Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Khảo sát tình hình bệnh viêm phổi ở bê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.24 KB, 16 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất mới, nhưng đang đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đã và đang đem lại hiệu quả kinh
tế cao, góp phần đem lại công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và là cơ hội làm
giàu của người chăn nuôi.
Chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ngày càng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của ngành chăn nuôi bò sữa, chúng ta
đang còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề đang được quan
tâm hàng đầu là tình hình dịch bệnh của bê do bò sữa đẻ ra mà đặc biệt là bệnh
viêm phổi ở bê.
Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu
phức tạp, nhất là nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường. Đây cũng là yếu tố tác
động làm cho nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt là bê con lại có sức đề kháng
kém, chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi chưa tốt nên dẫn đến dễ
mẩn cảm với bệnh tật, trong đó có bệnh về đường viêm phổi của bê. Bệnh không
gây chết hàng loạt như nhiều bệnh khác nhưng bệnh xảy ra có ảnh hưởng rất
lớn, làm giảm đáng kể năng suất chất lượng và hiệu quả của ngành chăn nuôi bò,
bệnh cũng là nguyên nhân làm thứ phát nhiều bệnh khác.
Việc đánh giá tình hình bệnh, xác định một số biện pháp phòng và phác đồ
đồ điều trị nhằm giảm thiệt hại trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, với thị trường thuốc thú y đa dạng và
phong phú nên việc xác định một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở bê có
hiệu quả là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Khảo sát tình hình bệnh viêm phổi ở bê và so sánh hiệu quả điều
trị của thuốc Tylosin 50% và Tiamulin 10% tại trang trại chăn nuôi bò sữa
của nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.

1



1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê tại trang trại chăn nuôi bò
sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
- So sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp phức hợp bằng hai loại thuốc
Tylosin 50% và Tiamulin 10%.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi trên đàn bê tại trang trại chăn
nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
- So sánh được hiệu quả điều trị của các phác đồ Tylosin 50% và Tiamulin 10%.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả về tình hình mắc bệnh viêm phổi trên đàn bê tại trang trại chăn
nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa và xác định thuốc
Tylosin 50% hay Tiamulin 10% trong điều trị bệnh có hiệu quả cao có thể làm
tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu chuyên ngành chăn nuôi - thú y.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thông tin về tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê tại trang trại
chăn nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa từ đó giúp cho
công tác phòng và điều trị bệnh.
Tìm ra thuốc điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi trên đàn bê tại trang trại chăn
nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa, góp phần giảm
thiệt hại về bệnh gây ra cho đàn bê mang lại hiệu quả kinh tế trang trại.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết về bộ máy hô hấp.

2.1.1.1. Sinh lý hô hấp trâu bò
Đối với nhiều loài động vật và con người, nhịp thở được coi là dấu hiệu
nhận biết của sự sống. Sự thở chính là biểu hiện bên ngoài của quá trình hô hấp.
Con người có thể nhịn ăn từ 20 - 30 ngày, nhịn uống được khoảng 3 ngày, nhưng
không nhịn thở được quá 3 phút.
Đối với động vật đa bào do cường độ trao đổi chất cao, mặt khác các tế bào
nằm sâu trong cơ thể nên đã hình thành cơ quan hô hấp là phổi để đảm bảo chức
năng trao đổi khí.
Cơ quan hô hấp của trâu bò gồm: Đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí
gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản… Các phế quản phân bố nhỏ dần đi
khắp phổi. Dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu dày đặc để sưởi ấm không
khí trước khi vào phế nang.
Trong xoang ngực, phổi được bao bọc bởi hai lá:
- Lá thành là lớp màng lót mặt trong của xoang ngực.
- Lá tạng bao phủ sát trên bề mặt của phổi.
Khoảng trống giữa lá thành và lá tạng gọi xoang màng ngực. Trong xoang
có chứa chất dịch làm giảm ma sát khi phổi co giãn.
2.1.1.2. Cơ chế hô hấp
Phổi không có cấu tạo cơ nên tự nó không thể co giãn mà phổi co giãn một
cách thụ động nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và các cơ gian sườn. Các cơ này
đóng vai trò động lực chính cho động tác hô hấp, làm cho lồng ngực mở rộng
hay thu hẹp, dẫn đến làm biến đổi áp lực âm xoang màng ngực, kéo theo sự vận
động của phổi và động tác hô hấp.
- Tần số hô hấp: Tần số hô hấp là số lần thở/phút.
- Phương thức hô hấp: Có 3 phương thức hô hấp chính:
+ Phương thức hô hấp ngực - bụng.
3


+ Phương thức hô hấp bụng.

- Sinh lượng phổi: Là tổng dung tích khí tối đa mà phổi có thể chứa được.
Sinh lượng phổi = Khí lưu thông + Khí dự trữ hít vào + Khí thở ra thêm. Sinh
lượng phổi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng hô hấp của động vật.
- Điều hoà hoạt động hô hấp: Hoạt động hô hấp được điều hoà nhờ hai yếu
tố: Thần kinh và thể dịch.
+ Điều hoà của hệ thần kinh.
+ Điều hoà thể dịch.
2.1.1.3. Cơ chế bảo vệ của bộ máy hô hấp
- Cơ quan hô hấp bên ngoài: Gồm mũi, hầu, khí quản, nhánh khí quản lớn,
nhánh khí quản nhỏ. Cơ quan hô hấp bên ngoài được coi là vùng vô hiệu vì chưa
có quá trình trao đổi khí, nhưng nó rất cần thiết cho quá trình hô hấp vì:
+ Nó có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào phổi.
+ Trong khí quản và xoang mũi có màng nhày tiết ra dịch nhày có tác dụng
ngăn chặn bụi bẩn vào phổi.
+ Nhánh khí quản có rất nhiều tế bào biểu mô tiêm mao, hướng vận động
từ trong ra ngoài có tác dụng cản bụi.
+ Xung quanh phế quản và các phế bào có một hệ thống mao quản dày đặc
bao phủ, làm cho diện tích phổi tăng lên nhiều lần.
- Sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi khuẩn và vi
rút được thể hiện như sau:
+ Miễn dịch không đặc hiệu.
+ Miễn dịch đặc hiệu.
2.1.2. Đặc điểm bệnh viêm phổi bê nghé
Bệnh viêm phổi bê nghé không phải là một bệnh mới, nó bao gồm phức
hợp nhiều yếu tố gây bệnh liên quan đến đường hô hấp và tốc độ sinh trưởng
của bê nghé.
- Nguồn mầm bệnh nguy hiểm nhất là từ bê nghé khỏe mang trùng, bê nghé
ốm và chết do viêm phổi truyền nhiễm.
4



- Bệnh lây lan theo đường tiếp xúc trực tiếp từ bê nghé bệnh sang bê nghé
thông qua đường hô hấp và đường miệng là chủ yếu.
- Bệnh cũng có thể truyền được từ trâu bò mẹ mang trùng sang con trong
các giai đoạn của bào thai.
Tất cả các lứa tuổi trâu bò đều bị nhiễm bệnh, nhưng bệnh xảy ra mạnh và
lây lan nhanh ở những bê nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, đặc biệt là bê nghé
mới nhập đàn do cai nuôi riêng từ mẹ khai thác sữa.
Bệnh xảy ra âm ỉ trong trại và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, tuy nhiên
ở nước ta, mùa đông và xuân bệnh xảy ra nhiều hơn, ban đêm lợn ho nặng nhiều
hơn ban ngày.
2.1.3. Nguyên nhân gây bệnh
2.1.3.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
a) Bệnh viêm phổi bê nghé (Mycoplasma hyopneumoniae)
Bệnh viêm phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm Mycoplasma
thuộc nhóm PPLO (nằm giữa virus và vi khuẩn) bao gồm các chủng M.
Hyopneumonia, M.hyorhinitis, M.granularum và M.suipneumoniae. Bệnh
thường xảy ra ở thể mãn tính với đặc điểm gây viêm phế quản và viêm phổi tiến
triển chậm.
b) Bệnh do nguyên nhân kế phát và thúc đẩy bệnh nặng thêm:
- Brodetella bronchiseptica.
- Pasteurella multocida typ D và Pasteurella haemolytica: Căn nguyên
gây bệnh tụ huyết trùng.
- Haemophillus pleuropneumoniae: Căn nguyên gây bệnh viêm dính
màng phổi.
- Streptococcus và Staphylococcus: Căn nguyên gây viêm amidal, viêm
dính phổi, màng phổi và viêm khớp.
2.1.3.2. Nguyên nhân do virut
a) Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrom - PRRS)

5


- Bệnh mắc ở bê nghé: Thủy thủng ở mí mắt, viêm màng tiếp hợp mắt, da
tái xanh, tiêu chảy phân lỏng máu đỏ nâu hay xám, ho và khó thở, nặng có thể
viêm màng não.
b) Bệnh gây ra do virus Circovirus
Virus gây bệnh trên trâu bò (PCV - Porcine circovirus). PCV gồm 2
serotype là PCV1 và PCV2. PCV type 1 được phân lập năm 1974, có thể nhiễm
trên môi trường tế bào thận của lợn và trâu bò PK - 15 nhưng trâu bò nhiễm
không thể hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào của bệnh. Trong khi đó, PCV
type 2 (PCV2) được phân lập năm 1997 và được xác định có liên quan đến hội
chứng PMWS trên bê nghé (Allan và Ellis, 2000).
2.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ trong bệnh viêm phổi trên bê nghé
Những yếu tố không thuận lợi này được xem là các yếu tố nguy cơ dẫn đến
bệnh viêm phổi xảy ra trong trại như có mầm bệnh lây nhiễm, mật độ nuôi cao,
chất lượng khí hậu chuồng nuôi kém, biên độ dao động nhiệt độ cao, dinh dưỡng
không hợp lý…
2.1.4. Triệu chứng của bệnh viêm phổi bê nghé
Thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền
của viêm phế quản phổi và thông thường có 2 thể biểu hiện: quá cấp và mãn tính.
a) Thể quá cấp tính
- Bê bệnh sốt nhẹ 40 - 410C, bắt đầu từ những hắt hơi chảy nước mũi, sau
đó chuyển thành dịch nhầy.
- Thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém. Lúc đầu ho khan từng tiếng,
ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng
sớm đặc biệt là các buổi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy
ra nhiều.
- Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao. Khi sờ nắn hoặc gõ nghe để khám
bệnh, bê cảm thấy đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả

vai. Bê vẫn thèm ăn nhưng ăn uống ít và thất thường.

6


- Nếu không điều trị, bê nghé có thể chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ
thuộc rất nhiều vào lứa tuổi của bê, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng cũng như các bệnh thứ phát.
b) Thể mãn tính
Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những bê khỏe mang trùng
Bê bệnh ho khúng khắng liên tục, bê ăn uống ít hơn bình thường chút ít nhưng
chậm lớn còi cọc. Lông da bê kém bóng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy
da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nến. Nếu bị bội nhiễm thì bê bệnh ho thường xổ
mũi như mủ, khiến biểu hiện triệu chứng lâm sàng trở nên phức tạp hơn.
Cả hai thể quá cấp tính và thể mãn tính đều có tiên lượng xấu do bê còi
cọc, chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn và thuốc điều trị tăng. Nếu bê
bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng,
bê trở nên còi cọc và chậm lớn.
2.1.5. Cơ chế gây nên bệnh hô hấp phức hợp
Mycoplasma và một số vi khuẩn khác thường trú tại amidal hoặc xâm
nhập từ bên ngoài vào cơ thể bê dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có
hại, chúng tăng độc lực và chui vào niêm mạc các phế quản và phế nang, ký sinh
và sinh sản ở đó gây viêm cata phế quản, tăng tiết dịch bề mặt niêm mạc và kích
thích tiết chất nhầy phủ dầy và nút kín nhiều nhánh nhỏ đối xứng của phế quản,
trước hết là các thùy đỉnh, thùy giữa. Nếu bê có sức đề kháng kém, bị tác động
các yếu tố stress bất lợi kéo dài thì sức đề kháng của cơ thể giảm và bệnh nặng
hơn. Các vùng phổi bị viêm sẽ là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh thứ
phát khiến bức tranh lâm sàng trở nên vô cùng phức tạp. Từ ổ viêm cata có thể
biến thành các ổ áp xe mủ, từ viêm thùy đỉnh, thùy giữa lây lan sang thùy khác,
có thể viêm dính màng phổi, viêm màng tim và thể trạng bê xấu đi nhanh chóng.

2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đường hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài
nên dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.
7


Theo John R.Cole và cs (1996) cho rằng S.cholerasuis cũng có thể gây ra
bệnh viêm phổi và có biểu hiện bệnh tích viêm phổi ở vùng giữa. Nghiên cứu
cũng cho rằng, Aujeszky (bệnh giả dại) có thể gây biểu hiện triệu chứng viêm
phổi ở trâu bò. Từ những năm 1980, bệnh viêm phổi cấp và gây chết ở trâu bò
có tác động của vi rút giả dại đã tăng sự lưu hành. Giả dại cũng thường ghép với
các tác nhân gây bệnh hệ hô hấp khác như

P.multocida, APP,

M.hyopneumoniae...
Theo Rosendal B.W và cs (1996) cho rằng: Streptococcusuis là nguyên
nhân gây bệnh viêm màng não ở bê và cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm
phổi. Viêm phổi do Strep.suis phổ biến nhất ở bê 2 - 4 tuần tuổi, ít xảy ra trong
giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo trâu bò. Strep.suis thường thấy sau khi điều trị
viêm phổi bằng Tetracillin. Nhiễm vi rút PRRS có thể dẫn tới nhiễm thứ phát các
vi khuẩn khác trong đó Strep.suis thường chiếm ưu thế.
Từ năm 1933, Kobe (Đức) đã phát hiện dịch viêm phổi mãn tính ở trâu bò
(Ferhel grippe). Theo ông, bệnh do một loại vi rút qua lọc gây ra và ông gọi là
bệnh viêm phổi do vi rút.
Thong Kam Koon và cs (2002) đã nghiên cứu nồng ðộ ức chế tối thiểu
M.hyopneumoniae ở Thái Lan trên một số loại kháng sinh đang lưu hành thấy
Lincomycin, Tiamulin và Valnemulin là những kháng sinh có hiệu quả thấp.
2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước

Theo Phan Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh (1958): Ở Việt Nam, bệnh viêm phổi
bê nghé được phát hiện đầu tiên năm 1953, đến năm 1962, bệnh đã lan khắp các
tỉnh, cho đến nay bệnh phát triển rất rộng.
Theo Nguyễn Trọng Hòa (2007), trong các nguyên nhân gây bệnh viêm
phổi có thể chia ra: Các virus như (virus dịch tả, virus giả dại, virus cúm,
PRRS..), các vi khuẩn cơ hội như (P.multocidae,S.cholerasuis, APP, HPS
M.hyopneumoniae..) và ký sinh trùng (giun đũa, giun phổi..).
Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) thì triệu chứng của bệnh viêm phổi là:
Bệnh phát ra đột ngột, bê nghé ủ rũ, tách khỏi đàn, đứng riêng rẽ hoặc nằm một
8


chỗ, nhịp thở tăng từ 60- 100- 200 lần/phút, lúc đầu ho ngắn và nhẹ. Bệnh tiến
triển dần và bê ngày càng khó thở. Thân nhiệt tăng 40 - 41 0C và chỉ sốt cao khi
có vi khuẩn cộng phát. Trường hợp bệnh kéo dài chuyển sang thể mãn tính với
đặc điểm: Ho kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, ho khan, khó thở, có khi co
giật từng cơn. Bê nghé bệnh đứng một chỗ lưng cong lên, cổ vươn dài ra, đầu
mõm cúi xuống đất để ho cho đến khi long đờm thì cơn ho mới dừng, thường ho
vào lúc sáng sớm và chiều tối, hay khi thời tiết thay đổi, sau khi vận động hoặc
sau khi ăn. Bê nghé mắc bệnh ở thể mãn tính, kém ăn, bỏ ăn, gầy yếu, đi lại
chậm chạp, xiêu vẹo, lông xù, chậm lớn.
- Cù Hữu Phú (2005) cho biết: Các vi khuẩn và virus thường xuyên có mặt
trong đường hô hấp gây ra các triệu chứng viêm bao gồm: P.multocidae, APP,
HPS, PRRS, M.hyopneumoniae, SIV và giun phổi.
2.3. Giới thiệu chung về hai loại thuốc Tylosin 50% và Tiamulin 10%
2.3.1. Thuốc Tylosin 50%
- Nguồn gốc: Thuốc Tylosin 50% do Hanvet
sản xuất.
- Quy cách: Đóng lọ 50ml, 100ml.
- Công thức: Mỗi ml dung dịch chứa:

Tylosin tartrate…….200mg.
Tá dược vđ…………1ml.
- Cơ chế tác dụng: Thuốc tác động vào vị trí 50s của quá trình tổng hợp
nhân tế bào vi khuẩn bằng cách ức chế enzim Peptidyl - Transperaza trong quá
trình tổng hợp protêin của vi khuẩn.
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng kìm khuẩn nhưng cũng có tác dụng diệt
khuẩn trong một số bệnh truyền nhiễm với những điều kiện nhất định và nồng
độ cao hơn bình thường. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn với nồng độ rất
thấp. Hoạt phổ của thuốc rất rộng. Trong phòng thí nghiệm cũng như trên lâm
sàng, thuốc có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gram dương, gram âm và vi rút
9


cỡ lớn (Mycoplasma). Các loại vi khuẩn mẫn cảm với thuốc: Aerobacter
aegenes, Haemophillus influenza, Pasteurella spp, Klebssiella pneumoniae,
Bordertella pertusis, Actinobacillus, Brucella, ...đặc biệt là các vi khuẩn đường
tiêu hoá, tiết niệu và hô hấp.
- Chỉ định dùng: Tylosin 50% trong thú y dùng chủ yếu trong các bệnh sau:
+ Chuyên trị bệnh viêm nhiễm đương hô hấp mạn tính, suyễn, CRD, viêm
phổi - phế, tụ huyết trùng, viêm màng hoạt dịch, viêm phổi do nhiều nguyên
nhân tái phát.
+ Bệnh viêm đường dạ dày - ruột gây ỉa chảy do: Salmonella, E.coli,
Pasteurella, Mycoplasma.
- Cách dùng và liều dùng:
+ Dùng cho trâu bò liên tục 3 - 5 ngày.
+ Tiêm bắp, liều trung bình 1 ml/10kg TT.
2.3.2. Thuốc Tiamulin 10%
- Nguồn gốc: Thuốc Tiamulin10% do
Hanvet sản xuất.
- Quy cách: Lọ 10 ml, 20 ml và 100ml.

- Công thức: Mỗi ml dung dịch chứa:
Tiamulin HF:……100mg.
Tá dược vđ:……...1ml.
- Tác dụng: Tiamulin 10% có tác dụng
nhanh, mạnh, hiệu quả cao với các chủng
Mycoplasma, Spirochaeta cũng như các vi khuẩn gram dương (Streptococcus,
Staphylococcus, Haemophillus...), một số vi khuẩn gram âm (E.choli,
Klebsiella...) và nấm.
- Chỉ định: Tiamulin 10% được dùng đặc trị trong các bệnh sau ở trâu bò:
+ Bệnh viêm phổi truyền nhiễm gây ra do M.hyopneumoniae, APP.
10


+ Bệnh hô hấp mãn tính.
+ Bệnh viêm khớp truyền nhiễm do Mycoplasma.
+ Bệnh xoắn khuẩn Sp.Leptopirosis.
+ Các bệnh bội nhiễm ở phổi, đường ruột.
+ Bệnh bội nhiễm nấm do dùng kháng sinh lâu dài.
- Cách dùng và liều dùng:
+Dùng cho trâu bò liên tục 3 - 5 ngày.
+Tiêm bắp, liều trung bình 1 ml/10kg TT.
2.4. Tình hình chăn nuôi của cơ sở thực tập
Trang trại chăn nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa
là trang trại hàng chăn nuôi bò sữa số 1 với quy mô đàn hơn 4000 nghìn con với
diện tích xây dựng trung tâm các trang trại chăn nuôi bò sữa là hơn 200ha. Trang
trại bò sữa được xây dựng với những công nghệ hàng đầu thế giới.
Bò nuôi tại đây được nuôi nhốt. Bê con mới sinh ra được nhốt riêng vào
buồng úm và có hệ thống cho uống sữa tự động; có hệ thống làm mát tự động,
hệ thống phần mềm quản lý, giám sát đàn bò; hệ thống vắt sữa tự động, khép
kín. Thức ăn cho bò là cây ngô, cỏ… được phối trộn theo từng khẩu phần cho

từng loại bò. Thức ăn tinh sử dụng là dạng viên.

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bê bệnh viêm phổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi tại
trang trại chăn nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Thuốc thú y: Tylosin 50% và Tiamulin 10%.

11


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra tình hình viêm phổi của bê và so sánh hiệu quả điều trị bê bị mắc
bệnh viêm phổi bằng Tylosin 50% và Tiamulin 10%.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tình hình bệnh viêm phổi bê tại trang trại chăn nuôi bò sữa nông
trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
- Theo dõi một số triệu chứng lâm sàng của bê mắc bệnh viêm phổi.
- So sánh hiệu quả điều trị của thuốc Tylosin 50% và Tiamulin 10% đối với
bê viêm phổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi tại trang trại chăn nuôi bò sữa nông
trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ ngày 17/12/2018 đến 07/04/2019
- Địa điểm: Tại trang trại chăn nuôi bò sữa nông trường Thống nhất, Yên
Định, Thanh Hóa.
3.4.2. Phương pháp điều tra
- Sử dụng phương pháp điều tra để đánh giá tình hình bệnh viêm phổi từ sơ

sinh đến 6 tháng tuổi phân theo các loại bê:
+ Bê con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi.
+ Bê con từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi.
- Điều tra theo các tháng trong năm:
Điều tra phân loại bê mắc bệnh viêm phổi theo các mùa trong năm 2018
mùa xuân (tháng 1 đến tháng 3), mùa hạ (tháng 4 đến tháng 6), mùa thu (tháng 7
đến tháng 9) và mùa đông (tháng 10 đến tháng 12).
3.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
So sánh hiệu quả điều trị bằng Tylosin 50% và Tiamulin 10% được tiến
hành nghiên cứu trên đàn bê bị bệnh viêm phổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm theo bảng sau:
Hạng mục
Số bê thí nghiệm

Lô 1
15
12

Lô 2
15


Tuổi bê thí nghiệm
Sơ sinh đến 6 tháng
Sơ sinh đến 6 tháng
Kháng sinh
Tylosin 50%
Tiamulin 10%
Liều dùng
1ml/10kgTT

1ml/10kgTT
Cách dùng
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Thời gian điều trị
5 ngày
5 ngày
Trợ lực + Hạ sốt
B.complex + Anagin C B.complex + Anagin C
- Sau thời gian điều trị 5 ngày, nếu con nào chưa khỏi thì kết luận là
không khỏi.
- Các điều kiện nuôi dưỡng và chế độ chăm sóc ở cả 2 lô là như nhau.
3.4.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
3.4.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi
a. Các chỉ tiêu điều tra bê mắc bệnh viêm phổi:
- Tỷ lệ bê mắc bệnh so với tổng số con điều tra.
- Tỷ lệ bê chết so với bê mắc bệnh (tử vong).
b. Chỉ tiêu so sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ ở bê bị bệnh viêm phổi từ sơ
sinh đến 6 tháng tuổi:
- Tỷ lệ khỏi bệnh.
- Tỷ lệ không khỏi bệnh.
- Tỷ lệ tử vong.
- Tỷ lệ tái phát.
- Thời gian điều trị trung bình/ca bệnh.
- Lượng thuốc điều trị trung bình/ca bệnh.
- Chi phí điều trị trung bình/ca bệnh.
3.4.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
a. Các chỉ tiêu điều tra bê mắc bệnh viêm phổi:
Tổng con mắc bệnh
- Tỷ lệ bê mắc bệnh (%) =


x 100

Tổng số con điều tra
Tổng số con chết vì bệnh
- Tỷ lệ tử vong (%) =

x 100
Tổng số con mắc bệnh
13


b. Chỉ tiêu so sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ ở bê bị bệnh viêm phổi từ sơ
sinh đến 6 tháng tuổi:
Tổng số con khỏi bệnh
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

x 100
Tổng số con điều trị
Tổng số con không khỏi bệnh

- Tỷ lệ không khỏi bệnh (%) =

x 100
Tổng số con điều tri
Tổng số ngày điều trị (ngày)

- Thời gian điều trị trung bình (ngày) =
Tổng số lượt con điều trị (con)
Tổng số con tái phát

- Tỷ lệ tái phát (%) =

x 100
Tổng số con điều trị khỏi
Tổng số con chết

- Tỷ lệ tử vong (%) =

x 100
Tổng số con mắc bệnh
Tổng số thuốc điều trị

- Lượng thuốc cho mỗi con điều trị =
Tổng số ca điều trị
Đơn giá thuốc x Tổng lượng thuốc điều trị
- Chi phí điều trị trung bình (vnđ) =
Tổng số ca điều trị
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử lý bằngphương pháp thống kê sinh học dựa
trên phần mềm Microft Excel 5.0.

14


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình bệnh viêm phổi ở bê nuôi tại trang trại bò sữa nông trường
Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa
4.1.1. Tình hình bệnh viêm phổi ở bê nuôi tại trang trại bò sữa nông trường
Thống Nhất, Yên Đinh, Thanh Hóa trong năm 2018
4.1.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm phổi giai đoạn phát triển của bê

4.1.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bê mắc bệnh viêm phổi từ tháng 1 đến tháng 3
năm 2019
4.2. Kết quả theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bê mắc bệnh viêm
phổi
4.3. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm phổi ở bê bằng thuốc tylosin
50% và Tiamulin 10%
4.3.1. Thời gian, lượng thuốc và chi phí điều trị bệnh viêm phổi ở bê
4.3.2. Thời gian, lượng thuốc và chi phí điều trị bệnh viêm phổi bằng thuốc
Tylosin 50% và Tiamulin 10%
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận
Kết luận về các nội dung:
- Tình hình bệnh viêm phổi bê tại trang trại chăn nuôi bò sữa nông trường
Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
- Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của bê mắc bệnh viêm phổi.

15


- So sánh hiệu quả điều trị của thuốc Tylosin 50% và Tiamulin 10% đối với
bê viêm phổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi tại trang trại chăn nuôi bò sữa nông
trường Thống nhất, Yên Định, Thanh Hóa.
5.2. Đề nghị
Đề nghị về các vấn đề tồn tại của cơ sở thực tập, các vấn đề trong nghiên
cứu còn gặp phải có liên quan đến đề tài.

16




×