Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Sử 6 sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.6 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng
đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập khách quan với ý muốn
của con người. Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, học sinh không
thể tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử. Việc nhận thức lịch sử phải đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đó, việc tạo biểu
tượng lịch sử là một điều kiện để nhận thức lịch sử đúng như nó tồn tại. Trên cơ sở biểu
tượng mới hình thành được khái niệm và hiểu biết lịch sử một cách khoa học.
Có nhiều phương tiện, phương thức để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, trong
đó đồ dùng trực quan có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc khôi phục, tái tạo lại quá
khứ lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm nhiều loại:
hiện vật lịch sử, tranh ảnh, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, đồ thị, niên
biểu, sơ đồ,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần không nhỏ vào việc tạo biểu
tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm,
nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành…
Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội dung bài
viết, câu hỏi, bài tập. Do đó kênh hình đã thay thế một phần nội dung đáng kể của bài học.
Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình, khai thác triệt để
kênh hình qua đó nhận thức được sự kiện đang học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc
mà nhớ lâu, học sinh sẽ yêu thích lịch sử từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học lịch sử.
Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã
được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết
hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò


2
nhất định riêng. Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử


phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi lẽ:
Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội dung bài
viết, câu hỏi, bài tập. Do đó kênh hình đã thay thế một phần nội dung đáng kể của bài học.
Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu
tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, vì một số bài viết
trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu cầu học sinh thông qua làm
việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, cần thiết
liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một
không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh
sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ
năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh...
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của
kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viên
đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để khai thác kênh hình
sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên
nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử
nói riêng, bản thân tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: "Sự cần thiết của việc sử dụng
kênh hình trong dạy học lịch sử 6 để góp phần hình thành tri thức lịch sử cho học sinh".
Với việc nghiên cứu đề tài này, giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả
hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây
cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch
sử ở trường THCS ABC, tạo sự thích thú học tập cho học sinh và thông qua nội dung
kênh hình giáo dục cho học sinh kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh để nhận thức lịch
sử.



3
Từ những nhận thức lịch sử, giáo viên giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học
sinh biết quý trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng
tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các hình ảnh cũng như về các sự
kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những
nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về lịch sử của
nhân loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào
hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và
danh nhân Việt Nam nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Sự cần thiết của việc sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử 6 để góp phần hình thành tri thức lịch sử cho học sinh.”
- Phạm vi đề tài là học sinh lớp 6 của trường trung học cơ sở ABC trong năm học 2016
- 2017. Tôi tập trung khai thác những nội dung kênh hình đã cung cấp cho học sinh trong
sách giáo khoa với các kỹ năng có hiệu quả nhất định đáp ứng mục tiêu bài học.
- Kinh nghiệm của tôi sẽ có hiệu quả đối với những giáo viên biết vận dụng linh
hoạt các biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đặc
điểm của trường, lớp và địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”.
- Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6; tài liệu chuẩn
kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác.
- Sưu tầm thêm các tranh ảnh liên quan đến nội dung của đề tài.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.


4

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.

5. Tính mới của đề tài:
Đề tài có khả năng mang lại lợi ích thiết thực thông qua việc sử dụng kênh hình,
giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể một cách
khoa học, có phân tích, giải thích để đi đến những khái quát, rút ra những kết luận lịch sử.
Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn luyện, khả
năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên.


5

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức Lịch sử, con người nói chung, học
sinh các trường trung học cơ sở nói riêng, không thể trực tiếp quan sát sự kiện lịch sử.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không thể hiểu biết quá khứ một cách chính
thức, cụ thể.
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng
thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài
liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụng kênh hình trong dạy
học Lịch sử 6. Việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng dạy học.
Nội dung sách giáo khoa lịch sử hiện nay, trong điều kiện kinh tế, kĩ thuật, mĩ
thuật... cho phép, đã giành cho phần kênh hình một tỷ lệ khá cao. Đây không phải là tài
liệu minh họa như một số người quan niệm mà còn là một bộ phận kiến thức cần hình
thành cho học sinh. Kênh hình không chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến thức mới mà cả
khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành.

Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội dung bài viết,
các câu hỏi, bài tập. Do đó, khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử, nhiều loại kênh hình đã
thay thế một phần nội dung đáng kể của bài viết. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo
viên tìm hiểu nội dung kênh hình, qua đó nhận thức được sự kiện đang học một cách hứng
thú, sinh động, sâu sắc mà nhớ lâu.
Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo phương hướng đổi mới có
hiệu quả, việc sử dụng kênh hình là một yêu cầu bắt buộc trong công tác dạy học. Khai
thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi


6
mới phương pháp soạn giảng, học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá
trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất.
II. Cơ sở thực tiễn :
Chương trình lịch sử lớp 6 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn Lịch sử cấp Trung
học cơ sở. Chương trình này cũng mở đầu cho quá trình học tập lịch sử với tư cách là một
môn khoa học của học sinh phổ thông. Nội dung của chương trình gồm phần đầu của lịch
sử thế giới và lịch sử dân tộc. Học sinh Tiểu học mới vào lớp 6 vừa non yếu về khả năng
tiếp thu những kiến thức khoa học, vừa chưa quen với việc học tập một cách khoa học ở
cấp Trung học cơ sở. Do vậy, chắc chắn các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhận
thức. Yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình
học tập càng làm phức tạp thêm những khó khăn nói trên. Hơn nữa, phần đầu của lịch sử
thế giới và lịch sử dân tộc là những phần xa xưa nhất, trừu tượng nhất trong toàn bộ quá
trình lịch sử nói chung. Điều này làm cho giáo viên và học sinh càng thêm lúng túng.
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy kênh hình
không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị
giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phụ vụ đầy đủ bài dạy.

Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh ảnh lịch sử.
Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử
dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả
của nó. Điều này sẽ gây khó khăn cho học sinh, học sinh sẽ không nắm bắt được bài học,
sẽ không biết suy luận, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Việc sử dụng bức tranh thay cho bài tường thuật, miêu tả dài dòng, nặng nề, có khi
nhạt nhẽo, sẽ buộc học sinh phải làm việc với sách giáo khoa, phải hoạt động: quan sát,
suy nghĩ, trao đổi, thảo luận... Việc tiếp nhận kiến thức qua kênh hình, kết hợp với bài viết
trong sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo khác sẽ vững chắc, sâu và gây nhiều
hứng thú cho học sinh.


7
Ngay ở Tiểu học, học sinh cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí
tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng lại ở các hình thức
sơ đẳng nhất. Muốn được như vậy thì việc học lịch sử của học sinh phải được gắn liền với
các hoạt động ngoài giờ như tham quan bảo tàng lịch sử, các di tích để được tận mắt nhìn
thấy, sờ thấy hiện vật ở nhiều góc độ khác nhau.
Chính vì thế, việc sử dụng và khai thác triệt để nội dung các kênh hình trong sách
giáo khoa được xem là giải pháp tốt nhằm giúp học sinh có thể tự tạo cho mình các hình
ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự cần thiết của việc sử
dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 6 để góp phần hình thành tri thức lịch sử cho học
sinh”
III. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề
1. Tình hình chung thông qua quá trình quan sát cũng như qua các lần dự giờ thăm
lớp ở bộ môn Lịch sử và các môn khác, tôi nhận thấy rằng:
- Trong giờ dạy lịch sử, giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa,
coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng
kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng

kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn,
hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
- Có một số giáo viên lại chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa của kênh hình
trong sách giáo khoa nên ngại không dám khai thác.
- Bên cạnh đó có những giáo viên đã nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh
hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh
họa cho bài giảng.
- Học sinh thường cho rằng : Lịch sử chỉ là môn học phụ, lại là môn học bài không
cần phải tư duy nhiều, chỉ cần chép bài đầy đủ và học thuộc bài là được. Chính vì thế,
trong giờ học lịch sử các em thường ít tập trung chú ý vào bài giảng của giáo viên, làm
cho giờ học lịch sử trở nên khô khan, nhàm chán.
- Số lượng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, hiện vật phục chế... để phục vụ cho việc
giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường rất hạn chế, không đủ phục vụ cho mỗi bài học.


8
Chính vì thế, việc dạy và học của giáo viên và học sinh chủ yếu dựa vào các tư liệu có từ
sách giáo khoa.
- Số lượng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 nhiều, đa dạng về chủng loại.
Trong khi đó thời gian giảng dạy một tiết trên lớp của giáo viên là rất hạn chế nên đã dẫn
đến hậu quả là : giáo viên không thể hướng dẫn và cung cấp cho học sinh tiếp cận, phân
tích, đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
một cách hiệu quả nhất.
2. Phương pháp dạy học qua kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 6
Để phát huy hiệu quả khi sử dụng kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa
chọn phương pháp sử dụng thích hợp.
- Khi soạn giáo án, giáo viên hiểu một cách đầy đủ và chính xác nội dung kiến thức
phản ánh đó trong kênh hình là gì, phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử
dụng kênh hình vào bài dạy, phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có tác dụng phát huy

tính tích cực của học sinh trong học tập.
- Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo
hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác
khi sử dụng.
Trong sách giáo khoa lịch sử 6: Tranh, ảnh lịch sử bao gồm có tranh, ảnh phản ánh
những thành tựu văn hóa, vật chất và tranh ảnh đền, tượng.
Việc khai thác hình vẽ, tranh, ảnh trong dạy học lịch sử là một biện pháp sư phạm
rất quan trọng giúp cho học sinh hình dung được quá khứ, làm phong phú kiến thức cho
các em. Để đạt hiệu quả khi sử dụng, giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:
- Giáo viên hiểu đầy đủ những thông tin kiến thức trong tranh, xây dựng được hệ
thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xác định thời điểm hợp lí
khi sử dụng.
- Đối với tranh, ảnh phản ánh thành tựu văn hóa, vật chất thì giáo viên cho học sinh
quan sát toàn cảnh bức tranh, giáo viên gửi ý, sau đó miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ theo phương
pháp đàm thoại.


9
- Đối với tranh, ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên cho học sinh
quan sát toàn bộ bức tranh theo nguyên tắc từ trên xuống, từ trái qua phải. Tiếp đó gợi mở
một số câu hỏi định hướng có vấn đề hướng dẫn học sinh khai thác tranh, sau đó giáo viên
nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức phản ánh trong tranh.
3. Phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 ở một số bài cụ
thể:
Bài 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Mục 2. Học lịch sử để làm gì? Hình 1: Một lớp học ở trường làng xưa. (SGK,
trang 3).

Phương pháp giảng dạy:
Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh từ trái sang phải, từ trên

xuống dưới.
Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận: Quan sát hình 1, em
thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào? Vì sao có sự
khác biệt đó? Bức ảnh nói lên điều gì?
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi và trả lời các câu hỏi trên
Bước 4 : Giáo viên chốt lại và phân tích thêm:
- Đây là bức ảnh chụp khung cảnh của một lớp học ở trường làng xưa, nhìn vào
bức ảnh, ta thấy lớp học được tổ chức ở ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng


10
học riêng cũng như không có bảng đen, phấn trắng. Lớp học có khoảng 7 – 8 học sinh;
sách vở được đặt ngay dưới nền, trước mặt. Tất cả học sinh đều mặc quần trắng và áo the
dài và đặc biệt không có học sinh nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh
trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo; một học sinh đứng cạnh bàn, mặt quay vào thầy
giáo, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.
- Lớp học trong kênh hình khác với lớp học ngày nay là lớp có ít học sinh, học sinh
nữ không được đi học cho thấy sự bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ, thầy và trò không
có phòng học riêng, không có bảng đen, không có bàn ghế cho thầy trò. Sở dĩ có sự khác
nhau đó là do thời xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó thấy rõ tinh
thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bài 3. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY.
Mục 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? Hình 4 – Săn ngựa rừng. (SGK,
trang 8)

Phương

pháp

giảng dạy:


Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức ảnh.
Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác nội dung: Quan sát
bức ảnh, hãy cho biết: Ngày xưa người nguyên thủy đã dùng cách gì để săn được ngựa
rừng?
Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trên theo từng cá nhân,
học sinh khác nhận xét.
Bước 4 : Giáo viên chốt lại và phân tích thêm:


11
- Như các em đã biết, ngựa là một loài vật có đôi chân chạy rất nhanh, nhanh hơn
con người rất nhiều. Chính vì vậy, Nếu như dùng sức của một người với những công cụ
thô sơ như cành cây hoặc hòn đá thì rất khó có thể bắt được chúng.
- Nhìn vào hình ta thấy được, để có thể săn được ngựa rừng thì cần phải tập trung
sức của rất nhiều người đàn ông, họ sẽ cùng nhau chặn những con đường có thể rút chạy
của bầy ngựa, sau đó họ sẽ dồn chúng đến một vực thẳm, để chúng rơi xuống vực thẳm
mà chết hoặc nếu chúng phân vân chần chừ thì họ sẽ dùng những cành cây nhọn đã chuẩn
bị sẵn phóng vào đâm chết chúng. Sau đó mang về cùng ăn.
Mục 2. Người tinh khôn sống như thế nào? Hình 5 - Người tối cổ và người tinh
khôn.(SGK, trang 9)

Phương pháp giảng dạy:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức ảnh.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh khai thác nội dung: Xem hình 5, em
thấy người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào?
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trên theo từng cá nhân,
học sinh khác nhận xét.
Bước 4: Giáo viên chốt lại và phân tích thêm:



12
- Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra
phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích não và hộp sọ còn nhỏ (850
-1100 cm³), dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước…
- Người tinh khôn: có cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn
Người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát
triển (1450 cm³), trán cao, mặt phẳng, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, cơ
thể gọn gàng và linh hoạt.
Bài 9. ĐỜI SỐNG NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Mục 3. Đời sống tinh thần. Hình 27 – Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng
Nội (Hòa Bình). (SGK, trang 29)

Phương pháp giảng dạy:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 27 trong sách giáo khoa.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác nội dung.
- Trong hình vẽ có mấy mặt người?
- Những mặt người này có gì khác so với những người bình thường?
- Sự khác biệt đó muốn thể hiện điều gì?
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và phân tích thêm:
- Đây là một hình vẽ cổ, thể hiện một con thú và ba mặt người – một biểu hiện
sinh động về nghệ thuật và tín ngưỡng sơ khai của người tinh khôn.


13
- Hình vẽ có hai mặt nhìn thẳng, một nhìn nghiêng, mặt ở giữa lớn hơn cả, đây là
mặt duy nhất có khắc lông mày. Trên ba mặt người đều có khắc chữ Y, thể hiện của cái
sừng. Hình vẽ tuy đơn sơ, giản dị nhưng nhiều vẻ sinh động, thú vị. Đó là nghệ thuật sơ
khai của người nguyên thủy ở Việt Nam.

- Mặt khác, hình người có sừng là một hiện tượng không đúng hiện thực, chúng
giống như những hình nửa người, nửa thú khác, nó còn mang tính chất tôn giáo, tín
ngưỡng. Đó là tôn giáo thờ vật tổ. Tôn giáo này ra đời trong xã hội thị tộc của mình là
một động vật tổ để đặt tên cho thị tộc mình như: thị tộc hươu, thị tộc gấu... Ngày nay
chúng ta còn thấy dâu vết tàn dư này ở những quy định cấm kị ở một số dân tộc miền núi
ở nước ta. Chẳng hạn một số dân tộc không ăn thịt khỉ, trâu, chó... tục thở trâu còn ở một
số vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trên mộ táng, người ta thường khắc hình đầu trâu.
Như vậy, hình này cho phép ta suy đoán rằng cư dân nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng thờ
vật tổ. Vật tổ của họ là một loài ăn cỏ, có thể là hươu hay trâu vì trên mặt người có sừng.
IV. Thực nghiệm và kết quả
1. Kết quả thực nghiệm
Bản thân tôi đang đảm nhận việc giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 6, nhiều đối
tượng học sinh khác nhau, trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm
tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Và
sau mỗi tiết dạy có sử dụng kênh hình tôi lại rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để
những tiết học sau tôi sẽ phân tích hay hơn, hấp dẫn hơn, nội dung bài học càng được in
đậm hơn. Và tất nhiên việc khai thác nội dung kênh hình không phải bao giờ cũng thực
hiện một chiều tức là chỉ có giáo viên trình bày cho học sinh nghe mà người giáo viên
phải biết khơi gợi để học sinh tự phát hiện thông tin, tự trình bày theo ý hiểu của mình.
Qua đó còn rèn luyện được tính mạnh dạn, tự tin và khả năng thuyết trình trước tập thể
trong mọi hoạt động của học sinh.
Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh đều thích được tìm hiểu khám phá các
kênh hình, nhưng chỉ có một số em là trình bày được một cách rành rọt, lưu loát, một số
em thì có thể hiểu nội dung nhưng không đủ tự tin để xung phong trình bày, số còn lại thì
không hiểu gì hoặc không nắm được nội dung kênh hình và cũng không biết trình bày ý
kiến của mình. Do vậy kết quả điều tra những học sinh biết phân tích ý nghĩa của kênh


14
hình cũng không cao, cụ thể học kì I năm học 2016 - 2017 kết quả đạt được tại khối lớp 6

như sau:
Khối

Giỏi

SL

Trung

Khá

SL
%
SL
%
6a1
38
4
10.5 20
52.6
6a2
38
5
13.2 21
55.3
6a3
39
5
12.8 18
46.2

Cộng 115
14
12.2 59
51.3
2. Kết quả thu được qua thực nghiệm.

bình
SL
10
8
10
28

Yếu
%
25.6
21.1
25.6
24.3

SL
4
3
4
11

Kém
%
10.5
7.9

10.3
9.6

SL

%

1
2
3

2.6
5.3
2.6

Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức sách giáo khoa
trong quá trình học bộ môn Lịch sử thông qua việc khai thác nội dung kênh hình lịch sử,
kết quả học tập bộ môn tại khối lớp 6 học kì II năm học 2016 - 2017 đạt hiệu quả rõ rệt:

Khối
6a1
6a2
6a3
Cộng

SL
38
38
39
115


Giỏi
SL
7
8
10
25

Trung

Khá
%
18.4
21.1
25.6
21.7

SL
25
23
24
72

%
65.8
60.6
61.5
62.7

bình

SL
6
7
5
18

Yếu
%
15.8
18.4
12.8
15.7

SL

Kém
%

SL

%

So sánh kết quả đầu năm với kết quả đạt được ở cuối năm cho thấy việc sử dụng
tranh ảnh, kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở ABC mang lại tính
khả thi :
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc khai thác kênh hình trong dạy học là rất cần
thiết, đặc biệt đối với môn Lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả
cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, làm
cho kết quả học tập bộ môn không ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới
phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn.


Tôi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều khối lớp khác nhau,
kết quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tôi phân tích, rất muốn
được tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa ra những


15
câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có sử dụng
nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm được bài rất
nhanh.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Nói tóm lại, việc dạy học lịch sử qua kênh hình cho học sinh lớp 6’’ giữ một vị trí
quan trọng trong việc dạy học lịch sử, làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh
động, kích thích sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư
tưởng cho học sinh. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới tư duy trừu tượng. Bản thân tranh,


16
ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan
sát trong những tình hống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề
cụ thể. Như vậy, tư duy học sinh sẽ dần phát triển trong những tình huống có vấn đề. Mặt
khác, thông qua quan sát, miêu tả tranh, ảnh, học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt,
lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú,
trong sáng.
Song đến nay, số lượng giáo viên sử dụng khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa đạt chất lượng giờ dạy tốt chưa nhiều, việc biên soạn tài liệu, hướng dẫn phương
pháp sử dụng còn ít. Tôi cho rằng công việc này cần được chú trọng nhiều hơn nữa không

chỉ riêng lớp 6 mà có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp. Muốn làm tốt việc này, người
giáo viên cần phải:
- Xác định được vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học
lịch sử 6, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
- Việc sử dụng kênh hình không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng,
dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử dụng và khai
thác hết được nội dung lịch sử được phản ánh trong các kênh hình thì giáo viên phải biết
lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là
khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được
tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đồng thời
căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các kênh hình trong sách giáo khoa.
Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp sử dụng
một số tranh ảnh ở một số bài. Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ giúp ít được phần nào cho
giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn
khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua hệ thống kênh hình trong sách giáo
khoa. Mặt khác, khi trình bày chuyên đề này, tôi cũng khó tránh khỏi những sai sót, rất
mong được sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm của Ban giám hiệu trường,
các đồng nghiệp giảng dạy cùng bộ môn để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu
quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy.
II. Kiến nghị


17
Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy đối với môn
lịch sử thì đồ dùng còn rất nhiều nhưng giờ đã hư hỏng và cũ kỷ...
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các trường học. Việc ứng dụng đề tài
này, đặc biệt là việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử đòi hỏi các trường học
phải đầu tư nhiều về trang thiết bị như phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống máy tính
có kết nối Internet, máy chiếu…để làm sao tiết học nào cũng có thể sử dụng máy móc làm

phương tiện dạy học.
Về phía giáo viên phải chịu khó học hỏi, nắm bắt công nghệ thông tin, phải trang
bị máy tính để chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phải sưu tầm nhiều lược đồ, sơ đồ và nhiều
tài liệu, hình ảnh có liên quan từ các sách báo và mạng Internet để đưa vào bài giảng. Hơn
nữa với môn học Lịch sử còn có một ưu thế nữa hơn các môn học khác là có nhiều tranh
ảnh tài liệu cũng như phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học để minh họa cho bài
giảng làm tăng tính trực quan sinh động. Vì vậy người giáo viên phải luôn phải cập nhật
thông tin, chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

ABC, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên
2. GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa ” - Trịnh Tiến
Thuận.


18
3. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng ( chủ biên): Phát huy tính tích cực của HS trong
dạy học lịch sử). Nxb Giáo dục, H. 1998.
4. Chuẩn kiến thức - kĩ năng. NXB Giáo dục Việt Nam
5. Cùng một số tư liệu tham khảo trên trang website, google...



×