Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình ( nghiên cứu tại phường hùng thắng, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Dƣơng Thị Thanh Nga

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại phƣờng Hùng Thắng, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Dƣơng Thị Thanh Nga

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại phƣờng Hùng Thắng, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh)
Chuyên ngành: Công tác xã hội (Định hƣớng ứng dụng)
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Công tác xã hội cá nhân đối với
phụ nữ bị bạo lực gia đình (Nghiên cứu tại phường Hùng Thắng, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang và những kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019

Học viên

Dƣơng Thị Thanh Nga


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô đã
giảng dạy trong chương trình cao học Công tác xã hội - Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã
giúp tôi có nhiều kiến thức về Công tác xã hội làm nền tảng cho tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TSNguyễn Thị Như Trang đã quan
tâm, nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ chính quyền, các tổ chức đoàn thể và

nhân dân tại phường Hùng Thắng, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh đã
thu xếp thời gian cung cấp thông tin và hợp tác với tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của quý
thầy cô và các anh chị học viên.
Học viên
Dƣơng Thị Thanh Nga


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BLGĐ

Bạo lực gia đình

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CTXH

Công tác xã hội

NVXH


Nhân viên xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp....................................................... 5
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp ..................................... 5
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 6
5. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 6
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................... 8
8. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI ......................... 9
1.1. Các khái niệm chính trong đề tài ......................................................................... 9
1.1.1. Gia đình ........................................................................................................ 9
1.1.2. Bạo lực gia đình ........................................................................................... 9
1.1.3. Bình đẳng giới ............................................................................................ 12
1.1.4. Bạo lực trên cơ sở giới ............................................................................... 13
1.1.5. Công tác xã hội cá nhân ............................................................................. 15
1.2. Lý thuyết áp dụng .............................................................................................. 16
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu........................................................................................ 16
1.2.2. Lý thuyết nhận thức - hành vi ..................................................................... 20
1.2.3. Lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái……………………………………..23
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 30

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 38
Chƣơng . THỰC TRẠNG ẠO ỰC GIA ĐÌNH
TẠI PHƢỜNG H NG THẮNG TP. HẠ ONG ................................................ 41
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 41
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41
1


2.2.2. Dân số ......................................................................................................... 41
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 41
2.3. Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình ............................................................... 44
2.4. Một số yếu tố làm gia tăng hiện tượng bạo lực gia đình ................................... 46
2.5. Hậu quả của bạo lực gia đình ............................................................................. 50
2.6. Những vấn đề phụ nữ bị bạo lực gia đình cần sự trợ giúp ................................. 52
2.7. Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....................................................................... 54
Chƣơng 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG HÙNG THẮNG,
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ............................................... 64
3.1. Lý do chọn phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực
gia đình...................................................................................................................... 64
3.2. Mô tả thân chủ ................................................................................................... 65
3.3. Tiến trình thực hành CTXH cá nhân với thân chủ............................................. 66
3.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 81
3.4.1. Bài học về thực h nh .................................................................................. 81
3.4.2. B i học inh nghiệm về ứng dụng lý thuyết................................................ 84
3.4.3. B i học inh nghiệm về đạo đức nghề v ngu ên tắc can thiệp ................. 86
3.4.4. Những tha đổi trong kế hoạch can thiệp .................................................. 87
3.4.5. Đề xuất giải pháp nhằm th c đ


m i tr

tạo điều iện đ tăng hiệu quả thực h nh c ng tác

ng ph ng chống B GĐ
hội cá nhân trong bạo lực

gia đình ..................................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [10], gia đình là nền tảng cho sự ổn
định và phát triển, trật tự kỷ cương mới được hoàn thiện.
Có thể nói, gia đình một thời được coi là nơi bình yên nhất của con
người, là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức
cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và
các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và
vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng
và ấm áp. Từ trước đến nay, gia đình luôn luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa
mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ
trước những căng thẳng trong cuộc sống.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề bạo lực gia đình được dư luận
đặc biệt quan tâm do sự xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng bạo lực gia
đình, trong đó nạn nhân chủ yếu được xác định là phụ nữ.
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010
cho thấy: 34% phụ nữ được hỏi cho biết đã từng bị bạo lực về thể xác hoặc
tình dục, 54% phải chịu bạo lực tinh thần, và 9% bị bạo lực về kinh tế.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có khoảng 8.000 vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
Theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn
của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y
khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2 - 3 ngày lại có
một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình [23].
3


Có thể thấy rằng Bạo lực gia đình đã xâm hại nghiêm trọng đến địa vị,
quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội, đồng thời khiến cho tế bào nhỏ nhất
và bền chặt nhất cấu thành xã hội lớn là gia đình đứng trước nguy cơ bất ổn
nghiêm trọng. Những xung đột trong gia đình đã khiến cho các thành viên rơi
vào trạng thái tâm lý chán ghét gia đình, coi nhẹ các giá trị luân lý đạo đức và
cuộc sống gia đình trở thành “địa ngục trần gian”. Hạnh phúc gia đình trở
thành một giấc mơ hão huyền đối với nhiều phụ nữ.
Trong 3 năm trở lại đây, toàn tỉnh Quảng Ninh [14] xảy ra 1.086 vụ bạo
lực gia đình, trong đó bạo lực tinh thần 478 vụ, bạo lực thân thể 519 vụ, bạo
lực kinh tế 79 vụ và bạo lực tình dục 10 vụ, cá biệt có trường hợp bạo lực gia
đình dẫn đến thương tật suốt đời hoặc dẫn đến tử vong. Nạn nhân của các vụ
bạo hành chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già, trong đó bạo hành đối với phụ
nữ 734 vụ (67,5%), bạo hành đối với trẻ em 201 vụ (18,5%), bạo hành đối với

người già 151 vụ (14%). Chúng ta biết rằng một trong những giải pháp quan
trọng làm giảm bạo lực gia đình là sự thay đổi nhận thức và hành vi của
những người gây bạo lực. Tuy nhiên những can thiệp này còn hạn chế và
mang tính nhỏ lẻ. Để giảm thiểu và chấm dứt hành vi bạo lực, theo tôi vấn đề
quan trọng là cần phát hiện và chỉ rõ những khó khăn trong nhận thức và tâm
lý mà phụ nữ gặp phải. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (Nghiên
cứu tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)” làm
đề tài luận văn của mình. Nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thực
trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo
lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả sẽ đưa ra những giải
pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với
lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn phường

4


Hùng Thắng, thành phố Hạ Long nói riêng và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh nói chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
2.1. Mục tiêucan thiệp
- Phân tích thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình cũng như ảnh hưởng
của nó tới đời sống gia đình từ thực tiễn phường Hùng Thắng, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Sử dụng kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội cá nhân để trợ giúp
phụ nữ bị bạo lực gia đình.
- Đề xuất giải pháp thực hiện công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
gia đình.
2.2. Nhiệm vụ can thiệp

- Phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề phụ nữ bị bạo lực gia đình.
- Điều tra xã hội học (bằng phương pháp định tính) để tìm hiểu thực
trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Ứng dụng kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội cá nhân đối với phụ
nữ bị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình (Nghiên cứu
tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ bị bạo lực gia đình đang sinh sống và làm việc tại phường
Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Người gây bạo lực: 01
- Nạn nhân bị bạo lực: 01
5


3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi th i gian:
- Th i gian: 06 tháng
3.3.2. Phạm vị không gian:
- Nghiên cứu tại Phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường Hùng Thắng, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra như thế nào?
- Công tác xã hội cá nhân sẽ giúp gì cho phụ nữ bị bạo lực gia đình?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tất yếu dẫn tới sự khủng hoảng về tâm

lý của nạn nhân cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống gia đình.
- Sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân sẽ trợ giúp được phụ
nữ bị bạo lực gia đình khiến họ tự tin và vượt qua được hoàn cảnh của mình.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong đề tài có sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp,
phân tích tài liệu từ các văn bản pháp luật, tạp chí, các báo cáo khoa học để
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Qua đó xác định được một số
khái niệm chính của đề tài như: công tác xã hội, phụ nữ bị bạo lực gia đình,
công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Đồng thời tìm hiểu các
chương trình hỗ trợ đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về thực
trạng công tác xã hội trên địa bàn thông qua các Báo cáo tổng hợp thực hiện
Luật Bình đẳng giới của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố
Hạ Long, UBND phường Hùng Thắng.
6.2. Phương pháp điều tra Xã hội học
6


- Ph ơng pháp quan sát v nghiên cứu thực địa:
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác
trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu về đời sống của phụ nữ bị bạo lực gia đình,
quá trình xảy ra các hành vi bạo lực gia đình, quá trình thực hiện công tác
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
- Phỏng vấn sâu cá nhân:
Tiến hành phỏng vấn sâu với 06 phụ nữ bị bạo lực gia đình thuộc 06 khu
phố trên địa bàn nghiên cứu, sau đó tổng hợp các câu trả lời nhằm có cái nhìn
sâu sắc hơn, cụ thể hơn về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa bàn nghiên
cứu. Thông qua đó phân tích và nhận diện những khó khăn mà phụ nữ bị bạo
lực gia đình đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp.

Phỏng vấn sâu với 01 Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ phường, 01 Cán bộ
Lao động xã hội phường, 01 Cán bộ hội phụ nữ của khu phố để có thể tìm
hiểu được công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu diễn
ra như thế nào để có thể làm rõ cho đề tài nghiên cứu.
6.3. Phương pháp Công tác xã hội
- Ph ơng pháp c ng tác

hội cá nhân:

Tác giả lựa chọn phương pháp này để thực hiện vì:
+ Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá
nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả
năng tìm ra lối thoát. Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát
từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường
trong đó thân chủ sinh sống.
+ Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với
thân chủ, giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa
họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn
lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công
Tác Xã Hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình
7


thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội
mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động.
Do đó, nếu vận dụng tốt phương pháp CTXHCN đối với thân chủ có
thể giúp giải quyết được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên ở phường Hùng Thắng có hệ thống hoạt

động công tác xã hội với thân chủ bị bạo lực và có những đóng góp mới sau
đây:
- Ứng dụng lý thuyết CTXH: nhận thức hành vi; lý thuyết nhu cầu vào
vấn đề thực tiễn.
- Ứng dụng tiến trình CTXHCN trong vấn đề can thiệp với phụ nữ
bịbạo lực gia đình.
- Góp phần bổ sung các minh chứng thực tiễn nhằm phát triển mô hình
CTXHCN với vấn đề BLGĐ.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ứng dụng các kỹ thuật can thiệp cá nhân vào tình huống cụ thể để
giúp hạn chế vấn đề BLGĐ nâng cao sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Thông qua trường hợp thực tiễn mà luận văn sẽ cung cấp cái nhìn sâu
sắc hơn về các mâu thuẫn gia đình đang có sử dụng bạo lực, các phản ứng của
người trong cuộc về BLGĐ. Các thông tin này hi vọng sẽ giúp ích cho các
nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là vấn đề BLGĐ
có thể tham khảo, từ đó không chỉ nâng cao các kỹ thuật can thiệp mà còn tìm
ra những xu hướng xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp, hiệu quả đối với
BLGĐ đặt trong các điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn
- Phần 1. Mở đầu.
- Phần 2. Nội dung:
8


+ Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với vấn
đề bạo lực trên cơ sở giới
+ Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình trên địa bàn phường H ng
Thắng, TP. Hạ Long
+ Chương 3: Thực hành tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với phụ
nữ bị bạo lực gia đình trên địa bàn phườngHùng Thắng, thành phố Hạ Long,

tỉnh Quảng Ninh.
- Phần 3. Kết luận và Khuyến nghị.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

9


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
1.1. Các khái niệm chính trong đề tài
1.1.1. Gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc th , một
nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của
mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất
con người. [11]
1.1.2. Bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc: “Bạo lực gia đình
bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc
có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay
những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi
công cộng hay cuộc sống riêng tư”.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2007 định
nghĩa: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên
khác trong gia đình”. (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)

Theo tác giả Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh: “Bạo lực gia đình là
một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là việc các thành viên trong gia
đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề gia đình. Nếu gia đình là một
thiết chế xã hội đặc biệt, là hình thức thu nhỏ và đặc biệt của của bạo lực xã
10


hội. Sự khác biệt giữa bạo lực gia đình với bạo lực xã hội là ở chỗ bạo lực gia
đình diễn ra giữa những người thân trong một gia đình, những người có cùng
một huyết thống, con dâu, con rể, vợ chồng, hoặc bạn tình. Bạo lực có thể xảy
ra có thể trong cùng một mái nhà hoặc khác mái nhà”. (Lê Thị Quý, Đặng Vũ
Cảnh Linh, Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị, 2007)
* Các hành vi bạo lực gia đình:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiền quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em
với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
* Các hình thức bạo lực gia đình:
- Bạo lực thân thể: Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục
của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm,
sức khỏe, tâm thần, tính mạng của một hoặc nhiều thành viên khác.
11


- Bạo lực kinh tế: Là việc dùng sức mạnh của một hoặc một nhóm người
để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, kiểm soát tài chính đối
với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình. Dạng bạo lực này đưa đến
sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia
đình.
- Bạo lực tâm lý: Là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ
nhục một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm,
sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực tâm lý cũng
còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu
riêng của mỗi người.
- Bạo lực tình dục: Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để
thỏa mãn tình dục của một người hoặc một nhóm người đối với một người
hoặc một nhóm người khác. Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi
lặp lại nhiều lần và diễn ra cả trong quan hệ vợ chồng hoặc bạn tình. Đây là
một dạng đặc biệt trong quan hệ giới tại gia đình (Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh
Linh, Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị, 2007).
1.1.3. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới bình đẳng về vị trí và cơ
hội làm việc và phát triển. Bình đẳng không có nghĩa là chỉ đảm bảo quyền lợi
cho phụ nữ mà tập trung vào cả 2 giới. Phụ nữ và nam giới phải có điều kiện
bình đẳng để thực hiện đầy đủ các quyền con người và phát huy hết tiềm
năng, để tham gia đóng góp vào sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn

hóa cũng như thụ hưởng các thành quả.
Ở Việt Nam, tư tưởng về Bình đẳng giới đã có từ khi Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời và được thể hiện trong văn kiện đầu tiên của Đảng. Trong
Chính c ơng vắn tắt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố
thực hiện nguyên tắc “nam nữ bình quyền”. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định: phụ nữ và năm giới được bình đẳng
với nhau trên mọi phương diện. Hơn 70 năm qua, tư tưởng bình đẳng giới tiếp
12


tục được Đảng và Nhà nước tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện một cách
triệt để.
Điều 26, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2014) quy định:
“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo
đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã phê chuẩn Luật Bình đẳng giới. Luật
Bình đẳng giới là văn bản pháp quy cao nhất quy định bình đẳng giới được
thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Trong cấp độ gia đình, luật quy định:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định
các nguồn lực trong gia đình.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định và lựa
chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình ph hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm
sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc

gia đình.
Như vậy theo Luật Bình đẳng giới thì việc nam, nữ có vị trí, vai trò
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phát triển đó.
1.1.4. Bạo lực trên cơ sở giới
Trong xã hội truyền thống, phần lớn bạo lực xảy ra trong gia đình là
hành vi bạo lực do nam giới gây ra đối với phụ nữ (người chồng gây ra đối
13


với người vợ) nên các công trình nghiên cứu mới đã đưa ra khái niệm bạo lực
giới và bạo lực trên cơ sở giới. Các khái niệm này chủ yếu nói đến hành vi
bạo lực của nam giới đối với nữ giới.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ do Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 đã định nghĩa Bạo lực trên cơ sở
giới như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến,
hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lý hay
những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi
công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” đều gọi là bạo lực trên cơ sở giới.
Bạo lực trên cơ sở giới được miêu tả tiếp trong Báo cáo Dân số Chấm
dứt Bạo lực đối với Phụ nữ (1999), như sau: “Nó thường được biết đến như là
bạo lực “trên cơ sở giới” bởi vì xuất phát một phần từ vị trí thấp kém hơn của
người phụ nữ trong xã hội. Phần khác, nhiều nền văn hóa có các niềm tin,
chuẩn mực và thể chế xã hội làm chính đáng hóa bạo lực đối với phụ nữ và
bởi vậy gây ra bạo lực đối với phụ nữ. Cùng là những hành động như nhau
nhưng nếu xảy ra với người chủ lao động, người hàng xóm hoặc người quen
thì sẽ bị trừng phạt, nhưng lại không có vấn đề gì nếu nam giới có hành động
đó đối với phụ nữ, đặc biệt trong phạm vi gia đình”.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNEPA) thì bạo lực trên cơ sở giới
là: bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và
điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa năm giới
và nữ giới. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ vì họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng
lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm những tổn hại về thể chất,
tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe dọa, gây đau khổ, cưỡng bức và tước
đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng) nhưng nó không
hạn chế trong những dạng này.

14


1.1.5. Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp đỡ một cá
nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị,
phục hồi sự vận hành các chức năng xã hội của họ; giúp họ tự nhận thức và
giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình.
Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước:
- Tiếp cận thân chủ: Thân chủ tự tìm đến sự giúp đỡ, hoặc đại diện của
tổ chức (nhân viên công tác xã hội) trực tiếp cung cấp dịch vụ phục vụ thân
chủ.
- Nhận diện vấn đề: Xác định vấn đề do thân chủ trình bày, mức độ của
vấn đề? Thuộc lĩnh vực nào của đời sống cá nhân?
- Thu thập dữ liệu: Trên cơ sở các nguồn tin từ chính bản thân đối
tượng; từ các thành viên trong gia đình và các thành viên có mối quan hệ với
thân chủ; các văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề của thân chủ; các kết quả
trắc nghiệm xác định mức độ, chức năng xã hội của thân chủ.
- Chu n đoán: Xác định tính chất của vấn đề, xác định những nhân tố
làm nảy sinh các vấn đề và xác lập các mối quan hệ để giúp đỡ có chú ý đến
năng lực của thân chủ.

- Kế hoạch trị liệu: Xác định các loại dịch vụ, hình thức can thiệp, hỗ trợ
thân chủ có hiệu quả nhất kể từ 2 phía, các thân chủ và các nhân viên công tác xã
hội.
- Trị liệu: là việc sử dụng các hình thức dịch vụ vào việc giúp đỡ thân
chủ nhằm thay đổi hoàn cảnh, môi trường và thái độ của thân chủ, nhằm vận
động sự tham gia có ý thức của thân chủ trong việc xử lý các vấn đề xã hội và
sự thích nghi xã hội.

15


-

ợng giá: Xác định kết quả của sự can thiệp của nhân viên công tác

xã hội; góp phần thường xuyên điều chỉnh các nội dung, cách thức trị liệu
(cần sửa đổi hay đã thích nghi? nên tiếp tục hay có thể kết thúc?).

1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
a. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu do Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng xây dựng
vào những năm 1950. Lý thuyết của ông được xây dựng nhằm giải thích
những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để
một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn
tinh thần.

Hình 1.1. Thang nhu cầu của Maslows

16



Thuyết này giúp chúng ta hiểu về những nhu cầu của con người bằng
cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Trong đó các loại nhu cầu
khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh
trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của
con người tư thấp đến cao. Cụ thể:
- Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con
người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được
cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Khi những nhu cầu này chưa được
thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác
của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
- Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:An ninh và an toàn có nghĩa là một
môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh
của con người.
+ An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung
khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn
kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn
con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an
toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành
bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng
ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi
người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con
người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn
được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.

17


Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm
các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận,
tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình
bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn,
tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được
thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người
trong quá trình phát triển của nhân loại.
- Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại:
Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có
năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự
biểu hiện và tự hoàn thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín,
được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được
người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ
tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là
điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
- Nhu cầu tự khẳng định: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong
cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho
tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu
nào đó.
Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,
nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực
hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
b. Vận dụng thuyết “nhu cầu” trong tham vấn
- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định
được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa

mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra
18


khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp
ứng.
- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con
người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu
tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm
giác an toàn, được phát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân
chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ
bản mà cao hơn nũa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ
thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.
- Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn
các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ
để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình
huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong
việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ. [18]
* Áp dụng thuyết nhu cầu trong đề tài nghiên cứu:
Theo Maslow con người cần phải được thỏa mãn các nhu cầu thấp rồi
mới nảy sinh những nhu cầu ở những cấp cao hơn. Nếu những nhu cầu này
không được đáp ứng sẽ dẫn đến những khó khăn về mặt tâm lý chẳng hạn như
con người có được đáp ứng nhu cầu cơ bản mới có thể tồn tại, khi đã được tồn
tại mới có thể đáp ứng được các nhu cầu khác cao hơn như nhu cầu tinh thần.
Với những phụ nữ bị bạo lực gia đình thì nhu cầu thuộc về thể chất của họ
không được đáp ứng như việc họ có thể bị bỏ đói, bị đuổi ra khỏi nhà…khi
nhân viên công tác xã hội tiếp xúc với họ thì họ đều rơi vào tình trạng nhu cầu
về thể chất - điều kiện đầu tiên để tồn tại không được đáp ứng và theo thuyết
nhu cầu nếu nhu cầu cần thiết nhất không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến
việc đáp ứng các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu được an toàn với nhu cầu này rõ

ràng chúng ta thấy rằng hầu hết họ bị đánh đập thậm chí bị giết và trên thực tế
có nhiều phụ nữ đã bị tử vong do chồng bạo lực, tiếp đến nhu cầu được yêu
19


thương với những phụ nữ bị bạo lực gia đình, chúng ta thấy rõ rằng nếu phụ
nữ được yêu thương thì họ đã không bị đánh đập, bị chửi mắng, xúc phạm,
nếu nhu cầu được yêu thương của họ không có hay không được đáp ứng chắc
chắn họ không thể nào được tôn trọng và được hoàn thiện. Giữa các nhu cầu
này có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.
Trong quá trình trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình việc ứng dụng lý
thuyết nhu cầu là rất cần thiết sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội xác định
được nhu cầu hiện tại của họ trên cơ sở đó xác định được những khó khăn mà
họ gặp phải đồng thời trên cơ sở đó để lập kế hoạch can thiệp và hỗ trợ phù
hợp và mang lại hiệu quả cao hơn khi trợ giúp cho họ.
1.2.2. Lý thuyết nhận thức - hành vi
- Khái niệm về nhận thức: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức
là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. [6]
- Khái niệm về hành vi: hành vi là xử sự của con nguời trong 1 hoàn
cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định.
- Lý thuyết nhận thức - hành vi là một phần của quá trình phát triển lý
thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã
hội. Lý thuyết nhận thức - hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông
qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như
vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý
giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành
vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường.
+ Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân:
Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi chính là việc lựa chọn

các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi. Các yếu tố này cần được
quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải nghiệm), điều này
đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của chúng ta về thế giới về
20


×