Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống khoai lang KL20-209 tại Việt Trì, Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.31 KB, 6 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG

ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG KHOAI LANG KL20-209 TẠI VIỆT TRÌ, PHÚ THỌ
Trần Thành Vinh, Phan Chí Nghĩa
Trường Đại học Hùng Vương

Tóm tắt
Mật độ dây hợp lý không những điều hòa mâu thuẫn giữa ba yếu tố cấu thành năng suất khoai lang,
mà còn điều hòa một cách hợp lý sự sinh trưởng, phát triển của bộ phận thân lá khoai lang, tạo điều
kiện cho ruộng khoai lang có khả năng quang hợp tốt nhất. Trồng khoai lang KL20-209 với mật độ 5
dây/m cây sinh trưởng tốt, chiều dài thân chính đạt 184,33cm. Số cành cấp 1 là 14,00 cành, số lá đạt
35,00 lá. Khoai có khả năng chống chịu tốt. Chất lượng khoai được đánh giá tốt hơn, khoai bở, ít xơ. Tỷ
lệ củ to cao 7,60%. Năng suất khá đạt 14,54 tấn/ha.
Từ khóa: Khoai lang, mật độ, KL20-209, Việt Trì

1. MỞ ĐẦU
Ở các nước nhiệt đới, các loại cây có củ (Sắn, khoai lang, khoai sọ...) là nhóm cây trồng quan
trọng thứ hai sau cây ngũ cốc. Chúng góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực thế giới, đặc
biệt có ý nghĩa ở các nước đang phát triển. Trong tương lai, tiềm năng của nhóm cây có củ có thể
thay thế một phần nhóm cây ngũ cốc, đó là việc sử dụng cây có củ như một nguồn tinh bột mới
hoặc ở dạng nguyên liệu thô đã qua sơ chế.
Hiện nay, cây khoai lang đang trở thành loài cây làm giàu của người dân các tỉnh Hà Tĩnh,
Quảng Nam. Tại Phú Thọ, cây khoai lang được trồng chủ yếu là nhỏ lẻ và tự phát theo kinh nghiệm
của người dân. Giống khoai lang KL20-209 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ
Việt Nam sản xuất; với chất lượng củ thơm ngon hơn hẳn các giống khoai lang tại địa phương, khả
năng sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất đạt 19-20 tấn/ha.
Với giá bán hiện nay khoảng 10.000đ/kg, khoai lang KL20-209 cho hiệu quả kinh tế cao gấp
rưỡi so với các giống khoai lang địa phương. Nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh


loại cây tiềm năng này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống khoai lang KL20-209 tại Việt Trì,
Phú Thọ”.
2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Giống khoai lang KL20-209 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ phối hợp với
một số đơn vị chọn tạo và được công nhận sản xuất thử năm 2011.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống khoai
lang thí nghiệm.
8

KHCN 1 (30) - 2014


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống khoai lang
thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống khoai lang thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng củ của giống khoai lang thí nghiệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 công thức và 3 lần nhắc lại.
2.3.2. Công thức thí nghiệm
CT1: Trồng 4 dây/m chiều dài luống.
CT2: Trồng 5 dây/m chiều dài luống.
CT3: Trồng 6 dây/m chiều dài luống (Đ/c).
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu được theo dõi theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223-95: Quy phạm khảo
nghiệm giống khoai lang.
- Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính, số cành cấp 1, số lá trên thân chính.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên khoai lang: Bọ hà, sâu ăn lá.
- Xác định số củ/cây; khối lượng trung bình củ (KLTB); năng suất lý thuyết (NSLT), năng suất
thực thu (NSTT).
- Xác định chất lượng cảm quan bằng cách luộc và thử nếm.
2.3.5. Phương pháp xử lý thống kê kết quả nghiên cứu
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng Excel và phần mềm IRRISTAT
2.3.6. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Vụ Đông Xuân 2012 - 2013
- Địa điểm: Phường Minh Phương, TP. Việt Trì, Phú Thọ
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống khoai
lang KL20-209
Bảng 1. Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài
thân chính của giống khoai lang KL20-209
Đơn vị:cm
Công thức

Chiều dài thân chính tại thời điểm... ngày sau trồng
45

60

75

90

105


120

CT1

37,67

86,67

153,33

172,00

183,33

187,33

CT2

37,33

85,67

149,33

170,00

180,67

184,33


CT3 (Đ/c)

35,00

83,33

145,33

167,00

177,67

183,00

KHCN 1 (30) - 2014

9


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Kết quả ở bảng 1 cho thấy:
- Sau trồng 45 ngày, chiều dài thân chính của CT1 và CT2 đã có sự sai khác so với công
thức đối chứng. CT1 có chiều dài thân chính lớn nhất (37,67cm), thấp nhất là CT3 (35,00cm).
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính của các công thức tăng mạnh vào giai đoạn 45 - 75
ngày sau trồng (NST), nhất là giai đoạn 45 - 60 ngày sau trồng. Ở giai đoạn này, khoai lang bước
vào giai đoạn phát triển thân lá, cùng với thời tiết ấm áp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho
sự sinh trưởng của cây khoai lang. CT1 tăng mạnh nhất (tăng 66,66cm), tiếp theo là CT2 (tăng
63,66cm), cuối cùng là CT3 (tăng 62,00cm).

- Giai đoạn từ 75 đến 90 NST, lúc này ruộng khoai bước vào thời kỳ phát triển củ. Chiều dài
thân chính vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên dần đi vào ổn định. Giai đoạn 105 - 120 ngày sau trồng.
Lúc này dinh dưỡng tập trung để phình to củ nên thân chính khoai lang phát triển rất ít. Ở thời
điểm 120 NST, chiều dài thân chính của khoai lang dao động trong khoảng 183,00cm (CT3) đến
187,33cm (CT1).
Như vậy, mật độ trồng khác nhau ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính của
khoai lang. Với mật độ trồng 4 dây/m chiều dài luống, giống khoai lang KL20-209 có chiều dài
thân chính lớn nhất đạt 187,33cm.
3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra cành cấp 1 của giống khoai lang KL20-209
- Ở thời điểm 45 NST, tiến hành bấm ngọn để kích thích sự phân cành cấp 1 của khoai lang,
sau khi bấm ngọn 2 - 4 ngày, các mầm nhánh xuất hiện và nhanh chóng phát triển thành cành
cấp 1. Giai đoạn 45- 60 NST là giai đoạn số cành cấp 1 ra tập trung nhất. Giai đoạn này thấy rõ
được sự tăng trưởng số cành cấp 1 ở các công thức, CT1 tăng 4,7 cành; CT2 tăng 3,7 cành; CT1
tăng 4,6 cành. Hơn nữa, trong giai đoạn này, lượng mưa lớn, kết hợp với bón thúc đầy đủ nên
ruộng khoai sinh trưởng tốt và tăng trưởng cành cấp 1 mạnh. Vào giai đoạn 75 NST, số cành
cấp 1 của CT1 là lớn nhất (12,0 cành), thấp nhất là CT3 (10,0 cành).
Giai đoạn 90 NST đến 120 NST là giai đoạn phình to của củ. Lúc này lượng vật chất sẽ tập trung
tích lũy vào củ. Trong giai đoạn này, áp dụng biện pháp nhấc dây để hạn chế sự phát triển của cành
cấp 1, do đó số cành cấp 1 tăng chậm lại.
Giai đoạn 120 NST, CT1 có số cành cấp 1 lớn nhất (14,7 cành), sau đó là CT2 (14,0 cành), thấp
nhất là CT3 (12,3 cành). Điều đó chứng tỏ mật độ trồng có ảnh hưởng tới sự phát triển của cành
cấp 1 của giống khoai lang KL 20-209 (bảng 2).
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số cành cấp 1 của giống khoai lang KL20-209
Đơn vị: Cành
Công thức

Số cành cấp 1 tại thời điểm... ngày sau trồng
45

60


75

90

105

120

CT1

3,3

8,0

12,0

13, 0

13,7

14,7

CT2

3,0

6,7

11,0


11,7

13,3

14,0

CT3 (Đ/c)

2,7

7,3

10,0

11,0

12,0

12,3

10

KHCN 1 (30) - 2014


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá trên thân chính của giống khoai lang
KL 20-209

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá trên thân chính của
giống khoai lang KL20-209
Đơn vị: Lá
Số lá trên thân chính tại thời điểm... ngày sau trồng

Công thức

45

60

75

90

105

120

CT1

13,3

26,7

34,3

38,3

37,7


36,3

CT2

12,3

25,3

33,3

35,7

36,3

35,0

CT3 (Đ/c)

11,0

23,7

31,7

35,3

33,7

33,0


Kết quả bảng 3 cho thấy: Giai đoạn 45 - 60 NST là thời kỳ phát triển thân lá của khoai lang.
Trong thời kỳ này, số lá trên thân chính cũng tăng mạnh cùng với sự phát triển của chiều dài thân
chính và số cành cấp 1. Ở giai đoạn này, CT1 tăng 13,4 lá, CT2 tăng 13 lá; CT3 tăng 12,7 lá.
Ở giai đoạn 75 NST, cây bước vào giai đoạn sinh trưởng số lá cực đại để tăng cường khả năng
quang hợp tích lũy vật chất khô để bước sang giai đoạn phát triển củ, số lá ở CT1 đạt 34,33 lá, CT2
33,33 lá và thấp nhất ở CT3 31,67 lá.
Từ 90 đến 120 NST, số lá trên thân chính giảm dần, điều này rất thuận lợi cho việc phát triển
của củ khoai lang do dinh dưỡng lúc này cần tập trung để phình to củ. Nếu số lá tiếp tục tăng sẽ ảnh
hưởng tới năng suất khoai lang sau này. Vào 120 ngày sau trồng, số lá khoai lang ở CT1 là 36,33
lá, CT2 là 35,00 lá, CT3 là 33,00 lá.
Cũng giống như chiều dài thân chính và số cành cấp 1, số lá của CT1 cao hơn so với CT2 và
CT3. Điều này chứng tỏ, mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới số lá của khoai lang.
3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại của giống khoai lang KL20-209
Bảng 4 cho thấy, CT1 bị bọ hà phá hại nhiều nhất. Do với mật độ trồng thưa, trong thời tiết
khô nóng vào giai đoạn phình to củ tạo điều kiện cho bọ hà phát triển. CT2 và CT3 cũng bị bọ
hà tấn công tuy nhiên mức gây hại là không đáng kể.
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của giống
khoai lang KL20-209
Công thức

Bọ hà

Sâu ăn lá

CT1

**

+


CT2

*

-

CT3 (Đ/c)

*

+

Ghi chú: * Không phổ biến; ** Ít phổ biến
+ Hại nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%)
KHCN 1 (30) - 2014

11


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Sâu ăn lá không phổ biến, ít xuất hiện trong ruộng khoai. Riêng CT2 không có sự xuất hiện của
sâu ăn lá. Ở công thức 1 và 3, có sự xuất hiện của sâu ăn lá tuy nhiên số lượng ít nên sự phá hoại
của sâu ăn lá là không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất.
3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống
khoai lang KL 20-209
Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống khoai lang KL20-209
Công thức


Số củ/dây

KLTB 1củ (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

CT1

4,30a

88,33b

17,09b

12,48b

CT2

4,60a

100,33a

20,77a

14,54a

CT3 (Đ/c)


3,86b

78,00c

13,55c

9,48c

LSD0,05

0,36

2,52

1,52

0,60

CV(%)

3,7

1,3

3,9

2,2

Số liệu ở bảng 5 cho thấy:

- Số củ/dây khi trồng với mật độ khác nhau là khác nhau. Số củ/dây dao động trong khoảng
3,86 - 4,60. CT1 cho số củ/dây cao nhất (4,60 củ/dây), sau đó đến CT2 (4,30 củ/dây), thấp nhất là
CT3 (3,86 củ/dây). Sự sai khác giữa CT1, CT2 và CT3 có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, tuy vậy thì
CT1 và CT2 không có sự khác biệt.
- KLTB củ có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức với nhau, sự sai khác này giữa các công
thức đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Điều này được lý giải bởi: với mật độ trồng thưa hơn, các cá
thể sẽ có diện tích dinh dưỡng và diện tích phát triển lớn hơn so với mật độ trồng dày, các cá thể ít
phải cạnh tranh dinh dưỡng do đó số củ/dây và khối lượng củ/dây sẽ cao hơn.
- NSLT của giống khoai lang KL 20-209 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 13,55 - 20,77
tấn/ha. Cao nhất là C T1 (20,77 tấn/ha). Sự sai khác này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
- NSTT ở các công thức thí nghiệm cũng dao động từ 9,48 - 14,54 tấn/ha cao nhất ở CT1 (14,54
tấn/ha). Cao nhất là CT1 và thấp nhất là CT3.
3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của giống khoai lang KL 20-209
Bảng 6. Ảnh hưởng của mật độ đến chất lượng giống khoai lang KL20-209
Đơn vị: Điểm
Công thức

12



Bở

Nhão

Ngọt

CT1

4


4

3

3

CT2

4

4

3

3

CT3 (Đ/c)

3

3

2

3

KHCN 1 (30) - 2014



KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Qua đánh giá cảm quan, chất lượng của giống khoai KL20-209 khá tốt. Trong đó, CT2 và CT1
được đánh giá có chất lượng cao hơn CT3 do độ bở cao hơn và ít xơ hơn. Mật độ trồng thưa hợp
lý (4 - 5 dây/m) làm củ khoai phát triển tốt, ít xơ hơn mật độ trồng dày (CT3). Khoai bở, có hàm
lượng tinh bột cao, vị ngọt mát, thích hợp cho ăn sống hoặc chế biến.
4. KẾT LUẬN
Trồng khoai lang KL20-209 với mật độ 5 dây/m chiều dài luống cho kết quả hơn hẳn khi trồng
ở các mật độ khác trong thí nghiệm:
- Khoai lang sinh trưởng tốt, chiều dài thân chính đạt 184,33cm.
- Số cành cấp 1 là 14,0 cành, số lá đạt 35,0 lá.
- Trồng khoai ở mật độ 5 dây/m chiều dài luống ít bị bọ hà và sâu ăn lá phá hoại.
- Chất lượng khoai được đánh giá tốt: Khoai bở, ít xơ.
- Năng suất khá đạt 14,54 tấn/ha.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Cây lương thực (1997), Giáo trình Cây lương thực, tập II, Cây màu, Trường Đại học
Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Vũ Văn Chè (2003), Nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng củ cao ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Thu Hằng (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm và kali đến một số đặc
tính nông sinh học của giống khoai lang Nhật Bản trong vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Đinh Thế Lộc (1968), Ảnh hưởng của thời kỳ bón phân kali đến năng suất khoai lang, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 4 năm 1968.

SUMMARY
RESEARCH EFFECT OF PLANT DENSITY ON THE GROWTH, DEVELOPMENT
AND PRODUCTIVITY OF SWEET POTATOES KL20-209 IN VIET TRI, PHU THO

Tran Thanh Vinh, Phan Chi Nghia

Hung Vuong University
Reasonable density wiring are not reasonably regulate conflicts between the three components
of sweet potato yields, but also reasonably regulate the growth and development of body parts sweet
potato leaves, making it conditions for sweet potato fields have the best ability to photosynthesize.
Sweet potato KL20-209 with 5 wire density/m trees grow well, the body length reaching 184.33cm.
Number 1 is the 14.00 level branches twigs, leaves leaf number reached 35.00. Potatoes have good
resistance. Quality is better assess potatoes, sweet potato butter, less fiber. High specific ratio to
7.60%. Productivity is expensive 14.54 tons/ha.
Keywords: Sweet potatoes, density, KL20-209, Viet Tri.

KHCN 1 (30) - 2014

13



×