Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.92 KB, 19 trang )

KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay ki?n thức lịch sử không chỉ tập trung
ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như v?y kênh hình trong d?y học lịch sử
hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học
mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học
sinh.
Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan
trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập
hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo
khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần
quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh;
phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo
dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm
việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự
kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu
những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững
chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan.
Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp
quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này
vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có
nhiều, song chủ yếu là:
- Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là
nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà
không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng
cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan
có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng
thú học tập hơn cho học sinh.


- Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình
trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu
như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội
dung sách giáo khoa mà không được chú trong bồi dưỡng về việc khai
Trường THCS Tân Phong
KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo
khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước.
- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều
vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng.
Chình vì những lí do trên đây, tôi đã chọn vấn đề “Khai thác, sử dụng kênh
hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS” làm đề tài nghiên cứu với mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở THCS hiện nay
nói chung và bộ môn lịch sử 8 nói riêng.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1, Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8.
2, Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Học sinh khối 8 trường THCS Tân Phong.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Thông qua việc khái thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, truyền thụ
tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử
một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời cải tiến dạy học lịch sử theo
phương pháp mới.
Trường THCS Tân Phong
KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
PHẦN II:

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
A- NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận, khoa học của đề tài:
Đặc trưng nổi bật của việc nhận thức lịch sử là học sinh không thể tri giác
trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xẩy ra trong quá khứ, cũng không thể
dung lại lịch sử trong phòng thí nghiệm. lịch sử là những gì đã xẩy ra trong quá
khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên không thể phán đoán,
suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên
trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá khứ một
cách chính xác nhưng không kém phần hấp dẫn và sinh động.
Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được
học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những
hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình
hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh
chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái
tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và
khô cứng. Hiện nay sách giáo khoa đã rất chú trọng đến kênh hình, thể hiện số
lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách
giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học
mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh
phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy khi giảng dạy lịch
sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những
hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh
động và hấp dẫn hơn đối với học sinh.
II. Chọn đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dung đề
tài.
Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dung đề tài là toàn bộ học
sinh khối 8 trường THCS Tân Phong: Tổng số 95 học sinh.
Trong đó: Lớp 8A 32 học sinh.
Trường THCS Tân Phong

KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
Lớp 8B 31 học sinh.
Lớp 8C 32 học sinh.
III. Nội dung phương pháp nghiên cứu.
Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ
vai trò của thầy và trò trong dạy – học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự
kết hợp, hợp tác của thầy – trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động
học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù
của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ,
tranh ảnh, hình vẽ, … Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì
vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh
hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả.
1. Khai thác, sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa.
Lược đồ trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong
dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh
những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà còn khắc phục
được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự
kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số
yếu tố điạ lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ
để ghi nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của
lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau
các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động.
Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu ý:
Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rã cho học sinh các
kí hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung
lịch sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên
bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo

viên lược thuật một cách ngắn gọn nội dung.
- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu
hỏi gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối
Trường THCS Tân Phong
KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
cùng giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung
lịch sử trên lược đồ.
Ví dụ:
Khi khai thác sử dụng H57. Lược đồ nước Nga Xô Viết chống thù trong
giặc ngoài (1918-1920) để dạy phần 2 “Chống thù trong giặc ngoài” của bài 15:
Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng
(1917-1921), (sách giáo khoa lịch sử 8 trang 80,81).
+ Trước hết giáo viên giới thiệu tên lược đồ “nước Nga Xô Viết chống
thù trong giặc ngoài (1918-1920)”, giải thích cho học sinh các kí hiệu trên lược
đồ: kí hiệu ngọn lửa màu đen là lực lương quân nổi loạn; kí hiệu mũi tên màu
đen là lực lượng quân của các nước đế quốc can thiệp; mũi tên màu xanh là
hướng tấn công của Hồng quân Xô Viết; vùng lấm chấm trên lược đồ là vùng
cách mạng kiểm soát năm 1919.
+ giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và dựa vào các kí hiệu trên lược
đồ để khai thác nội dung bằng những câu hỏi như:
Lực lượng các nước đế quốc tấn công nước Nga Xô Viết từ những hướng
nào?
Trong nước Nga có những lực lượng nổi loạn nào? Tại sao chúng lại cấu
kết với nhau?
Trước hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Xô Viết đã có những biện pháp
gì?
Kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài?
+ sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời những
câu hỏi nêu trên, để giúp học sinh thấy được toàn cảnh cuộc đấu tranh giáo viên

sử dụng lược đồ kết hợp với lời nói lược thuật ngắn gọn nội dung như sau:
Cuối năm 1918, quận đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, …) cấu
kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô
Viết. Nước Nga Xô Viết bị kẻ thù bao vây bốn phía, chính quy?n cách mạng chỉ
còn kiểm soát được vùng trung tâm nước Nga, tình hình rất nghiêm trọng.
Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây cô lập. Nước Nga Xô Viết đã tập trung
toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc
ngoài, bảo vệ chính quyền Xô Viết từ năm 1919 nước Nga thực hiện chính sách
“Cộng sản thời chiến” để huy động tối đa và sử dụng hợp lí mọi nguồn của cải
Trường THCS Tân Phong
KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến tranh cách mạng. Nhờ vậy nhân
dân Xô Viết đã từng bước đánh bại thù trong giặc ngoài:
Năm 1918 Hồng quân đánh bại quân của đô đốc Côn Sắc ở mặt trận phía
Đông
Năm 1919 Hồng quân đánh bại các đạo quân của tướng Đê-nhi-kin ở phía
Nam và tướng IU-đê-nhích, Đê–khan-ghen ở phía Bắc.
Năm 1920 đánh bại đạo quân của Ba Lan và đạo quân của tướng Vrăng-
ghen. Nhà nước Xô Viết được bảo vệ và giữ vững.
+ Sau khi lược thuật giáo viên sử dụng câu hỏi: Vì sao nhân dân Xô Viết
bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Mười?
Sử dụng bản đồ nói chung và lược đồ trong sách giáo khoa nói riêng là
điều cần thiết không thể thiếu trong dạy học lịch sử hiện nay bởi nó đem lại
nhiều kết quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
2. Khai thác, sử dụng sơ đồ trong sách giáo khoa lịch sử.
Sơ đồ trong sách giáo khoa nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những
mô hình, hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính
trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… Thông thường khai thác sử dụng sơ
đồ dễ hơn lược đồ; song cũng giống như khi khai thác sử dụng lược đồ trước hết

giáo viên cần giới thiệu cho học sinh tên sơ đồ, sau đó hướng dẫn học sinh khai
thác sơ đồ bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh tư duy và tìm hiểu nội dung.
Cuối cùng giáo viên sử dụng sơ đồ chốt lại nội dung cơ bản.
Ví dụ:
Khi khai thác H.30: Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã (sách giáo khoa lịch
sử 8 trang 37) để dạy mục II, Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri,
Bài 5: Công xã Pa-ri 1871.
+Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ H.30, đọc tên sơ đồ: Bộ
máy hội đồng công xã Pa-ri.
+ Giáo viên cho hoc sinh đọc sách giáo khoa, sau đó yêu cầu học sinh
dựa vào sơ đồ H.30 trình bày về bộ máy nhà nước công xã Pa-ri.
+ Giáo viên sử dụng sơ đồ để giải thích cho học sinh hiểu về cách thức tổ
chức hoạt động của công xã Pa-ri sau đó so sánh khái quát nhà nước của công
xã Pa-ri với nhà nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản, để học sinh
hiểu bản chất nhà nước Công xã Pa-ri:
Trường THCS Tân Phong
KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THCS
Trần Thị Luân
Sau khi cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 thành công. Ngày 26-3-1871,
nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông
đầu phiếu và đã chọn ra được 86 đại biểu, phần lớn là công nhân và tri thức, đại
diện cho nhân dân lao động Pa-ri.Bộ máy nhà nước theo hình thức nghị viện tư
sản được thay thế bằng Hội đồng công xã- một hình thức quốc hội vô sản, một
tổ chức chính trị kiểu mới.
- Khung tròn: Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất của nhà nước mới,
được thành lập qua bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu, gồm đại
biểu của công nhân, tri thức dân chủ như: viên chức, nhà giáo, thầy
thuốc, nhà báo tiến bộ…tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân lao động
của thành phố Pa-ri. Trong công xã, công nhân nắm vị trí lãnh đạo.
Công xã tập trung trong tay cả quyền lập pháp và quyền hành pháp,

đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
- Các khung nhỏ có đường nối với Hội đồng công xã là các uỷ ban trực
thuộc: quân sự, đối ngoại giáo dục…do Hội đồng công xã lập ra. Đứng
đầu là các uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước Hội đồng công xã,
trước nhân dân và có thể bị bãi miễn khi không được tín nhiệm.
Như vậy, Hội đồng công xã đã nắm quyền vừa ban bố pháp luật, vừa lập các
tiểu ban thi hành pháp luật. Khác hẳn với quốc hội của giai cấp tư sản chỉ nắm
quyền lập pháp, còn quyền hành pháp quan hệ trực tiếp đến đời sống, quyền lợi
của nhân dân thì nằm trong tay chính phủ, nhân dân không kiểm soát được.Bộ
máy nhà nước cũ của tư sản là do chế độ đại nghị cử ra, đại biểu được cử ra là
đại diện cho giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân, họ được hưởng nhiều đặc
quyền,đặc lợi, nên ra sức bảo vệ chế độ của giai cấp bóc lột. Còn công xã Pa-ri
là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3. Khai thác, sử dụng hình vẽ, tranh,ảnh trong sách giáo khoa lịch sử.
Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực
quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là phương
tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng
thú học tập hơn cho học sinh, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng,
có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh.
Hiện nay đa số học sinh rất thích xem tranh, ảnh lịch sử, nhưng lại ít biết
cách khai thác, sử dụng tranh, ảnh để phục vụ bài học.Vì vậy nhiệm vụ của giáo
viên là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng.
Trường THCS Tân Phong

×