Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 112 trang )

I HỌ QUỐ GI H N I
TRƢỜN



O



V N

N VĂN

---------- ----------

NGUYỄN DUY NGỌC

N

ƠT

M

ẾN MÁU

CỦ N ƢỜI HIẾN MÁU TÌN

LUẬN VĂN T

SĨ T M LÝ


à Nội – 2019

N UYỆN

ỌC


I HỌ QUỐ GI H N I
TRƢỜN



O



V N

N VĂN

---------- ----------

NGUYỄN DUY NGỌC

N

ƠT

M


ẾN MÁU

CỦ N ƢỜI HIẾN MÁU TÌN

N UYỆN

huyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60310401

LUẬN VĂN T

SĨ T M LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS TRẦN THỊ MINH ỨC

à Nội – 2019

ỌC


LỜ

M O N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của GS. TS Trần Thị Minh ức.
ác số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019
Học viên


Nguyễn Duy Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “ ộng cơ tham gia hiến máu của
ngƣời hiến máu tình nguyện” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của
các thầy, cô giáo trƣờng

ại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

ại học quốc gia

Hà Nội để hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng ào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý học – Trƣờng ại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến GS. TS Trần Thị Minh ức – ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức, tài liệu, phƣơng pháp và điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn

ảng ủy – Ban Lãnh đạo Viện Huyết học –

Truyền máu Trung ƣơng, Phòng Tổ chức cán bộ, Khoa Vận động và Tổ chức hiến
máu, các khoa/phòng trong Viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
uối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019
Học viên

Nguyễn Duy Ngọc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 5
DANH MỤ SƠ, BIỂU Ồ ............................................................................. 6
MỞ ẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 8
4.

ối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 9

5. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................... 9
7.

âu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 10

8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 10

9. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
10.

ạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 11

11.

Cấu trúc luận văn ................................................................................... 12

hƣơng 1...................................................................................................13
Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ

NG

Ơ TH M GI

HIẾN MÁU



NGƢỜI

HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN ........................................................................ 13
1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................... 13
1.1.1. Các nghiên cứu về động cơ ................................................................ 13
1.1.2. Các nghiên cứu về động cơ tham gia hiến máu tình nguyện ............. 16
1.2. Một số vấn đề lý luận về động cơ .......................................................... 19
1.2.1. Định nghĩa động cơ ............................................................................ 19
1.2.2. Đặc điểm của động cơ ........................................................................ 21
1.2.3. Các chỉ báo đo động cơ hoạt động ..................................................... 23

1.2.4. Mối quan hệ giữa động cơ và cảm xúc............................................... 25
1


1.3. Một số vấn đề về hiến máu tình nguyện, động cơ tham gia hiến máu tình
nguyện.............................................................................................................. 26
1.3.1. Khái niệm hiến máu tình nguyện ........................................................ 26
1.3.2. Khái niệm động cơ tham gia hiến máu tình nguyện ........................... 27
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến
máu tình nguyện .............................................................................................. 27
1.4.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 27
1.4.2. Yếu tố khách quan............................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33
hƣơng 2.........................................................................................................34
TỔ CHỨ V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN ỨU ......................................... 34
2.1. ặc điểm mẫu và quy trình nghiên cứu ................................................... 34
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 37
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................... 37
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................. 38
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................................. 41
2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm ............................................................ 42
2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê
toán học ........................................................................................................... 43
1.4.

ánh giá độ tin cậy của thang đo và cách thức tính điểm ..................... 46

1.4.1. Độ tin cậy của thang đo...................................................................... 46
1.4.2. Cách tính điểm thang đo ....................................................................... 46

hƣơng 3 ......................................................................................................... 49
KẾT QUẢ NGHIÊN

ỨU VỀ

NG

Ơ TH M GI

HIẾN MÁU

ỦA

NGƢỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN .......................................................... 49
3.1. Thực trạng tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện .......... 49
3.2.

ộng cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện .............. 51
2


3.2.1. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện
qua mục đích hiến máu ................................................................................... 51
3.2.2. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện
qua khía cạnh nhận thức ................................................................................. 54
3.2.3. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện
qua khía cạnh cảm xúc .................................................................................... 57
3.2.4. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện
qua tính tích cực hành động ............................................................................ 59
3.3. Mối quan hệ giữa mục đích tham gia hiến với các biến số khác .............. 61

3.3.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về các mục đích tham gia hiến máu .... 61
3.3.2. Sự khác biệt giữa những người có độ tuổi khác nhau về mục đích
tham gia hiến máu ........................................................................................... 62
3.4. Mối quan hệ giữa các thành tố của động cơ tham gia hiến máu ........... 66
3.5. Tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ tham gia hiến máu của
ngƣời hiến máu tình nguyện............................................................................ 68
3.6. Vai trò của các kênh truyền thông trong việc thúc đẩy tham gia hiến
máu tình nguyện .............................................................................................. 70
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 72
KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ......................................................................... 73
T I LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
DANH MỤ

Á PHỤ LỤC

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
1.

TB – iểm trung bình

2. SD – độ lệch chuẩn

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................... 35

Bảng 2.2. Hệ số Alpha Cronbach của các thang đo................................. 46
Bảng 2.3. Phân chia các mức độ thang đo theo phân bố chuẩn .............. 47
Bảng 3.1. Mục đích hiến máu của người tình nguyện .............................. 52
Bảng 3.2. Các biểu hiện cảm xúc của người tham gia hiến máu ............. 58
Bảng 3.3. Tính tích cực hành động của những người tham gia hiến máu
tình nguyện ................................................................................................ 59
Bảng 3.4. Sự khác nhau về mục đích tham gia hiến máu giữa nam và nữ
................................................................................................................... 61
Bảng 3.5. Sự khác biệt về mục đích tham gia hiến máu xét về lứa tuổi ... 63
Bảng 3.6. Sự khác nhau về mục đích tham gia hiến máu giữa các nhóm
nghề nghiệp ............................................................................................... 64
Bảng 3.7. Sự khác biệt về mục đích hiến máu của những người có lòng tự
trọng khác nhau ........................................................................................ 66
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa mục đích tham gia hiến máu với cảm xúc và
hành vi của người tham gia hiến máu ...................................................... 67
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và các thành tố của
động cơ tham gia hiến máu ....................................................................... 69
Bảng 3.10. Vai trò của các kênh truyền thông trong việc thúc đẩy tham
gia hiến máu tình nguyện .......................................................................... 71

5


DANH MỤ SƠ, B ỂU Ồ
Biểu đồ 3.1. Lần tham gia hiến máu gần nhất ...................................... 49
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về khoảng cách giữa 2 lần hiến máu ................ 50

6



MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Máu là tài sản vô giá giúp con ngƣời tồn tại và phát triển. Mỗi ngày có
hàng ngàn ngƣời cần máu để đƣợc cứu chữa do mắc các bệnh mạn tính, tai
nạn giao thông, phẫu thuật, … Theo sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ
thuật, nhiều bệnh hiểm nghèo đã có khả năng cứu chữa, nhƣng cũng vì thế mà
nhu cầu máu phục vụ điều trị ngày càng tăng cao.
Hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới chƣa có loại dƣợc phẩm
nào có thể thay thế đƣợc máu.

ể có đƣợc những đơn vị máu điều trị cho

bệnh nhân, phục vụ cho các ca phẫu thuật, … đều đƣợc lấy từ những ngƣời
hiến máu. Theo ƣớc tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO), để đảm bảo nhu
cầu máu điều trị, mỗi quốc gia cần tối thiểu 2% dân số hiến máu [27].
Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu
tình nguyện, hàng năm cả nƣớc tiếp nhận đƣợc khoảng gần 1.500 nghìn đơn
vị máu. Tại Hà Nội mỗi năm tiếp nhận gần 400 nghìn đơn vị máu, riêng tại
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng tiếp nhận khoảng gần 300 nghìn
đơn vị máu. Việc tổ chức và tiếp nhận máu đƣợc tiến hành tại Viện Huyết học
– Truyền máu trung ƣơng cùng sự phối hợp chặt chẽ của các trƣờng

ại

học/cao đẳng/TH N, các cơ quan doanh nghiệp, phƣờng, xã, tại Hà Nội và
các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Lƣợng ngƣời tham gia hiến máu hàng năm vẫn tăng lên, tuy nhiên cũng
còn nhiều ngƣời chƣa tham gia hiến máu hoặc đã tham gia nhƣng không tiếp
tục hiến máu nữa. Nhƣ vậy những yếu tố nào đã tác động đến việc họ đi hiến
máu? Tại sao còn nhiều ngƣời chƣa tham gia hiến máu? Làm thế nào để

những ngƣời đã tham gia hiến máu họ sẽ tiếp tục hiến máu?

7


Trên thế giới, các nghiên cứu về ngƣời hiến máu đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên ở hầu hết các ngân hàng máu. Việc đó giúp các ngân hàng máu hiểu về
ngƣời hiến máu hơn, từ đó đƣa ra các hình thức truyền thông, tổ chức điểm
hiến máu nhằm tăng lƣợng ngƣời tham gia hiến máu và hiến máu nhắc lại.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Động cơ
tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện”. Nghiên cứu với mong
muốn tìm ra động cơ tham gia hiến máu của những ngƣời hiến máu tình
nguyện, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm duy trì hoạt động hiến máu của
những ngƣời hiến máu tình nguyện và thúc đẩy ngƣời dân tham gia hiến máu
nhiều hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát các khía cạnh của động cơ tham
gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện, các yếu tố ảnh tới động cơ
tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện. Trên cơ sở đó, đề xuất
các biện pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hành vi tham gia hiến máu trong cộng
đồng góp phần đảm bảo nhu cầu máu điều trị cho ngƣời bệnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát hóa những công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề
động cơ hoạt động tình nguyện hay hoạt động hiến máu của các tác giả đi
trƣớc, từ đó xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Khảo sát, đánh giá thực trạng động cơ tham gia hiến máu của những
ngƣời hiến máu tình nguyện, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ
tham gia hiến máu của những ngƣời hiến máu tình nguyện.

8



ề xuất các biện pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hành động tham gia
hiến máu tích cực trong cộng đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu máu điều trị
cho những ngƣời bệnh.
4.

ối tƣợng nghiên cứu
ác biểu hiện của động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình

nguyện tại một số địa điểm hiến máu do Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ƣơng tổ chức.
5.

hách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể là 317 ngƣời hiến máu tình nguyện tại một số địa

điểm do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng tổ chức. Trong đó bao
gồm: 118 nam và 199 nữ.

ó 76 ngƣời lần đầu tiên hiến máu và 241 ngƣời

hiến máu từ lần thứ 2 trở lên.
Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm 15
ngƣời. Trong đó: phỏng vấn sâu 05 Lãnh đạo cộng đồng của một số đơn vị
trực tiếp tổ chức hoạt động hiến máu. Thảo luận với 05 cán bộ của Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng tham gia công tác tổ chức và tiếp nhận,
05 tình nguyện viên tuyên truyền, vận động và tổ chức điểm hiến máu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Chỉ phân tích kết quả về động cơ tham gia

hiến máu thể hiện ở khía cạnh nhận thức về việc hiến máu, cảm xúc khi cho
máu và hành động cho máu thực tế của ngƣời tình nguyện hiến máu.
Vì động cơ tham gia hiến máu có thể nhận thấy rõ nhất thông qua hành
động hiến máu, mục đích hiến máu, các nguồn thông tin liên quan đến hiến
máu, v.v… Tất cả các yếu tố này đều đã ẩn chứa sự nhận thức rõ ràng về
động cơ của ngƣời tình nguyện hiến máu. Vì vậy, để làm rõ sự đa dạng trong
9


nhận thức của ngƣời tình nguyện hiến máu, luận văn tập trung khai thác các ý
kiến/ thông tin qua các phỏng vấn sâu.
Về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu trên 317 ngƣời hiến máu tình
nguyện; 05 Lãnh đạo cộng đồng của một số đơn vị trực tiếp tổ chức hoạt động
hiến máu; 05 cán bộ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng tham gia
công tác tổ chức và tiếp nhận máu tại các điểm hiến máu; 05 tình nguyện viên
tuyên truyền, vận động và tổ chức điểm hiến máu.
Về địa điểm nghiên cứu:

ác điểm hiến máu do Viện Huyết học –

Truyền máu Trung ƣơng tổ chức là rất nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ điều
tra ở 05 điểm hiến máu tại Hà Nội.
7.

âu hỏi nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, luận văn tập trung làm rõ các câu hỏi sau:

1) Hành động tham gia hiến máu của những ngƣời hiến máu tình nguyện
đƣợc thúc đẩy bởi những biểu hiện của động cơ nào? Trong đó loại
biểu hiện của động cơ nào thúc đẩy mạnh mẽ nhất?

2) Những yếu tố nào tác động đến động cơ tham gia hiến máu của những
ngƣời hiến máu tình nguyện? Yếu tố nào tác động mạnh mẽ nhất đến
động cơ tham gia hiến máu của những ngƣời hiến máu tình nguyện?
3) Liệu có sự khác nhau nào về động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến
máu tình nguyện giữa các nhóm nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi hay số
lần tham gia hiến máu không?
8. Giả thuyết nghiên cứu
– Hành động tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện đƣợc
thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau, trong đó, động cơ mong muốn cứu

10


sống những ngƣời bệnh là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất đến hành vi tham gia
hiến máu của họ.


ó sự khác nhau về động cơ tham gia hiến máu tình nguyện giữa các

nhóm nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi.


ác kênh truyền thông đều có tác động đến động cơ tham gia hiến máu

của ngƣời hiến máu tình nguyện, trong đó internet là kênh đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm tìm hiểu thông tin về hiến máu nhất.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu theo các phƣơng pháp sau:
– Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
– Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến

– Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
– Phƣơng pháp thảo luận nhóm
– Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu bằng thống kê toán học
10. ạo đức trong nghiên cứu
Tính bảo mật: Tất cả những khách thể tham gia trong nghiên cứu này
đều đƣợc bảo vệ danh tính. ác khách thể tham gia phỏng vấn trong luận văn
này đều đƣợc đổi tên. Tính khuyết danh đƣợc đảm bảo và cam kết dữ liệu thu
nhận đƣợc chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Quyền quyết định: Những ngƣời tham gia nghiên cứu đã đƣợc giải
thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, sự tự quyết khi tham gia nghiên cứu.
Tất cả đều đƣợc thông báo về sự tự nguyện tham gia.

ác khách thể có thể

dừng trả lời phỏng vấn, trả lời phiếu điều tra bất cứ lúc nào họ muốn.

11


Sự trung thực: Tất cả những phiếu không đạt yêu cầu đều bị loại bỏ.
Các số liệu hoàn toàn đƣợc lấy ra từ dữ liệu thu đƣợc qua thực tế khảo sát tại
các điểm hiến máu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
Lợi ích của ngƣời tham gia: Các khách thể tham gia trong nghiên cứu
này, hay cơ quan chủ quản là Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng có
thể phản hồi lại với tác giả nếu có bất kỳ chia sẻ nào hay mong muốn biết về
kết quả nghiên cứu này.
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục; luận văn bao gồm 3 chƣơng:
hƣơng 1: ơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu động cơ tham gia hiến

máu của ngƣời hiến máu tình nguyện
hƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
hƣơng 3: Kết quả nghiên cứu động cơ tham gia hiến máu của ngƣời
hiến máu tình nguyện

12


hƣơng 1
Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ

N

ƠT

M

N ƢỜI HIẾN MÁU TÌN
1.1.

ẾN MÁU ỦA

N UYỆN

Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu về động cơ
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về động cơ
Theo hƣớng tiếp cận phân tâm học:
tiếp cận này là: Sigmund Freud,


lfred

ác đại diện tiêu biểu của hƣớng

dler, Erick Erikson, Erich Fromm,

Heinz Hartmann, arl Jung…cho rằng: toàn bộ hành vi đều bắt nguồn từ bản
năng, những bản năng này đầu tiên xuất hiện để hoạt động trong một hình thái
đơn giản và nguyên thủy [24]. Hình thái đơn giản và nguyên thủy này chính là
tình dục và vô thức hoạt động dƣới nguyên tắc thỏa mãn. Trong việc đề
xƣớng một mô hình nhân cách mới bao gồm các yếu tố xung động bản năng,
bản ngã và siêu ngã, các nhà Phân tâm học đã đặc biệt chú ý đến khái niệm
động cơ thúc đẩy vô thức. Nhƣ vậy, các nhà Phân tâm học nhấn mạnh đến
những yếu tố nằm bên trong bản thân mỗi ngƣời là động lực thôi thúc con
ngƣời hành động.
Theo hƣớng tiếp cận hành vi: ác đại diện tiêu biểu cho hƣớng tiếp cận
này là J. Watson, B. F. Skinner, Clark Hull, J. Dollard, Neal Miller, E.C.
Tolman, lbert Bandura…Họ giải thích động cơ bằng các khái niệm củng cố,
phần thƣởng và sự trừng phạt. Với thuyết học tập xã hội thì Bandura đã cho
rằng chúng ta thực hiện một hành vi nào đó không chỉ vì cái chúng ta nhận
đƣợc mà còn vì sự nhận thức, đánh giá của chúng ta về hậu quả của hành vi
mà cá nhân có thể nhận đƣợc khi thực hiện hành vi đó.

13


Theo hƣớng tiếp cận nhân văn:

ác đại diện tiêu biểu là


arl Rogers,

braham Maslow… ho rằng cái thúc đẩy con ngƣời hoạt động xuất phát từ
những nguồn lực bên trong, việc thỏa mãn các nhu cầu của họ [33]. Những
sức mạnh này là bẩm sinh nhằm thực hiện hóa tiềm năng con ngƣời, làm cho
họ trƣởng thành, trở thành ngƣời tốt hơn, có giá trị hơn với đầy đủ chức năng.
Những giải thích của tâm lý học nhân văn về động cơ nhấn mạnh những
nguồn lực bên trong nhƣ nhu cầu của con ngƣời đối với sự tự thực hiện (self –
actualization), khuynh hƣớng thực hiện bẩm sinh (the inborn actualizing
tendency) và nhu cầu tự khẳng định (self – determination). Những quan điểm
trên đều có điểm chung là tin rằng con ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi những nhu
cầu bẩm sinh để hoàn thiện tiềm năng của họ “yếu tố cảm xúc giá trị”
Theo hƣớng tiếp cận hoạt động:

ác đại diện tiêu biểu là L.X.

Vugotxky, A. N. Leonchiev, X.L. Rubinstein, A.R. Luria…Họ cho rằng các
động cơ đặc trƣng của con ngƣời nảy sinh và hình thành trong quá trình cá
nhân tham gia hoạt động, giao tiếp và nhận thức [1, 2, 3]. Khi xem xét vấn đề
động cơ của cá nhân phải xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu. ộng cơ
là sự phản ánh chủ quan của chủ thể về đối tƣợng nào đó có khả năng thỏa
mãn nhu cầu cho chủ thể.
Theo hƣớng tiếp cận nhận thức:

ại diện tiêu biểu là J. Piaget… ho

rằng tính định hƣớng tích cực, có chọn lọc của hành vi tạo thành bản chất của
hiện tƣợng đƣợc xác định là động cơ; động cơ của hoạt động gắn liền với
nhận thức của cá nhân về đối tƣợng của hoạt động [19]. Ngoài ra, con ngƣời

hoạt động không phải chỉ vì họ muốn làm việc để đáp lại những tác động bên
ngoài hay bên trong cơ thể mà còn để hiểu và giải thích đƣợc về những tác
động đó.

iều này đƣợc thể hiện rõ nét qua thuyết quy gán của Weiner

Bernard, ông giải thích sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân bằng sự
quy gán cho các nhân tố bên trong (năng lực, sự nổ lực) hay bên ngoài (sự
14


may mắn, nhiệm vụ khó khăn) và các nhân tố có thể điều khiển đƣợc (sự nỗ
lực, các nhiệm vụ khó khăn) hay không điều khiển đƣợc (năng lực, sự may
mắn) [40].
Tóm lại, qua việc tìm hiểu về các nghiên cứu của các tác giả ở nƣớc
ngoài cho thấy, động cơ là vấn đề trung tâm của khoa học Tâm lý và đã đƣợc
đông đảo các nhà khoa học tâm lý quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước về động cơ
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học chủ yếu nghiên cứu động cơ theo quan
điểm của trƣờng phái hoạt động, với các hƣớng nghiên cứu cơ bản nhƣ sau:
Hƣớng nghiên cứu về động cơ nói chung, bao gồm các tác giả tiêu biểu
nhƣ: Phạm Minh Hạc, Ngô

ông Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Lê

ức Phúc,

Trần Trọng Thủy, …đều nghiên cứu vấn đề động cơ chủ yếu theo hƣớng tiếp
cận hoạt động, đều cho rằng động cơ đƣợc hình thành, phát triển trong quá
trình con ngƣời tham gia vào các hoạt động và giao tiếp đa dạng và phong

phú, trong các mối quan hệ xã hội mà cá nhân đó là thành viên [11, 12, 28].
Hƣớng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động cơ học tập, nghiên
cứu khoa học bao gồm các tác giả Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Nguyễn
Thạc, Phạm Thành Nghị, Nguyễn Hồi Loan, Bùi Minh Huệ, Lý Minh Tiên,
…Họ cho rằng các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hƣởng nhất định đến
động cơ học tập của ngƣời học. Vì vậy, muốn hình thành động cơ học tập cho
học sinh, sinh viên cần chú trọng đến các yếu tố này [13].
Hƣớng nghiên cứu về mối quan hệ giữa động cơ học tập và xu hƣớng
nhân cách, bao gồm các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn
Thàng, Lê Thanh Hƣơng,

ặng Xuân Hoài, Phạm Thị

ức… ác tác giả đều

thống nhất cho rằng động cơ có mối liên hệ chặt chẽ tới xu hƣớng nhân cách
15


của mỗi cá nhân.

ộng cơ có mối quan hệ với nhiều yếu tố tâm lý, tuy nhiên

mối quan hệ mật thiết nhất là giữa động cơ với nhu cầu [15, 16].
Hƣớng nghiên cứu về các giải pháp nâng cao động cơ học tập cho
ngƣời học, bao gồm các tác giả: Vũ Thị Nho, Dƣơng Thị Kim Oanh,

ặng

Thị Lan, Trần Thị Thìn...Cho rằng cần nâng cao nhận thức, đặt ra mục tiêu cụ

thể, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy… nhằm nâng cao động cơ học tập cho
ngƣời học [23, 25].
Tóm lại, vấn đề động cơ đƣợc các tác giả trong nƣớc quan tâm nghiên
cứu theo các mức độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các
tác giả đều cho rằng động cơ có vai trò rất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy
tính tích cực hoạt động của con ngƣời.
1.1.2. Các nghiên cứu về động cơ tham gia hiến máu tình nguyện
1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về động cơ tham gia hiến máu
tình nguyện
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói
chung và ngành y học nói riêng mà nhiều ngƣời bệnh đã đƣợc cứu chữa nhờ
các phƣơng pháp mới, hiện đại. Góp phần thành công cho các phƣơng pháp
mới, hiện đại đó có sự tham gia rất lớn của truyền máu. Và để có nguồn máu
ổn định, an toàn, các Trung tâm truyền máu (hay ngân hàng máu) ở nhiều
quốc gia đã có những chính sách đặc biệt để thu hút và duy trì ngƣời hiến máu
dựa trên những nghiên cứu về ngƣời hiến máu. Một trong những nghiên cứu
đó là động cơ, nhu cầu hay các yếu tố thúc đẩy hành vi tham gia hiến máu của
ngƣời dân.
Nhóm tác giả Pule Ishmael Pule, Boitshwarelo Rachaba, Mgaywa
Gilbert Mjungu Damas Magafu và Dereje Habte của Khoa Y,

ại học

Botswana trong khảo sát ác yếu tố liên quan đến ý định hiến máu: Biến đổi
16


kinh nghiệm xã hội và quá khứ (Factors Associated with Intention to Donate
Blood: Sociodemographic and Past Experience Variables). Tác giả cho rằng
các yếu tố: Lòng vị tha, trách nhiệm xã hội, ảnh hƣởng ngang hàng, tiếp cận

truyền thông sức khỏe và kiến thức về tầm quan trọng của việc hiến máu đƣợc
đề cập là một trong những yếu tố thúc đẩy những ngƣời hiến máu (theo
Hindawi Jounal of Blood Transfution, 2014).
tác

Nhóm

giả

Rachel

Finck, Alyssa

Ziman, Matthew

Hoffman, Michelle Phan-Tang và Shan Yuan (2016), tiến hành khảo sát ác
yếu tố thúc đẩy và cản trở học sinh trung học tham gia hiến máu (Motivating
Factors and Potential Deterrents to Blood Donation in High School Aged
Blood Donors). ề tài đƣợc thực hiện trên 395 học sinh của một trƣờng Trung
học Phổ thông tại Mỹ. Kết quả cho thấy yếu tố thúc đẩy đƣợc lựa chọn phổ
biến nhất Hiến máu là điều đúng đắn nên làm chiếm 90% số ngƣời đƣợc hỏi.
ác yếu tố khác nhƣ: Giúp có máu truyền cho ngƣời cần nó chiếm 72%; Hiến
máu giúp tôi cảm thấy mình là anh hùng chiếm 65%;
hào về tôi chiếm 59%;

i đó sẽ cảm thấy tự

i hiến máu vì Quà tặng/ƣu đãi chỉ chiếm 30%; …

(theo US National Library of Medicine National Institutes of Health).

Trong một nghiên cứu đƣợc đăng trên Wiley Online Library năm 2017,
nhóm tác giả

.

arver, K.

hell, T. E. Davison và B. M. Masser tìm hiểu

điều gì thúc đẩy đàn ông hiến máu? Một sự xem xét có hệ thống của bằng
chứng (What motivates men to donate blood? A systematic review of the
evidence). Sự phân loại yếu tố tác động đến hiến máu nhƣ: động lực xã hội;
giá trị cá nhân; nhận thấy nhu cầu về máu; tƣơng hỗ gián tiếp; truyền thông
tiếp thị; ƣu đãi; chuẩn mực xã hội; động lực nội tại; … Tác giả cho rằng đàn
ông có xu hƣớng thể hiện động lực bên ngoài (ví dụ: sàng lọc sức khỏe) để
hiến máu, trong khi phụ nữ có xu hƣớng có động lực bên trong (ví dụ nhƣ
lòng vị tha, lý do tôn giáo) để hiến máu.
17


Trong một nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Abdul Rahman Ali A
Alsogair, Yousef Duhaim A Al-Rashdi, Thamer Z Aldugieman, Saleh Hadi
Alharbi, Fahad A. Alateeq, Ibrahim Bin Ahmed, Hussain Gadelkarim
Ahmed1, (2018) thuộc

ại học Y khoa Ả Rập Xê–út về các yếu tố hạn chế

những ngƣời hiến máu ở nƣớc này (Factors Leading to Reluctance of Blood
Donors from Blood Donation in Saudi Arabia) đăng trên Universal Journal of
Public Health lại chỉ ra những yếu tố làm cản trở những ngƣời hiến máu. Bên

cạnh đó nhóm tác giả cũng đề xuất những biện pháp nhằm tăng cƣờng thúc
đẩy động cơ tham gia hiến máu của ngƣời dân.
Với nhu cầu sử dụng máu cho điều trị ngƣời bệnh ngày càng tăng cho
thấy vai trò của ngƣời hiến máu đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu chuyên
sâu để tìm hiểu nhu cầu, động cơ của ngƣời hiến máu từ đó có những biện
pháp duy trì và tăng lƣợng ngƣời tham gia hoạt động này là điều mà các
Trung tâm Truyền máu ở các quốc gia luôn quan tâm, thực hiện thƣờng
xuyên. Những nghiên cứu đó là tƣ liệu tham khảo, gợi ý rất có ý nghĩa cho đề
tài này.
1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về động cơ tham gia hiến máu
tình nguyện
ộng cơ tham gia các hoạt động tình nguyện đặc biệt hoạt động hiến
máu tình nguyện đƣợc coi nhƣ một loại động cơ đặc trƣng, có tác dụng thúc
đẩy con ngƣời hoạt động để vƣơn tới những mục đích cao đẹp. Ở Việt Nam,
chúng tôi chƣa tìm đƣợc những nghiên cứu ở cấp tiến sỹ về động cơ tham gia
hiến máu, hoặc những nghiên cứu liên quan đến động cơ tham gia hiến máu
tình nguyện. húng tôi tìm thấy 3 đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm tâm
lý của ngƣời hiến máu khi tham gia hiến máu tình nguyện (Nguyễn
Thuận, 2008);

ức

ộng cơ tham gia hiến máu của sinh viên (Phan Thị Hồng
18


Phƣơng, 2008) và ộng cơ tham gia hiến máu nhân đạo của sinh viên Trƣờng
ại học Lao động Xã hội Hà Nội (Vũ Thị Ngọc Tuyết, 2011). Tuy nhiên các
nghiên cứu này mới ở cấp thạc sỹ và chúng tôi không tìm thấy các bài công
bố kết quả nghiên cứu của các tác giả. Vì vậy, luận văn không phân tích đƣợc

những kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề này.
Nhƣ vậy, qua việc khái quát lại các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
cho thấy các nghiên cứu về động cơ tham gia hiến máu tình nguyện chƣa
nhiều và chƣa thực sự bao quát hết các đối tƣợng khảo sát. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những gợi ý, định hƣớng có giá trị cho
đề tài nghiên cứu này.
1.2.

Một số vấn đề lý luận về động cơ

1.2.1. Định nghĩa động cơ
ộng cơ là vấn đề trung tâm của Tâm lý học, khái niệm động cơ thực
sự rất khó để đƣa ra một định nghĩa chung. ó các quan niệm sau đây về động cơ:
Khái niệm động cơ theo nhà Tâm lý học ngƣời Nga, A.N. Leonchiev
cho rằng có 3 khía cạnh cần phải đề cập khi nói tới động cơ: “Mối quan hệ
giữa nhu cầu và động cơ, động cơ chính là đối tƣợng có khả năng thỏa mãn
các nhu cầu của chủ thể, động cơ có khả năng thúc đẩy và định hƣớng hoạt
động nhằm thỏa mãn nhu cầu” [2, 3]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ và
nhu cầu có quan hệ mật thiết, đan xen vào nhau. Khi nhu cầu của chủ thể gặp
đƣợc đối tƣợng và có đƣợc sức mạnh thúc đẩy, định hƣớng hoạt động của con
ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Tác giả X.L. Rubinxtein cho rằng “ ộng cơ là sự quy định về mặt chủ
quan hành vi của con ngƣời bởi thế giới. Sự quy định này đƣợc thực hiện gián
tiếp qua quá trình phản ánh động cơ đó”. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ
19


có liên quan chặt chẽ và quy định hành vi con ngƣời. Sự quy định này diễn ra
gián tiếp thông qua việc thực hiện hành vi của chủ thể.
Nhà Tâm lý học ngƣời


nh, Raymond J. orsini thì cho rằng, động cơ

đƣợc xem là cái thúc đẩy, nuôi dƣỡng và định hƣớng các hành động tâm lý
hay sinh lý.

ộng cơ bao gồm các lực thúc đẩy nội tâm nhƣ các xung năng,

các hứng khởi và mong muốn cần thiết trong quá trình này. Vậy thì động cơ
là cái có sẵn vì những xung năng cũng trở thành lực thúc đẩy con ngƣời ta
tiến hành hành vi [38].
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “ ộng cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn
liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện
bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác
định xu hƣớng của nó” [8]. Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ rõ cái thúc đẩy động cơ,
dẫn đến nguyên nhân của hành vi và quy định chiều hƣớng của hoạt động,
động cơ gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.
Tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “ ộng cơ hành vi bao giờ cũng
hàm ngụ: một sự khởi động; một sự định hƣớng xích gần hay né tránh mục
tiêu; ít nhiều năng lƣợng đầu tƣ vào đấy thể hiện qua cảm xúc, sự chăm chú.
Tổng hòa gọi là động cơ thôi thúc hành động” [29]. Nhƣ vậy, tác giả đã chỉ ra
vai trò và chức năng của động cơ gắn liền với tính chủ quan của chủ thể khi
thực hiện hành vi.
Tác giả Lê Khanh khi nghiên cứu về động cơ cho rằng “ ộng cơ là sức
mạnh tinh thần đƣợc nảy sinh từ một nhu cầu, mà đối tƣợng thỏa mãn nó đã
đƣợc xuất hiện một cách rõ ràng trong đầu óc con ngƣời dƣới hình thức biểu
tƣợng, thúc đẩy một hành động có hƣớng nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính
chủ thể” [20]. Nhƣ vậy, tác giả cho rằng động cơ và nhu cầu có mối liên hệ

20



chặt chẽ với nhau, động cơ thúc đẩy chủ thể hành động nhằm thỏa mãn nhu
cầu của chính họ.
Tác giả Lê Thanh Hƣơng cho rằng “ ộng cơ là phản ánh tâm lý về đối
tƣợng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, khi đối tƣợng thỏa mãn nhu
cầu và đƣợc chủ thể nhận thức, đạt đƣợc khả năng thúc đẩy và định hƣớng
hoạt động của chủ thể sẽ trở thành động cơ” [16].
Tác giả Nguyễn Văn Lƣợt khi nghiên cứu về động cơ đã cho rằng:
“ ộng cơ là cái thúc đẩy, tạo ra sức mạnh tinh thần, đƣợc nảy sinh từ những
nhu cầu mà đối tƣợng thỏa mãn nó đã đƣợc chủ thể nhận thức rõ ràng, có
chức năng định hƣớng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm
lĩnh đối tƣợng đó” [22].
Nhƣ vậy, các tác giả đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về động cơ
theo các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các tác giả khi bàn về
động cơ đều cho rằng động cơ là một thuộc tính tâm lý có chức năng thúc
đẩy, định hƣớng hoạt động của con ngƣời, động cơ bao gồm rất nhiều kích
thích bên trong và bên ngoài chủ thể thúc đẩy họ hoạt động để thỏa mãn nhu
cầu. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về động cơ, trong luận
văn này, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Lê Thanh Hƣơng. húng
tôi nêu khái niệm động cơ nhƣ sau:
Động cơ là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của chủ thể, nó có vai trò định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động
của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó.
1.2.2. Đặc điểm của động cơ
Dựa vào quan điểm của các nhà Tâm lý học nhƣ: A.N. Leonchiev, L.X.
Rubinstein, Herbert L. Petri và John M. Govem về vấn đề động cơ, thì động
cơ hoạt động của con ngƣời gồm có các đặc điểm cơ bản sau:
21



×