Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây bưởi diễn của nông hộ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA TIẾN THUẬT

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÂY BƯỞI DIỄN CỦA NÔNG HỘ HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8.62.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa h-ọc: TS. Nguyễn Hữu Thọ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.



Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn

La Tiến Thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT,
cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập tại trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị,
trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, các hộ gia đình, các khuyến nông
viên xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những
lý do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019

Tác giả luận văn\

La Tiến Thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về nông hộ ............................................................................. 4
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến sản xuất ..................................................... 4
1.1.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn ....................................................... 8
1.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây bưởi Diễn ............................................. 9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn ...................... 14
1.2. Cơ sở pháp lí của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 16

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới.............................................. 19
1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ............................................ 22
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 28
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 28
2.1.3. Khí hậu - Thủy Văn............................................................................... 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................... 30
2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
2.1.6. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây ăn quả ............................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 35
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 37
2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cây bưởi Diễn ............................... 37
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả, hiệu quả kinh tế.................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Tình hình trồng bưởi và cây có múi huyện Văn Bàn ............................... 39
3.2. Thực trạng sản xuất bưởi Diễn huyện Văn Bàn ....................................... 40
3.2.1. Công tác quy hoạch và phát triển cây Bưởi Diễn ................................. 40
3.1.2. Về công tác phát triển giống cây bưởi Diễn ......................................... 42
3.1.3. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ ...................................... 42
3.1.4. Tình hình tổ chức sản xuất của các hộ trồng bưởi Diễn ....................... 45

3.1.5. Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn ................................................................. 46
3.3. Hiệu quả kinh tế cây bưởi Diễn của các hộ nghiên cứu .......................... 50
3.3.1. Đặc điểm chung về hộ nghiên cứu ........................................................ 50
3.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ nghiên cứu ....... 51
3.3.3. Chi phí sản xuất bưởi Diễn của hộ nghiên cứu ..................................... 53
3.3.3.1. Chi phí trồng mới ............................................................................... 53
3.3.3.2. Chi phí thời kỳ sản xuất kinh doanh .................................................. 54
3.3.4. Kết quả và hiệu quả trồng bưởi Diễn của hộ nghiên cứu ..................... 55
3.4. Hiệu quả xã hội của phát triển cây bưởi Diễn ở huyện Văn Bàn ............ 58
3.5. Hiệu quả môi trường của phát triển cây Bưởi Diễn ở huyện Văn Bàn .... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn của nhóm hộ
nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Bàn ......................................................... 60
3.6.1. Yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 60
3.6.2. Yếu tố kỹ thuật ...................................................................................... 60
3.6.3. Yếu tố kinh tế - xã hội ........................................................................... 65
3.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát
triển bưởi Diễn trên địa bàn huyện Văn Bàn .................................................. 68
3.8. Những giải pháp đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả cây bưởi
Diễn của huyện Văn Bàn................................................................................. 70
3.8.1. Nhóm giải pháp quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh ...... 70
3.8.2. Nhóm giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.................................... 70
3.8.3. Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật ....................................................... 71
3.8.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn lao động ......................................... 71

3.8.5. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ....................................... 72
3.3.6. Nhóm giải pháp về tiêu thụ sản phẩm ................................................... 73
3.8.7. Xây dựng, thực hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả ..... 74
3.8.8. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển cây bưởi Diễn ........... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CC

:

Cơ cấu

DT

:

Diện tích


GO

:

Tổng giá trị sản xuất

HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

IC

:

chi phí trung gian

KTCB

:

Kiến thiết cơ bản

MI

:

Thu nhập hỗn hợp


MTQG

:

Mục tiêu Quốc gia

NLN

:

Nông lâm nghiệp

NN

:

Nông nghiệp

PNN

:

Phi nông nghiệp

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh


TS

:

Thủy sản

TSCĐ

:

Tài sản cố định

VA

:

Giá trị gia tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới .................. 19


Bảng 1.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng
bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2017 ........................................... 20

Bảng 1.3.

Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam giai đoạn
2010 - 2018 .................................................................................. 23

Bảng 1.4.

Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005-2017) ...... 25

Bảng 2.1.

Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng ................ 30

Bảng 3.1.

Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả chính huyện Văn Bàn ...... 39

Bảng 3.2.

Phân bố diện tích cây bưởi Diễn của huyện Văn Bàn (Giai
đoạn 2016 - 2018)........................................................................ 41

Bảng 3.3.

Tình hình chăm sóc bưởi diễn tại huyện Văn Bàn ..................... 44


Bảng 3.4.

Thông tin chung về hộ điều tra .................................................... 50

Bảng 3.5.

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn .................................. 51

Bảng 3.6.

Chi phí trồng mới 1 ha bưởi Diễn thời kỳ KTCB ....................... 53

Bảng 3.7.

Chi phí sản xuất bình 1 ha bưởi Diễn trong giai đoạn SXKD .... 54

Bảng 3.8.

Kết quả và hiệu quả bình quân của hộ trồng bưởi....................... 56

Bảng 3.9.

Hiệu quả kinh tế cây bưởi Diễn tính theo mô hình canh tác ....... 57

Bảng 3.10. Bảng so sánh năng suất quả giữa 2 giống ghép và chiết ............. 61
Bảng 3.11. Ma trận SWOT phát triển bưởi Diễn ........................................... 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu các loại mô hình sản xuất của các hộ trồng bưởi Diễn ...... 46
Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng bưởi Diễn .................................................... 47
Hình 3.3: Các hình thức cung ứng bưởi Diễn ................................................. 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nông thôn Việt Nam là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì
vậy Phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến
lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Phát triển
nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía
cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân nhằm
thúc đẩy phát triển nông thôn, hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố,
một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn.
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng đang được xem là cây
trồng quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông
nghiệp. Bưởi Diễn là loại bưởi quả nhỏ, vỏ mỏng, múi đầy căng và mọng
nước, có mùi hương thơm mát và vị ngọt thanh khiết, là một trong những
giống cây ăn quả đặc sản của đất Hà Thành, có xuất xứ từ xã Phú Diễn huyện
Từ Liêm - Hà Nội. Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giống cây

bưởi Diễn được nhân trồng ra nhiều địa phương khác thuộc các huyện ngoại
thành Hà Nội như: Đan Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai,... Bưởi Diễn không
chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng bảo vệ và cải thiện
môi trường sinh thái mà còn đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói
giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Huyện Văn Bàn là một trong những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung
như cây bưởi Diễn, cam Canh, nhãn,... Là một trong những địa phương của
tỉnh Lào Cai tham gia Đề án “Phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2016". Trong những năm gần đây, huyện
Văn Bàn đã chỉ đạo các địa phương vùng đồi gò từng bước đưa những giống
cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt cây bưởi Diễn vào sản xuất,
chuyển đổi tập quán canh tác và cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




x
người nông dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung toàn huyện.
Tuy nhiên, thực tế diện tích trồng cây bưởi Diễn của huyện Văn Bàn còn
rất hạn chế, công tác quy hoạch vùng trồng tập trung chưa được đẩy mạnh.
Bưởi Diễn được nông dân trồng và phát triển theo hướng tự phát, quy mô nhỏ
lẻ, phân tán, trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa chú trọng cải
tiến kỹ thuật canh….. Tỷ lệ bưởi hư hỏng, chất lượng giảm sút sau thu hoạch
do chưa có cách bảo quản tối ưu làm giảm hiệu sản xuất. Chất lượng và sản
lượng bưởi Diễn hàng năm của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của người dân trên địa bàn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng.
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây Bưởi
Diễn của nông hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" là hết sức cần thiết nhằm
khẳng định được giá trị kinh tế của cây bưởi Diễn để từ đó phát triển vùng

trồng cây bưởi Diễn tập trung, quy mô lớn với kỹ thuật canh tác hiện đại
nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân, góp phần chung vào thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế toàn huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế cây Bưởi Diễn của các hộ nông
dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng
Bưởi Diễn trên địa bàn nghiên cứu.
(3) Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
phát triển bền vững cây Bưởi Diễn của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp lôgic, lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xi
- Phương pháp phân tích so sánh, kết hợp phân tích định tính, định
lượng phương pháp thay thế liên hoàn để nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu
(1) Bưởi Diễn là một loại cây ăn quả thế mạnh của huyện Văn Bàn, khác
với các loại bưởi khác, bưởi Diễn không chỉ phục vụ nhu cầu ăn tươi thông
thường mà còn có ý nghĩa làm quà biếu, tặng, thờ cúng vào dịp lễ tế, đặc biệt
là Tết Nguyên đán hàng năm nên mặc dù mẫu mã chưa thực sự đẹp nhưng
nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao. Trồng bưởi Diễn mang lại thu nhập cao cho
người trồng bưởi. Bưởi Diễn cũng là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng,

hiện nay nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn hàng hóa theo
hướng bền vững, đẩy mạnh khâu liên kết trong tiêu thụ để tăng giá trị của sản
phẩm bưởi Diễn trên địa bàn huyện Văn Bàn là rất cần thiết.
(2) Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây và sản lượng bưởi
Diễn trên địa bàn huyện tăng đáng kể. Việc trồng và phát triển cây bưởi Diễn
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, còn một số bất
cập như: Sản xuất bưởi Diễn trên hiện còn manh mún, phân tán chủ yếu trồng
ở quy mô hộ gia đình, chưa hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng
hóa. Bưởi Diễn Văn Bàn chưa có thương hiệu đăng ký bảo hộ sản phẩm cũng
như chưa có chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Hộ trồng bưởi gặp nhiều khó khăn
như diện tích đất trồng bưởi ngày càng bị thu hẹp, bưởi Diễn chịu nhiều loại
sâu bệnh, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu nên sản
lượng không ổn định.
(3) Thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn Văn Bàn hiện nay khá thuận
lợi, gần thị trường tiêu thụ lớn là thành phố Hà Nội, nhu cầu tiêu thụ bưởi
Diễn của người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay bưởi Diễn Văn
Bàn vẫn chưa có được thương hiệu riêng cũng như vị thế trên thị trường.
Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác
xây dựng và phát triển thương hiệu bưởi Diễn Văn Bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xii
(4) Sự phát triển cây bưởi Diễn ở huyện Văn Bàn chịu tác động của các
yếu tố như yếu tố điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu; yếu tố kỹ thuật gồm kỹ
thuật nhân giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh; yếu tố kinh tế - tổ chức như
vốn, liên kết trong sản xuất; Bưởi Diễn bị cạnh trang gay gắt bởi các loại bưởi

khác như Đoan Hùng, Phúc Trạng, Da Xanh, Năm Roi,.. hay sản phẩm bưởi
Diễn được trồng ở các địa phương khác; các hình thức liên kết giữa sản xuất
và tiêu thụ, trong quá trình tiêu thụ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
(5) Để phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Văn Bàn hiện nay,
cần tập trung thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp sau:
- Quy hoạch vùng sản xuất nhằm hình thành các vùng trồng bưởi Diễn
hàng hóa, tập trung, ổn định với cơ sở hạ tầng tốt.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để hình thành trục giao thông thuận
lợi, đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các vùng, đặc biệt là đối với hoa quả tươi.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao
năng suất, chất lượng cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng.
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động, mở các lớp tập huấn kiếu
tthức về kỹ thuật, rồng và chăm sóc cây bưởi Diễn.
- Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn: nên theo theo
kênh trực tiếp từ người sản xuất - siêu thị - người tiêu dùng.
- Phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây có múi nói
chung và bưởi Diễn nói riêng ra các tỉnh thành trên cả nước.
- Xây dựng, thực hiện và nhân rộng mô hình tiêu thụ bưởi Diễn có hiệu quả.
- Giải pháp về chính sách: rà soát, tiếp tục bổ sung cơ chế, chính sách để
thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn nhằm xây dựng
thương hiệu Bưởi Văn Bàn, tạo vị thế trên thị trường hoa quả nội địa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên thiên

nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì
vậy Phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến
lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Phát triển
nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía
cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân nhằm
thúc đẩy phát triển nông thôn, hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố,
một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn.
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng đang được xem là cây
trồng quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông
nghiệp. Bưởi Diễn là loại bưởi quả nhỏ, vỏ mỏng, múi đầy căng và mọng
nước, có mùi hương thơm mát và vị ngọt thanh khiết, là một trong những
giống cây ăn quả đặc sản của đất Hà Thành, có xuất xứ từ xã Phú Diễn huyện
Từ Liêm - Hà Nội. Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giống cây
bưởi Diễn được nhân trồng ra nhiều địa phương khác thuộc các huyện ngoại
thành Hà Nội như: Đan Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai,... Bưởi Diễn không
chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng bảo vệ và cải thiện
môi trường sinh thái mà còn đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói
giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Huyện Văn Bàn là một trong những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung
như cây bưởi Diễn, cam Canh, nhãn,... Là một trong những địa phương của
tỉnh Lào Cai tham gia Đề án “Phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2016". Trong những năm gần đây, huyện
Văn Bàn đã chỉ đạo các địa phương vùng đồi gò từng bước đưa những giống


2
cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt cây bưởi Diễn vào sản xuất,
chuyển đổi tập quán canh tác và cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho
người nông dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung toàn huyện.
Tuy nhiên, thực tế diện tích trồng cây bưởi Diễn của huyện Văn Bàn còn

rất hạn chế, công tác quy hoạch vùng trồng tập trung chưa được đẩy mạnh.
Bưởi Diễn được nông dân trồng và phát triển theo hướng tự phát, quy mô nhỏ
lẻ, phân tán, trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa chú trọng cải
tiến kỹ thuật canh….. Tỷ lệ bưởi hư hỏng, chất lượng giảm sút sau thu hoạch
do chưa có cách bảo quản tối ưu làm giảm hiệu sản xuất. Chất lượng và sản
lượng bưởi Diễn hàng năm của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của người dân trên địa bàn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng.
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây Bưởi
Diễn của nông hộ huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" là hết sức cần thiết nhằm
khẳng định được giá trị kinh tế của cây bưởi Diễn để từ đó phát triển vùng
trồng cây bưởi Diễn tập trung, quy mô lớn với kỹ thuật canh tác hiện đại
nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân, góp phần chung vào thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế toàn huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế cây Bưởi Diễn của các hộ nông
dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng
Bưởi Diễn trên địa bàn nghiên cứu.
(3) Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
phát triển bền vững cây Bưởi Diễn của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


3
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả kinh tế của bưởi Diễn
trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số xã đại diện có diện tích trồng

cây bưởi Diễn lớn trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tập trung phân
tích hiệu quả và những giải pháp phát triển cây bưởi Diễn phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của huyện.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu
thập trong các năm từ năm 2014 - 2018; Các số liệu sơ cấp khảo sát số liệu
của các nông hộ trong năm 2018.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa trong khoa học
Thông qua quá trình thực hiện đề tài có điều kiện củng cố và áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đồng thời bổ sung những kiến thức
còn thiếu cho bản thân.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xác định được hiệu quả kinh tế của cây bưởi Diễn, từ đó đề xuất được
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi Diễn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa
phương sử dụng trong công tác phát triển cây ăn quả nói chung và cây bưởi
Diễn nói riêng.


4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ mà các hoạt động của họ gắn liền với lĩnh vực
nông nghiệp [30]
Theo Nguyễn Phúc Thịnh, 2017 [24]: Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở mà
ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu
thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tư cách là một đơn vị kinh tế, hộ
được phân tích từ nhiều gốc độ:

- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế: đất đai, lao động, vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ,...
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm gia đình và hộ nông dân.
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến sản xuất
1.1.2.1. Khái niệm sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình
tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt
động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Như vậy, kết quả cuối cùng của sản xuất là sản phẩm. Sản phẩm có thể
là hàng hóa hay dịch vụ.
Trong chuỗi hàng hóa, mỗi thành viên đều tạo ra được sản phẩm riêng
của mình. Sản phẩm của thành viên trước là chi phí trung gian của các thành
viên kề sau nó. Sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu
dùng là sản phẩm cuối cùng của chuỗi.


5
1.1.2.2. Các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất
i) Vốn
Vốn được xem như là mộ yếu tố nhập lượng bao gồm tất cả các trang
thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa vốn còn
được thể hiện thông qua sản phẩm của những hoạt động trước đó, mà liên
quan đến hoạt động sản xuất hiện tại. Nhìn chung, vốn được kết hợp với các
yếu tố nhập lượng khác như lao động, năng lượng và những nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm cụ thể nào đó.
Vốn được đo lường bằng giá trị mà chúng được sử dụng trong quá trình
sản xuất và được xem như là một thứ hàng hóa. Vì vậy trong mỗi giai đoạn

sản xuất sẽ xuất hiện một khoảng chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn như
chi phí khấu hao máy móc thiết bị và các khoản chi phí mang tính thời kỳ cho
việc sử dụng các nguồn lực như lãi suất.
ii) Lao động
Lao động là một nguồn lực cần thiết trong bất kỳ một hoạt động nào
trong xã hội nói chung cũng như trong nền kinh tế nói riêng. Phạm vi tham
gia của lao động vào các hoạt động sản xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc
điểm của từng ngành nghề cụ thể, cũng như đòi hỏi người lao động phải đáp
ứng trình độ nhất định.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc đo lường giá trị của lao
động là xuất phát từ sự khác nhau về chất lượng lao động của các cá nhân
khác nhau. Nhìn chung, với mức chất lượng lao động khác nhau thì sẽ tương
ứng với mức thu nhập (tiền lương) khác nhau và xuất hiện khái niệm nguồn
nhân lực (human capital). Vì vậy, khoản thu nhập của người lao động phải
được bao gồm khoản thanh toán cho việc sử dụng lao động và khoản thu nhập
đối với nguồn nhân lực.


6
iii) Đất đai
Đất đai được xem như là một trong ba nguồn lực sản xuất. Giống như
lao động, đất đai cũng là một nguồn lực không đồng nhất. Chất lượng đất
khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm về địa lý,… Vì vậy, có sự chênh
lệch thanh toán cho việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất, bao gồm chi phí
thuê đất để sản xuất. Hơn nữa chất lượng của đất cũng ảnh hưởng phần nào
đến hiệu quả, năng suất của công nghệ được áp dụng trong sản xuất.
Bên cạnh các nguồn lực đầu vào vốn, lao động, đất đai, còn có các
nguồn lực đầu vào khác như năng lượng điện, nước, phân bón,… Mỗi yếu tố
có một đặc điểm riêng mà chúng có thể trở thành nhân tố thiết yếu trong hoạt
động sản xuất.

1.1.2.3. Hiệu quả sản xuất
Theo David Begg (1992) [29] “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại
hàng hóa khác” và Ông còn khẳng định “Hiệu quả sản xuất nghĩa là không
lãng phí”. Các quan điểm này đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước
phát triển nhưng khó xác định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm,
nhất là ở các nước đang phát triển hay chậm phát triển.
Các nhà kinh tế học thị trường như Samuelson (2002) [31] cho rằng
“Hiệu quả sản xuất là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực của xã hội
được sử dụng hết để mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng”
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) [8] “Hiệu quả sản xuất là một phạm trù
kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh”. Quan điểm
này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả
của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.


7
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất như trên ta thấy rằng
hiệu quả sản xuất là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và
quản lý. Hơn nữa việc xác định hiệu sản xuất quả là vấn đề hết sức khó khăn và
phức tạp về lý luận và cả thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích
của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời
sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất
không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Quan điểm về hiệu quả sản xuất trong điều kiện hiện nay là phải thoả
mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã
hội và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả sản xuất của một quá
trình nào đó cần được đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế,

hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.1.2.4. Khái niệm sản phẩm
Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý
học, hoá học, sinh học... có thể quan sát được, dùng để thoả mãn những nhu
cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống.
Theo quan điểm Marketing hiện đại: Sản phẩm là thứ có khả năng thoả
mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và
có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm
và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố
cơ bản sau đây:
+ Yếu tố vật chất.
+ Yếu tố phi vật chất.
Theo quan niệm này, sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang
và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu.
Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý
đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất,
khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm.


8
1.1.2.5. Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện
được các khía cạnh sau:
(1) Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng nhằm thể
hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
(2) Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu
dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
(3) Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ
thể của từng người, từng địa phương. Phong tục tập quán của một cộng đồng
có thể phủ nhận hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có

chất lượng.
(4) Chất lượng sản phẩm còn thể hiện thông qua tính kịp thời cả về thời
gian lẫn số lượng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm có thể được hiểu: “Chất lượng sản phẩm
là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa
mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định”.
Hiểu một cách tổng quát, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù
hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà người ta gọi tóm tắt là
3P, đó là:
1) Performance hay Perfectibility: hiệu năng, khả năng hoàn thiện
2) Price: giá thỏa mãn nhu cầu
3) Punctuallity: đúng thời điểm
1.1.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi
Luận văn này quan điểm về hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi đứng trên góc độ
người sản xuất. Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi là một phạm trù khoa học phản ánh trình độ
khai thác, quản lý các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất bưởi nhằm
đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất.


9
Trong sản xuất bưởi, mục tiêu của các nông hộ là tăng năng xuất và chất
lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Thông
thường người sản xuất thường mong muốn tăng thêm sản lượng sản phẩm đầu
ra trong điều kiện nguồn lực sản xuất sử dụng tiết kiệm nhất. Như vậy, tiêu
chuẩn hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản xuất bưởi là sự tối đa hoá kết quả và
tối thiểu hoá chi phí.
Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi cần tính toán các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế cũng như đo lường mức độ hiệu quả kinh tế mà các hộ đạt được

trong quá trình sản xuất. Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính: Bưởi là
cây ăn quả dài ngày, mức đầu tư chi phí và thu nhập khác nhau qua từng năm.
Chu kỳ sản xuất cây bưởi gắn liền với chu kỳ sống của nó. Khi đánh giá hiệu
quả kinh tế không chỉ xét trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và
gắn với phát triển bền vững. Để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi cần
phân tích hiệu quả kinh tế bằng phương pháp hạch toán hàng năm và phương
pháp phân tích đầu tư dài hạn.
Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế: Phương pháp này thực hiện
bằng cách tính toán chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh kết quả
thực tế của các hộ đạt được với kết quả của hộ thực hiện tốt nhất trong cùng
một điều kiện. Việc so sánh này cho phép tính toán được mức độ hiệu quả
kinh tế của từng hộ sản xuất.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây bưởi Diễn
Bưởi Diễn có nguồn gốc từ làng Diễn trước đây, nay là phường Phúc
Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Từ lâu bưởi Diễn đã được xếp vào hàng đặc sản hoa
trái đất Hà Thành, vốn là thứ quà quý tiến Vua.
Bưởi Diễn có màu vàng tươi đẹp mắt, mùi vị đặc trưng, ngọt mát, đậm
đà. Quả tuy nhỏ nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng. Không chỉ đẹp mắt, cách
thưởng thức đặc biệt của bưởi Diễn khiến loại quả quê dân dã này trở nên


10
khác biệt. Khi bưởi được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi ăn ngon
nhất khi ngắt xuống 2 tuần, để xuống nước, múi căng mọng rất hấp dẫn. Bưởi
để lâu vỏ bị khô quắt lại nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm
ngây ngất long người. Nếu như các loại quả khác để 2 đến 3 tháng là khô quắt
thì bưởi Diễn có thể bảo quản được trong thời gian lâu gấp 2- 3 lần. Chính vì
vậy bưởi Diễn là một trong những sự lựa chọn hợp lý để bày mâm ngũ quả ngày
tế để thờ cúng tổ tiên hay để làm quà biếu người thân. Hiện tại, cây bưởi Diễn

được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hưng Yên, Bắc Giang,
Phú Thọ, bưởi Diễn cũng đã có những đặc trưng riêng, thương hiệu riêng.
1.1.4.1. Đặc điểm kinh tế
Bưởi là những thức ăn quý được thuần dưỡng từ lâu đời. Trong bưởi có
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: giàu khoáng chất, vitamin,
nhất là vitamin C giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng. Trong các
loại bưởi ngoài vitamin, chất khoáng còn chứa lượng lớn chất xơ giúp cặn bã
của quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó làm cho hàm lượng đường
trong máu tăng ở mức độ vừa phải và được duy trì ở mức cần thiết, nhờ đó mà
cơ thể không thừa đường, không chuyển mỡ dự trữ ở các mô gây béo phì. Các
loại vitamin A, E và C là các chất chống ôxi hóa và có nhiều trong quả bưởi,
rất tốt cho sức khỏe của con người [5]
Thực tế cho thấy thu nhập từ cây bưởi gấp 2 - 4 lần cây lúa. Trung bình
thu nhập 100 - 150 triệu đồng/ha. Mặt khác, cùng với quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng thì việc lựa chọn trồng cây ăn quả nói chung, cây bưởi nói riêng
là giải pháp đúng đắn để phá thế độc canh, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông
dân. Việc tổ chức sản xuất cây bưởi nếu hình thành được các vùng chuyên
canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và đòi hỏi phải có các chính sách kinh tế
linh hoạt để kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
bưởi, cung cấp nhiều chủng loại bưởi cho thị trường và hạn chế được tính thời
vụ trong sản xuất.


11
1.1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật
Bưởi Diễn là loài cây sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời kì kiến thiết cơ
bản và thời kì kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thường dài 3 - 4 năm,
chỉ có chi phí mà chưa có thu hoạch. Ở giai đoạn này, nếu được đầu tư chăm
sóc đúng mức chẳng những rút ngắn được giai đoạn kiến thiết cơ bản mà còn
cho năng suất cao và kéo dài được giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn kinh

doanh dài, ngắn với năng suất và sản lượng tăng dần theo tuổi cây và mật độ
trồng đến đỉnh cao rồi lại giảm dần.
Sản phẩm của cây bưởi là loại quả chứa nhiều nước dễ hư hỏng nhưng
lại yêu cầu đảm bảo chất lượng, tiêu dùng ngay và thường xuyên. Vì vậy, đòi
hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ
kỹ thuật phải cao.
- Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào vụ xuân
(tháng 2- vụ thu (tháng 8-10).
- Đất trồng bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu,
giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5- 6,5.
Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi
rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các
loại cây chắn gió.
- Mật độ và khoảng cách: Nên trồng mật độ là (5x5) mét 1 cây ( cây cách
cây 5 mét, hàng cách hàng 5 mét).
- Đào hố: Đất phù sa hố đào (60 cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp
trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoặc lên luống cao. Mỗi hố bón lót từ, phân
bón hữu cơ: 15-20kg, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các
loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm (việc đào hố,
bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 - 2 tháng).
Cách trồng: Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất
kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây
định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho
cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).[1]


12
* Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây bưởi
Cây bưởi (C. Grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân
bố rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới. Ngoài ảnh ảnh

hưởng tới năng suất, điều kiện khí hậu còn ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng,
độ lớn của quả, mã quả và chất lượng bên trong quả.
- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây
bưởi là 12 - 390C. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là - 8 đến - 110C, bưởi có thể
chống chịu được khi nhiệt độ lên đến 480C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh
trưởng của bưởi là 23 - 290C. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên
200C và tổng tích ôn từ 2.500 - 3.5000C đều có thể trồng được bưởi [1].
- Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 - 1.850
mm. Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn
nhưng tập trung vào một số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm,
phân hoá mầm hoa, ra hoa và quả phát triển. Bưởi không chịu được úng, ẩm
độ đất thích hợp là 70 - 80%.
- Yêu cầu về đất đai
Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 - 1m;
thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát
nước tốt. Đất phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức
trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2 - 3%; N tổng số: 0,1 - 0,15%; P2O5
dễ tiêu từ 5 - 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g; Ca, Mg: 3 4mg/100g). pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ 5,5 - 6,0 song
cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0 - 8,5 nhưng phải có biện pháp
cải tạo đất [22].


×