Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiếp cận giáo dục STEM trong đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Toán tại trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.76 KB, 5 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI

Tiếp cận GIÁO DỤC STEM

trong đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Toán
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Đỗ Tùng
Trường Đại học Hùng Vương

Nhận bài ngày 20/10/2017, Phản biện xong ngày 25/11/2017, Duyệt đăng ngày 26/11/2017

TÓM TẮT

B

ối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi giáo dục phải đổi mới
toàn diện, sâu sắc. Một hướng đi khả thi và hiệu quả trong giáo dục hiện nay đang
được triển khai ở nhiều quốc gia là thực hiện giáo dục STEM (Science, Technology,
Engineering, and Math) nhằm giúp cho người học vừa có kiến thức lý thuyết, vừa có
khả năng thực hành, thông qua các dự án và sản phẩm thực tiễn. Bài viết trình bày
một số đề xuất nhằm thực hiện giáo dục theo định hướng STEM trong đào tạo sinh
viên sư phạm ngành Toán tại Trường Đại học Hùng Vương.
Từ khóa: đào tạo, đại học, giáo dục STEM, Hùng Vương, sư phạm Toán.

1.Đặt vấn đề

Hiện nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu,
thu hút tất cả các quốc gia, bao trùm lên hầu
hết các lĩnh vực. Toàn cầu hóa vừa thúc đẩy
hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự


lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Cùng
với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế thì sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ, sâu
rộng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội,
trong đó có giáo dục. Bối cảnh đó đòi hỏi
giáo dục phải nhanh chóng đổi mới, đáp ứng
yêu cầu đào tạo người học vừa có kiến thức,
vừa có kỹ năng thực hành và khai thác được
10  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017

thành tựu phát triển khoa học công nghệ
vào cuộc sống.
Trường Đại học Hùng Vương là trường
đại học đa ngành được thành lập năm 2003
trên cơ sở một trường cao đẳng sư phạm.
Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo trình độ
đại học, sau đại học thuộc nhóm ngành: Sư
phạm, kinh tế, nông lâm nghiệp, kỹ thuật
công nghệ, ngoại ngữ, nghệ thuật và văn hóa
du lịch. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặc biệt
là đối với việc chuẩn bị cho đổi mới chương
trình, sách giáo khoa ở phổ thông sau năm
2018, Nhà trường đã và đang thực hiện
nghiên cứu và đổi mới mạnh mẽ trong công


KHOA HỌC XÃ HỘI


tác đào tạo để sinh viên sư phạm ra trường
có thể đáp ứng cũng như thích ứng được yêu
cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Giáo
dục theo định hướng STEM trong đào tạo
sẽ giúp gắn kết chặt chẽ giữa lí luận và thực
tiễn, kết nối chặt chẽ kiến thức của các môn
học để làm nên sản phẩm hữu ích trong
cuộc sống.

2.Giới thiệu về giáo dục STEM

STEM là cụm từ được viết tắt từ chữ
cái đầu của các từ: Science (khoa học),
Technology (công nghệ), Engineering (kỹ
thuật) và Math (toán học). Từ khóa STEM
được sử dụng lần đầu tiên từ những năm
2000 bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (National
Science Foundation – NSF), Hoa Kỳ [6].
Có những quan điểm khác nhau về STEM
nhưng theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa
học của Mỹ (NSTA) thì giáo dục STEM là một
cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học,
trong đó, các khái niệm học thuật mang tính
nguyên tắc được lồng ghép với các bài học
trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các
kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết
nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc
và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các

năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng
cạnh tranh trong nền kinh kế mới [5].
Theo Phạm Quang Tiệp [7], về bản chất,
giáo dục STEM trang bị cho người học những
kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học nhưng các kiến thức, kỹ năng này
phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho
nhau, giúp người học không chỉ có hiểu biết
về nguyên lý mà còn có thể áp dụng chúng để
thực hành và tạo ra được những sản phẩm có
thể ứng dụng được trong cuộc sống. Việc tích

hợp trong giáo dục STEM không thực hiện
dàn trải trên phạm vi rộng lớn mà chỉ tập
trung vào 4 lĩnh vực cụ thể, đó là khoa học,
công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Dạy học theo mô hình STEM là tổ chức
dạy “Học qua hành”–“Learning by doing”.
Quá trình học tập của người học chủ yếu
theo phương thức làm việc, thực hành, trải
nghiệm và hợp tác. Thông qua hoạt động
thực tiễn, người học tự khám phá, phát hiện
ra tri thức khoa học, từ đó hình thành và
phát triển được kỹ năng tìm tòi, khai thác và
ứng dụng tri thức khoa học đó vào thực tiễn.
Trong dạy học theo mô hình STEM, giáo
viên là người xác định mục tiêu, định hướng
và hướng dẫn để học sinh tìm tòi, kiến tạo
kiến thức cho chính mình. Giáo viên khéo

léo dẫn dắt, giúp đỡ người học khi cần
nhưng tuyệt đối không làm thay. Học sinh
học được và nắm vững được kiến thức là do
tìm hiểu, phân tích được các kiến thức liên
quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và toán học để giải quyết nhiệm
vụ đặt ra, tiếp nhận kiến thức mới một cách
tự nhiên mà không hề có cảm giác nặng nề,
áp lực hay quá tải.
Mục tiêu của giáo dục STEM không phải
là dạy cho học sinh trở thành những nhà
toán học, khoa học, kỹ sư hay những kỹ
thuật viên mà hướng tới phát triển ở người
học những kỹ năng có thể được sử dụng
trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay,
đó chính là kỹ năng STEM. Theo Đỗ Văn
Tuấn [8], kỹ năng STEM là sự tích hợp, lồng
ghép hài hòa từ nhóm các kỹ năng: Kỹ năng
khoa học; kỹ năng công nghệ; kỹ năng kỹ
thuật; kỹ năng toán học. Ngoài nhóm các kỹ
năng trên, theo Phạm Đức Quang [4], giáo
dục STEM còn giúp cho học sinh có những
kỹ năng cần thiết để phát triển tốt trong thế
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017  11


KHOA HỌC XÃ HỘI

kỷ 21 như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy
phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao

tiếp, …
Với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển của nước ta
hiện nay thì cần phải tăng dần quy mô các
chương trình đào tạo chất lượng cao, các
chuyên ngành khoa học cơ bản, các ngành
học liên quan đến các lĩnh vực STEM. Đây là
một trong những yêu cầu được đặt ra trong
Chỉ thị về những nhiệm vụ chủ yếu năm học
2017–2018 của ngành giáo dục [2].

3.Một số đề xuất nhằm tiếp cận
giáo dục STEM trong đào tạo sinh
viên ngành sư phạm Toán tại trường
Đại học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương được Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành
đại học sư phạm Toán từ năm 2004. Trước
khóa tuyển sinh năm 2009, Nhà trường đào
tạo theo niên chế, chương trình thiết kế với
210 đơn vị học trình. Từ khóa tuyển sinh
năm 2009, ngành đại học sư phạm Toán
chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Hiện nay chương trình đào tạo gồm 130 tín
chỉ, chia thành 2 khối kiến thức: Kiến thức
giáo dục đại cương (44 tín chỉ), Kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp (86 tín chỉ).
Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành

sư phạm Toán hiện đang được học các học
phần về Toán học và các học phần Tin
học cơ sở (TI1201), Ngôn ngữ lập trình
Pascal 1 (TI1242), Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học môn Toán (TN2287),… Tuy
nhiên, kiến thức mà sinh viên tiếp nhận được
thường dưới dạng rời rạc, không được kết nối
với nhau. Đặc biệt, việc vận dụng kiến thức
lĩnh vực toán, khoa học, kỹ thuật và công
12  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017

nghệ vào thực tiễn chưa được khai thác một
cách hệ thống dẫn đến người học có thể nắm
được lý thuyết nhưng không quan tâm đến
ứng dụng thực tế của kiến thức đã học khiến
cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc vận
dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
Trên cơ sở những đòi hỏi về đội ngũ giáo
viên ngành Toán nhằm đáp ứng yêu cầu
trong chương trình giáo dục phổ thông mới,
chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm tiếp
cận giáo dục STEM trong đào tạo giáo viên
ngành đại học sư phạm Toán để khắc phục
những hạn chế nêu trên.

3.1. Nâng cao nhận thức của giảng
viên nhà trường đối với giáo dục STEM
Hiện nay, giáo dục STEM còn khá mới đối
với Việt Nam. Bộ GD&ĐT mới phối hợp với

Hội đồng Anh thí điểm giáo dục STEM trong
chương trình chính khóa ở một số trường
tiểu học và trung học cơ sở trong hai năm
học vừa qua. Tuy nhiên, xác định đây là xu
thế tất yếu để các nhà trường đào tạo người
học có kiến thức, có kỹ năng đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển khoa học, công nghệ
của thế kỉ 21 nên không phải chỉ các trường
phổ thông mà chính từ các trường sư phạm
cũng cần phải quan tâm, có định hướng đổi
mới trong công tác đào tạo sinh viên để khi
tốt nghiệp, về trường phổ thông làm việc các
em không xa lạ với giáo dục STEM và có thể
triển khai ngay nội dung này trong công việc
của mình. Thực hiện điều này, cần sự thay
đổi bắt đầu từ giảng viên, trước hết là đối với
nhận thức của họ về giáo dục định hướng
STEM, thấy được những điểm ưu việt của
giáo dục STEM để từ đó vận dụng, khai thác
trong quá trình dạy học của mình. Là trường
đại học đa ngành, Trường Đại học Hùng


KHOA HỌC XÃ HỘI

Vương rất có lợi thế trong đào tạo theo định
hướng STEM. Nhà trường đang đào tạo các
ngành sư phạm Toán, sư phạm Lý, sư phạm
Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Công nghệ
kỹ thuật điện, điện tử,… Các giảng viên còn

khá trẻ, năng động, nhiệt huyết, được đào
tạo bài bản nên có nhiều thuận lợi trong
việc cùng nhau triển khai các dự án nghiên
cứu khoa học. Chính vì vậy, Nhà trường nên
dành kinh phí giúp cho các giảng viên, nhất
là giảng viên thuộc nhóm ngành có lợi thế
trong giáo dục STEM để triển khai, nghiên
cứu các dự án, các sản phẩm thực tế trên cơ
sở tạo lập các nhóm nghiên cứu và ứng dụng
STEM, tạo ra sản phẩm là các mô hình sử
dụng trong dạy học, hay là các sản phẩm có
thể chuyển giao trong thực tiễn.

3.2. Cấu trúc lại chương trình đào tạo
theo hướng chú trọng đồng thời cả kiến
thức lý thuyết và kỹ năng thực hành
Trong năm học 2017–2018, Nhà trường
đang triển khai thực hiện rà soát, cấu trúc
lại chương trình đào tạo các ngành trong
đó có ngành đại học sư phạm Toán. Việc
điều chỉnh chương trình đào tạo lần này
được thực hiện theo nhóm ngành đào tạo và
không chỉ xem xét tối đa đến tính liên thông
dọc (giữa các bậc học trong cùng ngành)
và liên thông ngang (giữa các ngành trong
nhóm) mà còn tính đến cả sự kết nối kiến
thức, kiến thức liên môn giữa các ngành học
để tránh sự trùng lặp về nội dung trong các
học phần.
Với sự phát triển của giáo dục STEM hiện

nay, ngoài các kiến thức liên môn cần đưa
vào chương trình thì cần trang bị cả kiến
thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cho sinh
viên nhất là việc vận dụng kiến thức được
học vào thực tiễn thông qua các sản phẩm

cụ thể. Trong xây dựng chương trình, cùng
với các học phần được thiết kế theo dạng
“truyền thống” chia học phần theo các nội
dung kiến thức thì cần đưa vào các học phần
được thiết kế gồm các chủ đề mang tính tổng
hợp để có thể khai thác được nhiều kiến thức
từ các môn học khác nhau.

3.3. Thực hiện đổi mới tổ chức hoạt
động đào tạo
Cần tiếp tục đổi mới phương pháp đào
tạo, quan tâm bồi dưỡng, dạy các phương
pháp tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề
cho sinh viên. Chú trọng tổ chức hoạt động
đào tạo gắn với giáo dục STEM cho sinh
viên. Đối với nội dung các học phần chuyên
ngành có ứng dụng trong thực tiễn cao,
giảng viên nên giao nhiệm vụ cho sinh viên
với mục tiêu hiểu, nắm vững kiến thức lý
thuyết, đồng thời có khả năng thực hành
theo nguyên tắc gắn kiến thức được học với
ứng dụng của nó.
Trong quá trình học tập của sinh viên,
Nhà trường không những cần tạo cơ hội

cho người học được tham gia các hoạt động
giảng dạy, học tập ở phổ thông thông qua
dự giờ, tham gia thực tập sư phạm mà còn
quan tâm cho sinh viên cơ hội kết nối kiến
thức học ở trường đại học với kiến thức phổ
thông, dùng kiến thức học ở đại học để “soi
sáng”, làm rõ các vấn đề ở phổ thông.

3.4. Triển khai các hoạt động ngoại
khóa của sinh viên ngành Toán theo định
hướng giáo dục STEM
Do không thể đưa tất cả các nội dung giáo
dục STEM vào chương trình đào tạo, hơn
nữa, để phát huy tính chủ động, sáng tạo của
sinh viên thì ngoài các Câu lạc bộ đang hoạt
động do Hội Sinh viên Nhà trường tổ chức,
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017  13


KHOA HỌC XÃ HỘI

cần khuyến khích sinh viên ngành Toán kết
hợp với sinh viên của các ngành Công nghệ
thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện
tử, Nông Lâm Ngư,… thành lập các Câu lạc
bộ STEM để cùng nghiên cứu, triển khai các
dự án thiết kế các sản phẩm ứng dụng trong
thực tiễn nhờ sử dụng các kiến thức đã học,
nhất là các sản phẩm được thiết kế dựa trên
kiến thức của các môn học ở phổ thông. Việc

tổ chức các câu lạc bộ này một mặt sẽ giúp
cho sinh viên thấy yêu thích nghiên cứu khoa
học, thúc đẩy các em tự giác tìm tòi, nghiên
cứu, mặt khác sẽ góp phần trang bị thêm kỹ
năng xây dựng chủ đề kiến thức theo hướng
tích hợp và gắn kiến thức học được của học
sinh với thực hành thực tế nhiều hơn.
Ngoài ra, Nhà trường nên tổ chức Ngày
hội STEM để các sinh viên trưng bày, giới
thiệu kết quả của các dự án là các sản phẩm
nghiên cứu của câu lạc bộ STEM. Đây cũng
là cơ hội để cho sinh viên được trao đổi, học
hỏi lẫn nhau, tạo ra môi trường học tập tốt
không chỉ đối với sinh viên của Nhà trường
mà còn đối với cả các em học sinh trên địa
bàn cũng như những người quan tâm đến
giáo dục STEM.

4.Kết luận

Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục
gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành,
giữa kiến thức được học và ứng dụng kiến
thức đó vào thực tiễn, đồng thời khơi dậy
được sự hứng thú, niềm đam mê của người
học trong quá trình học tập. Để sinh viên
ngành sư phạm Toán của Nhà trường sau khi
tốt nghiệp, ra trường đáp ứng được yêu cầu
của đổi mới giáo dục ở phổ thông sau năm
2018 thì ngay trong quá trình đào tạo trong

trường sinh viên cần được học, được làm
quen và tiếp cận với giáo dục STEM. Thực
14  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017

hiện điều này vừa giúp cho sinh viên ngành sư
phạm phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân
của mình thông qua giáo dục STEM, vừa giúp
các em được trang bị kiến thức chuyên môn
gắn kết chặt chẽ với việc vận dụng kiến thức
đó vào trong thực tiễn cuộc sống.

Tài liệu tham khảo
[1]  Kerry Bissaker (2014). Transforming STEM
education in an innovative Australian
School: The Role of Teachers’ and Academics’
Professional. Partnerships, />10.1080/00405841.2014.862124
[2]  Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị về nhiệm
vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành
giáo dục.
[3]  Nguyễn Thanh Nga cb (2017). Thiết kế và
tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông,
NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
[4]  Phạm Đức Quang (2017). Hướng tới dạy học
Toán ở trường phổ thông Việt Nam theo
tiếp cận giáo dục STEM, Tạp chí Khoa học
giáo dục, số 141, 11–14.
[5]  Đỗ Đức Thái (2017). Việt Nam học được gì từ
giáo dục STEM? />[6]  Chu Cẩm Thơ (2016). Bài học về thay đổi
đào tạo/bồi dưỡng giáo viên từ ngày hội

STEM và ngày Toán học mở ở Việt Nam,
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, số
61, tr 195–201.
[7]  Phạm Quang Tiệp (2017). Bản chất và đặc
điểm của mô hình giáo dục STEM, Tạp chí
Khoa học giáo dục, số 145, tr 61–64.
[8]  Đỗ Văn Tuấn (2014). Những điều cần biết
về giáo dục STEM. Tạp chí Tin học và Nhà
trường, số 281, tr 4–7.
(Xem tiếp trang 34)



×