Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.8 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN XANH ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGUYỄN KHÁNH LY

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN XANH ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Tài chính
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã học viên: 1706030049



Họ và tên học viên: NGUYỄN KHÁNH LY
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Ly


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
người hướng dẫn TS. Nguyễn Đỗ Quyên, người đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô của
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đặc biệt là các thầy, các cô của Khoa Tài
chính Ngân hàng, những người đã cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian hai năm học vừa qua. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các

cán bộ Thư viện Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi quá trình thu thập tài
liệu cho luận văn.
Do trình độ người viết còn hạn chế và khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn,
luận văn sẽ không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
cảm thông và những ý kiến đóng góp từ các thầy, các cô và các bạn sinh viên khác
để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG - HÌNH......................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁNG KIẾN XANH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA SÁNG KIẾN XANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.................................................................................................................................................. 7
1.1 Cơ sở lý luận về sáng kiến xanh.............................................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................................. 7
1.1.2 Phân loại............................................................................................................................... 9
1.1.3 Vai trò của sáng kiến xanh.......................................................................................... 16
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp........................................ 18
1.2.1. Khái niệm......................................................................................................................... 18
1.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.......................19
1.3. Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .. 22

1.3.1. Quản trị chuỗi cung ứng xanh.................................................................................. 23
1.3.2. Logistic xanh.................................................................................................................. 24
1.3.3. Marketing xanh.............................................................................................................. 25
1.3.4. Quảng cáo xanh............................................................................................................. 27
1.3.5. Nhãn sinh thái................................................................................................................ 27
1.3.6. Cải tiến sản phẩm xanh............................................................................................... 28
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
XANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..........30
2.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Mỹ về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt
động kinh doanh................................................................................................................................. 30
2.1.1. Quy định pháp luật và chính sách của chính phủ Mỹ về hỗ trợ doanh
nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh.................................... 30
2.1.2 Kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của
một số doanh nghiệp ở Mỹ.................................................................................................... 34
2.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Đức về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt
động kinh doanh................................................................................................................................. 42
2.2.1. Quy định pháp luật và chính sách của chính phủ Đức về hỗ trợ doanh
nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh.................................... 42
2.2.2. Kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của
một số doanh nghiệp ở Đức................................................................................................... 46


iv

2.3. Kinh nghiệm của doanh nghiệp Nhật Bản về ứng dụng sáng kiến xanh trong
hoạt động kinh doanh....................................................................................................................... 53
2.3.1 Quy định pháp luật và chính sách của chính phủ Nhật Bản về hỗ trợ
doanh nghiệp áp dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh......................53
2.3.2 Kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của
tập đoàn Toyota.......................................................................................................................... 59

2.4. Bài học kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.................................................................................................................. 62
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được................................................................................... 62
2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân................................................................ 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
SÁNG KIẾN XANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM................................................................................................. 66
3.1. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam................................................................................................................................. 66
3.1.1. Chính sách quốc gia về định hướng phát triển nền kinh tế xanh và tăng
trưởng xanh.................................................................................................................................. 66
3.1.2. Các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng sáng kiến
xanh trong hoạt động kinh doanh........................................................................................ 67
3.1.3. Thực trạng ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh doanh của một
số doanh nghiệp Việt Nam..................................................................................................... 69
3.1.4. Nhận xét chung.............................................................................................................. 90
3.2. Một số khuyến nghị nhằm phát triển ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động
kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam........................................................................... 92
3.2.1. Đối với doanh nghiệp.................................................................................................. 93
3.2.2. Đối với Ngân hàng....................................................................................................... 95
3.2.3. Đối với Nhà nước......................................................................................................... 98
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 103


v

DANH MỤC BẢNG – HÌNH
Bảng 2.1: Mục tiêu sử dụng năng lượng tại tạo tại một số tiểu bang của Mỹ.............32
Bảng 2.2. Doanh thu, lợi nhuận của Adidas từ năm 2014 – 2018 (Triệu Euro).........49

Bảng 2.3. Chỉ số danh tiếng của Volkswagen từ năm 2011 đến năm 2017..................52
Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận ròng của Apple qua các năm 2007 – 2018......37
Biểu đồ 2.2. Chỉ số EPS của Apple qua các năm 2007 – 2018......................................... 37
Biểu đồ 2.3. Biên lợi nhuận gộp của Adidas qua các năm 2014- 2018......................... 49
Biểu đồ 2.4. Số lượng xe bán ra của VW từ năm 2006 – 2018........................................ 51
Biểu đồ 2.5. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD của VW từ 2006 - 2018...........................52
Hình 1.1: Mô hình áp dụng chuỗi cung ứng xanh phổ biến tại các doanh nghiệp...10
Hình 2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của Apple........................................................................ 34
Hình 2.2. Số vốn hóa thị trường của các hãng xe Mỹ từ năm 2013 – 2017.................40
Hình 2.3. So sánh quy mô các hãng xe trên thị trường Mỹ năm 2017...........................41
Hình 3.1. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm của Vinamilk............................................. 70
Hình 3.2. Tác động của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tới mức độ xanh hóa
Logistics xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam...................................................................... 74
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ đo lường hiệu quả của doanh nghiệp........................................................ 19
Sơ đồ 1.2. Mô hình Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp........................................................................................................................................ 22


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết
tắt
CNG
EPS
GM
GPS
GSCM
ICE

METI
MOEJ
MPG

Giải nghĩa tiếng Anh
Compressed Natural Gas
Earning Per Share
General Motors
Global Positioning System
Green Supply Chain Management
Internal Combustion Engines
Ministry of Economy, Trade and
Industry
Ministry of the Environment Japan
miles per gallon

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development
UNEP
United Nations Environment
Programme
UNESCAP The United Nations Economic and
Social Commission for Asia and the
Pacific
US DOE
The United States Department of
Energy
US EPA
The United States Environmental

Protection Agency
VW
Volkswagen
WTO
The World Trade Organization

Giải nghĩa Tiếng Việt
Khí thiên nhiên
Lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi
cổ phiếu
Tên nhà sản xuất ô tô ở Mỹ
Hệ thống định vị toàn cầu
Quản trị chuỗi cung ứng xanh
Động cơ đốt trong
Bộ Kinh tế, Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản
Bộ Môi trường Nhật Bản
Số dặm đi được cho một gallon
(khoảng 4,5 lít) xăng/dầu
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc
Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á
Thái Bình Dương Liên Hiệp
Quốc
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ
Cơ quan Bảo vệ Môi trường
Hoa Kỳ
Tên nhà sản xuất ô tô ở Đức

Tổ chức Thương mại Thế giới

2. Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Chữ viết tắt
CHLB
CNTT
CSHT
DN
GTVT
SKX
SXKD
TCTD
TTX
VNM

Giải nghĩa Tiếng Việt
Cộng hòa Liên bang
Công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp
Giao thông vận tải
Sáng kiến xanh
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Tăng trưởng xanh
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk


vii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Bài luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về các sáng kiến xanh, những ảnh
hưởng của các mảng sáng kiến đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kinh
nghiệm quốc tế về ứng dụng sáng kiến xanh của các doanh nghiệp tại một số quốc
gia phát triển tiên phong về cuộc Cách Mạng tăng trưởng xanh: Mỹ, Đức, Nhật Bản.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc ứng dụng các sáng kiến xanh có ảnh hưởng tích
cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các mảng như hoạt động sản
xuất, hoạt động tài chính, hoạt động marketing và hoạt động môi trường. Cụ thể, các
sáng kiến xanh góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, hệ
sinh thái, thu hút khách hàng tiềm năng, củng cố sự trung thành của các khách hàng
hiện hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp
hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Từ đó đưa ra những nhận xét chung về
Chính sách của Chính phủ, những kết quả đạt được và điểm cần lưu ý trong khi thực
hiện áp dụng các mảng sáng kiến xanh tại các quốc gia này.
Từ những tìm hiểu nghiên cứu về chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh tại
Việt Nam, thực tiễn áp dụng sáu mảng sáng kiến xanh tại một số doanh nghiệp điển
hình, từ đó đưa ra những nhận xét chung về kết quả đạt được bên cạnh khó khăn và
thách thức đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đổi hệ sinh thái kinh
doanh của mình. Nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng sáng kiến xanh vào sản xuất
và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế do hầu hết các doanh
nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của sáng kiến xanh và ứng dụng trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.
Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc ban hành chính sách và các
văn bản pháp luật của Nhà nước, phát triển tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng
và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tác động tích cực của sáng
kiến xanh đồng thời ứng dụng sáng kiến này một cách sâu rộng hơn trong hoạt động
kinh doanh của mình.


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa
học công nghệ, nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng nể.
Song bên cạnh đó, phần đa các mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn trước nay
triển khai theo kiểu “nền kinh tế nâu” đã gây ra những tổn hại to lớn cho môi
trường, biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống con người và
gây tổn thất không nhỏ cho hoạt động kinh tế. Nhằm thay đổi tình trạng này, năm
2008, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra Sáng kiến kinh
tế xanh - một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng
tình hưởng ứng. UNEP cho rằng, một nền kinh tế xanh là nền kinh tế có sự cải thiện
về đời sống và công bằng xã hội đồng thời giảm một cách đáng kể những tổn hại về
mặt môi trường và sinh thái. Nền kinh tế xanh là một nền kinh tế với mức phát thải
carbon thấp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm sự mất công bằng xã
hội. Phát triển kinh tế xanh đang trở thành một xu hướng trên thế giới, giúp các
nước đối phó với các cuộc khủng hoảng hiện tại và ngăn chặn nguy cơ xảy ra các
khủng hoảng trong tương lai.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của bất
kỳ các quốc gia nào trên thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp
đáng kể của doanh nghiệp vào tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Nói cách khác,
hiệu quả hoạt động xanh của doanh nghiệp là nền móng của nền kinh tế xanh của
quốc gia. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia, các doanh
nghiệp cần hướng tới các sáng kiến kinh doanh xanh. Dưới áp lực cạnh tranh, cộng
đồng và các quy định như hiện nay, thì việc cân bằng hoạt động kinh tế với hoạt
động môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp ở các ngành
khác nhau (Bai và các cộng sự, 2015). Giờ đây, các vấn đề về môi trường đã trở
thành mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp (McKinsey, 2010). Do đó, thành công
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường sẽ tạo ra những cơ hội
mới cho doanh nghiệp để đạt được những giá trị phát triển bền vững và cơ hội cạnh

tranh mới trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày một thay đổi như hiện nay
(Kurdve et al., 2014; Tseng et al., 2014b; Shen et al., 2013; Tseng et al., 2015).


2

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh tuy nhiên chưa phát triển
theo hướng xanh bởi lẽ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý còn
yếu kém. Bên cạnh đó, nhận thức về tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp còn
chưa được cập nhật mặc dù các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sáng kiến
xanh trong kinh doanh đóng vai trò tích cực đến kết quả kinh doanh và phát triển
bền vững của doanh nghiệp. Với xu hướng chuyển dịch các nhà máy sản xuất chế
tạo từ Trung Quốc sang Việt Nam như hiện nay, áp dụng các sáng kiến xanh trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thực sự cần thiết để giúp Việt Nam phát
triển nền kinh tế xanh đồng thời thoát khỏi nguy cơ thành “bãi rác công nghiệp” của
thế giới. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia tiên phong lĩnh vực phát
triển nền kinh tế xanh như Mỹ, Đức, Nhật Bản và áp dụng các sáng kiến xanh trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết bởi lẽ các quốc gia này là
những quốc gia đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa đến môi
trường và khí hậu. Điều này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc
xây dựng chiến lược và lộ trình ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động kinh
doanh của mình nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chính vì vậy, tác
giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam ”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước
- Ngoài nước:
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu như ngày nay thì các
vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường đã trở thành mối quan tâm chung của
tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền

vững. Tuy nhiên, cả thế giới đang đối mặt với thách thức làm thế nào để giải quyết
mẫu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề tiêu thụ nhiều năng lượng và môi
trường bị phá hủy (Juan, 2011). Chính vì vậy, nền kinh tế xanh và các sản phẩm và
quy trình cải tiến mang tính chất xanh hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm
của của các quốc gia cũng như các doanh nghiệp trên thế giới. Frenken and Faber
(2009) nhận định rằng các sáng kiến cải tiến liên quan môi trường sẽ đem đến chìa
khóa giải quyết vấn đề tăng trưởng bền vững. Do đó, vai trò của doanh nghiệp hiện
nay trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường trở nên đặc biệt quan
trọng.


3

Các doanh nghiệp trên thế giới đang tiến dần tới cải tiến hoạt động kinh doanh của
mình bằng cách áp dụng các sáng kiến xanh như các cải tiến xanh, quy trình sản
xuất thân thiện với hệ sinh thái, quản trị chuỗi cung ứng xanh v.v… nhằm hướng tới
mục tiêu tăng trưởng bền vững (Ar llker, 2012). Việc xanh hóa hoạt động kinh
doanh sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm
phát thải khí CO2, tiết kiệm nước, tăng cường tái chế, đa dạng hóa hệ sinh thái và
giảm khí thải ra môi trường. Việc cải tiến hoạt động kinh doanh theo hướng thân
thiện với môi trường còn mang lại khả năng cạnh tranh và tăng trưởng đồng thời
tăng năng suất lao động và lợi ích kinh tế cho cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
Carrion-Flores and Innes (2010) còn chỉ ra rằng việc xanh hóa hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp giúp giảm rác thải và giảm các tác động xấu đến môi
trường, đem lại sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn và tạo ra nhiều công việc mới cho con
người. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả
kinh tế bằng cách áp dụng các sáng kiến xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình (Porter, 1991).
Hầu hết các nghiên cứu nước ngoài đều chỉ ra tác động tích cực của việc áp dụng
các sáng kiến xanh của doanh nghiệp đối với kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt
được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chan và cộng sự (2012) nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phân tích thị trường xanh và phát triển thị trường xanh sẽ góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi
đó, Hanzel và cộng sự (2012) chỉ ra rằng quản trị chuỗi cung ứng xanh và các chiến
lược xanh hóa khác của doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng sự
trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp và khiến khách hàng sẵn sàng trả
giá cao hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh bền vững nằm ở
khả năng áp dụng công nghệ khác biệt và một số năng lực khác của doanh nghiệp,
do đó nhà quản trị doanh nghiệp cần tập trung vào đổi mới tổ chức và đào tạo nhân
viên bởi kỹ năng của nhân viên và khả năng mang tính chiến lược của doanh nghiệp
sẽ đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp (Zhu và Sarkis, 2004).
- Trong nước
Trên thế giới, hoạt động sản xuất và tiêu thụ bền vững đang phát triển khá mạnh mẽ.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Thay đổi mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo


4

hướng bền vững đang được coi là cách tiếp cận hiệu quả và toàn diện nhằm đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đồng thời gìn giữ môi trường sinh thái.
Để đạt được sản xuất xanh trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chú trọng một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xanh trong ngành công
nghiệp. Hai tác giả Lê Anh Tuấn và Phương Hoàng Kim (2012) đã chỉ ra một số
nhóm yếu tố cơ bản tác động đến phát triển xanh ở Việt Nam, bao gồm: trình độ
công nghệ, trình độ sử dụng năng lượng, đảm báo tính cân bằng sinh thái, sản xuất
các sản phẩm thân thiện môi trường và trình độ bảo dưỡng hệ thống. Thực trạng từ
nghiên cứu này cho thấy phần lớn dây chuyền công nghệ còn có xuất xứ từ Trung
Quốc với giá thành rẻ và chất lượng không cao. Với mức độ ưu tiên khi đầu tư của

các doanh nghiệp, thị trường vốn hiện nay và ý thức về môi trường tại Việt Nam, sẽ
rất khó cho các doanh nghiệp ưu tiên công nghệ xanh. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực
đến từ một số ngành có mức độ tái sử dụng chất thải cao như thuốc lá, tinh bột, mía
đường. Khảo sát được thực hiện từ nghiên cứu cho thấy 99% doanh nghiệp thuộc
những ngành này có quan tâm đến công tác bảo dưỡng của doanh nghiệp. Về cơ
bản, 90% các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến phát triển xanh
và hiện có rất nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng xanh hóa.
Thêm vào đó, các ngành công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để
nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng thể của các hệ thống sản xuất hướng tới mục tiêu
phát triển xanh.
Trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, thực
hiện xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững là nội dung quan
trọng được nhấn mạnh. Doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, thông qua hoạt
động sản xuất hiệu quả với quá trình sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến hơn,
góp phần chủ chốt vào việc giảm thải khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo đó, thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trọng
việc xây dựng thị trường xanh tại Việt Nam (Mi Sun Park và các cộng sự, 2017).
Có thể nói, ở Việt Nam, các nghiên cứu về sáng kiến xanh còn khá manh mún và
nhỏ lẻ. Chưa có nghiên cứu nào hệ thống hóa kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở một số quốc gia đi đầu về phát triển
kinh tế xanh trên thế giới và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài sẽ
tập trung khai thác khoảng trống nghiên cứu này.


5

3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đạt được các mục tiêu như sau:
-


Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về sáng kiến xanh và ảnh hưởng của nó tới

hoạt động của doanh nghiệp.
-

Phân tích được kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh và tác động của sáng kiến

xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
như Mỹ, Nhật Bản và Đức.
- Phân tích được thực tiễn ứng dụng sáng kiến xanh của các doanh nghiệp Việt
Nam theo các mảng sáng kiến như: chuỗi cung ứng xanh, logistics xanh, marketing
xanh, quảng cáo sản phẩm xanh, cải tiến sản phẩm xanh và nhãn sinh thái.
- Liên hệ thực tiễn và đưa ra bài học kinh nghiệm về ứng dụng sáng kiến xanh
trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài những lý luận và thực tiễn liên quan đến sáng
kiến xanh; kinh nghiệm ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới, và liên hệ thực tiễn và
rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian:
Đối với kinh nghiệm quốc tế: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm ứng
dụng sáng kiến xanh và ảnh hưởng của những sáng kiến này đến hoạt động kinh
doanh ở một số quốc gia điển hình trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản – những
quốc gia đi đầu về cải tiến xanh và ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đối với Việt Nam: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào thực tiễn áp dụng sáng kiến
xanh và những ảnh hưởng của các mảng sáng kiến này đến hoạt động kinh doanh
của một số doanh nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam.
+


Về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2018, tầm

nhìn 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
phương pháp nghiên cứu tại bàn; phương pháp phân tích thông tin; phương pháp


6

thu thập phân tích và tổng hợp thông tin; phương pháp diễn giải - quy nạp; phương
pháp đối chiếu - so sánh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc bởi các
chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận về sáng kiến xanh và ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng sáng kiến xanh trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương III: Một số khuyến nghị nhằm phát triển ứng dụng sáng kiến xanh trong
hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam


7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁNG KIẾN XANH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA SÁNG KIẾN XANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về sáng kiến xanh

1.1.1 Khái niệm
• Tổng quan về tăng trưởng xanh và nền kinh tế xanh
Khái niệm tăng trưởng xanh lần đầu tiên được đưa ra cho khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương năm 2005 khi đây là khu vực được coi là dễ bị tổn thương nhất trước
các biến cố về môi trường. Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) đã gợi mở xu hướng tăng trưởng xanh để
giúp các nước Châu Á và Thái Bình Dương hướng tới phát triển bền vững, tìm kiếm
sự hoà hợp giữa hai nhu cầu “tăng trưởng kinh tế” và “bền vững về môi trường”, tạo
ra sự phối hợp cùng có lợi (win – win) giữa môi trường và kinh tế và để cho môi
trường được coi như một cơ hội hơn là chi phí và gánh nặng đối với nền kinh tế và
doanh nghiệp. UNESCAP đã định nghĩa: “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm
sự tối đa hoá trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hoá gánh nặng sinh thái, là cách
tiếp cận mới để tìm kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi
trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã
hội” (UNESCAP, 2011).
Tương tự như khái niệm tăng trưởng xanh của UNESCAP, nền kinh tế xanh nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự thay đổi cơ cấu trong sản xuất và tiêu dùng. “Một nền
kinh tế xanh là nền kinh tế trong đó bao gồm những mối liên hệ sống còn giữa kinh
tế, xã hội và môi trường, và trong đó sự chuyển dịch quá trình sản xuất, cơ cấu sản
xuất và tiêu dùng vừa góp phần làm giảm rác thải, ô nhiễm, sử dụng tài nguyên,
nguyên liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, vừa tạo ra những cơ hội việc
làm, thúc đẩy thương mại bền vững, giảm nghèo, cải thiện công bằng và phân phối
thu nhập”.
Hiểu đơn giản, một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế carbon thấp, nguồn lực
hiệu quả, và xã hội toàn diện. Trong một nền kinh tế xanh, tăng trưởng thu nhập và


8

việc làm được thúc đẩy bởi đầu tư công và tư nhân làm giảm lượng khí thải carbon

và ô nhiễm, tăng cường năng lượng và hiệu quả tài nguyên, và ngăn chặn việc mất
đa dạng sinh học và hệ sinh thái dịch vụ (UNEP, 2011).
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của bất
kỳ các quốc gia nào trên thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp
đáng kể của doanh nghiệp vào tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Nói cách khác,
hiệu quả hoạt động xanh của doanh nghiệp là nền móng của nền kinh tế xanh của
quốc gia. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia, các doanh
nghiệp cần hướng tới các sáng kiến kinh doanh xanh
• Khái niệm Sáng kiến xanh:
Theo (Reid và Miedzinski, 2008) khái niệm Sáng kiến xanh có thể được hiểu là
việc đổi mới các quy trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra các loại hàng hóa, dịch vụ
và hệ thống quản lý có giá cả cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
và mang lại chất lượng cuộc sống cho con người với việc sử dụng tối thiểu nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong suốt vòng đời (bao gồm cả vật liệu năng lượng và diện
tích bề mặt) trên mỗi đơn vị sản lượng và hạn chế phát thải các chất độc hại ra ngoài
môi trường.
Chen và cộng sự (2016) định nghĩa sáng kiến xanh là sự đổi mới phần cứng hoặc
phần mềm liên quan đến các sản phẩm hoặc quy trình xanh, bao gồm đổi mới công
nghệ liên quan đến tiết kiệm năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm, tái chế chất thải, thiết
kế sản phẩm xanh hoặc quản lý môi trường của doanh nghiệp.
OECD (2009) đã khái quát lại định nghĩa về sáng kiến xanh như sau: “Là việc
sản xuất hoặc thực hiện các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) mới, bao gồm cải thiện
đáng kể các quy trình, phương pháp marketing, cơ cấu tổ chức và sắp xếp thể chế
nhằm mục đích cải thiện môi trường so với các lựa chọn thay thế có liên quan.
Tóm lại, Sáng kiến xanh có thể định nghĩa là tất cả các biện pháp được thực hiện
bởi các bên liên quan nhằm phát triển và áp dụng các quy trình cải tiến hoặc đổi
mới, quy trình, sản phẩm, kỹ thuật và hệ thống quản lý; góp phần giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường để đạt được mục tiêu sinh thái cụ thể.



9

1.1.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại sáng kiến xanh, trong đó, cách phân loại phổ biến chia
sáng kiến xanh thành 6 mảng sáng kiến bao gồm: quản trị chuỗi cung ứng xanh,
logistic xanh, marketing xanh, quảng cáo xanh, nhãn sinh thái và cải tiến sản phẩm
xanh (Kushwaha và Sharma, 2016). Các doanh nghiệp có thể ứng dụng các mảng
sáng kiến khác nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.1.2.1 Quản trị chuỗi cung ứng xanh và logistic ngược (Green Supply Chain
Management – GSCM)
Chuỗi cung ứng xanh là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và
biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện được hoặc
tái chế được trong môi trường hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra
và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng, và
như vậy tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững. Toàn bộ ý tưởng về chuỗi cung ứng
bền vững là để giảm chi phí và thân thiện với môi trường (Penfield, 2008).
Quản trị chuỗi cung ứng xanh được hiểu là các hoạt động liên quan đến việc mua
sắm xanh và tái cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp (Chan và cộng sự, 2012). Nói cách
khác, GSCM được hiểu là hoạt động quản trị của doanh nghiệp từ khâu mua sắm
vật liệu thô cho đến khâu giao sản phẩm cuối cùng để đảm bảo rằng môi trường
không bị ảnh hưởng. Ví dụ: lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường, đóng gói
hàng hóa xanh, v.v…
Bằng cách sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất sản phẩm có thể giảm chi phí
và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Có thể thấy, khi so sánh với nguyên vật liệu
đầu vào của nguyên liệu thô, vật liệu tái chế tương đối rẻ tiền hơn. Có thể thấy, giấy
tái chế có giá thấp hơn bột giấy ban đầu. Nhiều quốc gia có những chính sách
khuyến khích các công ty về bao bì giấy tái sử dụng các vật liệu bị lãng phí; thêm
vào đó đổi mới sản phẩm loại này sẽ được Nhà nước trợ cấp, nhờ vậy doanh thu của
công ty sẽ tăng.
Rao (2002) chia hoạt động quản trị chuỗi cung ứng xanh thành hai phần: quản trị

môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.


10

• Quản trị môi trường bên trong tập trung vào các hỗ trợ và cam kết bên trong
doanh nghiệp đối với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng xanh trong việc tuân thủ
các quy định, hệ thống quản lý môi trường đang hiện hành bên trong tổ chức (Zhu
và Sarkis, 2004).


Quản trị môi trường bên ngoài liên quan tới việc xanh hóa các nhà cung cấp để

họ cùng tham gia cùng doanh nghiệp trong việc đạt được những mục tiêu về môi
trường (Bowen và cộng sự, 2001; Rao, 2002; Hamner, 2006). Hoạt động này cũng
bao gồm việc mua sắm xanh, hợp tác với khách hàng, đạt được các yêu cầu về môi
trường, tái cơ cấu đầu tư và ứng dụng các thiết kế sản phẩm thân thiện với sinh thái
(Rao và Holt, 2005) hay cải tiến sản phẩm xanh (Chen và cộng sự, 2006).
Có rất nhiều phương thức các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh và
thực hiện nó cho công ty mình. Tuy vậy, có 1 công thức khá phổ biến như sau:

Hình 1.1: Mô hình áp dụng chuỗi cung ứng xanh phổ biến tại các doanh nghiệp
(Nguồn: Nguyễn Vân Nhung, 2017)
Chuỗi cung cứng Xanh = Mua hàng xanh + Sản xuất xanh + Phân phối xanh +
Logistics ngược


Mua hàng xanh (Green Purchasing): Là hoạt động thu mua các sản phẩm có ít

tác động đến sức khoẻ con người & môi trường sống, khi so sánh nó với các sản

phậm & dịch vụ cạnh tranh phục vụ cho cùng 1 mục đích sử dụng.


Sản xuất xanh (Green Manufacturing/Materials Management): Cụm từ Green

Manufacturing có thể được nhìn theo 2 phương diện


11

-

Các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng tạo ra các sản phẩm “xanh” thân thiện

với môi trường, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụng trong hệ thống năng
lượng tái tạo & các thiết bị công nghệ “sạch”
hoặc là
- Các công ty làm “xanh” bộ máy sản xuất của mình thông qua việc: Giảm ô
nhiễm và chất thải bằng cách giảm thiểu sử dụng các tài nguyên cần thiết, tái chế và
tái sử dụng những gì được coi là chất thải; giảm lượng khí thải trong sản xuất


Phân phối xanh (Green Distribution): Bao gồm tất cả các hoạt động liên quan

đến: Phương thức vận chuyển/chở hàng hoá giữa các nhà cung cấp & người mua
với những tác động ít nhất đến môi trường sinh thái & xã hội, bao gồm toàn bộ quá
trình phân phối, từ: Lưu trữ (Storage), Xử lý đơn hàng (Order Processing), Lấy hàng
(Picking) , Đóng gói (Packing), Cải thiện tải trọng của xe (Improved vehicel
loading), giao hàng đến khách hàng. Ví dụ: Sử dụng các nhiên liệu thay thế khác
ngoài xăng và dầu diesel để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến môi trường.



Logistics ngược (Reverse Logistics): được hiểu là khâu tiếp nối cuối cùng trong

vòng đời sản phẩm bao gồm các bước liên quan đến việc tái chế, tái sử dụng v.v...
và duy trì sự bền vững của sản phẩm. Logistic ngược chính là một trong những yếu
tố quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng xanh và việc doanh nghiệp
ứng dụng logistic ngược cho thấy hoạt động của doanh nghiệp thân thiện với hệ sinh
thái và hướng tới sự phát triển bền vững, từ đó, tạo sự tin tưởng và an tâm của người
tiêu dùng đối với doanh nghiệp (Hazen và cộng sự, 2012).
1.1.2.2 Logistic xanh
Logistic xanh mô tả các hoạt động liên quan tới việc quản trị dòng lưu chuyển
xuôi và ngược của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tới điểm tiêu dùng cuối cùng
trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả về mặt chi phí và giảm thiểu tác động tiêu
cực tới môi trường mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của
Logistics xanh là việc vận chuyển và giao hàng hóa, nguyên vật liệu và các nguồn
lực vật chất khác với chi phí tối thiểu nhưng vẫn duy trì được chất lượng cao nhất
và tối thiểu hóa các tác động tới môi trường trong quá trình đó (Carter & Rogers
2008).


12

Nội dung Logistics xanh bao gồm các quy trình và các bước công việc được tiến
hành bởi các doanh nghiệp Logistics nhằm giảm thiểu các tác động xấu và hậu quả
gây ra cho môi trường. Các quy trình này được ứng dụng vào các sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp từ điểm đầu tiên cho đến điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng
thông qua các quá trình từ lưu chuyển qua kho hàng đến phân phối tới tay khách
hàng cuối cùng.
1.1.2.3 Marketing xanh

Marketing xanh (Green Marketing) là hoạt động marketing của doanh nghiệp gắn
liền với những yêu cầu về đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Dheeraj
và Vishal, 2012). Ko và cộng sự (2013) cho rằng marketing xanh liên quan đến các
hoạt động xây dựng hình ảnh doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực của doanh
nghiệp trên mọi khía cạnh. Hình ảnh xanh của doanh nghiệp được xây dựng bằng
nhiều từ khóa khác nhau như: thân thiện với hệ sinh thái, tái chế được, sản phẩm
xanh hay bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường.
Marketing xanh không chỉ hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
về sản phẩm, dịch vụ mà rộng hơn, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm
và dịch vụ thân thiện với môi trường. Theo Rex và Baumann (2007) ý tưởng chính
của hoạt động marketing xanh là khách hàng được cung cấp thông tin về các tác
động tới môi trường của sản phẩm khi lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ để tiêu dùng.
Từ phần mình, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang sản xuất và cung cấp các
sản phẩm thân thiện với môi trường hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh của
người mua hàng. Do vậy, khi thực hiện marketing xanh các doanh nghiệp cần triển
khai các chiến lược xanh từ khâu sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị.
• Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm xanh của một công ty được thể hiện qua các yếu tố thiết kế,
sản xuất, đóng gói và dán nhãn sinh thái.
- Thiết kế: Ottman (1998) cho rằng khi xây dựng chính sách sản phẩm khâu quan
trọng nhất là quá trình thiết kế sản phẩm. Theo Ottman thì quá trình thiết kế quyết
định khoảng 75% tác động đến môi trường của sản phẩm đó.


13

Có nhiều phương pháp thiết kế để tạo ra một sản phẩm mới thân thiện với môi
trường. Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào chăng nữa thì trong khâu thiết kế,
doanh nghiệp cũng cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction – Reuse – Recycling).
Sản phẩm đó phải được thiết kế sao cho khi sản xuất có thể giảm thiểu nguyên vật

liệu đầu vào hoặc được làm từ những vật liệu giảm thiểu tác động đến môi trường
(Reduction). Thứ hai là sản phẩm đó được thiết kế để sử dụng nhiều lần hoặc không
khuyến khích người tiêu dùng chỉ sử dụng một lần rồi bỏ đi (Reuse). Ở mức độ cao
nhất, việc thiết kế sẽ xây dựng những sản phẩm có khả năng tái chế tức là có khả
năng được dùng lại để sản xuất sản phẩm mới hoặc có khả năng chuyển đổi thành
nguyên vật liệu dùng để tạo ra một loại sản phẩm khác (Recycle), điều này sẽ giúp
loại bỏ đến mức thấp nhất tác động đến môi trường của sản phẩm.
- Sản xuất: Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng công nghệ và
kỹ thuật sạch, không gây ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra không có hại cho môi
trường và sức khỏe con người.
- Đóng gói bao bì: Doanh nghiệp có thể sử dụng những loại bao bì làm bằng những
chất liệu ít gây ô nhiễm, không độc hại và an toàn với môi trường như bao bì có thể
phân hủy được, hoặc cũng có thể sử dụng những loại bao bì có thể tái chế, tái sử
dụng. Mặc khác, kích cỡ của bao bì cũng là một yếu tố có thể giúp bảo vệ môi
trường. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng mà còn mang
lại lợi ích tiết kiệm chi phí bao bì, chi phí lưu trữ vận chuyển cho bản thân doanh
nghiệp.
• Chính sách giá
Có hai phương pháp định giá sản phẩm xanh doanh nghiệp có thể tham khảo.
Thứ nhất là định giá cao hơn cho sản phẩm xanh so với mức giá của sản phẩm
thông thường do sản phẩm được sản xuất theo công nghệ sạch. Khách hàng trả mức
giá cao này đòi hỏi sản phẩm phải thực sự vượt trội hơn sản phẩm mà họ đang dùng
chứ không chỉ thân thiện với môi trường một cách chung chung. Phương pháp thứ
hai là định giá sản phẩm xanh bằng với sản phẩm thông thường cùng chất lượng.


14

Khi này, khách hàng sẽ sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường thay
vì trung thành với sản phẩm họ từng sử dụng.

• Chính sách phân phối
Trong chiến lược marketing xanh, hệ thống phân phối cần đảm bảo hai chức năng
quan trọng nhất. Thứ nhất, phân phối hàng hóa bằng phương thức ít tác động tiêu
cực nhất đến môi trường. Thứ hai, góp phần thông tin, tuyên truyền ý thức bảo vệ
môi trường đến người tiêu dùng. Việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cũng
góp phần giúp công ty thực hiện chiến lược marketing xanh của mình. Thông qua
kênh phân phối rộng khắp này, người tiêu dùng với mọi trình độ, vùng địa lý, thu
nhập đều có thể tiếp cận được với sản phẩm của các công ty và các công ty cũng dễ
dàng hơn trong việc truyền thông xã hội các thông tin về sản phẩm và môi trường.

• Chính sách truyền thông
Doanh nghiệp lựa chọn công cụ truyền thông nào thì cũng lưu ý đến sự đáng tin
cậy trong những thông tin truyền đạt cho khách hàng, tránh những sự thổi phồng
hay hiểu lầm đáng tiếc có thể làm hủy hoại cả thương hiệu của mình. Thêm vào đó,
thông điệp sản phẩm xanh gửi gắm đến khách hàng cần rõ ràng để khách hàng hiểu
được tính năng bảo vệ môi trường của sản phẩm, những lợi ích sản phẩm xanh
mang lại vượt trội so với các sản phẩm khác và nhấn mạnh được khả năng thỏa mãn
những nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
1.1.2.4 Quảng cáo xanh
Quảng cáo xanh (Green Advertisement) là các chiến lược truyền thông xanh tập
trung quảng bá các đặc điểm thân thiện với môi trường của sản phẩm nhằm thu hút
khách hàng mua các các sản phẩm xanh hay các sản phẩm thân thiện với hệ sinh
thái (Smith, 2012).
Nhờ có quảng cáo xanh của doanh nghiệp mà các khách hàng thường bị các sản
phẩm xanh thu hút hơn. Truyền thông bằng miệng là một trong những phương tiện


15

truyền thông quan trọng của quảng cáo xanh nhằm quảng bá sản phẩm xanh và thúc

đẩy nhận thức của người tiêu dùng (Chen và cộng sự, 2013).
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác động tích cực của những thông tin mang thông
điệp thân thiện với hệ sinh thái và những thông tin này thúc đẩy hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng. Việc các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về sản
phẩm xanh cho khách hàng tại thời điểm mua hàng cũng là cách định hướng cho
khách hàng về những lợi ích của việc lựa chọn phong cách sống xanh (Borin và
Cerf, 2011). Do đó, quảng cáo xanh mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong
việc tạo dựng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng.
1.1.2.5. Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái (Eco-labeling) là logo hay biểu tượng trên sản phẩm của doanh
nghiệp, thể hiện được mối quan tâm về môi trường của doanh nghiệp. Nhãn sinh
thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất
định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra.
Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường
trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế
biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường
hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ
mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…”
Về bản chất, nhãn sinh thái hay nhãn môi trường là một thông điệp truyền tải tính
ưu việt đối với môi trường của sản phẩm. Dán nhãn sinh thái là một phương pháp để
công nhận sự thân thiện với môi trường; mỗi nhãn sinh thái đánh dấu một sản phẩm
đáp ứng những tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu về môi trường nhất định. Khác với những
biểu tượng xanh hay những lời tuyên bố của doanh nghiệp, nhãn sinh thái được một
tổ chức thứ ba cấp phép và kiểm định đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm.

Có thể nói, nhãn sinh thái là một trong những phương tiện quan trọng của chiến
lược marketing các sản phẩm xanh của doanh nghiệp. Bản thân nhãn sinh thái hay
còn gọi hay nhãn môi trường là công cụ hữu ích để các doanh nghiệp đưa ra thông



16

điệp xanh với khách hàng, tự cam kết hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh bền
vững, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
1.1.2.6. Cải tiến sản phẩm xanh
Cải tiến sản phẩm xanh (Green Product Innovation) hay còn gọi là đổi mới sản
phẩm xanh được hiểu là hoạt động cải tiến, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp sao
cho sản phẩm xanh hơn, thân thiện với hệ sinh thái hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn,
giảm tác động xấu tới môi trường.
‟Trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm là các dự án bất động sản xanh được hiểu là
các dự án năng lượng hiệu quả, không độc hại, sử dụng các vật liệu thân thiện với
môi trường, và có tác động môi trường nhỏ hơn lợi nhuận kinh tế (UNEP, 2012;
USGBC, 2015a; 2015b).
Bản chất cải tiến sản phẩm xanh là hoạt động của doanh nghiệp nhằm đổi mới
sản phẩm hoặc dịch vụ được cải thiện đáng kể, tập trung vào giảm tác động sinh thái
và môi trường từ các nguồn năng lượng và vật chất cũng như các chất ô nhiễm, chất
thải độc hại (Roy et al., 1996; Dibrell, 2011).
1.1.3 Vai trò của sáng kiến xanh
1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu nước ngoài đều chỉ ra tác động tích cực và vai trò quan
trọng của việc áp dụng các sáng kiến xanh của doanh nghiệp đối với kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh và đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chan và cộng sự (2012)
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích thị trường xanh và phát triển thị
trường xanh sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong khi đó, Hanzel và cộng sự (2012) chỉ ra rằng quản trị chuỗi cung ứng xanh
và các chiến lược xanh hóa khác của doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh,
tạo dựng sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp và khiến khách hàng
sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh bền



×