íiíf

2 0 0 -4


3

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa............................................................................................................. 1
Lời cảm ơn.......................................... ....................................................................... 2
Mục l ụ c .......................................................................................................................3
Lời mở đầu..................................................................................................................5

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHƯNG VỂ QUẢNG CÁO
VÀ PHÁP LUẬT QUẢNG C Á O ....................................................... 9

1.1.

Khái niệm quảng cáo................................................................................... 9

1.2.

Vai trò của quảng c á o ............................................................................... 14

1.3.


Sụ hình thành và phát triển của pháp luật quảng cáo ở Việt Nam 17

1.4.

Pháp luật quảng cáo với một sô vấn đề có liên quan...........................21

1.4.1. Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng......... 21
1.4.2. Pháp luật quảng cáo với vấn đề cạnh tranh không lành mạnh................23
1.4.3. Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục,
đạo đức xã h ộ i .............................................................................................. 28
1.4.4. Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.................. 30

C h ư ơn g 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO Ở VIỆT N A M ......33

2.1. Pháp luật về hoạt đỏng quảng cáo ............................................................ 33
2.1.1. Điều kiện quáng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch v ụ ............33
2.1.2. Nội dung quảng cáo......................................................................................36
2.1.3. Hình thức quàng cáo .....................................................................................38
2.1.4. Phương tiện quảng cáo................................................................................. 40
2.1.5. Sản phẩm quảng cáo.....................................................................................44


4

2.1.6. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo.....................45
2.1.7. Chú thể tham gia kinh doanh dịch vụ quảng c á o ..................................... 54
2.2. Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.............................................. 62

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về quảng c á o .................................................62
2.2.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về quảng c á o ............................................63
2.2.3. Giấy phép thực hiện quảng c á o ...................................................................68
2.2.4. Vai trò của Hiệp hội đối với hoạt động quảng c á o ..................................75

C hư ơng 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO
Ở VIỆT N A M ....................................................78

3.1. Phương hướng chung hoàn thiện pháp luật quảng cáo ở Việt Nam.. 78
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quảng cáo ở Việt Nam ........................ 83
3.2.1. Khái niệm quảng cáo.................................................................................... 83
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động quảng cáo................................................... ........... 86
3.2.3. Vé nội dung quảng c á o ................................................................................87
3.2.4. Về những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng c á o ............................ 89
3.2.5. Về cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo..............................................90
3.2.6. Về Giấy phép thực hiện quảng c á o ............................................................ 91
3.2.7. Về địa điểm quảng cáo.................................................................................93
3.2.8. Về vai trò của Hiệp hội quảng c á o ............................................................ 93
3.2.9. Về xây dựng pháp luật cạnh tranh.............................................................. 93
3.2.10. Về kỹ thuật lập pháp...................................................................................94

Kết luận....................................................................................................................96
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................98


5

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1986
đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rất tích cực. Cùng với
sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá nói chung, kinh tế thị
trường đang ngày càng tác động thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các khu vực và vùng lãnh thổ kinh tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản
của kinh tế thị trường là tự do kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Các quan hệ kinh tế vì thế cũng từng bước chuyển mình phong phú, đa dạng
và năng động hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, theo đó các doanh
nghiệp sử dụng mọi biện pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung
ứng dịch vụ như: trưng bày, giới thiệu, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, khuyến
mại và nhiều hình thức khuyếch trương khác. Các hoạt động này được gọi là
hoạt động xúc tiến thương mại. Sự phát triển sôi động của hoạt động quảng
cáo chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại thông tin, dù
muốn hay không con người vẫn buộc phải "sống chung với quảng cáo". Hoạt
động quảng cáo phát triển với tốc độ chóng mặt và cũng từ đó làm phát sinh
hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm không chỉ của các nhà kinh tế mà đòi hỏi
các nhà luật học cũng phải vào cuộc.
Mặc dù hoạt động quảng cáo ở Việt Nam mới phát triển mạnh trong
những năm gần đây nhưng đã có một số văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực này. Sau Luật thương mại năm 1997, gần đây nhất, u ỷ ban
Thường vụ Quốc hội khoá 10 ngày 16/11/2001 đã ban hành Pháp lệnh quảng
cáo và tiếp đến là Nghị định số 24/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Để thực hiện Nghị định này, ngày
16/7/2003, Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Thông tư số 43/2003/TT-


6


BVHTT. Như vậy có thể thấy rằng, trong một thời gian ngắn, nhà nước đã ban
hành khá đầy đủ các văn bản pháp luật về quảng cáo, phần nào đáp ứng được
nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Song, trên thực tế, hoạt động quảng cáo vẫn bộc
lộ những hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh đó, vấn đề nghiên cứu, xem xét,
đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn; những thành công
cũng như những hạn chế của pháp luật quảng cáo để từ đó đưa ra những đề
xuất, sửa đổi, bổ sung phù hợp đã trở thành một yêu cầu được đặt ra và sớm
giải quyết.
Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quảng cáo trong
điểu kiện hiện nay ở nước ta đang là vấn đề rất được quan tâm và có ý nghĩa
thực tiễn to lớn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tà i:" Pháp luật quảng cáo ở
Việt N am - những vấn đê lý luận và thực tiễ n ” làm luận văn Thạc sĩ luật học
của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Pháp luật về hoạt động quảng cáo ở Việt Nam còn rất non trẻ so với các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Song, đã xuất hiện một số công trình
nghiên cứu của những nhà kinh tế và của những người làm công tác quản lý và
đặc biệt là của các nhà luật học dưới những góc độ và mức độ khác nhau về
lĩnh vực này. Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu dưới giác độ kinh tế
củà Lê Quốc Tuấn, Luận án Phó Tiến sĩ kinh tế: "Tổ chức và quản lý hoạt
động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam"; dưới góc độ luật học của
các nhà khoa học như: PGS. TS. Nguyễn Bá Diên (Pháp luật về chống quảng
cáo không trung thực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới), của PGS. TS.
Nguyễn Như Phát (Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam) và của TS. Phạm Duy Nghĩa (Pháp luật về hoạt động
quảng cáo của doanh nghiệp) hay của tác giả Bùi Thị Keng, Luận văn Thạc sĩ
luật học: "Nhũng hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại"..



7

Gần đây nhất, Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh quảng cáo 2001 đã triển
khai một khối lượng lớn công việc. Theo đó, Ban soạn thảo đã tập hợp và hệ
thống hoá các qui định pháp luật về quảng cáo do các cơ quan nhà nước ban
hành; tổ chức đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này;
rà soát các qui định còn phù hợp với thực tiễn để kế thừa; nghiên cứu, đề xuất
nhũng vấn đề mới cần xem xét qui định trong Dự thảo Pháp lệnh quảng cáo

2001 ..
Các công trình nghiên cứu này đã góp phần vào sự phát triển của hoạt
động quảng cáo cũng như pháp luật quảng cáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi
Pháp lệnh quảng cáo được thông qua, về mặt lý luận cũng như thực tiễn vẫn
đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quảng cáo ở Việt
Nam hiện nay, tác giả tìm ra những thành công cũng như những điểm còn hạn
chế trong các quy định pháp luật, những bất cập trong hoạt động quản lý dẫn
đến tình trạng lộn xộn trong hoạt động quảng cáo thời gian qua.
Với mong muốn nghiên cứu các qui định của pháp luật quảng cáo một
cách có hệ thống, lý giải một số vấn đề cũng như đặt nó trong hệ thống tổng
thể các quy phạm pháp luật nhằm góp phần đưa ra những đề xuất, kiến nghị,
sửa đổi, bổ sung phù hợp nhất.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài:" Pháp luật quảng cáo ở
Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn" là chủ nghĩa Mác - Lênin,
nhất là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời, tiếp thu quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Trong quá trình


8

nghiên cứu luận văn còn vận dụng các phương pháp thống kê, so sánh, hệ
thống, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Quảng cáo là một hoạt động khá đặc thù, vừa mang tính kinh tế vừa thể
hiện giá trị văn hoá, thẩm mỹ của chủ thể tham gia. Trong khuôn khổ đề tài,
tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu pháp luật quảng cáo với tư cách là một hành vi
thương mại, đặt nó trong quan hệ với vấn đề cạnh tranh, vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như bảo vệ văn hoá,
thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Đề tài cũng chỉ nghiên cứu một cách
khái quát nhất pháp luật quảng cáo ở Việt Nam cũng như những vấn đề thực
tiễn đặt ra đối với các quan hộ pháp luật quảng cáo.

6. Điểm mới của để tài.
Đây là một trong những luận văn Thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu
về pháp luật quảng cáo một cách hệ thống và toàn diện qua các giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đưa ra những quan điểm, cách tiếp cận
và những kiến nghị với mục đích góp phần hoàn thiện hơn nữa các qui định
của pháp luật quảng cáo và đưa pháp luật quảng cáo thực sự đi vào cuộc sống
phát huy hiệu quả.

Những nội dung trên của luận văn được thể hiện qua 3 chương và phần
kết luận:
Chương 1


Những vấn đề lý luận chung về quảng cáo và pháp luật
quảng cáo

Chương 2

Thực trạng pháp luật quảng cáo ở Việt Nam

Chương 3

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quảng cáo ở Việt Nam


9

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỂ QUẢNG CÁO
VÀ PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO

1.1.

KHÁI NIỆM QUẢNG CÁO

Quảng cáo đem lại điều gì cho tâm trí chúng ta? Các chương trình
quảng cáo trên truyền hình, trên đài phát thanh, trên báo, trên bảng hiệu ngoài
trời., tất cả những điều đó đều là quảng cáo. Tuy nhiên, có bao giờ chúng tanhũng người tiếp nhận quảng cáo - tự hỏi vậy quảng cáo là gì?
Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, có lẽ từ khi bắt đầu
có thành thị và buôn bán thì cũng có quảng cáo. [54;6]. Mỹ là nước
đi đầu trong hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ. Không phải

ngẫu nhiên mà người ta ví các chương trình quảng cáo của Mỹ là
"một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức cuốn hút kỳ
lạ đối với hàng triệu người trên khắp thế giới". [23;64].
Ở các nước phát triển, quảng cáo phát triển với tốc độ nhanh chóng,
xuất hiện những cồng ty, tập đoàn quảng cáo lớn mang tầm cỡ quốc tế như:
Jm Walter Thompson, Saat Chi & Saat Chi, Ogilvi & Matthe..
Quảng cáo phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường
cũng như của nền sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Khoa học và công nghệ phát
triển liên tục đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong
phú hơn. Quảng cáo đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ đặc trưng của nó, cổ
đọng nhất- nói được nhiều nhất. Quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng
thời cũng là sự sáng tạo văn hoá. Mỗi hình ảnh quảng cáo là một tác phẩm hội
hoạ, mỗi sản phẩm quảng cáo trên truyền hình là một đoạn phim mới lạ, hấp
dẫn, cô đọng, hài hước và trữ tình.. [15;4].


10

Thông thường, các nước thường không đưa ra khái niệm chung bao quát
toàn bộ hoạt động quảng cáo tồn tại trong xã hội. Xuất phát từ góc độ khác
nhau mà các nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm khác nhau về quảng cáo.
Dưới góc độ kinh tế, khái niệm quảng cáo được hiểu:
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, "quảng cáo là trình bày để giới
thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều
khách hàng". [26;830].
Theo tác giả Lê Hoàng Quân trong Nghiệp vụ Quảng cáo và tiếp thị
thì: "quảng cáo là dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá
nhân về sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) hoặc ý tưởng cho một bên
mua thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết
phục hoặc ảnh hưởng đến hành vi của một đối tượng nào đó".

[12;33].
Còn theo Tìm hiểu danh từ kinh tế thị trường thì: "Quảng cáo là hoạt
động của một hãng nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm của mình,
mục tiêu chính là tăng số lượng người tiêu dùng thích những sản
phẩm của hãng hơn những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh".
[27;34].
Theo tác giả ARRMAND DAY AN trong cuốn sách Nghệ thuật
quảng cáo của mình có viết: "Có thể coi quảng cáo như là một trong
các dạng truyền thông tin trong thương mại. Quảng cáo phải thông
báo (về sự hiện diện của hàng hoá, giá cả, kích cỡ..) nhưng trước hết
quảng cáo phải kích thích việc mua sắm, bởi vì đó là chức năng
chính yếu của quảng cáo, nhiệm vụ chủ yếu của nó. Quảng cáo là
phương tiện phổ biến thông tin chủ yếu trong thương mại. Thương
mại là mục tiêu chủ yếu của quảng cáo. Quảng cáo đó là thông báo
phải trả tiền. Một chiều và không cho cá nhân ai, được thực hiện
thôns qua các phương tiện thông tin đại chúng và các dạng truyền


11

thông khác nhằm cổ động có lợi cho một hàng hoá, một nhãn hiệu,
một hãng nào đó". [22;6].
Không thể liệt kê ra đây hết những khái niệm quảng cáo nhưng qua đây
có thể hiểu rằng: quảng cáo là thông tin hướng tới khách hàng và được sử
dụng chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế
được tự do lựa chọn các hình thức quảng cáo và xác định mục đích của nó.
Hoạt động quảng cáo xuất phát từ quyền tự do kinh doanh và quyền tự do thê
hiện ỷ chí được pháp luật bảo vệ. Với ý nghĩa đó, quảng cáo mang tính thương
mại, là một trong những hình thức xúc tiến thương mại xuất hiện như một nhu
cầu tất yếu của nền kinh tế. Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị

trường, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Quảng cáo là một hoạt động xúc tiến thương mại vì vậy nó mang những
đặc điểm chung của hoạt động xúc tiến thương mại. [16;282]. Bên cạnh đó,
quảng cáo có tính đặc thù đó là: thông tin trong quảng cáo là những thông
báo, giới thiệu rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu của
người sản xuất, người kinh doanh, người cung ứng dịch vụ nhằm thúc đẩy việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ..
Hiện nay, các trang tin quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình
ngày càng nhiều các thông tin quảng cáo về văn hoá, xã hội có tính chất như
một thông báo, một đề nghị với xã hội như: thông báo nhằm động viên xã hội
tham gia cứu trợ nhân đạo trong lũ lụt, hỗ trợ người nghèo, cô đơn, người tàn
tật, mời gặp mặt, tìm người nhà, tìm việc làm.. Những thông tin này được đưa
ra thường hướng đến công chúng nói chung và mang nhiều ý nghĩa nhân đạo,
từ thiện hay vì sự an ninh, an toàn xã hội, hoạt động không Vi mục tiêu lợi
nhuận. Do đó, các thông tin này thường được xếp vào íhông tin xã hội và chịu
sự điều chỉnh theo quy chế riêng. [31;2].
Quảng cáo cũng không giống với chào hàng. Bởi trong giao dịch thương
mại, khái niệm chào hàng được hiểu là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp


12

đồng của bên đề nghị được gửi tới một hay nhiều bên xác định. Bên đề nghị
giao kết hợp đồng bị ràng buộc về đề nghị của mình. Như vậy, sự ràng buộc
trách nhiệm của người chào hàng và tính xác định về đối tượng được chào
hàng là những yếu tố không thể thiếu được trong chào hàng. [16; 149]. Sự ràng
buộc ấy được bắt đầu từ khi chào hàng chuyển cho bên được chào hàng đến
hết thời hạn chấp nhận chào hàng. Các nhà kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều
thống nhất với nhau rằng, những cam kết, hứa hẹn trong chào hàng là thuộc
quan hệ tiền hợp đồng và do đó bị ràng buộc về mặt pháp luật, nhưng trong

quảng cáo thì không hẳn như vậy vì theo thông lệ nội dung quảng cáo chưa
phải là chào hàng. [14;28].
Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu, thông tin đến các đối tượng.
[1 ỉ; 10]. Thông tin được đưa ra ở đây bao hàm thông tin trong nhiều lĩnh vực,
phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể đưa ra thông tin đó. Song, trong nền kinh tế
thị trường và trên thực tế cho thấy, những quảng cáo đưa thông tin ra được biết
đến nhiều nhất, tác động mạnh lên công chúng đó là những thông tin thương
mại, vì mực tiêu lợi nhuận. Những thông tin mang nhiều ý nghĩa xã hội, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận thường được xếp vào thông tin xã hội và
chịu sự điều chỉnh theo quy chế riêng. Chính sự tách bạch rõ ràng mục đích
mà thông tin đưa ra sẽ ảnh hưởng đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp
dụng của pháp luật quảng cáo.
Theo Pháp luật của Liên minh Châu Âu (khoản 1 Điều 2 Nghị
Quyết của Hội đồng các Bộ trưởng Liên minh Châu Âu số 84/ 450),
“quảng cáo là bất kỳ sự giới thiệu nào trong quá trình thực hiện các
hoạt động kinh tế, thu lợi nhuận nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm
hoặc dịch vụ”. [57;7].
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm quảng cáo có sự điều chỉnh, thay
đổi thể hiện qua các văn bản pháp luật về quảng cáo. Nghị định số 194/CP của
Chính phủ ngày 31.12.1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam


13

qui định: "hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi
về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng
theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ" (Điều
1).

Như vậy, theo Nghị định số 194/CP thì quảng cáo chỉ là để giới thiệu,

thông báo về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi,
biểu tượng. Qui định này đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, nhãn hiệu hàng hoá, tên
gọi, biểu tượng tự nó đã nằm trong mỗi doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ. Hơn
nữa, thực tế cho thấy không chỉ có quảng cáo hạn hẹp như thế mà có thể
quảng cáo về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức khác.
Nghị định không chỉ rõ hoạt động quảng cáo ở đây là quảng cáo thương
mại hay phi thương mại. Nhưng căn cứ vào điều khoản này có thể hiểu nhà
làm luật muốn đề cập đến quảng cáo nói chung. Bởi vì, trước khi Luật thương
mại được ban hành, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm như thế nào là
hành vi thương mại hay phi thương mại cả. Luật thương mại 1997 được thông
qua, qui định về 14 hành vi thương mại, trong đó có quảng cáo thương mại.
Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05.05.1999 của Chính phủ về
khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại qui định
chi tiết thi hành Luật Thương mại, theo đó, "quảng cáo thương mại là hành vi
thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến
thương mại". Như vậy, quảng cáo theo Nghị định số 32/1999/NĐ-CP là quảng
cáo thương mại, là một hình thức xúc tiến thương mại. Việc quảng cáo thương
mại chỉ áp dụng cho thương nhân, mà thương nhân theo khoản 6 Điều 5 Luật
Thương

mại là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh

doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Điều đó cho
thấy, không phải ai cũng trở thành đối tượng áp dụng của Nghị định số
32/1999/NĐ-CP.


14

Sau khi Pháp lệnh quảng cáo được thông qua, Pháp lệnh điều chỉnh hoạt

động quảng cáo với hai mục đích khác nhau: quảng cáo là để giới thiệu về
hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lời và quảng cáo
các dịch vụ không sinh lời.
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP thì "quảng cáo các
dịch vụ không sinh lời là quảng cáo về các dịch vụ thực hiện chính sách xã hội
và những thông tin nhằm thông báo, nhắn tin, rao vặt". Như vậy, với quan
điểm, mặc dù những hoạt động quảng cáo không mang tính thương mại
(không có mục đích sinh lời) nhưng cũng phải được điều chỉnh theo một hành
lang pháp lý để đảm bảo tính thống nhất, tính trung thực, chính xác, tính văn
hoá. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi của người quảng cáo cũng như người tiếp
nhận quảng cáo, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn thuần phong mỹ
tục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh, trật tự
trong thời kỳ mở cửa và hội nhập [30;3]. Vì những lẽ đó Pháp lệnh quảng cáo
qui định:
"Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng
hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục
đích sinh lời"( khoản 1 Điều 4).

1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO

1.2.1. Đối với người tiêu dùng.
Trong cuộc sống thường nhật, con người cần nhiều thứ, từ ăn, mặc, học
tập, vui chơi giải trí và những nhu cầu cần thiết khác. Ở mỗi lứa tuổi, giới tính,
ngành nghề có những nhu cầu riêng và được đáp ứng ngày một tốt hơn. Nhưng
không phải lúc nào người tiêu dùng nào cũng biết phải mua cái mình cần ở
đâu, mua của ai, hãng nào? Chính vì vậy, quảng cáo góp phần giải đáp được
nhũng băn khoăn, thắc mắc đó của ngưòi tiêu dùng.


15


Đối với người tiêu dùng, quảng cáo đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Nhờ
có quảng cáo mà người tiêu dùng có thể mua được thứ mình cần, có cơ hội
được lựa chọn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn. Nhờ có quảng cáo mà
người tiêu dùng tìm ngay địa chỉ những mặt hàng cần mua. Nhờ có quảng cáo
mà thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Sở dĩ quảng cáo mang lại nhiều ích lợi cho người tiêu dùng vì mọi
quảng cáo đều được tiến hành theo một nguyên lý chung đó là dùng
những thông tin về hàng hoá, dịch vụ tác động thường xuyên, liên
tục lên nhận thức của công chúng, buộc công chúng phải tiếp nhận
những thông tin đó một cách vô thức. Thế mạnh của quảng cáo là
được tiến hành trên nhiều kênh thông tin, kết hợp nhiều yếu tố như
âm thanh, hình ảnh, giọng nói., đã qua xử lý. Nhờ đó, quảng cáo có
khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý, hình thành sự
mong muốn của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo
và đặc biệt tạo ra khả năng "bắt chước" trong người tiêu dùng, giúp
người tiêu dùng làm quen với việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ mới
một cách nhanh chóng. [16;296].
Tuy nhiên, quan niệm về quảng cáo của người tiêu dùng còn có những
ý kiến khác nhau, nhất là về nhận thức và cách tiếp cận quảng cáo. Mỗi dân
tộc có một nền văn hoá riêng, một bản sắc riêng. Ngoại trừ ngôn ngữ, ngay
cách ăn mặc, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh cũng có những khác biệt. Khi
xem quảng cáo, người tiêu dùng không chỉ muốn biết về sản phẩm mà còn
muốn thưởng thức cả phần văn hoá trong quảng cáo. Người tiêu dùng tiếp cận
quảng cáo cũng bằng nhiều cách khác nhau. Phần đông xem quảng cáo để mà
xem. Khi có nhu cầu về một mặt hàng nào đó người ta mới tìm hiểu quảng cáo
về thứ hàng hoá cần mua đó.


16


1.2.2. Đỏi với người sản xuất và kinh doanh.
Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ là một khâu quan trọng trong hoạt
động maketing sản phẩm và dịch vụ của nhà sản xuất, của doanh
nghiệp. Maketing gồm bốn yếu tố cơ bản: sản phẩm, giá cả, phân
phối và truyền thông. Quảng cáo với nghĩa là truyền thông có liên
quan chặt chẽ vào các quyết định quản lý ở cả ba lĩnh vực khác
nhau của maketing hỗn hợp. [15;9].
Một trong những công việc chủ yếu của các nhà quản lý và điều hành
marketing là đánh giá vai trò cần đảm nhiệm của quảng cáo trong truyền
thông maketing, xác định những triển vọng tốt nhất, các đặc tính của sản
phẩm và xác định ngân sách dành cho công tác truyền thông. Các nhà sản
xuất, kinh doanh cũng nên hiểu rằng, quảng cáo không phải là lời giải đáp cho
mọi vấn đề maketing, không phải lúc nào quảng cáo cũng thành công. Bởi vì,
quảng cáo phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của người tiêu dùng hay sử dụng
đối với sản phẩm. Quảng cáo là để làm cho người tiêu dùng hay sử dụng biết
và cảm nhận được sự ra đời hay thay thế của một sản phẩm mới, sự cần thiết
hay hữu dụng của sản phẩm đang tồn tại cũng như kích thích sự tiêu dùng
không ngừng tăng lên. Với ý nghĩa đó, quảng cáo là một công cụ rất quan
trọng để cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm bán
được nhiều hàng, cung ứng nhiều dịch vụ, tăng khả năng thu lợi nhuận. Không
phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí
rất lớn cho hoạt động quảng cáo.
Trong điều kiện hàng hoá, dịch vụ được cung ứng ngày càng đa dạng,
phong phú, cơ hội lựa chọn các sản phẩm của người tiêu dùng tăng lên, thì
quảng cáo được sử dụng như một công cụ để cạnh tranh với các sản phẩm
khác trên thị trường. Và trong cuộc cạnh tranh ấy, việc sử dụng thông tin một
cách thích hợp sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà kinh doanh.



17

1.2.3. Đối với nền kinh tê quốc dân.
Xuất phát từ những lợi ích mà quảng cáo đem lại không chỉ với người
tiêu dùng mà cả những người sản xuất, kinh doanh đã góp phần vào sự phát
triển của nền kinh tế đất nước. Quảng cáo thúc đẩy quan hệ cung - cầu hàng
hoá, dịch vụ trong từng lĩnh vực, từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân có điều kiện gặp nhau. Bởi trên thực tế, thông tin không phải lúc nào cũng
đến đúng lúc, đúng nơi cần đến nếu không có một kế hoạch truyền thông.
Không những thế, quảng cáo cũng tham gia vào việc hình thành môi trường
cạnh tranh lành mạnh trong thương mại, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất,
người tiêu dùng. Những thông tin do quảng cáo mang lại ít nhiều cũng cung
cấp những hiểu biết nhất định về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu
trên thị trường. Điều đó giúp họ tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm
quyền lợi chính đáng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định.

1.3.

S ự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

của ph áp luật quảng cáo ở

VIỆT NAM.

1.3.1. Giai đoạn trước năm 1994.
Qua nghiên cứu cho thấy, trước những năm 1970, ở Việt Nam chưa có
một vãn bản pháp lý nào có liên quan đến quảng cáo. Quảng cáo ở Việt Nam
thời kỳ này chưa phát triển, nói đúng hơn, chưa có vấn đề gì để xã hội quan
tâm, chính quyền phải vào cuộc. Tinh trạng này kéo dài cho đến cuối thập
niên 80 của thế kỷ 20. Cũng dễ hiểu vì nền kinh tế Việt Nam bấy giờ là nền

kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Mọi hoạt động kinh tế trong
xã hội, từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu dùng nhất nhất đều thực hiện theo
chỉ tiêu kế hoạch. Người bán chẳng cần tìm người mua vì cần phải bán cho ai,
bao nhiêu, tất cả đã có kế hoạch. Ngược lại, trong hoàn cảnh khan hiếm hàng
hoá, người mua buộc phải tìm người bán và phải chờ đợi khi nào có hàng,
người ta sẽ thông báo. Trong môi trường như thế, quảng cáo không có đất
T h ư vỉ em _
ĨR U Ờ N G ĐAI H Ọ C LỪẬT HÀ NỘI

PHONG GV

------


18

sống, không ai cần đến nó. Vì thế, sự điều chỉnh của pháp luật về quảng cáo
cũng không được đặt ra.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, quảng
cáo có dấu hiệu phát triển, nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước cũng
được đặt ra. Ngay từ năm 1990, nắm bắt được sự phát triển của quảng cáo, Bộ
Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Chỉ thị số 738/VP ngày
10.8.1990 qui định về công tác quảng cáo. Tiếp đó, năm 1991, u ỷ ban Khoa
học Nhà nước và Bộ Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư
liên bộ số 1191-TT/LB ngày 29.6.1991 qui định về "Quản lý nhãn và quảng
cáo sản phẩm hàng hoá". Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh cũng có văn bản cụ thể để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn
mình: Quyết định số 3248/QĐ- UB (19.12.1991) của Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hà Nội qui định về quảng cáo bằng biển, hiệu trên địa bàn Hà Nội là một
ví dụ.


1.3.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến 2001.
Song phải thấy rằng từ năm 1990, với ý thức quản lý vĩ ĨĨ1Ô và cũng để
tạo cho hoạt động quảng cáo có điều kiện phát triển, Chính phủ đã giao cho
Bộ Văn hoá Thông tin soạn thảo Nghị định nhằm quản lý thống nhất hoạt
động này. Sau 4 năm, qua 18 lần soạn thảo, sửa đổi, có sự góp ý xây dựng của
nhiều Bộ, ngành có liên quan, ngày 31.12.1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 194/CP bao gồm 7 chương, 27 điều. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông tin đã
ban hành Thông tư số 37/VHTT- TT (01.07.1995) hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 194/CP. Nghị định số 194/CP và Thông tư số 37/VHTT-TT được xem
là những văn bản pháp lý chủ yếu cho hoạt động quảng cáo và các cơ quan
quản lý cũng như những người tham gia hoạt động quảng cáo.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật
Thương mại (10.05.1997) trong đó có dành Mục 13 qui định về quảng cáo


19

thương mại gồm 13 điều. Tiếp đến, ngày 05.05.1999, Chính phủ ban hành
Nghị định số 32/1999/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về
khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là
những văn bản rất quan trọng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo thương mại
ở nước ta, lần đầu tiên hoạt động quảng cáo thương mại được qui định trong
một văn bản có giá trị pháp lý là Luật Thương mại.
Cũng trong giai đoạn này, rất nhiều qui định pháp luật của các ngành,
các lĩnh vực có liên quan đến quảng cáo cũng được ban hành như:
-

Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông (02.12.1994).


-

Nghị định số 91/CP ngày 17.8.1994 của Chính phủ ban hành điều lệ quản
lý quy hoạch đô thị.

-

Nghị định số 36/CP ngày 29.05.1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ trật
tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

-

Công văn số 2676/BC ngày 14.09.1995 của Bộ Văn hoá Thông tin về hoạt
động quảng cáo trên báo chí.

-

Thông tư của Bộ Tài chính số 81/TC-HCSN ngày 23.12.1996 hướng dẫn
quản lý, sử dụng nguồn thu quảng cáo để đầu tư phát triển ngành Truyền
hình Việt Nam.

-

Nghị định số 12/2000/NĐ- CP ngày 14.08.2000 của Chính phủ về chính
sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-

2010 ..
Có thể nói, những văn bản pháp luật này đã góp phần tạo ra hành lang
pháp lý quan trọng, có tác động tích cực vào sự phát triển của ngành quảng
cáo Việt Nam, phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế đất nước và từng bước xây

dựng đội ngũ những người làm quảng cáo Việt Nam. Tuy nhiên, trước đòi hỏi
của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hộ thống văn
bản pháp luật về quảng cáo đã bộc lộ nhũng nhược điểm đòi hỏi phải có sự
điều chinh cho phù hợp hơn nữa.


20

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
Ngày 16.11.2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 10 đã thông qua Pháp
lệnh quảng cáo gồm 7 chương, 35 điều. Pháp lệnh quảng cáo thể chế hoá
đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các qui định của Hiến pháp 1992
về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp lệnh
quảng cáo ra đời đã điều chỉnh các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ Việt
Nam; xác định những vấn đề cơ bản về nội đung, hình thức, phương tiện, điều
kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
quảng cáo.
Ngày 13.03.2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2003/NĐCP qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo. Tiếp đó, Bộ Văn hoá Thông
tin đã ban hành Thông tư số 43/2003/TT- BVHTT ngày 16.07.2003 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh
quảng cáo. Đây được xem là văn bản có ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần
đưa hoạt động quảng cáo đang có chiều hướng "thái quá" vào quỹ đạo cần
thiết. Đó cũng được xem là bước khởi đầu của quá trình triển khai thực hiện
cụ thể Pháp lệnh quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ- CP.
Như vậy, việc ban hành Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn
thi hành, hoạt động quảng cáo đã được phát triển trong môi trường pháp lý
tương đối đầy đủ. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nước, ở mỗi địa
phương tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình cũng đã ban hành văn bản để quản

lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình như:
-

Quyết định số 10/2001/QĐ- UB ngày 09.03.2001 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định quảng cáo bằng biển, bảng
và băng rôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


21

-

Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25.09.2002 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về hoạt động quảng
cáo trên địa bàn Thành phố Hổ Chí Minh.

-

Nghị định số 31/2001/NĐ- CP của Chính phủ ngày 26.06.2001 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thông tin..

1.4. PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO VỚI MỘT s ố VẤN ĐỂ CÓ LIÊN QUAN.
1.4.1. P h á p lu ật q u ả n g cáo với vấn đ ề bảo vệ q u y ền lợi người tiêu dùng.

Trong một xã hội, dù kinh tế phát triển đến đâu thì người tiêu dùng
vẫn là lực lượng đông đảo và quyết định sự phát triển đó. Là một lớp người
đông đảo trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội văn minh vì con người, do con
người, người tiêu dùng lại càng hiểu rõ hơn và có quyền được bảo đảm lợi ích
chính đáng. Đó cũng thực sự đã trở thành một vấn đề được các nước tiến bộ
đặc biệt quan tâm.

Ngày 09.05.1985 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị
quyết số 39/ 948 có tên gọi là “các nguyên tắc ch ỉ đạo đ ể bảo vệ
người tiêu dùng” (Guidelines for consumer Protection), trong đó
công bố 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng. Với công bố này,
người tiêu dùng đã thực sự trở thành một đối tượng đặc biệt được
quan tâm và bảo vệ không chỉ trong khuôn khổ mỗi quốc gia mà nó
được phổ biến trên toàn thế giới .[57; 14].
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, ở Việt
Nam, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dường như chưa được đặt ra và
cũng chưa được quan tâm. Bởi trong thời kỳ này, hàng hoá khan hiếm, không
có cơ hội cho sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hoá. Ngày nay, trong
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986), vị thế của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi theo xu hướng tích
cực. Từ chỗ là những người thụ động tiếp nhận các thông tin, các sản phẩm,


22

hàng hoá, dịch vụ, họ đã có quyền chủ động và thậm chí là những người có
tính chất quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh
doanh nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Xã hội càng văn minh,
hiện đại thì quyền lợi của người tiêu dùng càng được quan tâm, chú ý hơn.
Mặt khác, với sự gia tăng các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ
cùng với sự đa dạng về hàng hoá và sản phẩm, người tiêu dùng có quyền được
lựa chọn và thoả mãn nhu cầu của họ một cách phù hợp nhất. Không phải
ngẫu nhiên mà ngày nay người ta thường sử dụng khẩu hiệu "Khách hàng là
Thượng đế" để chỉ người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay đã thực sự và
xứng đáng trở thành “Thượng đế”, là đối tượng và mục đích để các nhà sản
xuất, kinh doanh hướng tới. Điều đó chỉ thực sự được thực hiện khi quyền lợi
của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ.

Song, trên thực tế, ở đâu đó, người tiêu dùng luôn phải đối mặt với
những thách thức, luôn bị đe doạ quyền lợi của mình. Trong điều kiện sản
xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, thoả mãn
mọi nhu cầu của con người thì việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là điều
dễ hiểu. Để có thể tiêu thụ được hàng hoá, cung ứng ngày càng nhiều dịch vụ,
các nhà kinh doanh sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có quảng
cáo. Bởi, vai trò của quảng cáo đối với cả người sản xuất, kinh doanh và người
tiêu dùng là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua thông
tin này, đôi khi người ta sẵn sàng sử dụng những thủ đoạn xâm phạm một
cách trực tiếp hay gián tiếp đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
[26;918].
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, là một
việc làm thường xuyên và lâu dài. Nó đòi hỏi sự nỗ lực không những của bản
thân người tiêu dùng mà còn cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có
các doanh nghiệp và vai trò quản lí của nhà nước. Điều 28 Hiến pháp 1992
khẳng định: "Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, bất hợp pháp, mọi hành vi


23

phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo
pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và
người tiêu dùng".
Đây là lần đầu tiên vấn đề bảo vệ quyền lợi không chỉ cho nhà sản xuất,
kinh doanh mà cả người tiêu dùng được qui định trong một văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất đó là Hiến pháp. Cụ thể hoá chính sách của nhà nước đối với
hoạt động quảng cáo, Điều 2 Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999
quy định: "việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách
nhiệm chung của toàn xã hội". Tương tự như vậy, Điều 3 Pháp lệnh quảng cáo

qui định: "nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người quảng cáo,
người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiêu
dùng".
Một trong những qui định của pháp luật nhàm hướng tới việc bảo vệ
người tiêu dùng đó là việc ngăn chặn các hành vi xâm hại quyền lợi chính
đáng của người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo. Có thể nhận thấy pháp
luật hiện hành của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này nhưng chưa đầy đủ và
nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau: Luật báo chí 1990, Luật
Thương mại 1997, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá 1999, Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng 1999.. và gần đây nhất là Pháp lệnh quảng cáo
2001. Vì thế, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp
luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, cả trong lĩnh vực quảng cáo.

1.4.2. Pháp luật quảng cáo với vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay, có nhiều học thuyết về cạnh tranh cũng như những
định nghĩa, khái niệm khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh
nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ phải ngăn ngừa và cấm những


24

hành vi được coi là không lành mạnh, gây rối và tác hại đến thị
trường, ngăn cản hoặc hạn chế cạnh tranh. [13;225].
Vấn đề đặt ra là đến giới hạn nào, bằng phương thức nào có thể chấp
nhận được và được coi là lành mạnh. Do đó, việc xác định cụ thể nội hàm, yếu
tố cấu thành của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng bị chi phối và phụ
thuộc vào quan niệm, truyền thống, đạo đức, phong tục, tập quán của các dàn
tộc, các quốc gia và tựu trung lại là những hành vi mang tính dối trá, lừa dối,
mờ ám không minh bạch., như lừa dối, ép buộc khách hàng, quảng cáo sai sự

thật, làm hàng giả, nói xấu đối thủ.. Những hành vi này đều bị coi là không
lành mạnh và phải bị pháp luật ngăn cấm. [13; 161].
Theo Điều 10 của Công ước Pari, cạnh tranh không lành mạnh là
những hành vi cạnh tranh không trung thực, vi phạm những nguyên
tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh, được tiến hành trong quá trình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm hưởng lợi nhuận bất hợp pháp từ
thành quả kinh doanh của người khác hoặc dèm pha đối thủ cạnh
tranh, qua đó giành giật khách hàng về phía mình. Theo đó, Công
ước liệt kê những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có
quảng cáo không trung thực. [13;229]. Trong nội dung của pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo không trung
thực thuộc nhóm những hành vi không chỉ xâm hại tới đối thủ cạnh
tranh mà còn xâm hại lợi ích của khách hàng và người tiêu
dùng.[13;163].
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của nhiều nước đều qui
định rằng: hành vi quảng cáo không trung thực là một biểu hiện của hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp.
Theo đó, quảng cáo không trung thực được hiểu là hành vi quảng
cáo trái với pháp luật hoặc trái với thuần phong mỹ tục đồng thời
đe do ạ quyền lợi của các doanh nghiệp khác hoặc của khách hàng.


×